Chi Phí Tu Bổ 20,7 Km Đê Biển Không Có Rừng Bảo Vệ Huyện Giao



đi (chi phí này có thể là những thiệt hại về vật chất có nguyên nhân từ sự mất đi của dịch vụ môi trường hoặc chi phí để phục hồi lại dịch vụ môi trường đã mất) thì dịch vụ môi trường sẽ có giá trị nhỏ nhất bằng tổng chi phí mà con người phải chi trả để có dịch vụ tương đương.

Để ước lượng được giá trị phòng hộ đê biển của RNM Giao Thuỷ, luận án tiến hành thu thập chi phí tu bổ bảo dưỡng thường niên đê biển tại vùng có RNM và không có rừng trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định. Giá trị phòng hộ đê biển trung bình của một ha RNM được tính như sau:


B C

S


B: là giá trị phòng hộ trung bình của một ha RNM

C: Tổng chi phí tránh được cho việc tu bổ tuyến đê có RNM bảo vệ

S: Tổng diện tích rừng ngập mặn.


Kết quả nghiên cứu


Theo kết quả điều tra các hộ dân sống ven tuyến đê biển thì từ khi những diện tích RNM trồng đầu tiên (thuộc dự án trồng rừng lấn biển năm 1980) khép tán (ở độ tuổi 7), tuyến đê biển này cũng bắt đầu được ổn định, hầu như không bị tác động bởi sóng và triều cường. Ngay cả sau cơn bão Damrey (bão số 7 năm 2005) với sức gió giật trên cấp 12 và mức nước biển dâng lên tới 2,65 m thì tuyến đê biển này cũng không bị hư hại đáng kể trong khi đó, bão Damrey đã khiến đê biển ở các khu vực khác bị sạt lở nghiêm trọng phải bảo dưỡng khẩn cấp.

Theo Ban quản lý các Dự án NNPTNT tỉnh Nam Định (2007) thì trong vòng hơn 20 năm qua, các dải RNM với mật độ dày đặc đã bảo vệ rất tốt cho tuyến đê biển có chiều dài hơn 10 km thuộc địa phận các xác Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, do đó các tuyến đê này hầu như không phải tu bổ, sửa chữa hàng năm mà chỉ phải tu bổ theo định kỳ 5 năm nhưng chi phí tu bổ thường rất nhỏ, không đáng kể. Trong khi



đó, hơn 20 km đê nằm cùng trục với tuyến đê trên nhưng không có rừng phòng hộ thì liên tục đối mặt với các sự cố như xói mòn, sạt lở, hư hỏng nặng đặc biệt là sau các mùa bão. Chi phí để tu bổ, sửa chữa và xây dựng mới một số công trình phụ trợ trên hơn 20 km đê này hàng năm là rất lớn.

Bảng 2.30: Chi phí tu bổ 20,7 km đê biển không có rừng bảo vệ huyện Giao

Thuỷ giai đoạn 1997 – 2006


Năm

Chi phí (triệu đồng)

Chi phí trung bình (triệu đồng/km)

Tổng chi phí qui đổi theo tỷ lệ

chiết khấu 10% (triệu đồng)


1997

623

30,1

1.616

1998

653

31,5

1.540

1999

2.479

119,8

5.314

2001

452

21,9

802

2002

538

26,0

867

2003

916

44,3

1.341

2004

663

32,0

882

2005

11.849

572,4

14.337

2006

261

12,6

287

Tổng

18.437


27.000

Trung bình

2.048

98,96

3.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt tỉnh Nam Định - 14

Nguồn: Tác giả xử lý từ Ban quản lý các dự án NNPTNT Nam Định (2008)


Như vậy, trong vòng 10 năm từ 1997 đến 2006 tổng chi phí sửa chữa, tu bổ đoạn đê không có RNM phòng hộ là 18,437 tỷ đồng (qui đổi theo tỷ lệ chuyển đổi 10% là 27 tỷ đồng). Chi phí trung bình duy tu bảo dưỡng hàng năm dao động từ mức 623 triệu tới hơn 12 tỷ đồng một năm tùy theo tình hình bão cụ thể. Năm 2005 cơn bão Damsey gây ra sạt lở rất lớn cho hệ thống đê biển không có rừng bảo vệ, chi phí duy tu bảo dưỡng năm 2005 với phần đê này là cao nhất trong 10 năm qua (xấp xỉ 12,6 tỷ đồng). Chi phí trung bình để duy tu bảo dưỡng 1 km đê biển dao động từ 30 triệu đồng tới 572 triệu đồng/1 năm. Còn nếu tính theo chi phí đã qui đổi thì chi phí này dao động từ 78 triệu tới 692 triệu đồng/1năm cho một km đê biển.



Nếu giả định rằng các cơn bão lớn xuất hiện với tần xuất 10 năm một lần thì chi phí duy tu bảo dưỡng trung bình là 3 tỷ đồng một năm cho 20,7 km đê biển không có rừng. Như vậy, toàn bộ phần diện tích RNM 3.100 ha trải dài 10,5 km ngoài đê có tác dụng phòng tránh được thiệt hại cho tuyến đê biển dài 10,5 km này. Chi phí duy tu đê biển tránh được chính là lợi ích/giá trị phòng hộ của RNM. Nếu giả định rằng lợi ích phòng hộ của RNM cho mỗi km đê biển là như nhau thì giá trị phòng hộ của

3.100 ha RNM tại 10,5 km đê có rừng là 1,52 tỷ đồng/1năm. Từ đó giá trị phòng hộ của 1 ha RNM là 492 nghìn đồng/1năm.

2.4.3. Giá trị hấp thụ cacbon của rừng ngập mặn


Giá trị hấp thụ cacbon của RNM đã trở thành chủ đề được nghiên cứu rộng rãi trong những năm gần đây cùng với những vấn đề môi trường toàn cầu như biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính. Hệ sinh thái RNM có khả năng hấp thụ khí CO2 thông qua quá trình quang hợp và lưu trữ cacbon [25].

Có rất nhiều phương pháp đã được sử dụng để xác định giá trị hấp thụ cacbon của RNM, một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là đánh giá tỷ lệ hấp thụ cacbon thông qua chỉ số diện tích bề mặt của lá (Leaf Area Index - LAI). Thông thường, LAI được ước lượng bằng ba cách là phương pháp là đo trực tiếp, đo gián tiếp và thông qua công nghệ viễn thám xử lý ảnh vệ tinh. Phương pháp đánh giá trực tiếp có kết quả và độ tin cậy cao nhưng tốn kém chi phí. Phương pháp sử dụng ảnh vệ tinh có thể cho kết quả nhanh chóng nhưng độ chính xác không cao bằng phương pháp đo trực tiếp. Vì vậy, cách tiếp cận phổ biến hiện nay là kết hợp giữa sử dụng công nghệ ảnh vệ tinh và phương pháp đo lường gián tiếp. Sử dụng cách tiếp cận kết hợp này sẽ cho kết quả khá chính xác và tiết kiệm được chi phí đo lường [52]

Nghiên cứu này sử dụng kết quả ước lượng giá trị hấp thụ cacbon RNM tại Xuân Thủy của tác giả Tateda (2005). Trong đó tác giả kết hợp giữa nghiên cứu ảnh vệ tinh và nghiên cứu hiện trường tại một số vùng RNM tại Đông Nam Á bao gồm cả



Xuân Thủy - Nam Định để đánh giá giá trị hấp thụ cacbon của rừng. Sau đó dữ liệu cung cấp từ 4 vệ tinh đã được chuyển hóa thành các chỉ số NDVI (chuẩn hóa thực vật) kết hợp với đo đạc tại hiện trường về mối quan hệ giữa tuổi và sinh khối để tính khả năng lưu trữ cacbon của RNM. Kết quả về hàm lượng chì Pb-210 tìm thấy trong các tinh thể cacbon trong mùn đất cho thấy tỷ lệ dòng hấp thụ cacbon (cacbon flow) của RNM tại Xuân Thủy đạt mức 2.5 tấn/ha/năm [86].

Bảng 2.31: Khả năng hấp thụ cacbon của một số cây ngập mặn tại Xuân Thủy


Loài

Sinh khối (tấn/ha)

Hấp thụ cacbon

(tấn/ha/năm)

Kandelia ovata (Trang)

7.71

4.91

Aegiceras corniculatum (Sú)

4.31

1.21

Avicenia marina (Mắm)

7.71

4.91

Nguồn: [86]


Để chuyển hóa thành tiền giá trị hấp thụ cacbon của RNM Xuân Thủy, luận án sử dụng giá quốc tế của việc cắt giảm một đơn vị cacbon. Các mức giá dao động từ 150 USD/1tấn cacbon (theo định mức giá tại Nauy) cho đến 15 USD/1tấn cacbon tính tại Argentina. Mức giá được tính trong nghiên cứu này là 15,67 USD/1tấn cacbon (tham khảo số liệu của Thái Lan có điều chỉnh theo hệ số sức mua tương đương của Việt Nam). Từ đó giá trị gián tiếp hấp thụ cacbon của 3.100 ha RNM Xuân Thủy là 1,92 tỷ đồng/năm (tính theo tỷ giá chuyển đổi 1USD =16.500 VND).

2.5. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG CỦA ĐNN


Giá trị phi sử dụng của ĐNN là những giá trị nằm trong cảm nhận, tri thức và độ thỏa mãn của một cá nhân khi biết ĐNN đang tồn tại hoặc được lưu truyền cho thế hệ tiếp sau ở một trạng thái nhất định. Như đã nhận diện trong phần 2.2, luận án lựa chọn giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của ĐNN Xuân Thủy là giá trị phi sử dụng để đánh giá. Phương pháp đánh giá được sử dụng là Đánh giá ngẫu nhiên (CVM). Phương pháp này được thực hiện dựa trên dữ liệu điều tra người dân địa phương thông qua các bảng hỏi (questionnaire).



2.5.1. Mô hình lý thuyết của phương pháp đánh giá ngẫu nhiên


Đánh giá ngẫu nhiên là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để xác định giá trị phi sử dụng của ĐNN [74]. Cho đến nay, có rất nhiều biến thể của CVM đã được thực hiện trên thế giới như CVM liên tục (continuous), trò chơi đấu giá (bidding game), thẻ trả tiền (payment card) hay CVM nhị phân (dischotomous CVM). Hiện nay, cách tiếp cận CVM nhị phân được sử dụng phổ biến hơn cả vì tính chặt chẽ trong cơ sở lý thuyết và mô hình thực nghiệm, đồng thời có thể giảm được nhiều các sai lệch (biases) khi tiến hành điều tra nghiên cứu hiện trường. Vì vậy, luận án sẽ sử dụng phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên nhị phân để ước lượng giá trị bảo tồn giá trị đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu. Phương pháp này có cở lý thuyết là mô hình tham số ngẫu nhiên của Haab và McConnell [71].

Mô hình tham số ngẫu nhiên (Random Utility Model- RUM)


Gọi Vij, là lợi ích (utility) của hộ gia đình thứ j cho việc lựa chọn bảo tồn hoặc cải thiện chất lượng của ĐNN theo phương ỏn thứ i. Trong đú i = 1 là mụi trường được cải thiện, cũn i = 0 là giữ nguyên hiện trạng. Vij là một hàm số của các thuộc tính của lợi ích từ bảo tồn ĐNN và các đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ gia đình:

Vij = Vi(Mj, zj, ij ) (1)


Trong đó Mj là thu nhập của hộ gia đình thứ j, zj là một vector của các đặc điểm kinh tế- xã hội hộ gia đình và các thuộc tính của ĐNN, ij là các sai số ngẫu nhiên. Câu hỏi nhị phân sẽ yêu cầu người trả lời lựa chọn giữa việc cải thiện chất lượng ĐNN hoặc giữ nguyờn hiện trạng với một chi phí phải trả hàng tháng là t.


Để đo phúc lợi của người tham gia thị trường, mô hình logarithmic utility model được sử dụng. Trong khi mô hình lợi ích ngẫu nhiên (random utility model) với hàm số thu nhập tuyến tính giả định rằng lợi ích cận biên của thu nhập (marginal utility of income) là cố định trong tất cả các phương án mà câu hỏi lựa chọn đưa ra thì mô



hình logarithmic utility model cho phép biến số này thay đổi khi thu nhập thực tế

thay đổi.


Xác xuất để câu trả lời là “Có” đối với kịch bản “thay đổi” đề ra được tính như sau:

PYes jP(1z jln(M jt j) 1j ) (0z jln M j0j )


(2)


M j t j

hay

PYes j P(z j lnj 0

(3)

M j


Giả sử biến số ngẫu nhiên j phân bố chuẩn với giá trị trung bình là 0 và phương sai là 2 thỡ hàm số phân phối của câu trả lời “Có” là:


P Yes

j

z j

ln

M j t j

M j


(4)


Phần

M j t j

ln

được gọi là thu nhập chuẩn. Vector tham số {/,/} có thể được

M j


ước lượng thông qua việc chạy mụ hỡnh probit/binary trên dữ liệu ma trân

Mj t j , từ đó cho phép tính giá trị trung bình của WTP.

z j , ln



Mj

1 2

EWTPjM j1 exp

z j

(5)

2 2


và trung vị WTP:

MDWTPjM j1 expz j

(6)


Mô hình ước lượng phi tham số


Mô hình phi tham số ước lượng giá trị trung bình của mức sẵn sàng chi trả cho bảo tồn (WTP) cũng được sử dụng trong luận án theo qui trình của Haab và McConnell (2002), mô hình này cho ước lượng cận dưới Turbull của WTP. Trong trường hợp giả định về tính thứ bậc đơn (monotonicity) bị vi phạm, thì ước lượng cận bù kéo (PAVA) sẽ được sử dụng [71]



2.5.3. Phương pháp và qui trình nghiên cứu (methodology)


Thảo luận nhóm (Focus Group Discussion - FDGs)


Để xây dựng bảng hỏi phù hợp với điều kiện nghiên cứu, hai cuộc thảo luận nhóm đã được tiến hành trong thời gian tháng 2 năm 2008 tại khu vực nghiên cứu.

Cuộc thảo luận nhóm thứ nhất được tiến hành với đối tượng là các nhà quản lý nhà nước và quản lý môi trường tại địa phương (huyện Giao Thủy), cụ thể bao gồm: Nhóm Thủy Sản thuộc Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện, Phòng Quản lý tài nguyên và môi trường, Ban quản lý VQG Xuân Thủy. Mục đích của cuộc thảo luận nhóm này là đưa ra một diễn đàn để các nhà quản lý trao đổi các vấn đề liên quan đến giá trị sử dụng và phi sử dụng tại VQG, các áp lực và mối đe dọa tại VQG, hiện trạng và những khó khăn trong quản lý, nhận diện các bên liên quan trong quá trình quản lý ĐNN tại khu vực. Các nhà quản lý cũng được cung cấp bản thảo sơ bộ của phiếu điều tra giá trị phi sử dụng để cho ý kiến đóng góp chỉnh sửa.

Cuộc thảo luận nhóm thứ hai được tiến hành với 15 hộ gia đình thuộc 3 xã là Giao Thiện, Giao An và Giao Lạc. Các gia đình này chủ yếu có sinh kế dựa vào ĐNN. Trong cuộc thảo luận, các đối tượng tham gia được hỏi những vấn đề liên quan đến nhận thức về giá trị của ĐNN tại Xuân Thủy, nhận diện các mối đe dọa, đưa ra các mức chi trả ban đầu (Bids) và đề xuất phương tiện chi trả cũng như những lý do sẵn sàng chi trả và không sẵn sàng chi trả khi được hỏi câu hỏi lựa chọn. Thực tế, những người tham gia được hỏi có sẵn sàng chi trả một khoản tiền để bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực hay không. Những ai trả lời “Có” được hỏi câu hỏi mở về mức sẵn sàng chi trả cao nhất trong một năm. Các mức chi trả được thu thập là 10.000 đồng, 20.000 đồng, 30.000 đồng, 50.000 đồng, 60.000 đồng và 100.000 đồng.

Điều tra viên


Để phục vụ nghiên cứu, đã có 5 cán bộ được đào tạo về kỹ năng điều tra trong đó có 4 sinh viên năm thứ 4 của chuyên ngành Kinh tế - quản lý tài nguyên và môi



trường, Đại học Kinh tế quốc dân. Các sinh viên này đã được học về phương pháp CVM và đã thực hiện một số các cuộc phỏng vấn sử dụng phương pháp này tại một số nơi khác. Ngoài ra, có một cán bộ thuộc phòng Thủy sản Huyện cũng được đào tạo về qui trình điều tra hiện trường.


Điều tra thử (Pre-test)


Để tăng thêm kỹ năng của cán bộ điều tra và tiếp tục thu thập thêm thông tin phản hồi từ người dân để hoàn thiện bảng hỏi, nghiên cứu đã thực hiện điều tra thử tại cả 5 xã thuộc địa bàn nghiên cứu. Cán bộ phòng Thủy sản cùng với các cán bộ điều tra khác đã tới tận nhà những đối tượng phỏng vấn để đánh giá điều kiện thực tế, những thuận lợi và vướng mắc trong quá trình điều tra thực. Từ đó có những kênh phản hồi để điều chỉnh phiếu điều tra về định dạng, về câu hỏi, từ ngữ, thứ tự được hỏi. Có 30 người dân địa phương đã tham gia điều tra thử và được chia đều cho cả 5 xã.

Tại các cuộc điều tra thử, các mức Bid thu thập trong FGD đã được sử dụng. Tuy nhiên, người điều tra cũng hỏi thêm các câu hỏi mở về mức sắn sàng chi trả để người dân tự phát biểu. Kết quả thu về được 9 mức Bid: 10.000 đồng, 20.000 đồng, 30.000 đồng, 40.000 đồng, 50.000 đồng, 60.000 đồng, 70.000 đồng, 100.000 đồng và 300.000 đồng một hộ gia đình một năm:

Bảng 2.32: Các mức chi trả và tần suất xuất hiện trong điều tra thử



Mức

BID

Tần suất

Phần trăm

Tần suất tích lũy (%)

1

10

5

16,7

16,7

2

20

6

20,0

36,7

3

30

5

16,7

53,3

4

40

3

10,0

63,3

5

50

4

13,3

76,7

6

60

3

10,0

86,7

7

70

2

6,7

93,3

8

100

1

3,3

96,7

9

300

1

3,3

100,0


Tổng

30

100.0


Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí