Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 31


sở trứ tác duy thi vi độc đa. Dư tiền đầu Gia Định thời, thường đắc kiến kỳ linh thảo, thiết tự hâm tiện diễm mộ. Nhâm Tuất hạ, Trịnh hầu tuyển quốc chính sứ, kỳ đông dư diệc kế phú Hoàng Hoa. Quế thành tương ngộ chi hậu, thần tịch bả ác vãng phản chu tuyền, toại đắc khuy kỳ để uẩn. Cái kỳ vi nhân hoà nhi bất lưu tục, giản nhi bất ngạo ư vật, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất, tự hữu lỗi lạc bất ma chi khí, cố kỳ phát chi ư thi, tâm chi sở chi, hứng chi sở cập giai tự nhiên nhập liệu, bất đãi kết cấu, bất hạ điêu khắc, kỳ thi hoành dĩ thâm, kỳ vận du dĩ trường, như thận lâu hải thị chi bất khả mô tróc, như tật lôi nộ đào chi bất khả thôi át, thời diệc vị trí tự cú nhi bất kiến ngân tích, thời diệc dẫn dụng điển cố nhi xảo ư tấu hợp. Y, Trịnh hầu chi thi đãi sở vị khí thắng giả, kỳ thi đa hùng hồn giả dư! Dư ư thi cực chuyết thả lãn, vị túc thiệp kỳ phiên li, thời dữ Trịnh hầu xướng thù đa thụ nhi đắc cánh chi bão khán toàn báo, nhân lược thứ kỳ bình nhật chi sở lương ngôn giả biện vu quyển đoan. Tuy nhiên thi kỷ nhĩ khởi túc dĩ tận Trịnh hầu chi trường tai? Trịnh hầu đại đắc thời hành đạo phương thả quảng, ôn nhu đôn hậu chi giáo dĩ tán truất trắc khuyến trừng chi chính, ư dĩ oa dương phong nhã, tưởng tiến Hàn Âu, thượng tá thánh thiên tử, đồng văn chi hoá, tắc kỳ tố sở súc tích dã tai. Dư thâm hữu vọng yên thị tự.

Gia Long tứ niên trọng xuân nguyệt thượng cán cát nhật. Lễ bộ Tả tham tri Quỳ Giang Nguyễn Địch Cát đề.


Dịch:

BÀI TỰA TẬP THƠ CẤN TRAI

Lời nói là tiếng của lòng, mà thơ là anh hoa của lời nói nhưng có tiết tấu mà thôi. Làm thơ chẳng qua mấy điều cách, khí, tự cú, điển cố. Thường nhân cách trội thì thơ nhiều trang nhã; khí trội thì thơ hùng hồn; câu chữ trội thì thơ đẹp đẽ tú lệ; điển cố trội thì thơ phong phú. Sự trong, đục, khéo, vụng ở con người cũng không ngoài những điều ấy, thế nên, xem thơ thì biết được người. Trịnh hầu Cấn Trai là người nổi tiếng ngày nay, tiên tổ của ông vốn người Phúc Kiến, Quảng Đông, Trung Quốc, sang trú ngụ ở phương Nam đã mấy đời, mãi đến đời Trịnh hầu mới yên ổn. Từ nhỏ đã theo đòi bút mực, thường có khí lạ, mỗi khi soạn thuật thường có kiến giải hơn các bạn đồng lứa, như thế mà dùng ở đời thì quả thật có thể nổi danh về văn học. Ông rất thích làm thơ, từ khi giữ chức hàn lâm liền được thoả ý đề vịnh, kế ông theo việc bạ tịch, đi khắp nơi nhưng cũng không bỏ việc ngâm vịnh. Nên những sáng tác của ông chỉ riêng thơ là nhiều. Tôi trước lúc vào Gia Định, thường được thấy các bản thảo rời rạc của ông, tự lấy làm ngưỡng mộ vô cùng. Mùa hè năm Nhâm Tuất (1802), Trịnh hầu được tuyển làm chánh sứ, mùa đông năm ấy, tôi cũng nối việc đi sứ sang Trung Quốc. Sau khi gặp nhau ở thành Quế (Quế Lâm, Quảng Đông), sớm tối nắm tay, đi về quây quần, mới hiểu biết được tâm ý.Ông là người ôn hoà mà không vẩn tục, giản dị mà không ngạo vật, giàu sang chẳng phóng túng, uy vũ chẳng khuất phục, có chí khí lỗi lạc chẳng mòn, thế nên phát lộ thành thơ, lòng nghĩ, hứng đến đều tự nhiên vào thơ, chẳng đợi kết cấu, chẳng nhờ chạm trổ mà thơ ông lớn rộng, sâu xa, âm vận du dương vời vợi, như đền đài hư ảo trên biển cả không thể sờ mó, như sấm nổ sóng gào chẳng thể nắm bắt, lúc thì xếp bày câu chữ mà chẳng thấy dấu vết, lúc thì dẫn dụng điển cố mà khéo léo hoà hợp. Ôi, thơ của Trịnh hầu có thể gọi là khí trội vậy, thế nên thơ ông nhiều hùng hồn! Tôi đối với thơ rất vụng về lại lười nhác, đâu đủ vượt qua rào giậu của ông, thỉnh thoảng cùng xướng hoạ với Trịnh hầu cũng được mở mang thêm. Lúc nhàn rỗi việc công được ông đưa xem Thoái thực truy biên, Quan quang tập gần ba trăm bài, lại nhờ tôi viết tựa. Tôi nhận lời rồi đọc hết một mạch, nhân đó lược lấy những lời hay thường ngày đem đặt ở đầu sách. Tuy vậy, tài thơ đâu đủ để nói hết những cái hay của Trịnh hầu. Trịnh hầu khi đắc chí thì hành đạo theo phép tắc mà rộng lượng, lấy ôn nhu đôn hậu để thực hành chính sách truất bỏ cất nhắc, khuyến khích trừng phạt, cho nên đối với bậc phong nhã đáng khen thì tiến cử lên như họ Hàn họ Âu, trên phò thiên tử thánh minh giáo hoá đồng văn, thì những điều mà ông nuôi dưỡng tích chứa trước đây vẫn còn. Tôi rất trông mong điều ấy ở ông mà làm bài tựa này.

Ngày lành thượng tuần tháng giêng năm Gia Long thứ 4 (1805) Lễ bộ Tả tham tri Quỳ Giang Nguyễn Địch Cát đề tựa.


3.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.

艮 齋 詩 集 跋


Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 31

四 時 有 秋 而 肅 殺 果 天 心 乎 ? 五 音 有 商 而 悲 傷 果 樂 意 乎 ? 詩 窮 然 後 工 而 荒寒 蕭 瑟 悽 惋 激 烈 則 非 詩 之 教 也 。夫 言 出 於 暫,徵 於 久,興 發 乎 心,關 乎 身 。君子 和 其 所 養 以 大 其 所 受,豈 逐 逐 於 韻 句 之 末 也 。世 之 好 以 詩 鳴,往 逞 構 思 如秋,矢 音 如 商,其 荒 寒 蕭 瑟 如 寡 婦 夜 啼,羈 人 寒 起 ;其 悽 惋 激 烈 如 亡 臣 去 國 、壯 士 臨 戎 。詩 誠 工 矣,極 至 於 李 、杜 、元 、白 而 已 矣 。求 其 溫 柔 敦 厚 之 體,寬裕 和 平 之 氣, 窮 則 爲 考 槃 、 泌 水,達 則 爲 卷 阿 、 天 保 。 賦 宴 題 樓,獻 廟 登 郊無 入 而 不 自 得,韓 、范 、歐 、蘇 殆 由 此 其 選 乎 ?尚 書 鄭 公 朝 名 卿 也,公 初 以 文學 受 知,凡 平 昔 之 所 磨 礪 蓋 將 措 之 爲 事 業,故 不 忍 以 世 之 所 好 者 賊 吾 之 所養,拙 於 是 集 有 以 窺 公 之 梗 概 焉 。方 其 獨 夫 橫 行,爵 火 爲 光,明 王 未 興,良 禽焉 棲 塵 中,布 衫 朝 風 夕 雨,感 赤 狐 而 思 黃 鳥,窮 愁 之 況 何 如 也,而 公 樂 行 憂違,不 是 無 悶 。丁 未 以 前 諸 作 類 皆 渾 涵 風 雅,譬 之 鏡 花 水 月 色 相 自 在 。及 其王 師 進 討,六 飛 駕 海,讎 敵 在 前,戎 功 稽 日,風 濤 矢 石 互 相 爲 難,公 出 調 餽餉,入 參 帷 幄,慮 事 於 毫 忽,應 變 於 眉 睫,而 能 忠 以 鎮 情,義 以 制 命,形 諸 吟 諷寄 憶,不 過 寫 其 磥 砢 磊 磈 之 氣。過 潭 之 鴈 而 影 不 留,沖 斗 之 劍 而 芒 不 露,所 謂溫 厚 和 平 者 非 歟 。宜 其 荷 天 庥,紆 帝 眷,信 步 扶 搖,唾 手 纍 若,爲 國 名 臣,爲時 良 使,翱 翔 廊 廟,出 入 朝 郡。其 詩 如 其 人,其 所 受 如 其 所 養。他 日 薰 時 之歌,喜 起 之 吟,九 重 有 以 屬 龢 者,公 其 韓 、范 、 歐 、蘇 中 人 也 。若 夫 觀 光 集 則公 之 得 志 時 作,國 事 既 濟,吾 願 亦 足,於 以 彌 縫 玉 帛,省 勅 蘩 薇,心 平 故 無 險思,境 順 故 無 危 辭,未 足 以 是 爲 公 奇 也 。拙 疏 狂 晚 進 文 章 知 遇 與 公若 無 緣者 。壬 戌 夏,公 詣 覲 京 邸,拙 得 因 葵 江 阮 侯 一 覲 台 範,自 以 爲 獲 覩 大 觀 矣 。是年 公 尋 有 皇 華 之 命,拙 亦 隨 駕 北 征,芝 眉 一 別,動 三 星 霜,乃 今 始 得 周 旋,而錦 堂 之 駕 公 又 行 且 著 韉 。拙 從 來 之 心 想 神 慕 僅 得 見 於 是 集。過 此 而 春 梅 夏 蓮秋 菊 冬 松 芬 芳 特 達,各 以 時 見 則 又 烏 可 得 而 限 量 耶 ? 阮 侯 深 取 是 集 因 以 序 示拙,拙 又 反 覆 公 詩 而 參 以 阮 侯 之 序,其 如 畫 工 傳 神 一 般,神 固 可 傳 畫 之 者 尤曲 盡 其 形 容 。易 曰﹕ 書 不 盡 言,言 不 盡 意,遂 忘 固 陋 悉 次 其 辭 以 跋 。

嘉 隆 四 年 仲 春 月 穀 旦

吏 部 參 知 澧 溪 侯 吳 時 位 書

CẤN TRAI THI TẬP BẠT

Tứ thời hữu thu nhi túc sát quả thiên tâm hồ? Ngũ âm hữu thương nhi bi thương quả nhạc ý hồ? Thi cùng nhiên hậu công nhi hoang hàn tiêu sắt thê uyển khích liệt tắc phi thi chi giáo dã. Phù ngôn xuất ư tạm, trưng ư cửu, hưng phát hồ tâm, quan hồ thân. Quân tử hoà kỳ sở dưỡng dĩ đại kỳ sở thụ, khởi trục trục ư vận cú chi mạt dã. Thế chi hiếu dĩ thi minh, vãng sính cấu tứ như thu, thỉ âm như thương, kỳ hoang hàn tiêu sắt như quả phụ dạ đề, ki nhân hàn khởi; kỳ thê uyển khích liệt như vong thần khứ quốc, tráng sĩ lâm nhung. Thi thành công hĩ, cực chí ư Lý, Đỗ, Nguyên, Bạch nhi dĩ hĩ. Cầu kỳ ôn nhu đôn hậu chi thể, khoan dụ hoà bình chi khí, cùng tắc vi Khảo bàn, Bí thuỵ, đạt tắc vi Quyển a, Thiên bảo. Phú yến đề lâu, hiến miếu đăng giao, vô nhập nhi bất tự đắc, Hàn, Phạm, Âu, Tô đãi do thử kỳ tuyển hồ? Thượng thư Trịnh công triều danh khanh dã, công sơ dĩ văn học thụ tri, phàm bình tích chi sở ma lệ, cái tương thố chi vi sự nghiệp, cố bất nhẫn dĩ thế chi sở hiếu giả tặc ngô chi sở dưỡng, chuyết ư thị tập hữu dĩ khuy công chi ngạnh khái yên. Phương kỳ độc phu hoành hành, tước hoả vi quang, minh vương vị hưng, lương cầm yên thê, trần trung bố sam, triêu phong tịch vũ, cảm xích hồ nhi tư hoàng điểu, cùng sầu chi huống hà như dã, nhi công lạc hành ưu vi, bất thị vô muộn. Đinh Mùi dĩ tiền chư tác loại giai hồn hàm phong nhã, thí chi kính hoa thuỵ nguyệt, sắc tướng tự tại. Cập kỳ vương sư tiến thảo, lục phi giá hải, thù địch tại tiền, nhung công kê nhật, phong đào thỉ thạch hỗ tương vi nạn, công xuất điều quỷ hưởng, nhập tham duy ốc, lự sự ư hào hốt, ứng biến ư my tiệp, nhi năng trung sĩ trấn tình, nghĩa sĩ chế mệnh. Hình chư ngâm phúng ký ức, bất quá tả kỳ luỷ kha lỗi hội chi khí. Quá đàm chi nhạn nhi ảnh bất lưu, xung đẩu chi kiếm nhi mang bất lộ, sở vị ôn hậu hoà bình giả phi dư? Nghi kỳ hà thiên hưu, hu đế quyến, tín bộ phù dao, thoá thủ luỷ nhược, vi quốc danh thần, vi thời lương sứ, cao tường lang miếu, xuất nhập triều quận, kỳ thi như kỳ nhân, kỳ sở thụ như


kỳ sở dưỡng. Tha nhật huân thời chi ca, hỵ khởi chi ngâm, cửu trùng hữu sĩ chúc hoà giả, công kỳ Hàn, Phạm, Âu, Tô trung nhân dã. Nhược phù Quan quang tập tắc công chi đắc chí thời tác, quốc sự ký tế, ngô nguyện diệc túc, ư dĩ di phùng ngọc bạch, tình sắc phiền vi, tâm bình cố vô hiểm tứ, cảnh thuận cố vô nguy từ, vị túc dĩ thị vi công kỳ dã. Chuyết, sơ cuồng vãn tiến, văn chương tri ngộ dữ công nhược vô duyên giả. Nhâm Tuất hạ, công nghệ cận kinh kỳ, chuyết đắc nhân Quỳ Giang Nguyễn hầu nhất cận đài phạm, tự dĩ vi hoạch đổ đại quan hĩ. Thị niên, công tầm hữu hoàng hoa chi mệnh, chuyết diệc tuỳ giá bắc chinh, chi my nhất biệt, động tam tinh sương, nãi kim thuỵ đắc chu tuyền, nhi cẩm đường chi giá, công hựu hành thả trứ tiên. Chuyết tùng lai chi tâm tưởng thần mộ cẩn đắc kiến ư thị tập, quá thử nhi xuân mai hạ liên thu cúc đông tùng phân phương đặc đạt, các dĩ thời hiện, tắc hựu ô khả đắc nhi hạn lượng da? Nguyễn hầu thâm thủ thị tập nhân dĩ tự thị chuyết, chuyết hựu phản phúc công thi nhi tham dĩ Nguyễn hầu chi tự, kỳ như hoạ công truyền thần, thần cố khả truyền hoạ chi giả, vưu khúc tận kỳ hình dung. Dịch viết: Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý, toại vong cố lậu tất thứ kỳ từ dĩ bạt.

Gia Long tứ niên trọng xuân cốc đán,

Lại bộ Tham tri Lễ Khê hầu Ngô Thì Vị thư.


Dịch:

BÀI BẠT TẬP THƠ CẤN TRAI

Bốn mùa, có mùa thu là tiêu điều nghiêm khốc, hẳn lòng trời chăng? Năm âm, có âm thương là bi đát hẳn ý nhạc chăng? Thơ, phải khốn cùng sau đó mới hay, nhưng hoang lạnh, hiu hắt, thê lương, khích liệt thì không phải là giáo hoá của thơ. Thường lời nói phát ra trong chốc lát mà làm chứng cứ lâu dài; hứng thú phát ra từ tâm, mà quan hệ đến thân. Người quân tử điều hoà sự tu dưỡng để làm lớn rộng điều mình nhận, há đâu cứ theo đuổi cái ngọn của câu chữ vần điệu. Người đời thích dùng thơ để mình được nổi tiếng, nên thường sính kiểu cấu tứ như mùa thu, buông tiếng như tiếng thương, hoang lạnh hiu hắt như người quả phụ than khóc trong đêm, như lữ khách đêm đông thức giấc; thê lương khích liệt như kẻ bầy tôi rời nước, tráng sĩ vào trận. Thơ chân thành mới là hay, hay nhất thì như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Nguyên Chẩn, Bạch Cư Dị mà thôi. Theo đuổi phong cách ôn nhu đôn hậu, khí cách khoan thai thong thả hoà nhã, khi cùng thì làm Khảo bàn, Bí thuỷ, khi đạt thì như Quyển a, Thiên bảo. Làm phú giữa tiệc, đề thơ trên lầu, thơ dâng nơi lang miếu, thơ tế đất trời, chẳng đâu chẳng dự mà không tự đắc, Hàn Dũ, Phạm Trọng Yêm, Âu Dương Tu, Tô Thức, đều từ chỗ ấy mà tuyển ra chăng? Thượng thư họ Trịnh là danh thần triều ta, lúc đầu ông nhờ vào văn học mà được tri ngộ, phàm những gì ông mài dũa tôi rèn ngày trước đều đem ra thi thố vào sự nghiệp, nên chẳng nỡ vì cái người đời thích mà làm hại cái mình tu dưỡng, xem qua tập thơ này có thể thấy đại khái về ông. Huống gì nhân buổi độc phu hoành hành, lửa đóm cho là sáng, bậc vua sáng chưa nổi lên, cánh chim lành trong trần đời biết đỗ đâu, áo vải sớm gió chiều mưa, cảm nỗi cáo đỏ mà thương nỗi chim vàng1, cảnh huống khốn cùng sầu khổ như vậy mà ông vẫn vui làm, lo lắng những việc ngang trái, dẫu không được người đời biết cũng không buồn. Những bài thơ làm trước năm Đinh Mùi (1787) đều phong nhã hồn hậu, thí như bóng hoa trong gương, vầng trăng đáy nước, sắc tướng tự tại. Đến khi vương sư tiến chinh, nhà vua đích thân ngự giá2 vượt biển, quân thù trước mắt, việc quân tính từng ngày, sóng cả gió to, mũi tên hòn đạn, cùng nhau gây nạn, ông ngoài thì lo chu cấp lương thực, trong thì dự bàn sách lược, lo việc từ mảy may, ứng biến trong nháy mắt, mà vẫn có thể đem lòng trung lo việc, lấy nghĩa sai khiến mệnh lệnh, đều hiện ra nơi ngâm vịnh gởi nỗi niềm, chẳng qua là ghi lại cái khí trắc trở gập ghềnh của ông. Cánh nhạn qua đầm bóng chẳng lưu, kiếm khí xông trời ánh chẳng lộ, cái gọi là ôn nhu đôn hậu chẳng phải thế sao? Nên ông đội ơn trời, được vua thương, vững bước chống đỡ, xoa tay trước khó khăn, là danh thần của nước, là sứ giỏi bấy giờ, rong chơi nơi lang miếu, vào ra chốn triều quận. Thơ ông như người ông, điều mà ông nhận được như điều mà ông tu dưỡng. Ngày sau khi bài ca mừng gió ấm, khúc ngâm vui đứng lên, nếu đấng cửu trùng có điều phó thác, ông là người đứng chung trong đám Hàn Dũ, Phạm Trọng Yêm, Âu Dương Tu, Tô Thức ấy vậy. Như xem tập Quan quang là những bài viết khi ông đắc chí, việc nước đã



1 Nỗi cáo đỏ dịch từ chữ xích hồ hay hồng hồ, một loại cáo có lông đỏ thẫm, lông của nó rất quý có thể dùng làm áo lông. hoàng điểu là chim hoàng ly. Nỗi chim vàng dịch từ hoàng điểu. Bài Miên man trong Kinh Thi mượn lời chim hoàng ly để nói lên tình cảnh của một người chịu lao khổ mong có người cho ăn uống và dạy bảo. Ở đây ý chỉ cảnh huống khổ cực cơ hàn.

2 Dịch từ chữ Lục phi: cũng viết là 六騑 hoặc 六蜚 . Xưa, xe của hoàng đế thắng 6 ngựa để kéo, đi nhanh như bay, nên gọi

như vậy. Về sau, từ này dùng để chỉ đích thân hoàng đế ngự giá, hoặc chỉ xa giá nhà vua.


lặng, nguyện ông cũng thoả, thế rồi bổ cứu sách vở, xem xét việc nhà, lòng yên nên ý tứ không hiểm quái, cảnh thuận nên lời lẽ chẳng lạ lùng, chưa đủ để xem là sự kỳ vĩ của ông. Tôi tính tình sơ cuồng chậm tiến, việc gặp gỡ văn chương với ông thật là chưa có duyên. Mùa hè năm Nhâm Tuất (1802), ông đến chầu nơi kinh kỳ, tôi nhờ Quỳ Giang Nguyễn hầu (Nguyễn Địch Cát) mới được gặp mặt ông, tự cho là mình được tận mắt mở rộng tầm mắt vậy. Năm ấy, ông được mệnh đi sứ, tôi cũng theo giá bắc chinh, lần ấy chia tay, thoắt đến ba thu, đến nay mới được gặp gỡ, mà xe gấm nhà quan ông phải thắng yên ra đi1. Tôi từ xưa đến nay vẫn lòng mong ý mến, chỉ được thấy ở tập này, qua đó mà mai xuân, sen hạ, cúc thu, đông tùng, ngạt ngào riêng vẻ, thứ nào cũng hiện đúng lúc, thì sao có thể nhón lấy mà đo lường? Nguyễn hầu thâm đắc được tập thơ này nhân đó đưa bài tựa cho tôi xem, tôi lại xem đi xem lại thơ ông và xem thêm bài tựa của Nguyễn hầu, ông giống như hoạ sĩ vẽ truyền thần, thần vốn dĩ có thể truyền được, thì người hoạ sĩ phải nắm hết được hình dung của nó. Kinh Dịch nói: Thư không thể nói hết lời, lời không thể nói hết ý, bèn quên mình thô lậu quê mùa mà nói ra hết lời mình để ở dưới tập thơ.

Ngày lành tháng 2, năm Gia Long thứ 4 (1805) Tham tri bộ Lại, Lễ Khê hầu Ngô Thì Vị viết.


4.

讀艮齋詩集跋


子曰:誦詩三百,授之以政不達,使於四方不能專對,雖多,亦奚以爲?”信哉! 詩之有益於人國也。蓋窮經將以致用,故達於詩者,內外修治,爲天保采薇。原隰馳驅,爲皇華枤杜。當重任而霖四海,翊昌運而潤鴻猷,皆詩之用也。詩始於扶徠罔罟之歌,盛於慶雲南風之詠,至四始之詩而大備。中古流爲七言五言小律排律與歌曲詞調皆詩也。嘗奉讀艮齋詩集,竊有感焉。集中一曰退食追編,取詩退食自公之義,即語之所謂授政也。一曰觀光集,取易觀國之光之義,即語之所謂專對也。一曰可以集,取語曰詩可以興可以觀可以群可以怨之義。集凡三內可以集畧記應酬之大概,僅四十餘首。至於篇什之博,註引之詳,惟退食與觀光二集,蓋主意專以從政專對爲重。抑相公之授政之專對,視之古人尤難焉。粵自天造草昧成旅崎嶇,軍政民庸事幾轇轕,而新邦事體多爲僞西所遮飭,燕京天遠音問初通,又非尋常旌節可比。相公居而從政,內參廟筭,外贊軍儲,章縫於矢石之塲,羈靮於風塵之會。出而奉使,水達海程,陸穿新驛,委曲於請封之表,辨析於稱號之書,其難中之難又如此。方且左右逢原從容囘幹,國務使華不勞而濟。當此倥偬喧豗之際,人處之若不堪其憂而胸次裕然無一芥蔕,優游吟咏盈篇滿什宛然如當謳歌,雅頌之治朝。其掀天揭地之大材,聳壑昂霄之偉器,可以見其倪矣。相公以中州望閥浮海而南,僻居南服,其地乃帆檣之所,又生當雲雷之會,朝夕避地,不遑啟處,算來燈卷,工夫與古人,青年作賦,皓首窮經,何啻倍蓰。今讀其詩集,用意渾厚,措辭莊雅,恂恂然有大家風,深得溫柔敦厚之教。又按集中,所編上自壬寅,下至壬戌,前後殆三十年中間,韜晦逋避,遭遇追隨,出入均勞,趨赴唯命。地有忙閑之別,年有彊壯之殊,而詩集諸作,毫無痕跡,隱然一氣呵成,非胸中成竹得之天然何能及此。相公今以天官正卿協督嘉定,最類韓魏公,晝錦堂春風和氣與物無忤,泰山喬岳爲人所依裁斷之。暇時與翰墨家笑語周旋。微北河人,奉督城學,辱蒙光顧,常出詩集見示囑令訂序。古人有言,凡看大人文字輒以好好二字,塞責不諂則傲。微誠不敏,不敢以諂傲自居,登受唯命,回堂憑几奉讀,心閱誠服,集端有葵江阮侯,澧溪吳侯兩序委婉明白,內有洪山阮禮部朱評,字句穩當,區區淺晚,何敢俎豆其間,然旣仰承成命輒罄所見僭附墨跡再贅跋其後亦求教之意云耳。儻爲澧溪,洪山所笑,是甘庶免自笑而已。再拜謹書

嘉隆十七年孟秋月望日

翰林院行嘉定城正督學耀光伯高輝耀再拜謹書。


1 Chỉ việc Trịnh Hoài Đức sắp vào Gia Định giữ chức Hiệp Lưu trấn Gia Định năm Gia Long thứ 4 (1805).


ĐỘC CẤN TRAI THI TẬP BẠT

Tử viết: "Tụng Thi tam bách, thụ chi dĩ chính bất đạt, sứ ư tứ phương bất năng chuyên đối, tuy đa diệc hề dĩ vi tín tai? Thi chi hữu ích ư nhân quốc dã. Cái cùng kinh tương dĩ trí dụng, cố đạt ư Thi giả, nội ngoại tu trị, vi Thiên bảo Thái vi. Nguyên thấp trì khu, vi Hoàng hoa Đệ đỗ. Đương trọng nhiệm nhi lâm tứ hải, dực xương vận nhi nhuận hồng du, giai Thi chi dụng dã. Thi thuỵ ư Phù lại Võng cổ chi ca, thịnh ư Khánh vân Nam phong chi vịnh. Chí Tứ Thuỵ chi thi nhi đại bị, trung cổ lưu vi thất ngôn, ngũ ngôn, tiểu luật, bài luật dữ ca khúc, từ điệu giai thi dã. Thường phụng độc Cấn Trai thi tập, thiết hữu cảm yên. Tập trung, nhất viết Thoái thực truy biên, thủ Thi thoái thực tự công chi nghĩa, tức Ngữ chi sở vị thụ chính dã. Nhất viết Quan quang tập, thủ Dịch quan quốc chi quang chi nghĩa, tức Ngữ chi sở vị chuyên đối dã. Nhất viết Khả dĩ tập, thủ Ngữ viết thi khả dĩ hưng khả dĩ quan khả dĩ quần khả dĩ oán chi nghĩa. Tập phàm tam nội, Khả dĩ tập lược ký ứng thù chi đại khái, cận tứ thập dư thủ. Chí ư thiên thập chi bác, chú dẫn chi tường, duy Thoái thực dữ Quan quang nhị tập, cái chủ ý chuyên dĩ tòng chính chuyên đối vi trọng, ức tướng công chi thụ chính chi chuyên đối, thị chi cổ nhân vưu nan yên. Việt tự thiên tạo, thảo muội thành lữ khi khu, quân chính dân dung sự kỵ giao cát nhi tân bang sự thể đa vị nguỳ tây sở già sức. Yên Kinh thiên viễn âm vấn sơ thông, hựu phi tầm thường tinh tiết khả tỵ. Tướng công cư nhi tòng chính, nội tham miếu toán, ngoại tán quân trừ, chương phùng ư thỉ thạch chi trường, ky đích ư phong trần chi hội. Xuất nhi phụng sứ, thuỵ đạt hải trình, lục xuyên tân dịch, uỵ khúc ư thỉnh phong chi biểu, biện tích ư xưng hiệu chi thư, kỳ nan trung chi nan hựu như thử. Phương thả tả hữu phùng nguyên thung dung hồi cán, quốc vụ sứ Hoa bất lao nhi tế. Đương thử, không tổng huyên hôi chi tế, nhân xử chi nhược bất kham kỳ ưu nhi hung thứ dụ nhiên vô nhất giới đế, ưu du ngâm vịnh doanh thiên mãn thập uyển nhiên như đương âu ca, Nhã tụng chi trị triều. Kỳ hân thiên yết địa chi đại tài, tủng hác ngang tiêu chi vĩ khí, khả dĩ kiến kỳ nghê hĩ. Tướng công dĩ Trung Châu vọng phiệt, phù hải nhi Nam, tích cư Nam phục, kỳ địa nãi phàm tường chi sở, hựu sinh đương vân lôi chi hội, triêu tịch tỳ địa, bất hoàng khải xứ, toán lai đăng quyển, công phu dữ cổ nhân, thanh niên tác phú, hạo thủ cùng kinh, hà thí bội tỵ. Kim độc kỳ thi tập, dụng ý hồn hậu, thố từ trang nhã, tuân tuân nhiên hữu đại gia phong, thâm đắc ôn nhu đôn hậu chi giáo. Hựu án tập trung sở biên, thượng tự Nhâm Dần, hạ chí Nhâm Tuất, tiền hậu đãi tam thập niên trung gian, thao hối bô tỳ, tao ngộ truy tuỳ, xuất nhập quân lao, xu phó duy mệnh. Địa hữu mang nhàn chi biệt, niên hữu cường tráng chi thù, nhi thi tập chư tác, hào vô ngân tích, ẩn nhiên nhất khí kha thành, phi hung trung thành trúc đắc chi, thiên nhiên hà năng cập thử. Tướng công kim dĩ Thiên quan chính khanh Hiệp đốc Gia Định, tối loại Hàn Nguỳ công, trú cẩm đường xuân phong, hoà khí dữ vật vô ngỗ, Thái sơn kiều nhạc, vi nhân sở y tài đoán chi. Hạ thời dữ hàn mặc gia tiếu ngữ chu tuyền.Vi Bắc Hà nhân, phụng Đốc thành học, nhục mông quang cố, thường xuất thi tập, kiến thị chúc lệnh đính tự. Cổ nhân hữu ngôn, phàm khán đại nhân văn tự, triếp dĩ hảo hảo nhị tự, tắc trách bất siểm tắc ngạo. Vi thành bất mẫn, bất cảm dĩ siểm ngạo tự cư, đăng thụ duy mệnh, hồi đường bằng kỵ phụng độc, tâm duyệt thành phục. Tập đoan hữu Quỳ Giang Nguyễn hầu, Lễ Khê Ngô hầu lưỡng tự uỵ uyển minh bạch, nội hữu Hồng Sơn Nguyễn Lễ bộ chu bình, tự cú ổn đáng, khu khu thiển vãn, hà cảm trở đậu kỳ gian, nhiên ký ngưỡng thừa thành mệnh, triếp khánh sở kiến tiếm phụ mặc tích tái chuế bạt kỳ hậu, diệc cầu giáo chi ý vân nhĩ. Thảng vi Lễ Khê, Hồng Sơn sở tiếu, thị cam thứ miễn tự tiếu nhi dĩ. Tái bái cẩn thư.

Gia Long thập thất niên mạnh thu nguyệt vọng nhật

Hàn lâm viện Hành Gia Định thành Chính đốc học Diệu Quang bá Cao Huy Diệu tái bái cẩn thư.


Dịch:

BÀI BẠT ĐỌC TẬP THƠ CẤN TRAI

Khổng Tử nói: Đọc ba trăm bài kinh Thi, trao việc chính trị cho người ấy, mà người ấy không làm được, bảo đi sứ bốn phương mà không thể tự đối đáp được, thì dẫu đọc nhiều, phỏng có ích gì? Điều ấy xác đáng thay! Thi có ích đối với người ta, với đất nước vậy. Phàm, thông suốt kinh sách ắt có chỗ đáng dùng, nên người thấu đạt Thi, trong ngoài tự tu sửa mà thịnh trị, như là Thiên bảo, Thái

vi. Rong ruổi trên đường, là Hoàng hoa, Đệ đỗ. Gánh việc lớn mà có thể thảnh thơi bốn biển, giúp vận mới mà thấm nhuần bao la, đều là do cái dụng của Thi cả. Thơ bắt đầu từ lời hát Phù lai1, lời ca


1 Phù lai: tên khúc nhạc của vua Phục Hy, còn có nghĩa là “Phong lai” (Gió thổi).


đánh cá, rồi thịnh ở bài vịnh Khánh vân (mây lành), Nam phong (gió mát), đến Kinh Thi1 thì đầy đủ. Trung cổ chia làm thơ thất ngôn, ngũ ngôn, tiểu luật, bài luật, và kể cả ca khúc, từ điệu đều là thơ cả. Từng phụng mệnh đọc tập thơ Cấn Trai, trộm có vài cảm xúc vậy. Trong tập thơ, có một tập tựa là Thoái thực truy biên, tức lấy nghĩa câu “Thoái thực tự công” (từ triều đình, cửa công, lui về nhà mà ăn cơm) trong kinh Thi, tức điều mà sách Luận ngữ gọi là trao cho việc chính trị. Một tập tựa là Quan quang, thì lấy nghĩa “quan quốc chi quang” (xem cảnh tượng đất nước) trong kinh Dịch, tức điều mà Luận ngữ gọi là tự đối đáp. Một tập tựa là Khả dĩ, thì lấy ý nghĩa “Thi khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán” trong Luận ngữ. Trong ba tập ấy, tập Khả dĩ ghi chép đại khái những việc ứng thù, chỉ khoảng hơn 40 bài. Còn như nói về sự uyên bác của tác phẩm, chú dẫn rõ ràng, thì chỉ có hai tập Thoái thực và Quan quang, có lẽ chủ ý cho rằng theo việc chính sự, đi sứ đối đáp là trọng. Dường như việc quan, đi sứ của tướng công xem ra càng khó hơn người xưa? Đất Việt ta từ khi mới mở mang chốn cỏ hoang thành làng xóm, việc quân việc dân hầu như còn lộn xộn, mà sự thể của tân bang phần nhiều bị nguỵ tây2 ngăn trở, Yên kinh xa thẳm, tin tức vừa thông, thì việc cầm cờ tiết đi sứ nào phải bình thường có thể sánh được. Tướng công theo việc chính mà an nhiên, trong thì tham dự mưu tính, ngoài thì giúp việc quân lương, tấu chương làm trong trận đạn làn tên, cầm cương ở hội gió bụi phong trần. Ra thì phụng mệnh đi sứ, đường thuỷ giong ra biển cả, đường bộ xuyên qua trạm dịch, uyển chuyển với biểu thỉnh phong, phân tích rành rọt thư xưng quốc hiệu, điều ấy quả là điều khó trong khó đến như vậy. Huống lại tả hữu đối đáp, thong dong xoay xở, việc nước đi sứ hoàn thành mà chẳng nhọc. Đương lúc giữa chiến trận đánh nhau gấp rút, thân ở trong đó mà như không chịu nỗi lo, lòng thong dong tựa không vướng víu chút gì, dạo chơi ngâm vịnh thơ ca đầy rẫy, nhẹ nhàng như hát ca, dùng Nhã, Tụng trị chính. Cái tài lương đống chống trời đỡ đất, khí vũ vút núi xuyên mây, có thể đều thấy điều đó ở đây. Tướng công dòng dõi danh gia vọng tộc từ Trung Quốc vượt biển vào nước Nam, ở chốn miền Nam, đất ấy là nơi trọng yếu, lại sinh gặp buổi mây giăng sấm động, sớm tối phải trốn tránh, chẳng kịp mở mang, mà cũng lo việc đèn sách, công phu sánh cùng người xưa, tuổi trẻ đã làm thơ phú, bạc đầu còn sôi kinh, còn hơn gấp nhiều lần như thế. Nay đọc tập thơ của ông, dùng ý tứ thì hồn hậu sâu lắng, chọn chữ trang nhã, rõ ràng là có phong cách bậc đại gia, thâm đắc ý ôn nhu đôn hậu. Lại xét trong tập thơ, những bài thơ làm trên từ Nhâm Dần dưới đến năm Nhâm Tuất, trong khoảng hơn ba chục năm, những ngày tháng lánh nạn, buổi gặp gỡ đi theo, ra vào đều nhọc, tiến lùi theo mệnh. Đất có sai khác giữa người bận rộn kẻ nhàn rỗi, tuổi tác có sai khác khoẻ mạnh, mà những bài thơ trong tập, vẫn không chút vết tích, thơ thành tự nhiên, nếu chẳng phải người trong lòng tự nhiên sẵn có thì làm sao có thể được như thế. Tướng công nay vì triều đình mà làm bậc chính khanh giúp việc đôn đốc thành Gia Định, thật giống như Hàn Nguỵ công, giữa nhà gấm khí hoà gió mát chẳng trái với vật, như núi cao non cả là nơi mọi người trông cậy. Lúc rảnh rỗi, cùng khách thơ văn nói cười chu đáo. Tôi người ở Bắc Hà, phụng mệnh nhận chức Đốc học thành Gia Định, được ông chiếu cố, thường đưa tập thơ cho tôi xem bảo tôi viết tựa. Người xưa có câu, thường xem chữ nghĩa của bậc đại nhân thì nói liền hai chữ “hay hay”, nếu như khước từ không theo thì cho là ngạo. Tôi thật tình không tài cán gì, chẳng dám đưa mình vào chỗ siểm ngạo, bèn nhận lãnh đem về nhà dựa án mà đọc, lòng thấy vui mà thành tâm phục theo. Đầu tập có hai bài tựa của Quỳ Giang Nguyễn hầu và Lễ Khê Ngô hầu, rõ ràng sáng sủa, bên trong có lời bình của Hồng Sơn Nguyễn Lễ bộ, câu chữ thoả đáng, trong sáng dễ hiểu, đâu dám bày vẽ chen vào giữa, nhưng đã nhận lời theo mệnh, bèn vắt hết những hiểu biết của mình xin để phụ bút tích thêm vào lời bạt đặt phía sau, cũng là có ý xin được chỉ giáo mà thôi. Giả như có bị Lễ Khê, Hồng Sơn cười chê, thì cam lòng để khỏi tự cười mà thôi. Một lần nữa kính cẩn bái viết.

Ngày rằm tháng bảy, năm Gia Long thứ 17 (1818)

Hàn lâm viện, Hành Gia Định thành Chính đốc học, Diệu Quang Bá Cao Huy Diệu kính cẩn bái viết.


1 Dịch từ Tứ thuỵ. Có thuyết cho rằng: Tứ thuỵ tức chỉ “Phong”, “Tiểu nhã”, “Đại nhã”, “Tụng”, tức nói đến Kinh Thi. Thuyết khác cho rằng tứ thuỵ là bốn bài đầu tiên trong bốn phần của Kinh Thi. Chúng tôi theo thuyết đầu tiên, vì cách lý giải này có thể tìm thấy trong bài Thi Đại tự.

2 Nguỳ tây ở đây ý chỉ quân Tây Sơn.


5.

拾 英 堂 詩 集 序


世 之 所 謂 工 於 詩 者,謂 其 法 律 細 也, 謂 其 句 工 也, 謂 其 選 字 也 。 以 此 衡詩 誰 曰 不 1。 顧 吾 之 所 取 詩 從 聲 調 外 更 欲 紬 繹 而 別 2以 窺 其 至 性 至 情 之 所蘊 也 。 詩 以 言 志 者 也 。 凡 士 之 蓄 其 所 有 無 所 洩 則 弗 宣 。 是 故 燕 無 詩 惟 出 使行 役 則 有 詩 。 蓋 異 地 之 風 塵 景 色 色 皆 足 以 動 吾 鄉 閭 井 里 之 思, 觸 緒 懷 而長 言 詠 嘆, 遂 亹 亹 然 溢 出 於 喉 間 而 之, 能 禦 而 蘊 藉 者, 徵 其 中 和 豪 邁 者,騐 其 負 。 大 凡 學 士 言 志 者 所 爲 悉 本 於 詩 也, 至 於 忠 臣 義 士 或 賦 物 而 別 寄 遙情, 或 寫 景 而 3 寓 微 意, 而 生 平 一 段 惓 惓 君 國 之 忱 往 往 4 露 於 筆 端 而 不 自覺 。 是 則 所 謂 性 情 之 正 也 。 丙 寅 之 三 月, 予 到 越 南 主 於 故 人 5 6 侯 家 。吳 侯 出 詩 草 兩 帙 示 予, 且 囑 予 曰 : ■ 爲 我 序 之 。 予 閱 諸 作, 其 一 則 作 於 奉 命訪 黎 之 日, 其 一 則 作 於 縛 盜 入 貢 之 年 。■ ■ 之 不 文 正 。 昔 人 所 謂 望 門 牆 而 未入 其 宮 者 , 烏 足 以 序 吳 侯 之 詩 耶 ? 然 吾 思 吳 侯 昔 年 來 粵, 與 予 盤 桓 累 月,挹 其 言 論 丯 采, 蹇 蹇 氣 概 恆 寓, 彬 彬 風 雅 。中 集 中 雄 健 綺 麗 之 句 美 不 勝 收,而 吾 閱 至 身 世 無 聊 聖 帝 知 暨 義 以 君 臣 每 自 寬 等 語, 隱 然 尋 繹 其 惓 惓 君 國 之

7,未 嘗 不 執 卷, 流 連 而 三 復 之 不 置 也 。 大 凡 忠 君 者 必 信 友 。 此 吾 之 所 以 樂與 吳 侯 定 交 者 職 是 故 也 。

夫 詩 之 爲 教 正 欲 使 人 得 其 情 性 之 正 而 澤 身 於 忠 孝 節 義 之 間 也 。 事 有 關於 名 教, 予 又 何 得 不 敘 ? 以 予 之 所 欲 言 至, 其 詩 之 氣 格 渾 成, 琢 金 玉 以 成章, 織 經 史 而 作 錦, 斯 則 有 目 所 共 賞 者, 固 不 煩 予 之 品 題 也 。

嘉 隆 五 年 歲 次 丙 寅 蒲 月 吉 日 。 中 浣 廣 東 順 德 簡 圃 陳 濬 遠 拜 書 。

THẬP ANH ĐƯỜNG THI TẬP TỰ

Thế chi sở vị công ư thi giả, vị kỳ pháp luật tế dã, vị kỳ cú công dã, vị kỳ tuyển tự dã. Dĩ thử hoành thi thuỳ viết bất (mất một chữ). Cố ngô chi sở thủ thi tùng thanh điệu ngoại cánh dục trừu dịch nhi biệt (mất một chữ) dĩ khuy kỳ chí tính chí tình chi sở uẩn dã. Thi dĩ ngôn chí giả dã. Phàm sĩ chi súc kỳ sở hữu vô sở tiết tắc phí tuyên. Thị cố Yên (mất một chữ) vô thi, duy xuất sứ hành dịch tắc hữu thi. Cái dị địa chi phong trần (mất một chữ) cảnh sắc sắc giai túc dĩ động ngô hương lư tỉnh lý chi tứ, xúc tự (mất một chữ) hoài nhi trường ngôn vịnh thán, toại vỉ vỉ nhiên dật xuất ư hầu gian nhi (mất một chữ) chi, năng ngự nhi uẩn tạ giả, trưng kỳ trung hoà hào mại giả, nghiệm kỳ (mất một chữ) phụ. Đại phàm học sĩ ngôn chí giả sở vi tất bổn ư thi dã, chí ư trung thần nghĩa sĩ hoặc phú vật nhi biệt ký dao tình, hoặc tả cảnh nhi (mất một chữ) ngụ vi ý, nhi sinh bình nhất đoạn quyền quyền quân hoài chi thầm, vãng vãng (mất một chữ) lộ ư bút đoan nhi bất tự giác. Thị tắc sở vị tính tình chi chính dã. Bính Dần chi tam nguyệt, dư đáo Việt Nam chủ (trú -ND) ư cố nhân (mất một chữ) binh (mất hai chữ) hầu gia. Ngô hầu xuất thi thảo lưỡng trật thị dư, thả chúc dư viết: (mất hai chữ) vị ngã tự chi. Dư duyệt quan chư tác, kỳ nhất tắc tác ư phụng mệnh phỏng Lê chi nhật, kỳ nhất tắc tác ư phược đạo nhập cống chi niên. (mất hai chữ) chi bất văn chính. Tích nhân sở vị vọng môn tường nhi vị nhập kỳ cung giả, ô túc dĩ tự Ngô hầu chi thi da? Nhiên ngô tư Ngô hầu tích niên lai Việt, dữ dư bàn hoàn luỷ nguyệt, ấp kỳ ngôn luận phong thái, kiển kiển khí khái hằng ngụ, bân bân phong nhã. Trung tập trung, hùng kiện ỵ lệ chi cú, mỷ bất thăng thu, nhi ngô duyệt chí „Thân thế vô liêu thánh đế tri‟ kỳ „Nghĩa dĩ quân thần mỗi tự khoan‟ đẳng ngữ, ẩn nhiên tầm dịch kỳ quyền quyền quân quốc chi (mất một chữ), vị thường bất chấp quyển, lưu liên nhi tam phục chi bất trí dã. Đại phàm trung quân giả tất tín hữu. Thử ngô chi sở dĩ lạc dữ Ngô hầu định giao giả chức thị cố dã.


1 Những ô đen là những chữ bị mất hoặc không nhìn rõ trong nguyên văn.

2 Chúng tôi ngờ là chữ tài . 3 Chúng tôi ngờ là chữ thác. 4 Chúng tôi ngờ là chữ

5 Chúng tôi ngờ là chữ Ngô.

6 Chúng tôi ngờ là chữ bộ.

7 Chúng tôi ngờ là chữ thầm.


Phù thi chi vi giáo chính dục sử nhân đặc kỳ tình tính chi chính nhi trạch thân ư trung hiếu tiết nghĩa chi gian dã. Sự hữu quan ư danh giáo, dư hựu hà đắc bất tự ? Dĩ dư chi sở dục ngôn chí kỳ thi chi khí cách hồn thành trác kim ngọc dĩ thành chương, chức kinh sử nhi tác cẩm, tư tắc hữu mục sở cộng thưởng giả, cố bất phiền dư chi phẩm đề dã.

Gia Long ngũ niên tuế thứ Bính Dần bồ nguyệt cát nhật.

Trung Hoán Quảng Đông Thuận Đức Giản Phố Trần Tuấn Viễn bái thư.


Dịch:

BÀI TỰA TẬP THƠ THẬP ANH ĐƯỜNG

Cái mà người đời cho là thơ hay, chính là nói phép tắc thể cách của thơ nghiêm chỉnh, là nói câu cú khéo léo, là nói chọn chữ kỳ lạ, lấy điều ấy mà xét thơ, ai nói là không (mất chữ). Nhưng những bài thơ ta chọn lấy, ngoài thanh điệu ra, ta còn thích tìm ra chỗ biệt tài để xem cái uẩn khúc chí tình chí tính của nhà thơ. Thơ là để nói chí. Phàm kẻ sĩ chất chứa những điều ẩn ức mà không có nơi để phát ra thì không thể tỏ bày. Thế nên, Yên (mất chữ) không làm thơ mà khi đi sứ, hành dịch thì lại có thơ. Gió bụi, cảnh sắc nơi đất khách cũng đủ làm rung động nỗi niềm quê hương làng xóm của mình, xúc chạm nỗi lòng mà ca ngâm vịnh thán, dào dạt tràn ra nơi cổ họng mà (mất chữ), ấy là biết kiềm chế mà khoan dung, chứng tỏ ông là người trung hoà, khoáng đạt, lại nghiêm khắc.

Phàm là bậc học sĩ muốn nói chí mình thì đều làm thơ. Còn như các bậc trung thần nghĩa sĩ, hoặc làm thơ vịnh vật để gởi gắm tình ý sâu xa, hoặc tả cảnh để thác ngụ ẩn ý, còn nỗi tình thực cả một đời lắng lo cho việc vua việc nước thường thường thấm đẫm lộ ra nơi đầu ngọn bút nhưng không tự biết, đó chính là điều mà người ta gọi là tính tình thẳng ngay vậy. Tháng ba năm Bính Dần, tôi đến Việt Nam ngụ ở nhà người bạn cũ là (mất chữ) Binh (mất chữ) hầu gia. Hầu gia liền mang ra hai tập bản thảo thơ đưa tôi xem và nói tôi rằng, (mất chữ) vì tôi mà đề tựa. Tôi xem những bài thơ của ông, một tập được làm khi phụng mệnh tìm thăm tin tức của vua Lê, một tập được làm khi bắt bọn trộm cướp sang nộp cống (câu này có 6 chữ, mất hai chữ, nên không rõ ý, không thể dịch). Người xưa nói, “chỉ ngóng qua cửa rào mà chưa vào trong nhà”, làm sao đủ để viết tựa cho thơ của Ngô hầu? Nhưng tôi lại nhớ đến năm xưa khi Ngô hầu sang đất Việt (Quảng Đông), cùng tôi quấn quýt mấy tháng liền, giãi bày bàn luận lời lẽ đẹp đẽ, khí khái việc lưu trệ nơi đất khách mà phong nhã hài hoà. Trong tập thơ, những câu mạnh mẽ hùng tráng đẹp đẽ không thể kể hết, nhưng tôi xem đến những câu như “Thân thế vô liêu thánh đế tri” và “Nghĩa dĩ quân thần mỗi tự khoan” mới hé mở mối tơ tình khẩn thiết vì vua vì nước, tôi chưa từng bỏ quyển, cuốn trôi theo mà đọc đi đọc lại không rời. Phàm là người trung với vua thì ắt thành thật với bạn bè. Đó là lý do tôi vui vẻ cùng Ngô hầu kết giao.

Ôi, thơ là để giáo hoá cho ngay thẳng, muốn cho người ta có được tính tình ngay thẳng, và giúp cho thân mình vào trong điều trung, hiếu, tiết, nghĩa. Những việc liên quan đến danh giáo tôi lẽ nào lại không kể. Và điều mà tôi muốn nói đến là khí cách thơ ông hồn thành, mài dũa vàng ngọc mà thành chương, dệt kinh sử mà thành bài, thế thì những người có con mắt xanh hãy cùng nhau thưởng thức, mà không phiền vì lời phẩm đề của tôi vậy.

Ngày lành tháng năm, năm Bính Dần, Gia Long năm thứ 5 (1806).

Trung Hoán Thuận Đức Giản Phố Trần Tuấn Viễn bái viết ở Quảng Đông.


6.

拾英 堂 詩 序

汝 山 吳 子 之 爲 人 質 任 自 然, 最 喜 無 事, 是 集 有 詩 多 至 百 數 十 首, 竊 嘗怪 之,及 竟 其 集 則 天 籟 自 鳴, 意 到 筆 到, 不 費 推 敲, 求 索 之 勞 而 亦 無 椎 鑿 刻鏤 之 迹 。 朱 夫 子 所 謂 咨 嗟 詠 嘆 之 餘, 有 自 然 之 音 響, 節 族 斯 之 謂 歟 ?

嘉 隆 五 年 孟 夏 月 吉 日 。葵 江 阮 迪 吉 謹 題 識 。

THẬP ANH ĐƯỜNG THI TỰ

Nhữ Sơn Ngô tử chi vi nhân chất nhậm tự nhiên, tối hỉ vô sự, thị tập hữu thi đa chí bách sổ thập thủ, thiết thường quái chi, cập cánh kỳ tập, tắc thiên lại tự minh, ý đáo bút đáo, bất phí thôi xao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023