Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC


NGUYỄN MINH THU


GIÁ TRỊ CỦA TRUYỆN DÂN GIAN NƯỚC NGOÀI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


(Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học - 1


KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC


NGUYỄN MINH THU


GIÁ TRỊ CỦA TRUYỆN DÂN GIAN NƯỚC NGOÀI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


(Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học)


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S Vũ Thị Thương


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài khóa luận, tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn, cộng tác và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các anh chị, các em và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

Toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội, đã truyền đạt, dạy dỗ những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt ba năm học tập và rèn luyện vừa qua để tôi hoàn thành tốt chương trình học của mình và tạo điều kiện cho tôi được tham gia khóa luận này.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo – Thạc sĩ Vũ Thị Thương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong từng bước đi, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt nhất đề tài nghiên cứu khóa luận của mình.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bạn bè, người thân, gia đình và những người đã luôn bên cạnh tôi, cổ vũ tinh thần lớn lao và đã ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua.

Mặc dù đã dành thời gian và tâm huyết, nhưng do kiến thức và kĩ năng còn nhiều hạn chế nên đề tài nghiên cứu khoá luận của tôi còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và những ai quan tâm đến đề tài này để bài nghiên cứu khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.


Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên Nguyễn Minh Thu


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:


1. Những nội dung trong khóa luận này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Giảng viên – Thạc sĩ Vũ Thị Thương.

2. Mọi tham khảo được dùng trong khóa luận này đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.

3. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.


Sinh viên Nguyễn Minh Thu


MỤC LỤC

Trang


LỜI CẢM ƠN 1

LỜI CAM ĐOAN 2

MỞ ĐẦU 6

1. Lý do chọn đề tài 6

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8

3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu 13

4. Phương pháp nghiên cứu 14

5. Cấu trúc đề tài 15

NỘI DUNG 16

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁ TRỊ CỦA ĐỀ TÀI.

...................................................................................................................................16

1.1. Vị trí, vai trò của truyện dân gian nước ngoài ở Tiểu học 16

1.1.1. Khái niệm, nguồn gốc truyện dân gian 16

1.1.2. Vị trí, vai trò của truyện dân gian nước ngoài 17

1.2. Đặc điểm của các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học 20

1.2.1. Thống kê các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiểu học. 20

1.2.2. Nhận xét về các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiểu học. 24

1.2.3. Đặc điểm của các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiểu học. 26

1.3. Những thuận lợi, khó khăn khi dạy các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học 31

1.3.1. Những thuận lợi 31

1.3.2. Những khó khăn 33

1.4. Giới thiệu một vài tác phẩm truyện dân gian nước ngoài 36

1.4.1. Truyện dân gian Nga. 36

1.4.2. Truyện dân gian A – rập 38

CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ CỦA CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN DÂN GIAN NƯỚC NGOÀI Ở TIỂU HỌC 42

2.1. Truyện dân gian nước ngoài phản ánh những quan hệ đạo đức giữa con người với con người 42

2.1.1. Những chuẩn mực đạo đức trong phạm vi gia đình 43

2.1.2. Những chuẩn mực đạo đức trong phạm vi nhà trường 46

2.1.3. Những chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng xã hội 47

2.2. Truyện dân gian nước ngoài phản ánh mối quan hệ giữa người – môi trường sống 49

2.2.1. Giáo dục về tình yêu quê hương đất nước 49

2.2.2. Giáo dục tình yêu đối với thiên nhiên 50

2.3. Truyện dân gian nước ngoài phản ánh mối quan hệ giữa người – công việc 51

2.3.1.Thái độ của con người đối với lao động 51

2.3.2. Ca ngợi sức lao động sáng tạo và trí thông minh của con người. 52

2.4. Truyện dân gian nước ngoài phản ánh mối quan hệ giữa cá nhân – sự phát triển của xã hội. 53

2.4.1. Giáo dục những phẩm chất của con người mới để hòa nhập với xã hội. .53 2.4.2. Những bài học về việc tu thân. 54

2.5. Giáo dục lòng nhân ái qua một số tác phẩm truyện dân gian nước ngoài tiêu biểu 56

2.5.1. Tác phẩm “Bông hoa cúc trắng” – Truyện cổ tích Nhật Bản 56

2.5.2. Tác phẩm “Sư tử và chuột nhắt” – Truyện cổ tích 58

2.5.3. Tác phẩm “Kho báu” – Truyện ngụ ngôn Ê-dốp. 60

2.5.4. Tác phẩm “Đất quý, đất yêu” - Truyện dân gian Ê-ti-ô-pi-a 62

2.6. Giá trị thực tế của các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài 65

2.6.1. Bài học rút ra từ các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài. 65

2.6.2. Ý nghĩa và tác dụng giáo dục của truyện dân gian nước ngoài đối với học sinh Tiểu học 66

CHƯƠNG 3. BƯỚC ĐẦU SUY NGHĨ VỀ CÁCH DẠY CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN DÂN GIAN CHO HỌC SINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC 69

3.1. Thực nghiệm sư phạm 69

3.1.1. Đối tượng thực nghiệm 69

3.1.2. Mục đích thực nghiệm 69

3.1.3. Thời gian thực nghiệm 69

3.1.4. Nội dung thực nghiệm 69

3.1.5. Kết quả thực nghiệm 69

3.2. Đề xuất những phương pháp, biện pháp để giảng dạy các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học 70

KẾT LUẬN 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

PHỤ LỤC 80

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Truyện dân gian là cánh cửa đưa con người đến với thế giới rộng lớn cùng bao điều lí thú. Bước qua cánh cửa rộng mở đó, con người sẽ đối diện với những tâm hồn, cảm xúc và số phận của những nhân vật khác nhau, những không gian và thời gian khác nhau.

Mục đích của truyện dân gian là “Phản ánh nhận thức, khám phá hiện thực đời sống con người theo quy luật của cái đẹp nhằm thỏa mãn cho con người những tình cảm thẩm mỹ vô cùng phong phú và đa dạng”. Truyện dân gian đem lại sự hưởng thụ thẩm mỹ, hướng con người đến với cái chân cái thiện. Truyện dân gian còn là thông điệp, là tiếng lòng đến với tiếng lòng.

Truyện dân gian là một cuộc sống thu nhỏ - “tấm gương soi” của cuộc sống. Nó phản ánh tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, lối sống đạo đức của từng con người trong xã hội với những mặt tốt, xấu xen lẫn. Nhưng nếu chỉ là “tấm gương” phản ánh thì nó không thể được gọi là truyện dân gian, giá trị đích thực của truyện dân gian là những giá trị giáo dục, giá trị nhận thức, là phần ẩn bên trong mà con người phải rút ra được để bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách, chuẩn mực xã hội, giáo dục tâm hồn một cách chân – thiện – mĩ.

Nhận thức được tầm quan trọng trong việc sử dụng truyện dân gian và giáo dục con người, từ xa xưa ông cha ta đã dùng truyện dân gian như một phương tiện tốt nhất để giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em. Khi chữ viết chưa ra đời, trẻ em đã được tiếp xúc với văn học thông qua những tiếng hát ru của bà và mẹ, qua những bài đồng dao, những câu chuyện kể được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Nhờ đó các em hiểu được cuộc sống đang diễn ra xung quanh mình, có được tình cảm yêu thương, gắn bó với quê hương, đất nước. Đồng thời các em cũng được rèn luyện trở thành con người có nhân cách, có phẩm chất đạo đức phù hợp với yêu cầu của xã hội. Từ khi chữ viết ra đời thì hệ thống trường lớp cũng dần dần xuất hiện, trẻ em được cắp sách đến trường để tiếp thu kho tàng văn minh của nhân loại với

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2023