Tổng Hợp Các Chi Phí Và Lợi Ích Trực Tiếp Từ Nuôi Trồng Thủy Sản



Bước 3: Phân định các chi phí và lợi ích của từng phương án sử dụng ĐNN


Các phương án sử dụng ĐNN đã nêu đều bao gồm hoạt động nuôi tôm sinh thái kết hợp và nuôi ngao. Các chi phí và lợi ích của các hoạt động trong vòng đời dự án dự kiến như sau:

Hoạt động nuôi tôm


Chi phí đầu tư


Các đầm tôm ở khu vực hiện đang ở một trong hai trạng thái, có rừng che phủ trong ao (nuôi sinh thái) và không có rừng che phủ trong ao (nuôi quảng canh hoặc nuôi trắng). Khi đầu tư nuôi tôm sinh thái với các đầm trắng, cần tiến hành trồng lại rừng trên các bờ đầm và trong nội vi đầm theo một thiết kế khoa học, đảm bảo độ che phủ của rừng đạt từ 30%-50%. Trong nội vi đầm cần thiết kế các luống để tạo lập địa thích hợp trong nội đầm cho việc trồng các loài cây ngập mặn truyền thống như trang, bần chua, mắm biển. Trên các bờ đầm trồng các loài ít chịu ngập hơn như: vẹt dù, tra làm chiếu, vọng đắng, muống biển, giá mủ. Đối với các đầm tôm còn rừng, cần xác lập mô hình nuôi tôm sinh thái có tỷ lệ rừng, mặt nước và phương thức canh tác thích hợp. Những chỗ có rừng quá dày cần phải điều chỉnh mật độ cho phù hợp (độ che phủ của rừng trên phần đất có rừng chỉ cần ở mức 40%-50%). Khi độ che phủ của rừng quá lớn, ánh sáng không lọt tới nền đáy sẽ ngăn cản quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ cũng như các phản ứng hóa học tự nhiên khác gây bất lợi cho mô hình nuôi trồng thủy sản quảng canh tự nhiên ở nội đầm. Những nơi rừng còn quá thưa hoặc không có rừng cần được trồng mới hoặc trồng dặm bằng các cây giống tự nhiên để đảm bảo mật độ che phủ phù hợp của rừng.

Theo mô hình nuôi sinh thái thử nghiệm ở Giao Thiện do Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Đại học quốc gia tiến hành năm 2007 thì các bước khi chuẩn bị ao nuôi sinh thái bao gồm: nạo vét bùn và mùn bã hữu cơ ra khỏi ao, vệ sinh ao nuôi và các dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi, phơi ao để diệt khuẩn, làm luống trồng cây ngập mặn, rào lưới, diệt khuẩn, trồng cây ngập mặn trong ao và bờ đầm.



Chi phí sản xuất bao gồm chi phí phục hồi đầm tôm, chi phí trung gian và chi phí

lao động hàng năm


Sau mỗi mùa vụ, chủ hộ phải cải tạo lại các đầm nuôi tôm bao gồm bơm nước ra khỏi đầm và xới đất làm ướt đầm, cải thiện đê bao của đầm. Sau khi xới và cải thiện xong đê của đầm, nước sẽ được bơm vào để sẵn sàng cho quá trình sản xuất tiếp theo.

Chi phí trung gian là các chi phí như tôm giống, thức ăn, các hóa chất và nguyên liệu khác.

Lao động bao gồm lao động thuê và số lao động gia đình cung cấp mỗi năm. Lao động gia đình thường tham gia nuôi tôm giống, bảo vệ nguồn nước.


Lợi ích nuôi tôm là doanh thu từ việc bán tôm thành phẩm, tính theo giá thị trường

tại điểm bán.


Lợi ích môi trường


Như trong Chương 2 đã trình bày, việc nuôi tôm sinh thái và trồng rừng ngập mặn mang lại những lợi ích môi trường là các giá trị sử dụng gián tiếp do các dịch vụ sinh thái mà rừng ngập mặn cung cấp bao gồm:

Giá trị phòng chống bão lũ cho đê biển


Giá trị hỗ trợ nuôi trồng thủy sản


Giá trị hấp thụ cacbon của rừng


Hoạt động nuôi cua và trồng rau câu


Cũng bao gồm chi phí đầu tư và chi phí sản xuất, chi phí đầu tư sẽ chung với chi phí đầu tư nuôi tôm vì đây là hoạt động nuôi kết hợp. Các chi phí sản xuất chủ yếu là chi phí giống, chi phí lao động (bao gồm cả việc thu hoạch). Lợi ích là doanh thu từ bán sản phẩm.


Hoạt động nuôi ngao



Chi phí đầu tư: như đã trình bày, khi đầu tư vào nghề nuôi ngao chủ nuôi không phải lo thức ăn nhưng phải tạo môi trường cho ngao sống thuận lợi. Người nuôi ngao thường chia diện tích nuôi thành những đầm rộng, có ô quây riêng biệt bằng lưới. Để có vùng nuôi bảo đảm yêu cầu sinh trưởng cho ngao, chủ đầm phải đầu tư kinh phí để phun cát, tạo thành nền đáy bằng phẳng phù hợp với sự lên xuống của thuỷ triểu. Tiếp đó, đầu tư tiền để mua lưới quây phù hợp với từng giai đoạn phát triển và bảo đảm giữ được ngao nhưng không cản trở sinh vật phù du cộng với tiền chôn cọc xung quanh vùng nuôi ngao.

Chi phí sản xuất gồm chi phí cho ngao giống và chi phí lao động.


Lợi ích từ nuôi ngao là doanh thu từ bán sản phẩm tính theo giá thị trường.


Bước 4: Lượng hóa các chi phí, lợi ích thành thước đo tiền tệ


Bước này kế thừa các kết quả trong Chương 2 bao gồm kết quả điều tra các số liệu sơ cấp, kết quả tổng hợp từ các dữ liệu thứ cấp và kết quả tính toán trong các mô hình liên quan.

Bảng 3.4: Tổng hợp các chi phí và lợi ích trực tiếp từ nuôi trồng thủy sản



Đơn vị đồng/ha

Các hoạt động

Chi phí thuê

Chi phí đầu tư

Chi phí sản

Doanh thu từ


đất


xuất

bán sản phẩm

Nuôi tôm

300.000

Không phải đầu

5.672.000

11.593.750

quảng canh


tư vì đã đầu tư





trong giai đoạn trước



Nuôi tôm sinh

300.000

15.000.000

6.472.000

16.721.250

thái





Nuôi cua

Cùng với nuôi

tôm

Cùng với nuôi

tôm

Cùng với nuôi

tôm

980.000

Trồng rong câu

Cùng với nuôi

Cùng với nuôi

1.500.000

7.500.000


tôm

tôm



Nuôi ngao

300.000

Đã đầu tư

18.000.000

160.000.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt tỉnh Nam Định - 18

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả nghiên cứu trong Chương 2



Đối với các lợi ích môi trường, việc trồng RNM trong ao nuôi sinh thái mang lại ba

loại lợi ích môi trường:


Thứ nhất, RNM có khả năng hỗ trợ nuôi trồng thủy sản do sự tồn tại của cây rừng trong ao nuôi tạo ra điều kiện thuận lợi về môi trường giúp cho năng suất thủy sản ở ao nuôi sinh thái cao hơn ao nuôi quảng canh. Giá trị này theo cách phân tích trong Chương 2 thể hiện ở sự khác biệt có ý nghĩa về năng suất nuôi tôm giữa ao quảng canh (trung bình 132,5 kg/ha) và ao sinh thái (trung bình 191,1 kg/ha). Sự khác biệt này đã được qui đổi về giá trị tiền tệ trong doanh thu nuôi tôm trên 1 ha nuôi như trình bày trong bảng trên.

Thứ hai, RNM khi trưởng thành có khả năng hấp thụ cacbon. Trung bình 1ha RNM tại vùng lõi có khả năng hấp thụ 2,5 tấn cacbon một năm. Để đơn giản hóa khi tính toán, ta giả định rằng giá trị hấp thụ cacbon trên một đơn vị diện tích tỷ lệ thuận với số lượng rừng trên cùng đơn vị diện tích đó. Như vậy, nếu trong các ao nuôi sinh thái độ che phủ của rừng chiếm 50% diện tích ao thì trên 1 ha ao nuôi sinh thái, giá trị hấp thụ cacbon của cây ngập mặn là 1,25 tấn/1năm khi rừng đã trưởng thành. Theo Phòng Thủy sản của Huyện (2008), rừng trong ao nuôi sinh thái đòi hỏi thời gian khoảng 10 để trưởng thành tức là tại năm thứ 10 trong vòng đời dự án thì 1ha rừng cung cấp được giá trị hấp thu cacbon là 1,25 tấn/năm. Để tính toán dòng giá trị, giả sử dịch vụ này tăng dần trong từng năm kể từ khi trồng cây rừng tới khi cây trưởng thành với mức hấp thu trung bình gia tăng hàng năm là 0,125 tấn/ha.

Theo kết quả đã nghiên cứu, một ha rừng ngập mặn tại Xuân Thủy có giá trị hấp thụ cacbon qui đổi ra tiền là 646.387 đồng/1năm. Với cách lập luận trên thì rừng trong một ha ao nuôi sinh thái tại năm thứ 10 trong vòng đời có giá trị hấp thụ cacbon là

323.194 đồng/1năm và từ năm thứ nhất tới năm thứ 10 trong vòng đời thì mỗi năm

giá trị này gia tăng 32.319,4 đồng.


Thứ ba, lợi ích bảo vệ đê biển của RNM. Theo Chương 2, giá trị này được xác định là 492.000 đồng/ha rừng/1năm. Để đơn giản hóa khi tính toán chuỗi lợi ích, ta cũng



giả định giá trị này của rừng trên một đơn vị diện tích tỷ lệ với diện tích cây rừng hiện hữu trên đơn vị diện tích đó. Đồng thời giá trị này sẽ tích lũy từng năm kể từ khi trồng cây tới khi cây trưởng thành tại năm thứ 10. Với giả định như vậy, giá trị bảo vệ đê biển của RNM trong ao sinh thái là 246.000/ha/năm tại năm thứ 10 (mức che phủ rừng trong ao là 50%). Giá trị này sẽ tăng từ 24.600 đồng/ ha từ năm thứ 1 trong vòng đời tới năm thứ 10 với mức tăng hàng năm là 24.600 đồng/ha.

Bước 5: Tính toán chỉ số sinh lời của các phương án sử dụng ĐNN


Trong bước này, giá trị hiện tại ròng (NPV) cá nhân và xã hội sẽ được tính cho từng phương án sử dụng ĐNN tại khu vực với nguồn dữ liệu đầu vào là các dòng lợi ích và chi phí trong từng năm được xác định ở bước 4. NPV xã hội được tính theo phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng trong đó có lồng ghép cả những lợi ích môi trường của các phương án sử dụng ĐNN.



Trong đó:


NPVxh


n

t 0

(Bt Ct Et )` (1 r)t

Bt: tổng các lợi ích của phương án ở năm thứ t

Ct: tổng các chi phí của phương án ở năm thứ t

Et: tổng lợi ích môi trường của phương án ở năm thứ t

r: tỷ lệ chiết khấu

n: số năm thực hiện phương án


Tỷ lệ chiết khấu cơ bản được sử dụng trong tính toán là 10%/năm. Tỷ lệ này bằng với lãi suất trái phiếu dài hạn của Chính phủ Việt Nam hiện nay, đồng thời là một mức chiết khấu được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu về phân tích chi phí – lợi ích. Ngoài ra, trong phần phân tích độ nhạy ở bước tiếp sau, tỷ lệ chiết khấu sẽ được thay đổi ở mức 12% và 15% để xem xét mức độ biến động của khả năng sinh lời của các phương án sử dụng ĐNN tại địa phương.



Phương án 1:

Đơn vị: đồng



Giá trị 1ha nuôi tôm quảng canh

kết hợp

Giá trị 1179 ha nuôi quảng canh kết hợp

Giá trị 1ha nuôi

sinh thái kết hợp

Giá trị 600 ha nuôi

sinh thái kết hợp

Giá trị 1 ha

nuôi ngao

Giá trị 450 ha

nuôi ngao

Tổng giá trị theo

kịch bản

NPV cá

nhân

77.432.298

91.92.679.960

90.386.549

54.231.929.422

870,685,158

391.808.321.495

544.833.441.925

NPV xã

hội

77.432.298

91.92.679.960

100.485.064

60.291.038.429

870,685,158

391.808.321.495

556.739.591.123

Phương án 2:

Đơn vị: đồng



Giá trị 1ha nuôi tôm quảng canh

kết hợp

Giá trị 469 ha nuôi quảng canh kết hợp

Giá trị 1ha nuôi sinh thái kết hợp

Giá trị 1310 ha nuôi

sinh thái kết hợp

Giá trị 1 ha nuôi

ngao

Giá trị 450 ha

nuôi ngao

Tổng giá trị theo

kịch bản

NPV cá

nhân


115.128.857

44.953.608.924


115.128.857

150.818.803.778

1.077.781.466

391.808.321


680.774.072.422

NPV xã hội

130.310.425

44.953.608.924

130.310.425

170.706.657.137

1.077.781.466

391.808.321

700.661.925.781



Phương án 3:

Đơn vị: đồng



Giá trị 1ha nuôi tôm quảng canh

kết hợp

Giá trị nuôi quảng canh kết hợp (không nuôi)

Giá trị 1ha nuôi sinh thái kết hợp

Giá trị 1779 ha nuôi

sinh thái kết hợp

Giá trị 1 ha nuôi

ngao

Giá trị 450 ha

nuôi ngao

Tổng giá trị theo

kịch bản

NPV cá

nhân


95.849.912

0


115.128.857

204.814.238.107

1.077.781.466

391.808.321


689.815.897.827

NPV xã

hội


95.849.912

0


130.310.425


231.822.246.600

1.077.781.466

391.808.321


716.823.906.320


Phương án 4a:

Đơn vị: đồng



Giá trị 1ha nuôi

tôm quảng canh

kết hợp

Giá trị nuôi quảng

canh kết hợp

(không nuôi)

Giá trị 1ha nuôi

sinh thái kết hợp

Giá trị 1779 ha

nuôi sinh thái kết hợp

Giá trị 1 ha nuôi

ngao

Giá trị 450 ha nuôi

ngao

Tổng giá trị theo

kịch bản

NPV cá

nhân

95.849.912

0


115.128.857

216.327.123.892

870.685.158

377.223.513.115.


584.508.811.602

NPV xã

hội

95.849.912

0


130.310.425


244.853.289.130

870.685.158

377.223.513.115


605.914.821.706



Phương án 4b:

Đơn vị: đồng



Giá trị 1ha nuôi tôm quảng canh kết

hợp

Giá trị nuôi quảng canh 469 ha

Giá trị 1ha nuôi sinh thái kết hợp

Giá trị 1410 ha nuôi sinh thái kết hợp

Giá trị 1 ha nuôi

ngao

Giá trị 350 ha nuôi

ngao

Tổng giá trị theo

kịch bản

NPV cá

nhân

95.849.912

44.953.608.924


115.128.857

162.331.689.562

870.685.158

377.223.513.115


593.550.637.007

NPV xã

hội

95.849.912

44.953.608.924


130.310.425


183.737.699.666

870.685.158

377.223.513.115


622.076.802.245

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí