Xuất Khẩu Và Khả Năng Đáp Ứng Các Tiêu Chuẩn Về Môi Trường

3. Xuất khẩu và khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường

Ngành công nghiệp da giầy Việt Nam, trong những năm qua, là một trong những ngành liên tục phát triển và tăng trưởng với doanh thu xuất khẩu hàng năm cao. Nó thực sự đóng vai trò mũi nhọn trong các ngành công nghiệp xuất khẩu như dầu thô, gạo, hải sản và may mặc… đóng góp nhiều cho tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam với doanh thu xuất khẩu liên tục tăng. Đây cũng là ngành sử dụng khối lượng lao động lớn, góp phần giải quyết công ăn việc làm, bình ổn tình hình kinh tế xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, trước những thách thức của hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp da giầy Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn lớn, trong đó nổi bật là nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao hình ảnh thương hiệu… Các doanh nghiệp của chúng ta vẫn tỏ ra có những điểm yếu nhất định, đặc biệt là chưa đáp ứng một cách đầy đủ các yêu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng và thị trường về hệ thống quản lý môi trường.

Về chính sách liên quan đến môi trường: trong xu thế hiện nay, hoạt động quản lý môi trường đã được các doanh nghiệp nhận thức và đánh giá là quan trọng. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp chưa có sự hiểu biết đầy đủ khái niệm hoạt động quản lý môi trường để đưa ra được định hướng hoạt động về môi trường. Các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động liên quan đến môi trường chủ yếu là đáp ứng các yêu cầu pháp lý hoặc các yêu cầu khác mang tính bắt buộc từ phía các cơ quan quản lý môi trường của Nhà nước.

Toàn ngành da giầy chỉ có khoảng 46% các doanh nghiệp thực sự hiểu rõ và có được các quy định và yêu cầu pháp lý cụ thể về các vấn đề môi trường, 38% các doanh nghiệp đã lập thành văn bản mô tả những tác động đối với môi trường do các quá trình sản xuất tại doanh nghiệp của họ gây ra và ngược lại, những khía cạnh về môi trường có thể bị tác động bởi những quá trình sản xuất chỉ được 19% số doanh nghiệp liệt kê. Đã có khoảng 62% số doanh nghiệp quy định về những kỹ năng và kỹ thuật cần thiết đối với nhân viên để thực hiện công việc nhằm giảm tác động có hại đến môi trường (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2007).

Về hệ thống quản lý môi trường trong các doanh nghiệp: thực tế, tại các doanh nghiệp, hệ thống này chưa được hình thành, mà chỉ là các hoạt động kiểm soát cụ thể nhằm đáp ứng các yêu cầu cụ thể từ phía các cơ quan quản lý. Ví dụ như lắp đặt thiết bị nhằm xử lý chất thải làm giảm tác động đến môi trường, dọn dẹp phế thải công nghiệp… hoặc tham gia các chương trình xanh, sạch đẹp do địa phương phát động. Hiện nay, có hơn 70% các doanh nghiệp đã thực hiện các chương trình quản lý môi trường, đó là sự tham gia vào các phong trào xanh, sạch, đẹp và phòng cháy chữa cháy tại địa phương... Tuy nhiên, trong thực tế các doanh nghiệp hầu như không có bộ phận chuyên trách về các vấn đề về môi trường, mà hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2007).

Về việc kiểm soát hoạt động môi trường: hầu hết các doanh nghiệp đã tiến hành, tuy nhiên, mới chỉ đáp ứng được các điều kiện hoạt động tối thiểu thông thường và theo hướng đáp ứng từng trường hợp cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu. Hoạt động đo lường và giám sát các kết quả hoạt động môi trường chỉ được tiến hành khi có yêu cầu.

Cụ thể chỉ có khoảng 43% doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp để kiểm soát hoạt động có tác động đến môi trường cũng như việc xử lý những phế thải trong quá trình sản xuất để tránh bất cứ sự khiếu nại hoặc bị các cơ quan quản lý môi trường phạt (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2007).

Trong khi đó, các doanh nghiệp hầu như không có sử dụng các thiết bị đo lường và giám sát để có thể đánh giá được kết quả hoạt động về môi trường. Trong ngành, có 81% các doanh nghiệp tiến hành sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị đảm bảo hoạt động tốt, đặc biệt là các thiết bị ảnh hưởng đến môi trường đã được đánh giá hoặc kiểm tra, thông thường do phân xưởng cơ điện. Tuy nhiên, chỉ có 38% các doanh nghiệp lưu giữ hồ sơ về các hoạt động môi trường. Những hồ sơ này chủ yếu là hồ sơ thanh tra hoặc kiểm tra hoặc báo cáo lên các cơ quan bên ngoài (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2007).

Cụ thể về các chỉ tiêu chủ yếu về môi trường tại các doanh nghiệp như sau:

Về nhiệt độ - độ ẩm: do đặc thù khí hậu nhiệt đới, nóng và ẩm quanh năm nên đây là hai yếu tố chủ yếu bị ô nhiễm trong các xí nghiệp da giầy. Nhiệt độ trung

bình trong xưởng cao hơn so với nhiệt độ ngoài trời khoảng 380C (tiêu chuẩn cho phép là 300C), cá biệt có những dây chuyền may mũi giầy và gò ráp ở miền Trung nhiệt độ lên tới 390C. Nguyên nhân là do mật độ máy móc và công nhân cao, ngoài ra kiến trúc nhà xưởng không thích hợp nên độ thông thoáng kém, khả năng bức xạ mặt trời cao.

Độ ẩm trung bình thấp (Tiêu chuẩn cho phép (TCCP) là 80%), miền Bắc và miền Nam độ ẩm thấp hơn TCCP từ 17-24%, hậu quả là môi trường làm việc khá hanh khô và người lao động dễ bị mất nước.

Hệ thống thông gió trong các xưởng kém hoặc không phát huy tác dụng, tốc độ gió thường chỉ đạt 0.2 0.05 m/s trong khi TCCP là 1.5 m/s, nên không khí thường bị tù đọng không giải quyết được lượng nhiệt dư và khí CO2 (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2007).

Biểu đồ 13: Mức độ ô nhiễm nhiệt trung bình tại ba khu vực

Đơn vị: lần


Nguồn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2007 Về tiếng ồn ánh sáng 2

(Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2007)

Về tiếng ồn - ánh sáng: nhìn chung, tiếng ồn trung bình đạt TCCP (85dBA) nhưng lại có độ chênh lệch lớn, nhất là bộ phận may, đế giày và gò ráp, có những vị trí tiếng ồn cao hơn TCCP từ 7-11dBA.

Hầu hết chất lượng ánh sáng tại các phân xưởng miền Trung và miền Nam đều đạt yêu cầu (TCCP của xưởng mũi giầy là 400 lux, của xưởng đế và hoàn thành

là 150 lux). Còn ở miền Bắc các phân xưởng may mũi giầy còn tối, lượng ánh sáng chỉ đạt 180 lux (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2007).

Về bụi - hơi khí độc: bụi trong các cơ sở sản xuất da giầy chủ yếu là bụi hữu cơ, bao gồm bụi vải và bụi cao su, xuất hiện ở bộ phận cán luyện, mài đế và may giầy vải. Đây là nguyên nhân gây bệnh bụi phổi silic, ngoài ra bụi cao su bám lên cơ thể người công nhân còn gây ung thư da.

Mật độ CO2 và SO2 cho phép là 2 mg/m3 và 100 mg/m3, song ở một số bộ

phận như đế và gò ráp mật độ CO2 lên tới 4,5 mg/m3 còn SO2 lên tới 186 mg/m3. Nồng độ trung bình của NH3 nhìn chung nằm trong giới hạn cho phép (2 mg/m3), tuy nhiên có những điểm đo vượt hơn 2 lần TCCP (4.5 mg/m3). Tương tự, nồng độ Toluene là 186 mg/m3 so với TCCP (100 mg/m3) (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2007).

Về nước thải: trong ngành da giầy có khoảng 2/3 các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn cho phép về nước thải, tuy nhiên, thực tế, một số chỉ tiêu thành phần nước thải vẫn còn cao (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2007).

Bảng 6: Thành phần mẫu nước thải của hai công ty TNHH Fretrend và Công ty cổ phần giầy da Tây Đô so sánh với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại A



Chỉ tiêu mẫu

pH

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

Tổng


(mg/l)

Tổng


(mg/l)

Nước thải khâu cuối cùng trước khi thải vào đường cống chung của

khu chế xuất

Công ty TNHH

Fretend


6.72


47.5


168


98


28.5


6.7

Công ty cổ phần giầy da

Tây Đô


6.93


28.5


173


23


12.5


0.52

Tiêu chuẩn nước thải

công nghiệp loại A

6-9

50

50

20

30

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2007)

Phân tích mẫu nước thải của hai công ty TNHH Fretrend và Công ty cổ phần giầy da Tây Đô cho thấy hầu hết các chỉ tiêu của nước thải đều đạt TCCP, tuy nhiên, lượng COD và BOD lại vượt hơn rất nhiều so với TCCP (gần 4 lần).

Như vậy, qua việc phân tích ở trên có thể thấy rằng, ngành da giầy Việt Nam đã có những cố gắng trong việc đáp ứng các quy định về môi trường, tuy nhiên, mức độ đáp ứng vẫn còn thấp. Hơn nữa, trong khi chúng ta chưa có hệ thống giải pháp đồng bộ, hiệu quả để nâng cao việc đáp ứng các quy định về môi trường của nước nhập khẩu thì xu thế chung trên thị trường thế giới là đang tìm cách nâng cao các tiêu chuẩn và bổ sung thêm nhiều quy định khác. Đây là một thách thức lớn đối với hàng da giầy xuất khẩu Việt Nam trong những năm tới.

V. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DA GIẦY VIỆT NAM THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1. Những kết quả đã đạt được

Tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu: Việt Nam đã duy trì được quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và tương đối ổn định trong giai đoạn 2001-2009. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này đạt trên 13%. Chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện về cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường, cơ cấu thành phần kinh tế. Toàn ngành đã có những cố gắng trong việc nâng cao giá trị gia tăng, tăng sức cạnh tranh của da giầy Việt Nam trên thị trường quốc tế trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế thế giới.

Xuất khẩu da giầy và bền vững về kinh tế: trong 10 năm qua, tỷ trọng của hàng da giầy chiếm khoảng 9.36% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, qua đó đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế thâm hụt cán cân thương mại, tăng dự trữ ngoại tệ, đóng góp vào GDP cả nước, ổn định kinh tế vĩ mô.

Xuất khẩu da giầy và bền vững về xã hội: mở rộng xuất khẩu da giầy đã tạo ra việc làm cho một bộ phận lao động đặc biệt là lao động nông thôn. Tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian qua đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Trình độ của lao động trong ngành đã có những bước nâng cao so với trước đây.

Xuất khẩu da giầy và bền vững về môi trường: ngành da giầy đã có chiến lược phát triển các vùng trồng cây công nghiệp cao su, vùng chăn nuôi, góp phần duy trì và phát triển đa dạng sinh học. Áp lực cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu đã buộc các doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ và phương thức sản xuất thân thiện với môi trường.

2. Những hạn chế

Tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu da giầy: tăng trưởng xuất khẩu chưa thật ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới (đặc biệt là các thị trường lớn như EU) và đầu tư nước ngoài. Những biến động thị trường thế giới gây ra sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá lớn. Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu chưa thật sự vững chắc. Tỷ lệ nội địa hóa còn thấp, phụ thuộc vào nguyên liệu, mẫu và thương hiệu do đối tác cung cấp dẫn tới giá trị gia tăng nhỏ. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu chưa thực sự phù hợp với xu hướng biến đổi của thị trường thế giới, chứa đựng rủi ro cao khi có biến động thị trường xuất khẩu.

Xuất khẩu da giầy và bền vững về kinh tế: tỷ trọng đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu cả nước đang có xu hướng giảm dần trong thời gian dần đây. Ngành đã chú trọng hướng đến xuất khẩu tuy nhiên còn lệ thuộc vào thị trường thế giới trong khi đó chưa đảm bảo được nhu cầu nội địa.

Xuất khẩu da giầy và bền vững về xã hội: cơ hội về việc làm và thu nhập chưa ổn định đặc biệt là đối với lao động nữ. Lao động chủ yếu là chưa qua đào tạo, chưa có đội ngũ thiết kế giầy dép và thiếu lao động quản lý có trình độ cao; thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành. Môi trường làm việc vẫn là vấn đề lớn trong việc giữ chân người lao động và đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu.

Xuất khẩu da giầy và bền vững về môi trường: mở rộng xuất khẩu da giầy trong những năm qua vẫn chưa thực sự giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến suy giảm đa dạng sinh học (do ô nhiễm nguồn nước) và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu vực dân cư. Khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường tại các doanh nghiệp còn thấp.

Nguyên nhân của những hạn chế

Chưa nhận thức đầy đủ về phát triển bền vững trong hoạch định và thực thi các chính sách phát triển xuất khẩu. Còn chạy theo lợi ích ngắn hạn, cục bộ, tư duy nhiệm kỳ, thiếu sự phối hợp giữa hiệp hội và các doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân căn bản của tình trạng yếu kém về chất lượng, kém về tính bền vững trong hoạt động kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng. Chạy theo lợi ích ngắn hạn, cục bộ là nguyên nhân của việc chưa chú trọng đến việc phát triển các ngành bổ trợ, các trung tâm đào tạo nghề, các biện pháp đáp ứng yêu cầu về môi trường, vấn đề xử lý ô nhiễm…

Chậm chuyển đổi mô hình tăng trưởng xuất khẩu, hình thức xuất khẩu chủ yếu vẫn là gia công. Những chính sách đầu tư trong ngành mới phát huy tác dụng đối với việc sử dụng các nguồn lực cho tăng trưởng xuất khẩu theo chiều rộng mà chưa tạo điều kiện cho sự phát triển nguồn lực, công nghệ. Một yếu tố cần được hết sức quan tâm là cơ cấu thị trường thế giới về các sản phẩm, chủng loại giầy dép đang có sự thay đổi căn bản; trong khi đó, Việt Nam lại chưa nắm bắt kịp thời xu thế đó để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới. Thị trường nội địa chưa được quan tâm thỏa đáng trước khi đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dẫn đến tình trạng để hàng ngoại lấn át ngay trên sân nhà.

Yếu kém về kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu: mặc dù đã định ra những chiến lược và quy hoạch riêng cho việc phát triển các vùng, ngành sản xuất nguyên phụ liệu nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Chưa xây dựng được nhiều khu công nghiệp tập trung, gắn kết liên hoàn trong việc cung ứng nguyên liệu, sản xuất, thiết kế, tiêu thụ để tiến tới giảm chi phí. Giá cả dịch vụ vận chuyển, điện thoại quốc tế, phí bến bãi cao; thủ tục thông quan cho nhà xuất khẩu còn chậm trễ, phiền hà, tệ mãi lộ còn phổ biến… Việc hạn chế kinh doanh đối với khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ cũng là một nguyên nhân dẫn tới giá thành dịch vụ cao, chất lượng phục vụ thấp. Hơn nữa, hoạt động xúc tiến xuất khẩu nói chung và xúc tiến xuất khẩu giày dép nói riêng của các tổ chức hỗ trợ xúc tiến còn thiếu năng động. Thông tin thị trường chủ yếu do bạn hàng cung cấp hoặc do các doanh nghiệp tự tìm hiểu nên độ chính xác nhiều khi

không đảm bảo. Hiệp hội Da - Giầy chưa làm tốt vai trò tập hợp và liên kết các đơn vị thành viên nên dẫn tới hầu như các doanh nghiệp giầy dép bị tách biệt với các đơn vị sản xuất da nguyên liệu, hoặc bản thân các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam cũng không liên hết được với nhau để tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Huy động vốn gặp khó khăn: trước đây, các doanh nghiệp trong ngành là doanh nghiệp Nhà nước nên được hưởng ưu đãi về vốn khi thực hiện đầu tư sản xuất, cụ thể: đối với lĩnh vực thuộc da và cơ khí da giầy được vay tín dụng đầu tư với lãi suất ưu đãi đặc biệt 3%/năm, thời hạn vay 12 năm, ân hạn 3 năm (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2005). Nhờ vậy, các doanh nghiệp được tạo điều kiện tiếp cận với các khoản vốn ngân sách, vốn ODA để thực hiện các dự án xử lý môi trường, các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở đối với các cụm công nghiệp chuyên ngành, đào tạo và nghiên cứu. Từ năm 2003, thực hiện chủ trương cổ phần hóa, các doanh nghiệp đã thu hút được vốn từ nhiều nguồn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên lượng vốn dự trữ không đáng kể dẫn tới sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, không tập trung, không có khả năng thực hiện những đơn hàng lớn.

Quá lệ thuộc vào đầu vào nhập khẩu. Như đã phân tích ở trên, nguyên phụ liệu là vấn đề lớn nhất của ngành da giầy Việt Nam. Một sự chậm trễ trong giao nhận các đầu vào nhập khẩu luôn đe dọa khả năng hoàn thành thời hạn giao hàng. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp cũng không thể đầu tư cho dự trữ nhằm giảm bớt chi phí và bảo đảm cung ứng sản xuất bởi họ không có nguồn hỗ trợ vốn lưu động. Ngoài ra, các chi phí trong quá trình vận chuyển, giao nhận, hải quan, đặc biệt là phí bôi trơn càng làm tăng áp lực chi phí cho các doanh nghiệp da giầy nước ta.

Hệ thống giá FOB: do quá dựa vào đối tác nước ngoài trong hầu hết các công đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ nên việc đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng của các doanh nghiệp da giầy Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém. Sự liên hệ mật thiết với thị trường nước ngoài, thông qua đó xác định chính xác nhu cầu, thị hiếu để duy trì thị trường hay phát triển thị trường mới hầu như là chưa có. Việc bán hàng theo giá FOB – giao lên tàu (Hoàng Văn Châu và Tô Bình Minh 2005) là một trong những thách thức cho sự phát triển của ngành da giầy Việt Nam.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 21/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí