Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 29




Hàn lâm viện thị học Ngô Nhân Tĩnh làm Tham tri Binh bộ đem quốc thư theo thuyền buôn người Thanh sang Trung Quốc hỏi thăm tin tức vua Lê, nhưng được tin vua Lê chết, bèn trở về.

Chuyển Ký lục Trấn Định Trịnh Hoài Đức làm Hữu tham tri Hộ bộ. Trịnh Hoài Đức có thơ:

Trương Lương (hai bài), Hàn Tín (hai bài), Vịnh sử (hai bài)

1799, Kỵ Mùi

Đại quân nhà Nguyễn đi đánh Quy Nhơn, vua Nguyễn thân đốc binh ra đến cửa biển Cần Giờ, Tham tri Hộ bộ Trịnh Hoài Đức chở quân lương đi theo.

Ngô Nhân Tĩnh phụng mệnh sang đất Lưỡng Quảng, Trung Quốc để tạ ơn và bàn việc nạp cống.

Mùa thu tháng 7, vua Nguyễn trú ở thành Bình Định. Tham tri Hộ bộ Nguyễn Kỳ Kế và Trịnh Hoài Đức phụng mệnh chở gạo lương ở kho Đại La (ở Nước Mặn) về chứa tại kho Cự Tích (trong thành Bình Định).

Bấy giờ quan quân theo về ngày một đông thêm, liền sai Tả tham tri Lễ bộ Nguyễn Cửu Hanh, Tả tham tri Hình bộ Phạm Như Đăng, Hữu tham tri Binh bộ Lê Quang Định thu gạo thị nạp của dân Bình Định, Phú Yên.

Nguyễn Ánh rút khỏi thành Bình Định, để Võ Tánh và Ngô Tòng Chu ở lại giữ thành Bình Định.

Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định cùng trông coi việc binh dân, tiền thóc, kiện tụng ở trấn Bình Hoà. Tháng 12, Hữu Tham tri Hộ bộ Trịnh Hoài Đức cùng các Thiêm sự được triệu về Gia Định.

Trịnh Hoài Đức có thơ:

Hổ phách lân phiến trụy, Mục kính, Nhĩ bả, Thanh hà.

1800, Canh Thân

Tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu vây đánh thành Bình Định.

Trịnh Hoài Đức đốc chở thuyền lương tiếp tế cho quân binh.

Tháng 9, vua sai Tham tri Binh bộ Ngô Nhân Tĩnh mang các thức chè Tàu, thuốc lá Xiêm, lương thực chia cấp cho các tướng sĩ ở Thị Dã.

Quân Tây Sơn vẫn vây chặt thành Bình Định. Võ Tánh cố thủ trong thành.

Diệu cho đắp luỷ quanh thành và chia quân vây bốn mặt. Triều Tây Sơn cho khắc in bộ Đại Việt sử ký tiền biên. Trịnh Hoài Đức có thơ:

Tống Binh bộ tham tri Tĩnh Viễn hầu Ngô Nhữ Sơn phụng sứ hành tự dẫn… (ba bài), Thu nhật Cù Mông sơn đồn thư sự, Sơn đồn thu vũ.

1801, Tân Dậu

Nguyễn Ánh ra lệnh bãi bỏ thuế sưu ruộng đất ở Phú Yên để thu phục lòng dân. Tập trung lực lượng tấn công thuỵ quân Tây Sơn ở cửa biển Thị Nại (Nghĩa Bình). Quân Tây Sơn tan vỡ.

Đông cung Cảnh chết ở Gia Định (năm 22 tuổi).

Ngày 27-5, Ngô Tòng Châu uống thuốc độc chết, ngày hôm sau, Võ Tánh tự thiêu, thành Quy Nhơn mất.

Tháng 5, quân Nguyễn hạ thành Phú Xuân, Nguyễn Quang Toản rút quân ra bắc.

Con trai trưởng của Trịnh Hoài Đức là Thiên Tính mất. Trịnh Hoài Đức có thơ:

Kỷ mùi niên tứ nguyệt… (hai bài), Đông nhật Quảng Ngãi chiến trường ký Phú Xuân kinh lại bộ tham tri Phạm Ngọc Uẩn, Binh trường đắc trưởng tử

Thiên Tính vong tín.

1802, Nhâm Tuất Gia Long thứ 1

Tháng 5, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân, Thuận Hoá,

Lấy Trịnh Hoài Đức làm Thượng thư Hộ bộ sung chánh sứ sang nước Thanh, Ngô Nhân Tĩnh làm Hữu tham tri Binh bộ, Huỳnh Ngọc Uẩn làm Hữu tham tri Hình bộ sung Giáp ất phó sứ, đem quốc thư và phẩm vật, ấn sách của Tây Sơn, cùng giải giặc biển Tề Ngôi sang Quảng Đông để nộp.

Tháng 6, quân Nguyễn hạ thành Thăng Long.

Lê Quang Định làm Hiệp trấn Thanh Hoa (Liệt truyện chép, nhưng Thực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.

Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 29




lục không thấy chép, chỉ thấy phong Võ Danh Trung làm Hiệp trấn Thanh Hoa).

Tháng 8, tham khảo luật Hồng Đức, đặt điều lệ kiện tụng gồm 15 điều. Tháng 11, giết Nguyễn Quang Toản và các tướng Tây Sơn bị bắt.

Tháng 11, lấy Tham tri Binh bộ Lê Quang Định làm Thượng thư Binh bộ sung chánh sứ sang nhà Thanh, Thiêm sự Lại bộ Lê Chính Lộ và Đông các học sĩ Nguyễn Gia (Địch) Cát làm Giáp Ất phó sứ sang Trung Quốc xin phong và đổi quốc hiệu là Nam Việt, nhưng nhà Thanh có ý ngại bèn đổi thành Việt Nam. Trong thời gian trên đường đi sứ nhà Thanh, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân

Tĩnh Lê Quang Định sáng tác rất nhiều thơ.

Trịnh Hoài Đức có thơ:

Phụng sứ Đại Thanh quốc kinh Quảng Đông dương phận Tam Châu đường ngộ cụ phong, Quá Linh Đinh dương hữu cảm, Hổ Môn quan dạ bạc, Tặng Hổ Môn tả dực tổng binh Hoàng Tiêu, Tặng Đông Hoán chính đường Phạm Văn An, Tặng Việt thành bạn sứ Thái Thế Cao ngoại ủy, Bà Châu cổ tháp, Sứ hành thứ Quảng Đông thư hoài, Châu giang hoa đĩnh, Hoa điền hoán tẩu, Lưu đề thập tam hành chủ Phan Đồng văn hoa viên, Du Hải Tràng tự tặng Tuệ Chân thượng nhân, Túc Bạch Vân Sơn tự, Việt trung hoài cổ, Họa Vân Gian Diêu Kiến tú tài kiến tặng nguyên vận, Triết Giang giám sinh Lục Phụng Ngô cái đề trúc bạch phiến tam chi kiêm sách tặng (ba bài), Đông nguyệt do Quảng Đông thủy trình vãng Quảng Tây tỉnh hội thỉnh phong sứ thủ lộ tiến kinh đạo trung ngâm đồng Ngô Hoàng lưỡng phó sứ thứ lạp ông tam thập vận (30 bài), Linh Dương hiệp vọng phu thạch, Tặng Quảng Tây tỉnh tu chức lang Bành Tung Linh bạn sứ, Quế Lâm đông nhật vọng thỉnh phong chính sứ Lê Quang Định binh bộ thượng thư, Sứ quán dạ ngâm, Hành quán khiển hứng, Dạ khởi, Dạ tọa,

Quế Lâm trừ dạ.

1803, Quý Hợi Gia Long thứ 2

Tháng giêng, nhà Nguyễn đúc 9 khẩu đại bác bằng đồng.

Tháng 2, các quan Tây Sơn bị đóng gông đưa ra Bắc Hà xử tội, trong đó có Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích… Ngô Thì Nhậm bị đánh chết.

Nguyễn Ánh bàn việc bắc tuần nhân có thư do sứ nhà Thanh đưa sang báo sứ đoàn của Lê Quang Định Trịnh Hoài Đức đã đến Yên Kinh, vua Thanh sai Án sát sứ Quảng Tây là Tề Bố Sâm sang tuyên phong.

Trịnh Hoài Đức có thơ:

Đăng Thê Hà sơn tự (2 bài), Lâm Quế huyện chính đường Phạm Lai Bái …, Việt Tây sứ quán nhuận nhị nguyệt khẩu chiếm, Sứ quán thanh minh đồng thỉnh phong phó sứ Nguyễn Địch Cát đề hoài, Mộ xuân đăng Lão quân tung họa Quảng Tây Triệu Trúc quân đề bích nguyên vận, Lữ thứ hoa triêu, Dịch xá mộng cố biểu đệ Nhân Sơn, Khiển muộn hý trình sứ bộ liệt vị, Quế Lâm giải lãm, Lô tư đường dạ bạc, Linh Xuyên huyện ký hứng, Họa phó sứ Nguyễn Địch Cát Tương giang vãn phiếm nguyên vận, Chu trung đoan dương, Tương hành tạp vịnh - Nghịch lưu, Khốc thử, Văn địch, Quan lô tư, Họa thỉnh phong sứ Lê Binh bộ Tấn Trai Toàn châu đoan ngọ, Đề hộ tống Lục thụ phong tri châu mạc tân từ thể trai tiểu chiếu nhị thủ, Du Tương sơn Quang Hiếu tự, Đề khắc Ngô Khê kính thạch, Hồ nam đạo trung chu hành tạp vịnh (8 bài), Hoành giang hiểu phiếm, Vị đề Tương Âm Lục tri huyện mai cúc phiến diện (2 bài), Sở trung, Thạch Cổ sơn nạp lương, Họa Lê Tấn Trai Binh bộ Thạch Cổ sơn thư viện nguyên vận, Đề Trường Sa Triệu tri huyện phiến diện Lý hàn lâm họa mai, Đăng Trường Sa củng chửng lâu lưu đề, Củng chửng lâu đối vũ, Quá Động Đình hồ hữu cảm, Đề Nhạc Dương lâu, Tế phong đài, Chu đình Xích Bích ngẫu ngâm, Sở giang hạ phiếm thư sự (2 bài), Vũ Xương chu trung khẩu tặng sở kiến, Đề Hoàng hạc lâu, Anh Vũ châu, Đề Hán Dương tri phủ kỷ hương tùng hạ ngư ông đồ, Hựu đề dương liễu hạ nhị mỹ nhân ỷ thạch đồ, Hán Dương phủ huyện nhị mạc… (4 bài), Sứ đình Hán Dương Thiên Đô am lưu đề, Thư tặng Thiên Đô am Minh Viễn lão thiền sư, Hoàng pha lộ trung vãn hành, Thời thiên khí cốc

thử kinh Tín Dương Châu sơn lộ …, Lục nguyệt ký vọng dạ độ Trường đài quan,




Xác Sơn dạ phát, Nghiệp trung, Đồ kinh Tân Trịnh khất thủy ư sơn gia lão phố nhân dĩ thi tạ, Đồ trung thư sự, Lạc trung, Hà Nam lộ trung lập thu, Khai Phong phủ hành quán lập thu bệnh trung ngâm, Trịnh Châu ngọa bệnh đắc đồng bộ sao lục vưu đồng đề tụng Lữ tiên từ … (2 bài), Bệnh đình Hà Nam định tỉnh thành công quán…, Độc Vân Tiều thi tiên nhân hứng đề bích, Sứ đình Hà Nam du tướng quốc tự Đạt Bổn thiền sư…, Hà Nam công quán bệnh khởi tựu đạo dạ hành ngâm, Độ Hoàng Hà, Cấp huyện giao hành, Đề nghi cấu dịch, Nghi cấu dịch thất tịch, Họa An Dương huyện cử nhân Vương thiết Nhai kiến tăng nguyên vận, Đề ngô hạ nhị mỹ nhân đồ, Lặc Thạch đề Hàm Đan Lữ tiên từ hoàng lương chân tích (2 bài), Dự Nhượng kiều, Quá Khư Đà hà, Sứ đình Long Hưng tự mạn đề, Tặng Long Hưng tự Dưỡng Tuyền lão hòa thượng, Trực lệ đạo trung thư sự, Trắc Quảng Nhân lĩnh, Cổ bắc khẩu kỷ kiến, Tái độ Hoàng hà, Tặng Thánh duệ thất thập nhị đại tôn kỹ cống thành nhậm Tân Trịnh tri huyện kế bính, Tín Dương Châu quy trình sở phỏng bất ngộ, Ngũ hiểm than, Sứ bộ

xuất Nam quan hồi quốc khẩu chiếm, Tự trào, Sứ hành tự thuật, Đề Hoa trình đồ.

1804, Giáp Tý Gia Long thứ 3

Sứ nhà Thanh là Tề Bố Sâm đem cáo sắc và quốc ấn sang phong, làm lễ tuyên phong, quốc hiệu Việt Nam. Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh cùng đi hầu xa giá nhà vua.

Xong việc Trịnh Hoài Đức vẫn giữ chức Thượng thư Hộ bộ như cũ.

Tháng 4, xây cung thành và hoàng thành. Thu thập sách quý, tìm những sách chứa riêng ở nhà dân.

Lê Văn Duyệt và Lê Quang Định được vua sai biên binh và dân Quảng Ngãi làm mười kiên cơ.

Trịnh Hoài Đức biên soạn lại những bài thơ làm trong thời gian đi sứ đóng thành tập gọi là Sứ hành quan quang đồng thời biên chép lại những sáng tác thơ làm trước đây qua ký ức và qua lời truyền đọc của bạn bè thành tập Thoái thực truy biên.

Trịnh Hoài Đức có thơ:

Nghiêu hoa (2 bài), Dã mẫu đơn, Giới hoa (2 bài), Quan Âm trúc (2 bài), Phú đắc cúc thủy nguyệt tại thủ (2 bài), Thụy oanh (2 bài), Nguyệt cung, Nam

mai, Họa vân đồ, Tùng đào, Điệp phách, Thôn nữ lâm trang.1

1805, Ất Sửu Gia Long thứ 4

Những cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi, nhà Nguyễn cho quân đánh dẹp.

Tháng 10, sai Nguyễn Văn Nhân, Lê Văn Duyệt, Lê Quang Định, Nguyễn Quang Diệu chia nhau đi kén lính ở các dinh Quảng Đức, Quảng Trị, Quảng Bình và Quảng Nam.

Chưởng trung quân Nguyễn Văn Trương là Lưu trấn Gia Định, Thượng thư Hộ bộ Trịnh Hoài Đức làm Hiệp lưu trấn Gia Định.

1806, Bính Dần Gia Long thứ 5

Tháng 5, Gia Long lên ngôi hoàng đế ở điện Thái Hoà.

Thượng thư Binh bộ Lê Quang Định dâng sách Nhất thống dư địa chí, gồm 10 quyển.

Những cuộc khởi nghĩa nhỏ nổ ra ở Thái Nguyên, Bình Định nhưng đều bị đánh dẹp.

1807, Đinh Mão Gia Long thứ 6

Lấy 3000 người ở Thanh Hoá, Nghệ An, 5500 người ở Bắc Thành vào kinh sửa sang xây dựng lại cung điện. Khởi nghĩa nổ ra ở Thanh Hoá, Sơn Tây, Kinh Bắc, Nghệ An.

Khởi nghĩa ở Gia Định, khởi nghĩa ở Phú Yên nhưng đều bị dập tắt. Tháng 9, vua Chân Lạp là Nặc Chân, sai sứ sang cầu phong.

Sai Tham tri Binh bộ Ngô Nhân Tĩnh làm Chánh sứ cùng với Ký lục Vĩnh

Thanh là Trần Công Đàn làm Phó sứ, mang sắc ấn đến thành La Bích ban phong cho Nặc Chân làm quốc vương nước Chân Lạp.


1 Vì không rõ những bài này được làm vào năm nào, nhưng theo Cấn Trai thi tập, được xếp vào năm Giáp tý, tạm thời chúng tôi xếp vào đây.




Trịnh Hoài Đức có thơ:

Điệu Phạm Chung cơ

1808, Mậu Thìn Gia Long thứ 7

Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi: Sơn Nam hạ, Khoái Châu (Sơn Nam thượng), Thuận An (Kinh Bắc), Mỷ Lương (Sơn Tây)… bị nhà Nguyễn đưa quân đánh dẹp.

Bắt đầu đặt chức Tổng trấn thành Gia Định. Triệu Nguyễn Văn Trương về, lấy Nguyễn Văn Nhân làm Tổng trấn Gia Định, Trịnh Hoài Đức làm Hiệp tổng

trấn. Ban ấn Tổng trấn thành Gia Định.

1809, Kỵ Tỳ

Gia Long thứ 8

Dân nổi dậy ở khắp nơi Hải Dương, Hà Bắc, Thái Nguyên…

Ngô Nhân Tĩnh làm Giám khảo hữu trường diễn bắn súng.

Tổng trấn thành Gia Định Nguyễn Văn Nhân và Hiệp tổng trấn Trịnh Hoài Đức phụng mệnh xây toà vọng cung ở trước sân trong thành để các quan trong thành và trấn Phiên An đến làm lễ vào những ngày lễ lớn.

Tháng 11, đặt lại chức thượng thư ở 6 bộ. Lê Quang Định đổi từ Thượng thư Binh bộ sang làm Thượng thư Hộ bộ.

1810, Canh Ngọ Gia Long thứ 9

Dựng miếu Trung hưng công thần.

Thượng thư Hộ bộ Lê Quang Định kiêm việc trông coi Khâm thiên giám.

Lê Quang Định phụng sắc khâm định chương trình kiến canh điền bạ, chia ruộng làm năm bậc, thuế thu làm bốn lần.

1811, Tân Mùi Gia Long thứ 10

Dân các huyện Bình Lục, Ý Yên, Duy Tiên, Kim Bảng, Thanh Liêm trấn Nam Sơn bị đói, họp nhau nổi dậy. Đặng Đức Siêu và Võ Đình Lục phối hợp khởi nghĩa ở Mỷ Lương, nghĩa quân đông tới nghìn người.

Tháng 6, triều Nguyễn cho biên soạn bộ Quốc triều thực lục.

Hữu tham tri Binh bộ Ngô Nhân Tĩnh làm Hiệp trấn Nghệ An, ông bảo Đốc học Bùi Dương Lịch làm cuốn Nghệ An ký (Nghệ An phong thổ ký). Hiệp trấn Ngô Nhân Tĩnh về kinh tâu rõ tình cảnh khổ sở của nhân dân Nghệ An và xin hoãn thuế… Vua đều y cho.

Tháng 8, Hoàng thái hậu băng, thọ 74 tuổi. Trịnh Hoài Đức và Nguyễn Văn Nhân cùng các trấn thần dâng sớ xin vào viếng tang, nhưng vua chỉ y cho Trịnh Hoài Đức về kinh viếng.

Tháng 11, lấy Tống Phước Lương và Lê Quang Định sung Sơn lăng sứ, sai cùng Trịnh Hiến và Lê Duy Thanh chọn kiểu đất đẹp cho sơn lăng.

1812, Nhâm Thân Gia Long thứ 11

Khởi nghĩa ở Nghệ An nhưng đều thất bại. Tháng 7, soạn xong sách luật Gia Long.

Ở vùng núi Sơn Nam nhiều cuộc nổi dậy đánh phá các huyện Tống Sơn, Phụng Hoá, Gia Viễn…

Lê Quang Định trông coi việc xây lăng ở Định Môn.

Hiệp trấn Nghệ An Ngô Nhân Tĩnh ốm, dâng biểu xin về nam.

Tháng 4, phong Ngô Nhân Tĩnh làm Thượng thư Công bộ hành Hiệp tổng trấn Gia Định giúp Nguyễn Văn Nhân.

Lấy Thượng thư Hộ bộ Trịnh Hoài Đức làm Thượng thư Hình bộ, nhưng ông cố từ, bèn lấy Phạm Như Đăng cho làm.

Tháng 7, lấy Trịnh Hoài Đức làm Thượng thư Lễ bộ, kiêm quản lý công việc Khâm thiên giám.

Hiệp tổng trấn thành Gia Định Ngô Nhân Tĩnh và Tả tham tri Hộ bộ Lê Viết Nghĩa kiểm tra lệ thuế tiền thóc sản vật ở các trấn đạo thuộc thành.

Triệu Nguyễn Văn Nhân về kinh, lấy Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn thành Gia Định, Trương Tấn Bửu làm Phó tổng trấn.

1813, Quý Dậu Gia Long thứ 12

Các huyện Quỳnh Lưu, Đông Thành, Nam Đường, Lê Sơn, Thanh Chương… ở Nghệ An, ở Hải Dương, Hưng Hoá đều có khởi nghĩa.

Tháng 2, Thượng thư Hộ bộ Lê Quang Định mất; tặng Tham chính, được cấp quan tài, ba cây gấm Tống, 500 quan tiền, 3 người mộ phu.

Tháng 3, nước Chân Lạp sai sứ sang dâng sản vật và xin đưa Nặc Chân về nước.




Tháng 4, chiếu cho Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt và Hiệp tổng trấn Ngô Nhân Tĩnh đại phát thuỵ binh hơn 13000 quân đưa quốc vương Chân Lạp là Nặc Chân về nước.

Tháng 5, vua xa giá đi tuần Quảng Nam, Trịnh Hoài Đức ở lại giữ kinh thành.

Tháng 6, mở khoa thi hương từ Quảng Bình trở vào Nam.

Tháng 10, Hiệp tổng trấn Gia Định là Ngô Nhân Tĩnh mất. Trịnh Hoài Đức xin truy tặng, vua không cho, vì có người báo với Lê Văn Duyệt rằng trước đây Tĩnh sang Chân Lạp có nhận riêng của nước Phiên. Duyệt đem báo vua, vua nói “việc không có chứng cứ, hãy để đó”.

Tháng 12, lấy Thượng thư Lễ bộ Trịnh Hoài Đức làm Thượng thư Lại bộ. Trịnh Hoài Đức có thơ:

Khốc Hộ bộ thượng thư Mẫn Chính hầu Lê Quang Định, Văn Gia Định thành Hiệp trấn Tĩnh Viễn hầu Ngô Nhữ Sơn Công bộ thượng thư phó âm ai tác

1814, Giáp Tuất Gia Long thứ 13

Mùa xuân, tháng giêng năm này, Trịnh Hoài Đức chuyển làm Thượng thư Lại bộ.

Các huyện Vĩnh Lộc, Yên Định (Thanh Hoá) đều có khởi nghĩa.

1816, Bính Tý Gia Long thứ 15

Lấy Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Huỳnh Đức làm Tổng trấn Gia Định.

Triệu Thượng thư Lại bộ Trịnh Hoài Đức đến ngự sàng sai viết “Sách lập hoàng tử Hiệu làm Hoàng thái tử” và sai Đô Thống chế Trần Văn Năng, Thượng thư Trịnh Hoài Đức… coi việc làm sách ấn.

Tháng 6, sách phong lập Hoàng thái tử ở điện Thanh Hoà. Huỵ tiền thời Tây Sơn và ban tiền Gia Long thông bảo.

Lấy Thượng thư Lại bộ Trịnh Hoài Đức làm Hiệp tổng trấn Gia Định giúp cho Tổng trấn Nguyễn Huỳnh Đức.

Mùa đông, Trịnh Hoài Đức biên tập lại những thi tập cũ bị mối mọt gặm nát là Thoái thực truy biên Quan quang, đồng thời thu thập thơ từ năm Giáp tý đến nay biên soạn đặt tên là Khả dĩ, gộp chung đặt tên là Cấn Trai thi tập.

Trịnh Hoài Đức có thơ:

Điệu Nguyễn Quế cơ (2 bài), Thương đệ tam tử Thiên Hóa1, Tân lang, Mông quả, Thủy liễu, Ba la mật, Dã thạch lựu, Phụng lê, Dương đào, Hợp hoan

đậu, Phật đầu lê, Bối diệp, Đằng tàm, Huyết ngao, Hầu, Hải kính.2

1817, Đinh Sửu Gia Long thứ 16

Thuyền Ma Cao đậu ở cửa biển Đà Nẵng, dâng địa đồ đảo Hoàng Sa.

Tàu nước Pháp đậu ở Đà Nẵng xin dâng sản vật, nhưng vua không tiếp, để các quan lại ở Quảng Nam tiếp.

1818, Mậu Dần Gia Long thứ 17

Dân chúng ở Nghệ An nổi dậy.

Tháng 11, cho người Thanh, Chân Lạp, Chà Và đến khai khẩn ruộng hoang, lập phố xá ở phía sau bảo Châu Đốc.

Con trai thứ ba của Trịnh Hoài Đức là Thiên Hoá mất. Trịnh Hoài Đức có thơ: Thương đệ tam tử Thiên Hoá.

1819, Kỵ Mão Gia Long thứ 18

Sửa đắp thành Thăng Long. Sai Chưởng tả quân Lê Văn Duyệt đi kinh lược hai xứ Nghệ An, Thanh Hoa đều có sớ xin tha thuế.

Tháng 3, Trịnh Hoài Đức làm bài Tự tự cho tập thơ Cấn Trai thi tập, rồi khắc in và lưu hành tập thơ của mình.

Tháng 9, cho vét đào sông Châu Đốc thông đến Hà Tiên, gọi là kênh Vĩnh

Tế.

Tổng trấn Gia Định chưởng Tiền quân Quận công Nguyễn Huỳnh Đức chết ở nhà, vì trước đó ốm, xin nghỉ. Lấy Chưởng hữu quân Nguyễn Văn Nhân là Tổng trấn Gia Định.

Tháng 12, Vua Nguyễn Gia Long băng, thọ 58 tuổi, ở ngôi 22 năm, lên ngôi hoàng đế 18 năm.


1 Thiên Hoá con trai thứ ba của Trịnh Hoài Đức mất vào năm Mậu Dần, 1818, nhưng trong lời tựa tự đề cho tập thơ Cấn Trai thi tập, ông có viết, thu thập những bài thơ từ năm Giáp tý đến năm Bính Tý, vì thế chúng tôi tạm để bài thơ này vào năm Bính Tý (1816).

2 Những bài thơ vịnh này cũng không rõ năm sáng tác, chúng tôi tạm để vào đây, chờ thẩm sát lại.



1820, Canh Thìn Minh Mệnh thứ 1

Vua Nguyễn Minh Mệnh nối ngôi. Và ban 16 điều ân chiếu: tiền thóc sản vật mà nhân dân còn thiếu từ năm Gia Long thứ 18 trở về trước và thuế lệ, tiền thóc sản vật về nhân đinh điền thổ trong năm Minh Mệnh thứ 1 đều được miễn.

Khởi nghĩa của Hà Đoàn Thiệu và Lương Hoàng Hải ở Thái Nguyên. Bệnh dịch lan tràn từ Hà Tiên đến Bắc Thành.

Thượng thư Lại bộ hành Hiệp tổng trấn Trịnh Hoài Đức quyền lĩnh ấn vụ Tổng trấn Gia Định thay cho Nguyễn Văn Nhân.

Tháng 6, đặt Quốc sử quán để biên soạn quốc sử.

Tháng 6, triệu Thượng thư Lại bộ hành Hiệp tổng trấn Gia Định Trịnh Hoài Đức về kinh, lại cho lĩnh việc ở Lại bộ.

Trịnh Hoài Đức gặp hai người con của cố giao Lê Quang Định Ngô Nhân Tĩnh là Quang Dao và Quốc Khuê, đem trình bản thảo thơ của Lê Quang Định Ngô Nhân Tĩnh xin khắc in lưu hành.

Tháng 8, Hữu Tham tri bộ Lễ Nguyễn Du mất. Xuống chiếu tìm sách cũ.

Trịnh Hoài Đức dâng sách Gia Định thông chí (3 quyển) và Minh Bột di ngư văn thảo.

Truy cấp phu coi mộ Ngô Nhân Tĩnh.

1821, Tân Tỳ Minh Mệnh thứ 2

Tháng 3, xây dựng miếu Thế Tổ, đúc một quả chuông to, sai Thượng thư Lại bộ Trịnh Hoài Đức viết bài minh.

Tháng 5, sai các quan soạn sách Liệt thánh thực lục, Chưởng hữu quân Nguyễn Văn Nhân làm Tổng tài, Thượng thư Trịnh Hoài Đức và Phạm Đăng Hưng làm Phó tổng tài soạn sách tại Quốc sử quán.

Tháng 8, lấy Thượng thư Lại bộ Trịnh Hoài Đức làm Hiệp biện đại học sĩ, vẫn lĩnh Thượng thư Lại bộ và kiêm lĩnh Thượng thư Binh bộ, ban hàm nhất phẩm.

Tháng 9, lập đàn tế tướng sĩ trận vong Nam Bắc, Hiệp biện đại học sĩ Trịnh Hoài Đức khâm mệnh đi tế.

Tháng Chạp, sứ Thanh sang sách phong, Tổng trấn bắc thành Lê Chất và Hiệp biện đại học sĩ Trịnh Hoài Đức sung chức Thị vệ đại thần.

1822, Nhâm Ngọ Minh Mệnh thứ 3

Mở ân khoa thi hội đầu tiên và định phép thi. Sai Hiệp biện đại học sĩ Trịnh Hoài Đức sung Chủ khảo trường thi Hội.

Thi Cống sĩ ở điện Cần Chính, Hiệp biện đại học sĩ Trịnh Hoài Đức sung độc quyển.

Tháng 9, Hiệp biện đại học sĩ Trịnh Hoài Đức dâng bộ Lịch đại kỷ nguyên

Khang tế lục.

Tháng 11, sai Hiệp biện đại học sĩ lĩnh Thượng thư Lại bộ Trịnh Hoài Đức

kiêm lĩnh chức Thượng thư Lễ bộ.

Trịnh Hoài Đức cho san khắc thêm hai tập của Lê Quang Định Ngô Nhân Tĩnh vào sau tập thơ của mình, viết tựa và đặt tên là Gia Định tam gia thi lưu hành.

1823, Quý Mùi Minh Mệnh thứ 4

Tháng 7, Hiệp biện đại học sĩ Trịnh Hoài Đức ốm nặng, dâng biểu xin về Gia Định để thoả ý nguyện “cáo chết quay đầu về núi”, lại nói “vợ chết chưa chôn, con ở tang mẹ”, nhưng vua không cho, bảo ở lại tĩnh dưỡng, và cho nghỉ công việc hai bộ Lại, Lễ.

Đến tháng 10, Hoài Đức hết bệnh, lại lĩnh công việc như cũ, nhưng được hơn mười ngày lại dâng biểu xin về Gia Định thăm nhà 3 tháng.

1824, Giáp Thân Minh Mệnh thứ 5

Tháng 3, Hiệp biện học sĩ Trịnh Hoài Đức về lại kinh lĩnh chức Thượng thư Lại bộ kiêm quản công việc Lễ bộ.

Tháng 7, sai soạn Ngọc điệp tôn phả sai Hiệp biện đại học sĩ lĩnh Thượng thư Lại bộ Trịnh Hoài Đức làm Tổng tài. Tháng 11, Ngọc điệp làm xong đặt vào long đình.

Hiệp biện học sĩ Trịnh Hoài Đức quyền lĩnh công việc Thương bạc.

1825, Ất Dậu

Tháng 2, Hiệp biện đại học sĩ Trịnh Hoài Đức mất. Truy tặng Thiếu bảo



Minh Mệnh thứ 6

Cần Chính điện Đại học sĩ (trật Chánh nhất phẩm), thuỳ là Văn Khác.

1850,

Tự Đức thứ 3

Ngô Nhân Tĩnh được đưa thờ phụ ở miếu Trung hưng công thần1.

1854,

Tự Đức thứ 5

Lê Quang Định được đưa vào thờ ở miếu Trung hưng công thần.


1 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Lục tỉnh Nam Việt, mục Tỉnh Gia Định, phần Nhân vật, truyện Ngô Nhân Tịnh, bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, Nha Văn hoá phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá xuất bản, 1973, tr.99 và bản chữ Hán in kèm, tờ 37a,b. Nhưng theo Đại Nam liệt truyện, sđd., tr.216, cho rằng ông được thờ vào miếu Trung hưng công thần vào năm Tự Đức thứ 5 (tức 1852).


PHỤ LỤC 2

CÁC BÀI TỰ BẠT TRONG THƠ GIA ĐỊNH TAM GIA


1.

自序


余原籍福建省福州府長樂縣福湖鄉。遠祖圜浦公兵部尚書,以明季致仕,家世業儒書香紹美,暨顯祖會,大清初入中國,不堪變服剃頭之令,留髮南投,客于邊和鎮福隆府平安縣清河社,受一廛而爲氓。初試陶朱之技,終博陶朱之名,竟成鹿洞俗名仝狔巨擘。及先考少事詩書,長通六藝,大字象棋爲時稱首。羞與紈袴子弟伍,以張釋之以貲補郎,黃霸入粟沈黎郡補左馮翊卒吏,遂到富春京納銀,拜受六品冠蓋,就職于新平府倉塲,挈家遊宦。癸巳年不祿,時余方十歲,從慈幃與兄姊復歸清河舊貫,奉祖母以供晨夕之歡。後被西山入寇,四海鼎沸,故郡爲墟,錢井金溝,盡歸于盗賊之囊橐矣。慈幃攜余再往藩安鎮流寓于新隆縣,全賴和丸斷織,嚴督從師。然而村學童生坐欠春風,止知背讀講義而已。適吳母攜仁靜來,共敘別情,涕淚交下。二母撫二雛而言曰:爾等先人逞世豪華名時英俊,不幸飆囘海宇,星散友朋,玉樹塵埋,烏衣巷寂,爾等勉追先志,克振家聲,是二母甘瞑目處。

於是二雛拜命,續訂世交。余以仁靜且長四歲,遂以世兄稱之,攜手文塲,刮摩淬礪,其於經史子集,三教九流,凡遇同文之書必求竟讀,不辤駁雜鹵莽之笑。嚮慕唐詩風調,就正時師,無奈嘉定新邦,文運初開,詩流尚隘,欲泝淵源未由也。已爰購三唐名集,諸家法語,相與鑽仰沈研,究其氣格體裁,關竅底蘊之所在,寢食其間,繹意翻題,效顰學步。久後慣熟,觸景生情,放筆肆吟,終不違乎杼柚之體制,而唐家樽俎始得知其臭味也。自是時名先輩,樂與交遊,許以忘年拉登論文鏖筆之壇範,我馳驅從容取勝,而安靜之名已並播於文人之口矣。然亦時或着力更費推敲,欲入古學之藩籬,終落時文之圈套,不有勦襲陳腐則鄙俗浮媚。雖筆下成篇而味同嚼蠟,求其風雅神情,三百篇之軌轍,終不能得。蓋以火候日淺,俗染病深,未得法家三昧故也,乃知古云:十年做得一舉子,三十年做不得一詩翁,真不誣矣。噫,詩教其難者有如此夫。乃集諸同志,結爲詩社,以將相琢磨,名曰嘉定山會。余名安號止山氏,吳名靜號汝山氏。凡會中詩友率以山自爲號,用誌其詩學之宗風焉耳。

既而年荒鹽米,釜生塵魚,固無顏子郭外之田,遂從子貢讀殖貨志以治生,庶免罹淮侯城下之窘,以繼夫膏晷之功也。而汝山所知所行亦復如是。庚子年,余入贅黎家,得所倚托,又遇九思鄧先生,以質其平昔之學於經史詩文,方得擥其綱領歸要而訛謬疵瑕之俗學故習殆盡云矣。繼以國運方蹇,干戈相尋,致有高綿之游亦避地同塵之一法門也。因其境多艱苦,跡遍華夷,故即景題情,篇什幾已盈尺。

戊申中興初,當路群公不揣虛譽,舉余翰林院知制誥。己酉年奉行田畯承宣勸農免役之政。壬子年廷選東宮侍講。癸丑秋欽命東宮元帥景公代鎮延慶城,余奉扈從。是冬突來西山圍兵。甲寅春王師出援,乘勝追勦進至富安鎮。御駕親督水兵進攻施耐海門。特命東宮元帥,調撥諸道步兵,由仝柿上道出君山俗名山内主,夾攻歸仁城。余亦追隨儲備,緩急應行傳宣進止機密重事。故余以文官職塲鋒鏑時亦侈於其列。及其賊壁堅閉,我餉不敷,大兵撒囘,搤險富安平和二鎮。余扈侍東宮元帥回嘉定城。是冬蒙陞授余定祥鎮記録。時兵徭財賦,一一取辨於民,而能上有益於國,下無害於民,其道亦已難矣。戊午夏蒙旨擢余戶部右叅知,從兵給餉。己未年僞鎮守歸仁城阮俊獻城歸降。欽命掌後軍平西驂乘大將軍性郡公武公性,禮部周正侯吳從周留鎮。余欽命漕運給交以充儲備。其冬僞少傅阮耀大舉水步入寇歸仁城。庚申夏,王師出援舟師次于虬蒙海澳,水步分道,進解歸仁之圍。余奉轉輪隨宜辨事,徵募民夫轉運錢米,涉壑踰山,給諸屯兵餽餉不乏。時賊兵五倍,堅築二重土壘圍抱益固,內城外援不得相通。辛酉孟春,聖謨天縱,親提水兵,乘夜攻破施耐海門,盡燒西山戰

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023