Một Nhóm Thông Tin Về Giá Trị Đa Dạng Sinh Học Của Vqg Xuân Thủy Được Trình Bày Cho Người Dân Khi Điều Tra



20

15

10

5

0

Histogram

Mean =45.33 Std. Dev. =52.898

N =30

0

50

100

150

Bids

200

250

300

Frequency

Hình 2.3: Phân bổ các mức chi trả trong điều tra thử

Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu điều tra thử (2008)


Lựa chọn các mức chi trả (Bid)


Trong 9 mức Bid xuất hiện trong cả các cuộc thảo luận nhóm và điều tra thử, có 6 mức được lựa chọn để sử dụng trong phiếu câu hỏi cuối cùng. Theo Haab và McConnell (2002), khi sử dụng phương pháp CVM nhị phân, số lượng mức Bid tối đa là 8 và số này chỉ nên áp dụng khi dải phân bố của Bid là rất lớn, trung bình khoảng từ 4 đến 6 mức nên được sử dụng. Ngoài ra, mức Bid cao nhất nên sử dụng là mức mà chỉ có khoảng 10% số người có thể chấp nhận chi trả mức đó.

Từ kết quả khảo sát trong các FDG và điều tra thử, xác suất tích lũy của 6 mức Bid là 10.000 đồng, 20.000 đồng, 30.000 đồng, 40.000 đồng, 50.000 đồng và 60.000 đồng là 87% tổng số các sự lựa chọn. Các mức khác mặc dù có người sẵn sàng chi trả nhưng số lượng rất ít, đồng thời khi xem xét mối tương quan giữa thu nhập hộ gia đình sẵn sàng trả mức này thì thấy không phù hợp vì đây là những hộ có thu nhập trung bình ở xã. Từ đó các mức Bid 70.000 đồng, 100.000 đồng và 300.000 đồng không được sử dụng.



Xác định mẫu điều tra (Sampling)


Theo số liệu huyện cung cấp thì trong toàn bộ 5 xã thuộc phạm vi nghiên cứu, có khoảng 45.967 người dân, trung bình khoảng 5 người trong 1 hộ, như vậy trong tổng thể có khoảng 9.000 hộ gia đình hoặc 1.800 hộ gia đình cho một xã.

Số hộ gia đình trong mẫu điều tra của mỗi xã được tính theo công thức sau:

N

n =


Trong đó: n là kích cỡ mẫu


1 + N*e2

N là tổng số hộ gia đình trong mỗi xã e là mức sai số chấp nhận [70].


Theo công thức trên với N = 1.800 và e là 0.1 (10%) thì mỗi xã số mẫu điều tra tối thiểu là 94 hộ gia đình. Để đảm bảo độ tin cậy, tại mỗi xã luận án đã tiến hành thu thập 100 phiếu tại 100 hộ gia đình. Như vậy, tổng cộng có 500 phiếu được phát ra tại 5 xã vùng đệm khu vực nghiên cứu là Giao An, Giao Thiện, Giao Xuân, Giao Lạc và Giao Hải.

Để lựa chọn 100 hộ gia đình trong mỗi xã, một hộ gia đình sẽ được chọn ngẫu nhiên trong danh sách các hộ gia đình được cung cấp bởi UBND từng xã, sau đó điều tra thực tế sẽ được bắt đầu từ hộ đó trong xã, các hộ ở cạnh hộ đầu tiên sẽ được phỏng vấn tiếp theo.


Bảng hỏi (Questionnaire)


Bảng hỏi để đánh giá giá trị phi sử dụng tại VQG Xuân Thủy được thiết kế gồm 4 phần chính. Ngoài phần giới thiệu ban đầu của cán bộ điều tra về mục đích và tính bảo mật của thông tin cung cấp, phần 1 giới thiệu những thông tin tổng quan về VQG Xuân Thủy cho người được phỏng vấn, các giá trị chính của VQG, đồng thời hỏi người dân về thái độ, nhận thức về bảo tồn các giá trị tại VQG cũng như sự tham gia của người dân trong quá trình quản lý bảo tồn.



Phần 2 gồm những câu hỏi về sự sẵn sàng chi trả của người dân để bảo tồn giá trị đa dạng sinh học tại VQG. Trước hết, với sự giúp đỡ của các chuyên gia bảo tồn ĐNN và rừng ngập mặn, một kịch bản bảo tồn được xây dựng và giới thiệu với người dân. Kịch bản này giới thiệu những nét đặc trưng, những số liệu tổng quan nhất về giá trị đa dạng sinh học và các hệ sinh thái tại VQG Xuân Thủy cũng như mối liên hệ giữa giá trị đa dạng sinh học với các nhóm giá trị khác. Sau đó, người dân được giới thiệu về các mối đe dọa hiện tại đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG (nuôi tôm, ô nhiễm môi trường, khai thác trái phép). Những nguyên nhân này đã làm suy giảm giá trị sinh thái, đa dạng sinh học tại khu vực và nếu không được kiểm soát, quản lý thì xu hướng suy giảm sẽ tiếp tục diễn ra. Vì vậy, cần có sự bảo tồn, quản lý cùng với sự đóng góp và tham gia của các bên liên quan bao gồm cả người dân địa phương để đa dạng sinh học luôn được duy trì như hiện tại.

Bảng 2.33: Một nhóm thông tin về giá trị đa dạng sinh học của VQG Xuân Thủy được trình bày cho người dân khi điều tra


Giá trị đa dạng sinh học của khu vực Xuân Thủy


VQG Xuân Thủy thuộc huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định. Nơi đây bảo tồn một hệ sinh thái đất ngập nước cửa sông ven biển điển hình với 14 loại hệ sinh thái khác nhau, trong đó điển hình và tiêu biểu nhất là rừng ngập mặn. Giá trị đa dạng sinh học của khu vực Xuân Thủy là rất lớn bao gồm nhiều loài động vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm; 120 loài thực vật; 500 loài dộng vật nổi và động vật đáy. Khu hệ chim gồm 219 loài đặc biệt có 9 loài chim quý hiếm ghi trong Sách Đỏ quốc tế như: cò thìa, mông bể cổ ngắn, cò Ấn Độ, choắt chân màng lớn, choắt mỏ thìa, bồ nông, choắt mỏ vàng, cò trắng Trung Quốc. Nguồn lợi thủy sinh: cua bể, tôm và các loài nhuyễn thể ngao, cá, don, móng tay. Khu Ramsar Xuân Thủy được mệnh danh là sân ga của các loài chim với khoảng 20.000 cá thể được quan sát hàng năm. Với 7.100 ha diện tích tự nhiên, khu Ramsar Xuân Thủy không những đem lại nguồn tài nguyên phong phú như cá tôm, cua, các loài nhuyễn thể cho người dân mà nó còn có những khu rừng ngập mặn (sú, vẹt) đảm bảo an sinh trong mùa mưa bão, tạo môi trường sinh thái tốt, đồng thời bảo tồn nguồn gen đa dạng sinh học quí giá trên.

Nguồn: Trích bảng hỏi điều tra về giá trị phi sử dụng (2008)



Sau khi trình bày kịch bản bảo tồn, người dân sẽ được hỏi rằng có sẵn sàng chi trả một mức nhất định cho việc bảo tồn đa dạng sinh học trên không. Mức sẵn sàng chi trả được lựa chọn ngẫu nhiên trong 6 mức đã xác định sau khi điều tra thử. Phương tiện đóng góp là một quĩ môi trường được bảo tồn tại địa phương. Các câu hỏi nhận diện (debrifing questions) cũng được thiết kế ngay sau câu hỏi về sẵn sàng chi trả để nhận diện lý do trả lời “Có sẵn lòng đóng góp” và “Không sẵn lòng đóng góp”. Ngoài ra để xem xét tác động của hình ảnh minh họa đến mức sẵn sàng chi trả (WTP), luận án cũng chia số người được phỏng vấn làm hai nhóm (mỗi nhóm 250 người). Nhóm thứ nhất được giới thiệu và xem một bộ ảnh (10 chiếc) về các giá trị đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy trước khi trả lời câu hỏi WTP. Nhóm thứ hai không được xem hình ảnh nào trước khi trả lời câu hỏi WTP.

Phần cuối cùng trong bảng hỏi là những thông tin dân số - xã hội (demographical questions) của người trả lời như giới tính, trình độ học vấn, số người sinh sống trong gia đình, và thu nhập. Câu hỏi thu nhập chia mức thu nhập hộ gia đình thành các dải khác nhau để người trả lời lựa chọn. Cách tiếp cận này tỏ ra hiệu quả ở Việt Nam hơn là cách hỏi câu hỏi mở. Giá trị trung bình của thu nhập trong dải sẽ được lựa chọn khi xử lý thống kê.



Hình 2.4: Một số hình ảnh được trình bày với người dân khi phỏng vấn

Nguồn: Hình ảnh tác giả thu thập tại Ban quản lý VQG Xuân Thủy (2008)



Các sai lệch trong điều tra và cách xử lý (biases)


Theo Haab và Macodell (2002), khó khăn lớn nhất trong khi tiến hành các nghiên cứu CVM là sự tồn tại của các sai lệch (bias). Để loại trừ giảm thiểu các sai lệch, luận án đã áp dụng một số phương pháp và qui trình như sau.

Đối với sai lệch chiến lược (strategic bias), để loại trừ thái độ chiến lược của người được hỏi khi trả lời phỏng vấn trong bảng hỏi và trong khi phỏng vấn, người trả lời được giải thích cặn kẽ mục tiêu của cuộc phỏng vấn là nghiên cứu về thái độ, nhận thức của người dân về ĐNN, góp phần hoàn thiện các giải pháp quản lý ĐNN vì sự phát triển của người dân và cộng đồng, trong đó không đề cập tới các chính sách sẽ được sử dụng là gì để người dân trút bỏ tâm lý sợ câu trả lời của họ sẽ dẫn đến những thay đổi không tốt cho bản thân và gia đình. Ngoài ra, việc sử dụng những cán bộ điều tra là những người quen thuộc tại địa phương, gần gũi với người dân cũng giảm bớt thái độ nghi ngại dẫn tới những phản ứng chiến lược khi trả lời. Với sai lệch khởi đầu chi trả (starting point bias), kỹ thuật CVM nhị phân đã được áp dụng để loại trừ sai lệch này, CVM nhị phân đòi hỏi một quá trình nghiên cứu thử nghiệm chi tiết bao gồm cả thảo luận nhóm, điều tra thử tại hiện trường để xác định và điều chỉnh dải WTP, từ đó lồng ghép dải này trong nghiên cứu thực. Dải WTP đã qua thử nghiệm và câu hỏi nhị phân Có/Không sẽ giúp giảm được các sai lệch xuất phát điểm. Sai lệch thông tin (information bias) và sai lệch giả thuyết (hypothetical bias) được giảm thiểu thông qua việc thiết kế bảng hỏi thân thiện, dùng hình ảnh trực quan, các thông tin gần gũi về đa dạng sinh học ở địa phương để minh họa. Các thông tin này được thu thập và góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học và được giải thích kỹ càng, chi tiết cho người trả lời trươc khi trả lời. Ngoài ra, kỹ thuật “cheap talk” (nói tắt) cũng được sử dụng trước câu hỏi WTP để người trả lời có cảm giác đang tham gia một tình huống mua bán thực [57] [68].

Các định đề nghiên cứu (hypotheses)


Từ lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, có hai hướng định đề được đặt ra trong

mô hình nghiên cứu.


Thứ nhất, có một mối quan hệ thuận chiều giữa mức sẵn sàng chi trả và các yếu tố:



Thu nhập: Người dân/hộ gia đình có thu nhập cao sẽ có xu hướng trả giá cao hơn để bảo tồn ĐNN

Giáo dục: Người dân có trình độ giáo dục cao hơn thường sẽ có hiểu biết tốt hơn

về môi trường và đa dạng sinh học, từ đó có mức chi trả cao hơn

Tuổi: Theo một số các nghiên cứu đã có thì những người tuổi cao hơn thường có khả năng tài chính bền vững hơn và thường sẵn sàng chi trả để lưu truyền các giá trị đa dạng sinh học cho các thế hệ tương lai

Giới tính: Nam giới thường phụ trách các vấn đề kinh tế của gia đình (có liên quan đến ĐNN) và thường có nhận thức về giá trị bảo tồn cao hơn và thường sẵn sàng chi trả cao hơn.

Thứ hai, có một mối quan hệ ngược chiều giữa mức sẵn sằng chi trả và các yếu tố:


Mức chi trả được đặt ra (Bid): Khi mức Bid được đặt ra càng cao thì khả năng

chấp nhận trả mức đó càng giảm

Qui mô hộ gia đình: Khi hộ gia đình càng nhiều người thì càng tốn kém nhiều chi tiêu cho các hoạt động sơ cấp khác và giảm chi cho các hoạt động phụ trợ thêm (tiêu dùng chất lượng môi trường).


2.5.4. Kết quả nghiên cứu


Đặc điểm của mẫu nghiên cứu


Đối tượng được phỏng vấn là người dân 5 xã vùng đệm tại VQG Xuân Thủy (Giao

An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Thiện, Giao Hải).

Bảng 2.34: Phân bố số người tham gia phỏng vấn theo xã



Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Giao An

100

20

Giao Thiện

100

20

Giao Lạc

100

20

Giao Xuân

100

20

Giao Hải

100

20

Tổng

500

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt tỉnh Nam Định - 15

Tên xã

Người được hỏi



Bảng 2.35: Đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu điều tra


Giao An

Giao Thiện

Giao Lạc

Giao Xuân

Giao Hải

Tổng

Tỷ lệ (%)

Giới tính (người)

Nam

48

49

40

43

51

231

46.2

Nữ

52

51

60

57

49

269

53.8

Tổng

100

100

100

100

100

500

100

Trình độ giáo dục

Tiểu học

0

2

0

8

0

20

5

THCS

70

84

84

62

66

356

71,2

PTTH

30

14

16

30

26

116

23,2

ĐH/CĐ

0

2

0

8

8

16

3,6

Trên đại học

0

0

0

0

0

0

0

Tổng

100

100

100

100

100

500

100

Số nhân khẩu trong hộ gia đình (người)

Trung bình

4,2

3,68

4,04

3,74

4,02

3.94


Giá trị lớn nhất

6

5

7

6

6

7


Giá trị nhỏ nhất

2

2

1

2

3

1


Thu nhập hộ gia đình (triệu đồng/năm)

Trung bình

15,25

26,95

25,3

20,3

28,05

23,17


Giá trị lớn

nhất

40

75

75

150

150

150


Giá trị nhỏ

nhất

2,5

7,5

7,5

2,5

2.5

2,5


Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu điều tra (2008)


Bảng 2.35 tóm tắt đặc điểm kinh tế - xã hội của những người được hỏi theo từng xã và theo tổng mẫu (5 xã). Tỷ lệ nam nữ khá cân bằng (nam chiếm 46%, nữ chiếm 54%). Về trình độ giáo dục, số người hết cấp 2 (Trung học cơ sở) chiếm một tỷ lệ khá lớn, 71,2%. Tỷ lệ này lên đến 84% đối với xã Giao Thiện, Giao Lạc, và là 52% thuộc xã Giao Xuân. Số người học tiểu học chiếm một tỷ lệ khá nhỏ (khoảng 5% tổng số mẫu). Tỷ lệ thấp tương tự đối với trình độ đại học/cao đẳng (chỉ là 3,6%). Không có ai có trình độ trên đại học. Như vậy, có thể thấy, trình độ giáo dục của những người được hỏi ở 5 xã vùng đệm là tương đối thấp.

Theo kết quả điều tra, trung bình có 4 nhân khẩu trong một hộ gia đình tại các xã vùng đệm (biến số này khá đồng đều ở cả 5 xã). Gia đình đông nhất có 7 người và ít nhất là 1 người. Hộ gia đình có kích cỡ và thu nhập khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến mức sẵn lòng chi trả.

Thu nhập hộ gia đình, theo số liệu điều tra, trung bình là 23,17 triệu đồng/hộ/năm. Thường ở các xã, mức thu nhập thấp nhất của hộ gia đình là 2,5 triệu đồng/hộ/năm còn mức thu nhập cao nhất thì khác nhau giữa các xã. Đối với xã Giao An, thu nhập hộ gia đình cao nhất là 40 triệu đồng/hộ/năm, xã Giao Thiện, Giao Lạc là 75 triệu đồng/hộ/năm và là 150 triệu đồng/hộ/năm ở xã Giao Xuân và Giao Hải.

Nhận thức của người dân về bảo tồn ĐNN tại Xuân Thuỷ


Khi được hỏi về quan điểm của mình đối với việc bảo vệ ĐNN tại Xuân Thuỷ, hầu

hết người dân đều đồng ý là phải bảo vệ tài nguyên ĐNN.


Có 5 quan điểm đưa ra được xếp hạng theo thứ tự trong bảng hỏi:


Hoàn toàn đồng ý là phải bảo tồn ĐNN (5)

Đồng ý là phải bảo tồn ĐNN (4)

Không đồng ý và cũng không phản đối bảo tồn ĐNN (3)

Phản đối việc bảo tồn ĐNN (2)

Rất phản đối việc bảo tồn ĐNN (1)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023