Quan Điểm Về Việc Bảo Tồn Đất Ngập Nước Tại Xuân Thuỷ



Theo kết quả điều tra trình bày ở bảng 2.36, có tới 79,2 % số người được hỏi trong mẫu lựa chọn quan điểm “Hoàn toàn đồng ý phải bảo vệ ĐNN”. Thậm chí, ở xã Giao Lạc và Giao Xuân, gần như toàn bộ người được hỏi hoàn toàn đồng ý, tương ứng với tỷ lệ lựa chọn là 96% và 98%. Chỉ có 10 người là có thái độ không rõ ràng và không ai phản đối việc bảo vệ ĐNN.


Bảng 2.36: Quan điểm về việc bảo tồn đất ngập nước tại Xuân Thuỷ

Đơn vị: người


Giao

An

Giao

Thiện

Giao

Lạc

Giao

Xuân

Giao

Hải

Tổng

(5)

58

60

96

98

84

396

(4)

34

38

4

2

16

94

(3)

8

2

0

0

0

10

(2)

0

0

0

0

0

0

(1)

0

0

0

0

0

0

Tổng

100

100

100

100

100

500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt tỉnh Nam Định - 16

Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu điều tra (2008)


Kết quả tương tự khi người dân được yêu cầu đánh giá mức độ quan trọng của các chức năng, dịch vụ mà ĐNN Xuân Thuỷ cung cấp. Bảng hỏi đã cung cấp đầy đủ thông tin về tổng giá trị kinh tế của ĐNN, bao gồm cả giá trị sử dụng trực tiếp như duy trì sinh kế của người dân, cung cấp các giá trị giải trí, cảnh quan đẹp; giá trị sử dụng gián tiếp như cung cấp các dịch vụ phòng chống bão, bảo vệ đê biển và giá trị phi sử dụng như bảo tồn nguồn gen đa dạng sinh học và mang lại cơ hội, lợi ích cho thế hệ tương lai. Đa số người dân đều cho rằng các giá trị của ĐNN tại khu vực sinh sống là rất quan trọng. Với 500 người được phỏng vấn thì có tới 380 người cho rằng ĐNN tại khu vực Xuân Thuỷ có vai trò khá quan trọng trong việc duy trì sinh kế của họ, chiếm tỷ lệ 76%, 98 người đánh giá vai trò này đặc biệt quan trọng (chiếm 19,6%) và 22 người thì thấy rằng vai trò này ở mức bình thường (4,4%).



Bảng 2.37: Đánh giá về mức độ quan trọng của các chức năng của ĐNN

Đơn vị: người


Giao An

Giao Thiện

Giao Lạc

Giao Xuân

Giao Hải

Tổng

Tỷ lệ

%

ĐNN duy trì sinh kế cho người dân

Rất không quan trọng

0

0

0

0

0

0

0

Không quan trọng lắm

0

0

0

0

0

0

0

Bình thường

8

0

4

2

8

22

4,4

Khá quan trọng

66

90

96

80

48

380

76

Đặc biệt quan trọng

26

5

0

18

44

98

19,6

ĐNN cung cấp các giá trị giải trí và cảnh quan

Rất không quan trọng

0

0

0

0

0

0

0

Không quan trọng lắm

36

0

0

0

6

42

8,4

Bình thường

48

2

6

36

50

142

28,4

Khá quan trọng

12

86

90

36

26

250

50

Đặc biệt quan trọng

4

12

4

28

18

66

13,2

ĐNN cung cấp các giá trị phòng chống bão và bảo vệ đê biển

Rất không quan trọng

0

0

0

0

0

0

0

Không quan trọng lắm

0

0

0

0

0

0

0

Bình thường

0

0

0

0

0

0

0

Khá quan trọng

16

58

52

32

6

164

32,8

Đặc biệt quan trọng

84

42

48

68

94

336

67,2

ĐNN bảo tồn đa dạng sinh học

Rất không quan trọng

0

0

0

0

0

0

0

Không quan trọng lắm

4

0

0

0

0

4

0,8

Bình thường

60

4

6

16

4

90

18

Khá quan trọng

30

84

70

66

28

278

55,6

Đặc biệt quan trọng

6

12

24

18

68

128

25,6

Bảo tồn ĐNN sẽ mang lại lợi ích cho các thế hệ tương lai

Rất không quan trọng

0

0

0

0

0

0

0

Không quan trọng lắm

4

0

0

0

0

4

0,8

Bình thường

40

2

0

0

0

42

8,4

Khá quan trọng

52

86

56

46

16

256

51,2

Đặc biệt quan trọng

4

12

44

54

84

198

39,6

Nguồn: Tác giả xử lý từ kết quả điều tra (2008)



Giá trị giải trí, cảnh quan đẹp khá quan trọng (250 người đánh giá, chiếm 50% tổng mẫu), đặc biệt quan trọng đối với 66 người (13,2%), 142 người cho rằng bình thường (28,4%) và không quan trọng lắm theo đánh giá của 42 người (8,4%).

Từ kết quả điều tra có thể thấy, người dân các xã vùng đệm đặc biệt đánh giá cao vai trò cung cấp dịch vụ phòng chống bão và bảo vệ đê biển của ĐNN. Có đến 336 người (67,2%) đánh giá ở mức đặc biệt quan trọng và 164 người (32%) đánh giá ở mức khá quan trọng.

Với chức năng bảo tồn đa dạng sinh học, có 128 người cho rằng nó đặc biệt quan trọng (25,6%), 278 người thấy chức năng này khá quan trọng (55,6%), 90 người cho là bình thường (18%) và chỉ có 4 người đánh giá là không quan trọng (0,8%).

Tương tự, có 256 người đánh giá chức năng mang lại cơ hội và lợi ích cho thế hệ tương lai của ĐNN tại Xuân Thuỷ là khá quan trọng (51,2%), 198 người đánh giá là đặc biệt quan trọng (39,6%), 42 người thấy bình thường (8,4%) và cũng chỉ có 4 người thấy chức năng này không quan trọng (0,8%).

Đánh giá của người dân về giá trị ĐNN cũng khác nhau tùy từng xã nhưng nhìn chung người dân đều nhận thức được vai trò của ĐNN, không chỉ đối với họ mà còn cả đối với các thế hệ tương lai. Hai giá trị mà ĐNN Xuân Thuỷ đem lại được người dân đánh giá khá quan trọng là duy trì sinh kế và và bảo vệ đê biển.

Kết quả ước lượng mô hình đánh giá ngẫu nhiên có tham số


Luận án sử dụng mô hình lợi ích ngẫu nhiên (RUM) để ước lượng WTP của các hộ gia đình cho bảo tồn giá trị đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy (gọi là mô hình có tham số). Cơ sở lý thuyết và bản chất kinh tế của mô hình này được trình bày trong mục 2.5.2. Về thực nghiệm, luận án sử dụng mô hình hồi qui Binary Logistic và ước lượng Maximum Likelihood để ước lượng giá trị kỳ vọng của các mức sẵn sàng chi trả (WTP) để bảo tồn giá trị đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy. Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng chi trả các mức Bid khác nhau.



Trong luận án, có 3 mô hình được ước lượng tương ứng với 3 nhóm dữ liệu mẫu khác nhau để tìm ra khoảng biến thiên của kỳ vọng WTP. Việc phân chia thành các mô hình cũng cho phép xem xét được sự tác động tới WTP của việc cung cấp hình ảnh minh họa về giá trị đa dạng sinh học tại Xuân Thủy cho người trả lời phỏng vấn trước khi trả lời các câu hỏi về WTP.


Bảng 2.38: Mô tả các mô hình ước lượng WTP


STT

Tên mô hình

Giải thích

Kích cỡ mẫu

1

A

Mô hình tổng thể chung

500

2

B

Mô hình có cung cấp hình ảnh đa

dạng sinh học minh họa

250

3

C

Mô hình không cung cấp hình ảnh

250



minh họa


Nguồn: Tóm tắt từ điều tra thực tế của tác giả (2008)

Mô hình thực nghiệm ước lượng WTP là hàm xác xuất chấp nhận chi trả để bào tồn đa dạng sinh học:

Pr (Yes) = a1 + b1 BID + b2 EDU + b3 MEMBER + b4 INCOME + b5 AGE + b6 SEX

Bảng 2.39: Mô tả các biến trong mô hình CVM nhị phân


Tên biến Giải thích Mã hoá


Pr (Yes) Xác xuất sẵn sàng chi trả một mức Bid nhất định để bảo tồn đa dạng sinh học

BID Mức bid đưa ra và hỏi người dân có sẵn sàng chi trả mức đó không (nghìn đồng/năm)

Có sẵn sàng chi trả = 1 Không sẵn sàng chi trả = 0

Nhận các giá trị 10, 20, 30, 40,

50, 60

EDU Trình độ giáo dục (số năm đi học) Biến liên tục MEMBER Số nhân khẩu trong hộ gia đình (người) Biến liên tục INCOME Thu nhập hộ gia đình (đồng/năm) Biến liên tục AGE Tuổi của người được phỏng vấn (tuổi) Biến liên tục

SEX Giới tính của người trả lời Nam = 1 Nữ = 0

Nguồn: Tóm tắt từ điều tra thực tế của tác giả (2008)



Kết quả chạy mô hình bằng phần mềm SPSS với hồi qui binary logistic như sau:

Bảng 2.40: Kết quả mô hình hồi qui tham số


Biến số

Mô hình A

Mô hình B

Mô hình C

EDU (mean)

8.65

7.59

7.36


(2.70)

(3.5)

(3.61)

MEMBER (mean)

3,94

4,1

3,52


(2.15)

(1.27)

(1.78)

INCOME (mean)

23170

25041

28540


(7318)

(7241)

(6381)

AGE (mean)

38.94

34.59

35.09


(15.76)

(14.02)

(11.07)

SEX (mean)

0.46

0.53

0.48


(0.30)

(0.22)

(0.28)

Mô hình tham số




Constant

1.124

1.030

1.21


(0.653)

(0.67)

(0.78)

BID

-0.04***

-0.036***

-0.041***


(0.006)

(0.008)

(0.009)

EDU

-0.013

-0.016

0.282***


(0.059)

(0.08)

(0.097)

MEMBER

0.060

0.067*

-0.017


(0.045)

(0.077)

(0.069)

INCOME

0.000*

0.000

0.000


(0.000)

(0.000)

(0.000)

AGE

0.005

-0.009

-0.023


(0.008)

(0.01)

(0.015)

SEX

0.186

0.202

0.469


(0.191)

(0.271)

(0.344)

-2 Log likelihood

633.730

323.064

300.116

Chú thích: Trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn.

***: có ý nghĩa ở mức sai số 1%. **: có ý nghĩa ở mức sai số 5%. *: có ý nghĩa ở mức sai

số 10%.



Nhận xét:


Như vậy trong tất cả các mô hình, hệ số của biến BID đều mang dấu âm và có ý nghĩa ở mức sai số 1%. Điều này phù hợp với lý thuyết là khi mức BID càng cao thì xác xuất sẵn sàng chi trả sẽ giảm.

Biến INCOME trong các mô hình đều dương nhưng chỉ có ý nghĩa ở mức sai số 5% trong mô hình A. Như vậy, ở mô hình này thì thu nhập hộ gia đình có ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chi trả để bảo tồn đa dạng sinh học tuy không nhiều. Cụ thể là khi thu nhập hộ gia đình tăng thêm 1000 đồng/năm thì xác xuất chi trả một mức BID đưa ra tăng lên không quá 1/1000.

Biến MEMBER chỉ có ý nghĩa ở mức sai số 10% trong mô hình B. Ở mô hình này thì số người trong hộ gia đình có ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chi trả để bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên biến này lại có dấu ngược với kỳ vọng. Lý do có thể là tâm lý của hộ gia đình khi nghĩ nhiều người được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường hơn thì sẽ sẵn sàng ủng hộ nhiều tiền để bảo tồn hơn.


Giá trị kỳ vọng của WTP cho bảo tồn đa dạng sinh học của từng mô hình tham số được ước lượng theo công thức lý thuyết và trình bày trong bảng 2.41.


1 2

EWTPjM j1 exp

z j

2 2


Theo kết quả ước lượng, giá trị kỳ vọng của WTP ở mô hình tổng thể (cho tất cả các quan sát) là 28,1 nghìn đồng/hộ gia đình/năm. Ước lượng cũng cho thấy không có sự khác biệt đáng kể trong mức kỳ vọng của WTP giữa mô hình B (có cung cấp hình ảnh về đa dạng sinh học cho người dân trước khi hỏi câu hỏi WTP) và mô hình C (không cung cấp hình ảnh). Như vậy, việc cung cấp thêm hình ảnh khi phỏng vấn không ảnh hưởng tới mức sẵn sàng chi trả của người dân.



Như vậy nếu số lượng hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu là 11.464 thì tổng giá trị bảo tồn đa dạng sinh học tại Xuân Thủy được ước tính là 398.195.720 đồng/năm tính theo mô hình ước lượng tham số.

Bảng 2.41: Ước lượng các mức WTP từ mô hình hồi qui tham số


STT

Mô hình

Giá trị kỳ vọng WTP

(nghìn đồng/năm)

1

A

28,1

7

B

28,6

8

C

29,5

Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu điều tra (2008)


Kết quả ước lượng mô hình phi tham số


Luận án cũng đã ước lượng mức WTP của hộ gia đình cho bảo tồn giá trị đa dạng sinh học tại Xuân Thủy. Ước lượng bằng mô hình phi tham số của WTP sử dụng thông tin thuần túy về xác suất chấp thuận chi trả các mức BID khác nhau để xây dựng hàm mật độ xác suất, từ đó tính được kỳ vọng của WTP theo hàm mật độ. Cũng có 3 mức WTP được ước lượng cho 3 mô hình được phân định như trường hợp của mô hình tham số.

Bảng 2.42: Phân bổ xác suất chấp nhận chi trả với các mức Bid cho trước



STT

Các mức BID

(nghìn đồng)

Xác suất trả lời “Có chi trả”

Mô hình A

Mô hình B

Mô hình C

1

10

0,80

0,76

0,82

2

20

0,69

0,71

0,65

3

30

0,56

0,52

0,60

4

40

0,45

0,45

0,56

5

50

0,41

0,42

0,34

6

60

0,31

0,35

0,24

Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu điều tra (2008)



Bảng 2.43: Ước lượng các mức WTP trong mô hình phi tham số


STT

Mô hình

Giá trị kỳ vọng WTP (nghìn đồng)

1

A

27,5

2

B

24,1

3

C

28,0

Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu điều tra (2008)


Mô hình A Mô hình B

Mô hình C

0.9

0.8

0.7

0.6

0.5

0.4

0.3

0.2

0.1

0

1

2

3

4

5 6

Các mức BID

Xác xuất sẵn sàng chi trả

Bảng 2.42 trình bày kết quả về phân bổ xác suất chấp nhận chi trả các mức Bid cho trước trong 3 mô hình phi tham số. Kết quả cho thấy tính thứ bậc đơn không bị vi phạm, cụ thể là khi mức Bid cho trước càng nhỏ thì khả năng sẵn sàng chi trả của người dân sẽ cao hơn.


Bảng 2.5: Phân bổ xác suất chấp nhận chi trả với các mức Bid cho trước

Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu điều tra (2008)


Kết quả ước lượng WTP theo mô hình phi tham số được trình bày trong bảng 2.43, theo đó mức kỳ vọng của WTP dao động trong khoảng từ 24,1 nghìn đồng/gia đình/năm đến 28 nghìn đồng/gia đình/năm. Trong mô hình tổng thể (A), kỳ vọng của WTP là 27,5 nghìn đồng/gia đình/năm. Kết quả ước lượng WTP của mô hình phi tham số nhỏ hơn WTP trong mô hình tham số là phù hợp lý thuyết vì mô hình phi tham số cho ước lượng cận dưới của WTP.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023