艦,火耀山谷,俘獲僞兵將卒,器械不可昇勝數。視夫千六百餘年前赤壁之戰同一快與。僞主阮光纘聞報,愴惶盡驅順化北河空國入援,睿筭富春空虛。孟夏,留欽差掌前軍平西大將軍誠郡公阮文誠管步兵。欽差掌象軍領象政川郡公阮德川管象兵隨機攻守,爲城中聲援,駕督水師直抵富春,兵不血刃,阮光纘亦身奔北河,京城底定。欽命掌左軍平西將軍悅郡公黎文悅提步兵入解歸仁之圍。命余從兵徵廣南廣義二處租庸以給軍食,兵駐清孝屯,攻賊後背。壬戌春,阮耀窮逼夜遁由山蠻上道投竄北河。
孟夏,余奉詔回京,欽旨陞授戶部尚書,本朝六部之有尚書自余始,敕往大清國爲進貢正使,本朝入使中國自余部始,仍謝恩,以己未年,官兵漂風到粵,給賜衣糧送回之事,並絞納收獲天朝賜封西山阮光平阮光纘冊印,與械送俘獲內地海匪僞東海王莫觀扶,僞總兵梁文庚,樊文才,由粵東閫臣題達,同甲乙副使兵部叅知靜遠侯吳仁靜,刑部叅知蘊才侯黃玉蘊,乘白燕玄鶴二戰艚。六月十二日,自順安海門駕海。十九日屆粵洋分三州塘,颶風大發。倒海翻山,飆風湧濤,船似芥舟滾湯中磨折,顚危性命,機幾不可保。余白燕艚先在上川沙堤灣泊,二副使玄鶴艚,海外難支,風急椗斷,漂來粵轄大澳。七月初一日同到粵東虎門關,呈天朝太子太保協辨大學士兵部尚書兩廣總督學羅吉慶摺奏。十月天朝旨准使部由廣西省取路進京朝謁。接報王師收獲安南全境,繼命兵部尚書敏政侯黎光定,甲乙副使勤政殿學士葵江侯阮迪吉,禮部僉事烱鑑侯黎正路爲請封使。奉兩粵督撫札下留余桂省等待齊到一同進行。但彼以請封表內所請爲南越國一語,頗與兩粵古號相同爲關礙,經奉天朝軍機大臣詰責。廣西巡撫孫玉庭督令繳回原表務使改請封從安南國舊號。本國復文,以安南經爲僞號,不肯從命。爲此,巡撫孫,布政公峩,桉察清安泰,勤請使部輪流辨難,誘使具表文附寄回奏,求速遵改。稟以議自上裁非出疆專命之事。孫撫臺甚加憂懼,忙赴太平府近關,修書往復,關頭候命,羽檄交馳,加以兩國之兵因寇亂初平,於關上地頭,未免各張聲勢,與迎送使事,接遞公文,兵弁守候,並嚴整飾,而國號一事,彼欲固要,我國不肯聽從。往復文書,辨論未定,以故外間訛傳,二使部已爲內地拘禁。於是北城總鎮公經委間行往桂探候。癸亥四月,因後表所敘,我國先有越裳,後有安南之語。事經天朝廷議准許使部緩程進京。以此遂封爲越南國,蓋已善加調度彼此兩全,甚得事體。五月自桂省起程,八月歷燕京,出萬里長城古北口關,往熱河行在拜覲。本朝使到熱河自余部始,昔所未有。會諸國來王入貢賓使,同賞中秋嘉宴。事竣,由南關囘國,使事顛末詳見華程錄。
甲子元旦至昇龍城朝謁,復命仍停留奉侍行受冊封大禮。上論余與靜遠侯,旣熟北語官話,委余侍駕,靜遠侯陪冊封大使廣西布政齊布森,同爲通譯宴欵問答之語,免他通事,卑下衣服賤陋,觀瞻不雅。禮成仍扈駕囘富春京。直方其國事旣成,公事未攝爰因使行觀光集,業編成帙,乃蒐索從前詩草,多已散失,止憑所記憶及得諸朋友傳誦之口,而追編之,終不能得十分之一二,名曰退食追編,彙次紀年以表其時屬正僞,運際窮通,并自註事蹟名號庶備。他時采風之一助可也。
乙丑春,特命余以本職叶與欽差掌中軍平西大將軍權郡公阮文張行嘉定城留鎮事。戊辰冬,權郡公應召回京,詔余叶與欽差掌振武軍仁郡公阮文仁行嘉定城總鎮。辛未冬恭遇孝康皇后升遐。壬申春,欽准余表奏請詣京瞻拜寧陵大禮。是秋欽詔頒銓行刑部尚書事。余拜表固辤,蒙准改授禮部尚書兼管理欽天監事務。甲戌孟春復銓吏部尚書。
丙子冬簡命余協與欽差掌前軍平西將軍德郡公阮黃德總鎮嘉定城。時因公暇檢點舊編則退食,觀光二集,多爲虫蠹侵蝕,不忍平生心蹟埋沒摧殘,若不速圖,則他日全編將盡歸于無何有之鄉矣。遞行輯補,首以退食追編,次以觀光集,並收拾甲子年以後,凡應制送贈哀輓諸作,與夫閑時教正子弟門客詠物諸小題,挨次臚列綴于丙子之下,名曰可以集,而總以本齋命爲艮齋詩集。募得粵東剞劂氏付梓,留與子孫,使知余平生履歷有如此之磳磴以蓋保其後云耳,非著作之謂也。蓋以當今聖天子光復炎圖,廓清南服方立綱陳紀,制禮作樂,正臣子黼黻皇猷贊襄帝治而不暇,奚取乎將文字以占時名者哉,是爲序并類引國事家譜以並說云。
嘉隆十八年三月二十日
吏部尚書欽差嘉定城協總鎮安全侯鄭懷德止山氏題
Có thể bạn quan tâm!
- Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 27
- Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 28
- Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 29
- Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 31
- Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 32
- Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 33
Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.
TỰ TỰ
Dư nguyên tịch Phúc Kiến tỉnh Phúc Châu phủ Trường Lạc huyện Phúc Hồ hương. Viễn tổ Hoàn Phố công Binh bộ thượng thư. Dĩ Minh quý trí sĩ, gia thế nghiệp Nho thư hương thiệu mỷ. Kỳ hiển tổ Hội, Đại Thanh sơ nhập Trung Quốc, bất kham biến phục thế đầu chi lệnh, lưu phát Nam đầu, khách vu Biên Hoà trấn Phúc Long phủ Bình An huyện Thanh Hà xã, thụ nhất triền nhi vi manh. Sơ thí Đào Chu chi kỷ, chung bác Đào Chu chi danh, cánh thành Lộc Động (tục danh Đồng Nai) cự phách. Cập tiên khảo thiếu sự thi thư, trưởng thông lục nghệ, đại tự tượng kỳ vi thời xưng thủ. Tu dữ hoàn khố tử đệ ngũ, dĩ Trương Thích Chi dĩ ty bổ Lang, Hoàng Bá nhập túc Trầm Lê quận bổ Tả phùng dực tốt lại, toại đáo Phú Xuân kinh nạp ngân, bái thụ lục phẩm quan cái, tựu chức vu Tân Bình phủ thương trường, khiết gia du hoạn. Quý Tỳ niên bất lộc, thời dư phương thập tuế, tòng từ vi dữ huynh tỵ phục quy Thanh Hà cựu quán, phụng tổ mẫu dĩ cung thần tịch chi hoan. Hậu bị Tây Sơn nhập khấu, tứ hải đỉnh phí, cố quận vi khư, tiền tỉnh kim câu, tận quy vu đạo tặc chi nang thác hĩ. Từ vi huề dư tái vãng Phiên An trấn lưu ngụ vu Tân Long huyện, toàn lại hoà hoàn đoạn chức, nghiêm đốc tòng sư. Nhiên nhi thôn học đồng sinh toạ khiếm xuân phong, chỉ tri bối độc giảng nghĩa nhi dĩ. Thích Ngô mẫu huề Nhân Tĩnh lai, cộng tự biệt tình, thế lệ giao há. Nhị mẫu phủ nhị sồ nhi ngôn viết: Nhĩ đẳng tiên nhân sính thế hào hoa danh thời anh tuấn, bất hạnh tiêu hồi hải vũ, tinh tán hữu bằng, ngọc thụ trần mai, ô y hạng tịch, nhĩ đẳng miễn truy tiên chí, khắc chấn gia thanh, thị nhị mẫu cam minh mục xử.
Ư thị nhị sồ bái mệnh, tục đính thế giao. Dư dĩ Nhân Tĩnh thả trưởng tứ tuế, toại dĩ thế huynh xưng chi, huề thủ văn trường, quát ma thối lệ kỳ ư Kinh Sử Tử Tập, tam giáo cửu lưu, phàm ngộ đồng văn chi thư tất cầu cánh độc, bất từ bác tạp lỗ mãng chi tiếu. Hướng mộ Đường thi phong điệu, tựu chính thời sư, vô nại Gia Định tân bang, văn vận sơ khai, thi lưu thượng ải, dục tố uyên nguyên vị do dã. Dĩ viên cấu tam Đường danh tập, chư gia pháp ngữ, tương dữ toản ngưỡng trầm nghiên, cứu kỳ khí cách thể tài, quan khiếu để uẩn chi sở tại, tẩm thực kỳ gian, dịch ý phiên đề, hiệu tần học bộ. Cửu hậu quán thục, xúc cảnh sinh tình, phóng bút tứ ngâm, chung bất vi hồ trữ trục chi thể chế, nhi Đường gia tôn trở thuỵ đắc tri kỳ xú vị dã. Tự thị thời danh tiên bối, lạc dữ giao du, hứa dĩ vong niên lạp đăng luận văn ao bút chi đàn phạm. Ngã trì khu thung dung thủ thắng, nhi An Tĩnh chi danh dĩ tịnh bá ư văn nhân chi khẩu hĩ. Nhiên diệc thời hoặc trước lực cánh phí thôi xao, dục nhập cổ học chi phiên ly, chung lạc thời văn chi quyển sáo, bất hữu tiễu tập trần hủ tắc bỉ tục phù mị. Tuy bút hạ thành thiên nhi vị đồng tước lạp, cầu kỳ phong nhã thần tình, tam bách thiên chi quỷ triệt, chung bất năng đắc. Cái dĩ hoả hầu nhật thiển, tục nhiễm bệnh thâm, vị đắc pháp gia tam muội cố dã, nãi tri cổ vân: “thập niên tố đắc nhất cử tử, tam thập niên tố bất đắc nhất thi ông”, chân bất vu hĩ. Y, thi giáo kỳ nan giả hữu như thử phù. Nãi tập chư đồng chí, kết vi thi xã, dĩ tương tương trác ma, danh viết Gia Định Sơn hội. Dư danh An hiệu Chỉ Sơn thị, Ngô danh Tĩnh hiệu Nhữ Sơn thị. Phàm hội trung thi hữu suất dĩ Sơn tự vi hiệu, dụng chí kỳ thi học chi tông phong yên nhĩ. Ký nhi niên hoang diêm mễ, phủ sinh trần ngư, cố vô Nhan Tử quách ngoại chi điền, toại tòng Tử Cống độc thực hoá chí dĩ trị sinh, thứ miễn duy Hoài Hầu thành hạ chi quẫn, dĩ kế phu cao quỷ chi công dã. Nhi Nhữ Sơn sở tri sở hành diệc phục như thị. Canh Tý niên, dư nhập chuế Lê gia, đắc sở ỵ thác, hựu ngộ Cửu Tư Đặng tiên sinh, dĩ chất kỳ bình tích chi học ư kinh sử thi văn, phương đắc lãm kỳ cương lĩnh quy yếu nhi ngoa mậu tỳ hà chi tục học cố tập đãi tận vân hĩ. Kế dĩ quốc vận phương kiển, can qua tương tầm. Trí hữu Cao Miên chi du diệc tỳ địa đồng trần chi nhất pháp môn dã. Nhân kỳ cảnh đa gian khổ, tích biến Hoa Di, cố tức cảnh đề tình, thiên thập ky dĩ doanh xích.
Mậu Thân trung hưng sơ, đương lộ quần công, bất tuy hư dự, cử dư Hàn lâm viện tri chế cáo. Kỵ Dậu niên phụng hành Điền tuấn thừa tuyên khuyến nông, miễn dịch chi chính. Nhâm Tý niên đình tuyển Đông cung thị giảng. Quý Sửu thu khâm mệnh Đông cung nguyên soái Cảnh công, đại trấn Diên Khánh thành, dư phụng hỗ tòng. Thị đông đột lai Tây Sơn vi binh. Giáp Dần xuân vương sư xuất viện, thừa thắng truy tiễu tiến chí Phú Yên trấn. Ngự giá thân đốc thuỵ binh tiến công Thi Nại hải môn. Đặc mệnh Đông cung nguyên soái, điều bát chư đạo bộ binh, do Đồng Thị thượng đạo xuất Quân Sơn (tục danh Núi Chúa), giáp công Quy Nhơn thành. Dư diệc truy tuỳ trù bị, hoãn cấp ứng hành truyền tuyên tiến chỉ cơ mật trọng sự. Cố dư dĩ văn quan chức trường phong đích thời diệc xỉ ư kỳ liệt. Cập kỳ tặc bích kiên bế, ngã hướng bất phu, đại binh tát hồi, ách hiểm Phú An Bình Hoà nhị trấn. Dư hỗ thị Đông cung nguyên soái hồi Gia Định thành. Thị đông mông thăng thụ dư Định Tường trấn ký lục. Thời binh dao tài phú, nhất nhất thủ biện ư dân, nhi năng thượng hữu ích ư quốc, hạ vô
hại ư dân, kỳ đạo diệc dĩ nan hĩ. Mậu Ngọ hạ mông chỉ trạc dư Hộ bộ Hữu tham tri, tòng binh cấp hướng. Kỵ Mùi niên nguỳ trấn thủ Quy Nhơn thành Nguyễn Tuấn hiến thành quy hàng.
Khâm mệnh Chưởng hậu quân Bình tây Tham thừa Đại tướng quân Tính quận công Võ Công Tính, Lễ bộ Chu Chính hầu Ngô Tòng Chu lưu trấn. Dư khâm mệnh Tào vận cấp giao dĩ sung trừ bị. Kỳ đông nguỳ Thiếu phó Nguyễn Diệu đại cử thuỵ bộ nhập khấu Quy Nhơn thành. Canh Thân hạ, vương sư xuất viện, chu sư thứ vu Cầu Mông hải úc, thuỵ bộ phân đạo, tiến giải Quy Nhơn chi vi. Dư phụng chuyển luân tuỳ nghi biện sự, trưng mộ dân phu chuyển vận tiền mễ, thiệp hác du sơn, cấp chư đồn binh quỷ hướng bất phạp. Thời tặc binh ngũ bội, kiên trúc nhị trùng thổ luỷ vi bão ích cố, nội thành ngoại viện bất đắc tương thông. Tân Dậu mạnh xuân, Thánh mô thiên túng, thân đề thuỵ binh, thừa dạ công phá Thi Nại hải môn, tận thiêu Tây Sơn chiến hạm, hoả diệu sơn cốc, phu hoạch nguỳ binh tướng tốt, khí giới bất khả thăng thắng sổ. Thị phù thiên lục bách dư niên tiền Xích Bích chi chiến đồng nhất khoái dư. Nguỳ chủ Nguyễn Quang Toản văn báo, sảng hoàng tận khu Thuận Hoá Bắc Hà không quốc nhập viện, Duệ toán Phú Xuân không hư. Mạnh hạ, lưu Khâm sai Chưởng tiền quân Bình Tây đại tướng quân Thành quận công Nguyễn Văn Thành quản bộ binh. Khâm sai Chưởng tượng quân lĩnh tượng Chính Xuyên quận công Nguyễn Đức Xuyên quản tượng binh tuỳ cơ công thủ, vi thành trung thanh viện, Giá đốc thuỵ sư trực để Phú Xuân, binh bất huyết nhận, Nguyễn Quang Toản diệc thân bôn Bắc Hà, kinh thành để định. Khâm mệnh Chưởng tả quân Bình tây tướng quân Duyệt quận công Lê Văn Duyệt đề bộ binh nhập giải Quy Nhơn chi vi. Mệnh dư tòng binh trưng Quảng Nam, Quảng Nghĩa nhị xứ tô dung dĩ cấp quân thực, binh trú Thanh Hiếu đồn, công tặc hậu bối. Nhâm Tuất xuân, Nguyễn Diệu cùng bức dạ độn do sơn man thượng đạo đầu thoán Bắc Hà.
Mạnh hạ, dư phụng chiếu hồi kinh, khâm chỉ thăng thụ Hộ bộ Thượng thư (bổn triều lục bộ chi hữu Thượng thư tự dư thuỵ), sắc vãng Đại Thanh quốc vi tiến cống chính sứ (bổn triều nhập sứ Trung Quốc tự dư bộ thuỵ), nhưng tạ ân, dĩ Kỵ Mùi niên, quan binh phiêu phong đáo Việt, cấp tứ y lương tống hồi chi sự, tịnh giảo nạp thu hoạch Thiên triều tứ phong Tây Sơn Nguyễn Quang Bình, Nguyễn Quang Toản sách ấn, dữ giới tống phu hoạch nội địa hải phỉ nguỳ Đông Hải vương Mạc Quan Phù, nguỳ Tổng binh Lương Văn Canh, Phàn Văn Tài, do Việt Đông khổn thần đề đạt, đồng Giáp Ất phó sứ Binh bộ tham tri Tĩnh Viễn hầu Ngô Nhân Tĩnh, Hình bộ tham tri Uẩn Tài hầu Huỳnh Ngọc Uẩn, thừa Bạch yến Huyền hạc nhị chiến tào. Lục nguyệt thập nhị nhật, tự Thuận An hải môn giá hải. Thập cửu nhật giới Việt dương phận Tam Châu Đường, cụ phong đại phát, đảo hải phiên sơn, tiêu phong dũng đào, thuyền tự giới chu cổn thang trung ma chiết, điên nguy tính mệnh, cơ kỵ bất khả bảo. Dư Bạch yến tào tiên tại Thượng Xuyên sa đê loan bạc, nhị phó sứ Huyền hạc tào, hải ngoại nan chi, phong cấp đĩnh đoạn, phiêu lai Việt hạt Đại Áo. Thất nguyệt sơ nhất nhật đồng đáo Việt Đông Hổ Môn quan, trình Thiên triều Thái tử thái bảo Hiệp biện Đại học sĩ Binh bộ thượng thư Lưỡng Quảng Tổng đốc học La Cát Khánh triệp tấu. Thập nguyệt Thiên triều chỉ chuẩn sứ bộ do Quảng Tây tỉnh thủ lộ tiến kinh triều yết. Tiếp báo Vương sư thu hoạch An Nam toàn cảnh, kế mệnh Binh bộ Thượng thư Mẫn Chính hầu Lê Quang Định, Giáp ất phó sứ Cần chính điện học sĩ Quỳ Giang hầu Nguyễn Địch Cát, Lễ bộ Thiêm sự Quýnh Giám hầu Lê Chính Lộ vi thỉnh phong sứ. Phụng Lưỡng Việt đốc phủ trát hạ lưu dư Quế tỉnh đẳng đãi tề đáo nhất đồng tiến hành. Đãn bỉ dĩ thỉnh phong biểu nội sở thỉnh vi Nam Việt quốc nhất ngữ, phả dữ Lưỡng Việt cổ hiệu tương đồng vi quan ngại, kinh phụng Thiên triều quân cơ đại thần cật trách. Quảng Tây tuần phủ Tôn Ngọc Đình đốc lệnh chước hồi nguyên biểu vụ sứ cải thỉnh phong tòng An Nam quốc cựu hiệu. Bổn quốc phúc văn, dĩ An Nam kinh vi nguỳ hiệu, bất khẳng tòng mệnh. Vị thử, Tuần phủ Tôn, Bố chính Công Nga, Án sát Thanh An Thái cần thỉnh sứ bộ luân lưu biện nan, dụ sứ cụ biểu văn phụ ký hồi tấu, cầu tốc tuân cải. Bẩm dĩ nghị tự Thượng tài phi xuất cương chuyên mệnh chi sự. Tôn phủ đài thậm gia ưu cụ, mang phó Thái Bình phủ cận quan, tu thư vãng phục, quan đầu hậu mệnh, vũ hịch giao trì, gia dĩ lưỡng quốc chi binh nhân khấu loạn sơ bình, ư quan thượng địa đầu, vị miễn các trương thanh thế, dữ nghênh tống sứ sự, tiếp đệ công văn, binh biện thủ hậu, tịnh nghiêm chỉnh sức, nhi quốc hiệu nhất sự, bỉ dục cố yêu, ngã quốc bất khẳng thính tòng. Vãng phục văn thư, biện luận vị định, dĩ cố ngoại gian ngoa truyền, nhị sứ bộ dĩ vi nội địa câu cấm. Ư thị Bắc thành Tổng trấn công kinh uỵ gián hành vãng Quế thám hậu. Quý Hợi tứ nguyệt, nhân hậu biểu sở tự, ngã quốc tiên hữu Việt Thường, hậu hữu An Nam chi ngữ. Sự kinh Thiên triều đình nghị chuẩn hứa sứ bộ hoãn trình tiến kinh (dĩ thử toại phong vi Việt Nam quốc, cái dĩ thiện gia điều độ bỉ thử lưỡng toàn, thậm đắc sự thể). Ngũ nguyệt tự Quế tỉnh khởi trình, bát nguyệt lịch Yên Kinh, xuất Vạn lý trường thành Cổ Bắc Khẩu quan, vãng Nhiệt Hà hành tại bái cận (bổn triều sứ đáo Nhiệt Hà tự dư bộ thuỵ, tích sở vị hữu), hội chư quốc lai vương
nhập cống tân sứ, đồng thưởng trung thu gia yến. Sự thuân, do Nam Quan hồi quốc, sứ sự điên mạt tường kiến Hoa trình lục.
Giáp Tý nguyên đán chí Thăng Long thành triều yết, phục mệnh nhưng đình lưu phụng thị hành thụ Sách phong đại lễ. Thượng luận dư dữ Tĩnh Viễn hầu, ký thục Bắc ngữ quan thoại, uỵ dư thị giá, Tĩnh Viễn hầu bồi sách phong đại sứ Quảng Tây Bố chính Tề Bố Sâm, đồng vi thông dịch, yến khoản vấn đáp chi ngữ, miễn tha thông sự, ty hạ y phục tiện lậu, quan chiêm bất nhã. Lễ thành nhưng hỗ giá hồi Phú Xuân kinh, trực phương kỳ quốc sự ký thành, công sự vị nhiếp viên nhân sứ hành Quan quang tập, nghiệp biên thành trật, nãi sưu sách tòng tiền thi thảo đa dĩ tán thất, chỉ bằng sở ký ức cập đắc chư bằng hữu truyền tụng chi khẩu, nhi truy biên chi. Chung bất năng đắc thập phân chi nhất nhị, danh viết Thoái thực truy biên, vựng thứ kỵ niên dĩ biểu kỳ thời thuộc chính nguỳ, vận tế cùng thông, tịnh tự chú sự tích danh hiệu thứ bị. Tha thời thái phong chi nhất trợ khả dã.
Ất Sửu xuân, đặc mệnh dư dĩ bổn chức diệp dữ Khâm sai chưởng trung quân Bình tây Đại tướng quân Quyền quận công Nguyễn Văn Trương hành Gia Định thành lưu trấn sự. Mậu Thìn đông, Quyền quận công ứng triệu hồi kinh, chiếu dư diệp dữ Khâm sai Chưởng Chấn Võ quân Nhân Quận công Nguyễn Văn Nhân hành Gia Định thành tổng trấn. Tân mùi đông cung ngộ Hiếu Khang Hoàng hậu thăng hà. Nhâm Thân xuân, khâm chuẩn dư biểu tấu thỉnh nghệ kinh chiêm bái Ninh lăng đại lễ. Thị thu khâm chiếu ban thuyên hành Hình bộ Thượng thư sự. Dư bái biểu cố từ, mông chuẩn cải thụ Lễ bộ Thượng thư kiêm quản lý Khâm thiên giám sự vụ. Giáp Tuất mạnh xuân phục thuyên Lại bộ Thượng thư.
Bính Tý đông giản mệnh dư Hiệp dữ Khâm sai Chưởng tiền quân Bình tây tướng quân Đức quận công Nguyễn Huỳnh Đức tổng trấn Gia Định thành. Thời nhân công hạ kiểm điểm cựu biên tắc Thoái thực, Quan quang nhị tập, đa vi trùng đố xâm thực, bất nhẫn bình sinh tâm tích mai một tồi tàn, nhược bất tốc đồ, tắc tha nhật toàn biên tương tận quy vu vô hà hữu chi hương hĩ. Đệ hành tập bổ, thủ dĩ Thoái thực truy biên, thứ dĩ Quan quang tập, tịnh thu thập Giáp Tý niên dĩ hậu, phàm ứng chế tống tặng ai vãn chư tác, dữ phù nhàn thời giáo chính tử đệ môn khách vịnh vật chư tiểu đề, ai thứ lư liệt chuế vu Bính Tý chi hạ, danh viết Khả dĩ tập, nhi tổng dĩ Bản trai mệnh vi Cấn Trai thi tập. Mộ đắc Việt Đông kỵ quyết thị phó tử, lưu dữ tử tôn, sử tri dư bình sinh lý lịch hữu như thử chi tằng đặng dĩ cái bảo kỳ hậu vân nhĩ, phi trứ tác chi vị dã. Cái dĩ đương kim Thánh thiên tử quang phục Viêm đồ, khuếch thanh Nam phục phương lập cương trần kỵ, chế lễ tác nhạc, chính thần tử phủ phất hoàng du tán Tương Đế trị, nhi bất hạ hề thủ hồ tương văn tự dĩ chiếm thời danh giả tai, thị vi tự tịnh loại dẫn quốc sự gia phả dĩ tịnh thuyết vân.
Gia Long thập bát niên tam nguyệt nhị thập nhật,
Lại bộ Thượng thư Khâm sai Gia Định thành Hiệp tổng trấn An Toàn hầu Trịnh Hoài Đức Chỉ Sơn thị đề.
Dịch:
TỰ ĐỀ TỰA
Tôi, nguyên quán ở làng Phúc Hồ, huyện Trường Lạc, phủ Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến. Viễn tổ là Hoàn Phố công giữ chức Binh bộ Thượng thư, đến cuối triều Minh thì nghỉ hưu, gia thế bao đời nối nghiệp đèn sách nhà Nho, đến đời ông nội tôi là Trịnh Hội, Đại Thanh bắt đầu vào Trung Quốc, vì không chịu theo lệnh thay đổi y phúc cạo tóc giắt bím, bèn để tóc vào nước Nam, làm khách ngụ ở xã Thanh Hà, huyện Bình An, phủ Phước Long, trấn Biên Hoà, nhận một chỗ ở làm dân. Lúc đầu thử làm nghề buôn bán, rốt cuộc lại nổi tiếng nhờ bán buôn, lại trở thành tay cự phách ở Lộc Động (tục gọi là Đồng Nai). Đến đời cha tôi, thuở nhỏ theo học thi thư, lớn lên thông cả lục nghệ, tài viết đại tự, đánh cờ (của cha) cũng được thời bấy giờ khen ngợi là đứng đầu. Thấy thẹn ngang hàng với đám con em nhà giàu thiếu học, nên bắt chước theo Trương Thích Chi nhờ nộp tiền mà được bổ chức Lang, như Hoàng Bá nộp thóc ở quận Trầm Lê được bổ chức tốt lại Tả phùng dực, bèn đến kinh Phú Xuân nạp bạc, bái nhận mão lọng chức hàng lục phẩm, nhận chức ở kho phủ Tân Bình, mang cả gia đình đến chỗ làm. Năm Quý Tỵ (1773), (cha tôi) không may qua đời, bấy giờ tôi vừa 10 tuổi, bèn theo mẹ cùng anh chị trở lại quê cũ Thanh Hà, để sớm hôm vui vầy phụng dưỡng bà nội. Sau bị Tây Sơn vào nhiễu loạn, bốn bể như nước trong vạc trào sôi, quê cũ là nơi bán buôn sầm uất, tiền của như ngòi như giếng, đều về hết túi tham của giặc cướp. Mẹ tôi dắt tôi trở lại trấn Phiên An, lưu ngụ
ở huyện Tân Long, toàn nhờ cậy vào sự dạy dỗ của mẹ1, kính cẩn dốc lòng theo thầy học tập. Nhưng đám trẻ đi học trong làng lúc ấy thiếu thầy giỏi2, chỉ biết đọc thuộc lòng, giảng nghĩa chữ mà thôi. Gặp khi bác họ Ngô đưa anh Nhân Tĩnh đến, cùng kể lể tình cảm xa cách, nước mắt đầm đìa. Hai người mẹ khuyên dỗ hai đứa trẻ mà rằng: Ông cha các con, dòng dõi hào hoa, tài giỏi ở đời, chẳng may gặp cảnh sóng trào biển cả, bạn bè li tán, cội ngọc chịu vùi nơi cát bụi, ngõ phố phồn hoa3 nay đà vắng vẻ (thời thế thay đổi); các con nên cố gắng theo chí cha ông, để làm rạng rỡ tiếng nhà, là điều mà hai mẹ đây có nhắm mắt cũng cam lòng.
Thế rồi hai trẻ vâng lời, tiếp nối giao tình lâu đời giữa hai nhà. Tôi vì Nhân Tĩnh lớn hơn 4 tuổi, nên gọi bằng anh (thế huynh), cùng dắt tay vào trường văn, trau dồi rèn luyện. Đối với các sách Kinh, Sử, Tử, Tập, tam giáo cửu lưu, hễ gặp được sách cùng chung văn tự chữ viết thì ắt tìm mà đọc, chẳng từ những thứ bị chê là tạp nham sơ sài. Trước tôi ham thích phong điệu thơ Đường, thường cầu học ở các bậc thầy đương thời, nhưng hiềm vì Gia Định là vùng đất mới, văn mạch vừa mở mang, dòng thơ còn hẹp, muốn tìm đến tận nguồn của thơ ca nhưng chưa biết dựa vào đâu. Nên bèn mua các tập thơ nổi tiếng của ba thời Đường, lời hay của các nhà, cùng nhau tìm tòi nghiền ngẫm, xét đến thể tài khí cách, nội dung kín đáo trong đó, lúc ngủ khi ăn, đều tạo ý đề thơ, bắt chước học theo4. Sau lâu cũng quen thuộc, gặp cảnh sinh tình, vung bút thoả ngâm cuối cùng không trái với thể thức khuôn phép, mà yến tiệc5 nhà Đường mới được biết mùi vị. Từ đó, các bậc tiên bối nổi danh thời bấy giờ, vui vẻ cùng kết giao, xem là bạn vong niên, cho tham dự các cuộc bàn văn luận bút, chúng tôi nhanh chóng thong dong giành thắng, nên cái tên An, Tĩnh đều được truyền rộng qua miệng các văn nhân vậy. Nhưng cũng có khi dốc sức phí công tìm lời chọn chữ, muốn vào phên giậu của cổ học, rốt cuộc rơi vào sáo rỗng của văn chương thời nay, nếu không bắt chước theo lời xưa cũ thì lại quê mùa phù phiếm. Dẫu hạ bút thành thơ nhưng mùi vị nhạt nhẽo, muốn tìm vào khuôn phép của Kinh Thi, thần tình của Phong, Nhã, mà rốt cuộc vẫn không thể được. Vì bởi trình độ thì mỗi ngày mỗi yếu đi, lại nhiễm cái tục học quá sâu, nên chưa được tam muội của pháp gia vậy, mới biết người xưa nói: “Học mười năm làm được anh cử, ba chục năm chưa làm được thi nhân” thật chẳng ngoa chút nào. Ôi, cái khó của việc làm thơ đến thế sao! Bèn tập hợp những người cùng chí, lập thành thi xã, để cùng nhau mài giũa, đặt tên là Gia Định Sơn hội. Tôi tên An lấy hiệu Chỉ Sơn, anh Ngô tên Tĩnh lấy hiệu Nhữ Sơn. Phàm các bạn thơ trong hội đều lấy chữ Sơn làm hiệu, để ghi nhớ tông phong thi học của mình vậy.
Gặp năm mất mùa, gạo muối khan hiếm, nồi niêu chỏng trơ bụi bặm, đã không có ruộng cày ngoài thành quách như Nhan Tử6, thì theo chí buôn bán của Tử Cống để mưu sinh7, hầu khỏi mắc vào vòng túng quẫn như Hoài Hầu dưới thành8, để tiếp tục học hành. Còn anh Nhữ Sơn tình cảnh cũng giống như thế. Năm Canh Tý (1780), tôi vào ở rể nhà người họ Lê, coi như có nơi nương tựa, lại gặp thầy Đặng Cửu Tư, tôi đem thơ văn bình sinh học được từ kinh sử ra hỏi thầy, mới nắm được cương lĩnh chủ yếu, mà gạt bỏ hết những thói học xưa cũ đầy tỳ vết lầm lỗi. Lại tiếp vì vận nước còn gian nan, chiến tranh liên miên, tôi phải lánh sang Cao Miên, cũng cùng một cảnh đời bụi bặm. Bởi tình cảnh nhiều gian khổ, vết tích in khắp trong và ngoài nước, nên chi gặp cảnh sinh tình đề thơ, tác phẩm cũng đà đầy đặn.
1 Dịch ý từ hoà hoàn đoạn chức. Liễu Trọng Dĩnh đời Đường ham học, mẹ ông là họ Hàn dùng mật gấu làm thành viên thuốc, ban đêm Dĩnh uống để tỉnh táo học tập. Đoạn chức: nhắc chuyện mẹ của Mạnh Tử chặt khung cửi để dạy Mạnh Tử học tập. Hoà hoàn đoạn chức đều có ý nói về việc mẹ dạy dỗ con cái có phương pháp.
2 Dịch ý từ câu “toạ khiếm xuân phong” (chỗ ngồi thiếu gió xuân). Đời Tống, Chu Quang Đình đến Nhữ Châu học với Trình Minh Đạo, khi trở về nói với mọi người rằng “Tôi được ngồi giữa gió xuân một tháng”.
3 Dịch ý từ chữ “Ô y hạng” (ngõ áo đen). Phía đông nam thành Nam Kinh gần cầu Chu Tước, đời Tấn các gia đình quyền quý như Vương Đạo, Tạ An ở đấy, con cháu hai họ này đều mặc áo đen, nên nơi này được gọi là “Ô y hạng”. Đời Đường, nhà thơ Lưu Vũ Tích có viết bài
Ô Y hạng nổi tiếng.
4 Bắt chước học theo dịch từ hiệu tần học bộ. Hiệu tần: bắt chước nhăn mày, xuất từ chuyện ngụ ngôn Đông Thi hiệu tần. Chương Thiên vận sách Trang Tử có kể chuyện Tây Thi đau tim nhăn mày, người ta đều cho là đẹp, có người xấu xí trong làng thấy vậy về nhà lấy tay ấn
vào tim rồi nhăn mày, ai thấy cũng sợ, người ta gọi là Đông Thi.
5 Yến tiệc dịch ý từ tôn trở. Tôn là đồ đựng rượu, trở là mâm đựng thịt. Tôn trở còn dùng để chỉ yến tiệc.
6 Nhan Tử tức Nhan Hồi, tự Tử Uyên, còn gọi là Nhan Uyên, người nước Lỗ thời Xuân thu, học trò của Khổng Tử, nhà nghèo, ở trong ngõ hẹp với giỏ cơm bầu nước, vẫn thản nhiên vui với đạo.
7 Tử Cống tên Tứ, họ Đoan Mộc, người nước Vệ thời Xuân thu, học trò Khổng Tử, nhờ có tài buôn bán mà giàu đến ngàn vàng, từng làm Tướng quốc nước Lỗ, nước Vệ.
8 Đây nhắc chuyện Hàn Tín lúc nhỏ nhà nghèo, thường cắm câu bên bờ sông dưới thành. Một hôm, có một bà giặt vải thấy Tín đói liền chia
phần cơm của mình cho Tín ăn. Tín bảo bà ta “Thế nào tôi cũng đền ơn bà thật xứng đáng”. Bà giận, nói “Làm tài trai kiếm miếng ăn không xong, tôi thương cậu nên cho cậu ăn, chứ mong gì báo với bổ!”. Sau Hàn Tín theo về với Lưu Bang làm tướng, được phong Hoài Âm hầu.
Năm Mậu Thân (1788), đầu thời Trung Hưng, các vị đương quyền chẳng nệ hư danh cử tôi làm chức Hàn Lâm viện Tri chế cáo. Năm Kỷ Dậu (1789), phụng mệnh giữ chức Điền tuấn, trông coi việc khuyến nông, miễn lao dịch. Năm Nhâm Tý (1792), được tuyển làm Đông cung thị giảng1. Mùa thu năm Quý Sửu (1793), Khâm mệnh Đông cung nguyên soái Cảnh đi thay trấn giữ thành Diên Khánh, tôi phụng mệnh theo hầu. Mùa đông năm ấy, quân Tây Sơn đột ngột vây thành. Mùa xuân năm Giáp Dần (1794), vương sư ra cứu viện, thừa thắng truy quét đến trấn Phú Yên. Vua đích thân đốc suất thuỷ binh tiến công cửa biển Thi Nại. Đặc mệnh cho Đông cung nguyên soái điều bát các đạo bộ binh, từ Đồng Thị ra Quân Sơn (tục gọi là Núi Chúa), giáp công thành Quy Nhơn. Tôi cũng được đi theo để trù bị những việc cơ mật quan trọng như ứng phó chậm hay nhanh, truyền nói tiến hay lùi. Tôi vốn là quan văn nhưng do thời thế gấp gáp cũng được tham dự vào đó. Kịp khi quân giặc xiết vòng vây kiên cố, lương thực quân ta chẳng đủ, đại binh phải triệt hồi giữ hai trấn hiểm yếu là Phú Yên và Bình Hoà. Tôi theo hầu Đông cung nguyên soái về Gia Định thành. Mùa đông năm ấy, tôi được ban thăng trao chức Ký lục trấn Định Tường2. Bấy giờ việc quân binh tiền của, mọi thứ đều phải nhờ vào dân, mà làm sao có thể trên thì có lợi cho nước, dưới thì chẳng hại đến dân, điều này cũng khó lắm thay! Mùa hè năm Mậu Ngọ (1798), tôi được ban chỉ làm Hữu tham tri Hộ bộ, theo quân đi cấp lương. Năm Kỷ Mùi (1799), tướng nguỵ trấn thủ thành Quy Nhơn là Nguyễn Tuấn đem thành quy hàng. Khâm mệnh Chưởng hậu quân Bình tây tham thừa Đại tướng quân Tánh quận công Võ Công Tánh, cùng Lễ bộ Chu Chính hầu Ngô Tòng Chu ở lại giữ trấn này. Tôi khâm mệnh vận chuyển quân lương giao cấp lương thực cho đầy đủ. Mùa đông năm ấy, Thiếu phó nguỵ là Nguyễn Diệu đại cử thuỷ binh tiến vào thành Quy Nhơn. Mùa hè năm Canh Thân (1800), vương sư ra cứu viện, quân thuyền đóng ở vụng biển Cù Mông, chia hai đường thuỷ và đường bộ, tiến vào giải vây thành Quy Nhơn. Tôi phụng mệnh chuyển vận được tuỳ nghi hành sự, trưng mộ dân phu, chuyển vận gạo tiền, vượt suối trèo non, cấp lương cho binh các đồn chẳng thiếu thứ gì. Bấy giờ giặc đông gấp năm lần quân ta, lại xây đắp hai vòng luỹ đất, vòng vây càng thêm kiên cố, trong thành ngoại viện đều không tiếp ứng được nhau. Đầu xuân năm Tân Dậu (1801), trời chiều ý thánh, nhà vua đích thân cầm thuỷ binh, nhân đêm tối trời tấn công vào cửa biển Thi Nại, thiêu hết chiến hạm của Tây Sơn, lửa rực núi non, bắt được nhiều binh tướng của nguỵ, thu được khí giới nhiều vô kể. Trông chẳng khác gì với trận chiến Xích Bích của một ngàn sáu trăm năm hơn thuở trước. Chúa nguỵ Nguyễn Quang Toản nghe báo tin, hoảng hốt vội vàng điều quân Thuận Hoá, Bắc Hà, để thành trống không vì đưa quân vào cứu viện, vua đoán biết Phú Xuân sẽ bị bỏ trống. Đầu mùa hè, để Khâm sai Chưởng tiền quân Bình tây đại tướng quân Thành quận công Nguyễn Văn Thành nắm giữ bộ binh, Khâm sai Chưởng tượng quân lĩnh tượng Chính Xuyên quận công Nguyễn Đức Xuyên nắm giữ tượng binh tuỳ cơ công thủ, để trợ viện trong thành, vua thân đốc thuỷ sư tiến thẳng đến Phú Xuân, quân binh chẳng tốn một giọt máu, Nguyễn Quang Toản cũng đã bỏ chạy ra Bắc Hà, kinh thành đã lấy xong. Khâm mệnh Chưởng tả quân Bình tây tướng quân Duyệt quận công Lê Văn Duyệt nắm giữ bộ binh tiến vào giải vây thành Quy Nhơn. Tôi được lệnh theo quân để trưng thu tô dung hai xứ Quảng Nam, Quảng Nghĩa (Ngãi) để cung cấp quân lương, quân đóng ở đồn Thanh Hiếu, để tấn công địch từ phía sau. Mùa xuân năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Diệu bị ép đến cùng, đương đêm trốn theo thượng đạo Sơn Man ra Bắc Hà.
Tháng 4, tôi phụng chiếu về kinh, nhận chỉ thăng chức Thượng thư Hộ bộ (chức Thượng thư ở sáu bộ bắt đầu có từ tôi), sắc phong làm chánh sứ sang nước Đại Thanh tiến cống (bản triều đi sứ Trung Quốc bắt đầu từ đoàn chúng tôi), để tạ ơn việc năm Kỷ Mùi (1799), quan quân bị gió thổi giạt đến vùng biển đất Quảng, được ban cấp cho lương thực, quần áo và đưa về nước trước đây, đồng thời giao nộp sách ấn thu được của thiên triều đã ban cho Nguyễn Quang Bình, Nguyễn Quang Toản nhà Tây Sơn, và đóng gông áp tải bọn giặc biển trong nước là Nguỵ Đông Hải vương Mạc Quang Phù, nguỵ Tổng binh Lương Văn Canh, Phàn Văn Tài, theo sự đề đạt của Khổn thần xứ Quảng Đông, cùng với Giáp Ất phó sứ là Binh bộ Tham tri Tĩnh Viễn hầu Ngô Nhân Tĩnh, Hình bộ Tham tri Uẩn Tài hầu Huỳnh Ngọc Uẩn, đi hai chiếc thuyền Bạch yến và Huyền hạc. Ngày 12-6 từ cửa biển Thuận An lên đường. Ngày 19 thì đến Tam Châu đường thuộc vùng biển Lưỡng Quảng gặp gió bão nổi lên, núi chao biển lật, gió táp sóng trào, thuyền tựa lá cải bị vùi dập trong nước xoáy, tính mệnh hiểm nguy, dường khó bảo toàn. Tôi ở tàu Bạch yến đã dạt đỗ vào bãi cát Thượng Xuyên, hai phó sứ đi tàu
1 Đại Nam thực lục chép sự kiện này vào tháng 3 năm Quý Sửu, 1793. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, tập 1, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Tổ phiên dịch Viện Sử học phiên dịch, Nxb. Giáo dục, 2004, tr.291.
2 Định Tường: năm 1781 là dinh Trấn Định, năm 1808 đổi thành trấn Định Tường, thời thuộc Pháp là tỉnh Mỷ Tho, nay là tỉnh Tiền Giang.
Huyền hạc ở ngoài biển khó chống đỡ nổi, gió giật mạnh cột buồm gãy, trôi giạt đến vụng lớn thuộc đất Quảng (Trung Quốc). Mồng 1 tháng 7, chúng tôi mới cùng đến cửa Hổ Môn tỉnh Quảng Đông, trình với quan Tổng đốc Lưỡng Quảng là Thượng thư Binh bộ, Thái tử Thái bảo, Hiệp biện đại học sĩ Giác La Cát Khánh để làm tấu dâng. Tháng 10, thiên triều có chỉ cho đoàn sứ từ tỉnh Quảng Tây thẳng đường vào kinh triều kiến. Lại được tin báo vương sư đã lấy lại được toàn cõi An Nam, mệnh cho Thượng thư Binh bộ Mẫn Chính hầu Lê Quang Định, cùng Giáp Ất phó sứ là Cần chánh điện học sĩ Quỳ Giang hầu Nguyễn Địch Cát, Lễ bộ thiêm sự Quýnh Giám hầu Lê Chính Lộ làm sứ bộ thỉnh phong. Nhận được trát thư của Đốc phủ Lưỡng Quảng bảo chúng tôi ở tỉnh Quế chờ sứ bộ sau đến một lượt rồi cùng tiến kinh. Nhưng họ cho rằng trong biểu thỉnh phong có lời xin phong quốc hiệu là Nam Việt, rất giống với hiệu cũ Lưỡng Việt nên có ý quan ngại, bị quân cơ đại thần của Thiên triều quở trách. Tuần phủ Quảng Tây là Tôn Ngọc Đình thúc giục bảo trả lại nguyên biểu, khiến sửa đổi theo quốc hiệu cũ là An Nam quốc. Nước ta trả lời rằng, vì An Nam từng là hiệu cũ nên không chịu theo mệnh. Vì vậy, Tuần phủ Tôn Ngọc Đình, Bố chính Công Nga, Án sát Thanh An Thái, ân cần mời sứ bộ, nhiều phen nói rõ chỗ khó khăn, dụ sứ ta nên sửa biểu văn gửi phụ về tâu, yêu cầu chóng sửa lại. Chúng tôi bàn rằng, việc này là do Hoàng thượng quyết định, chẳng phải là việc của người xuất sứ. Tôn phủ đài càng thêm lo lắng, vội vàng đến cửa ải gần phủ Thái Bình, thư từ qua lại, ở đầu ải chờ mệnh, hịch thư trao đổi qua lại, lại thêm việc binh hai nước vì loạn giặc giã vừa mới bình xong, nên ở địa đầu cửa ải không tránh khỏi việc khuếch trương thanh thế, cùng với việc đón tiễn sứ giả, tiếp nhận đưa chuyển công văn, quân binh chờ sẵn, tất cả đều chuẩn bị nghiêm chỉnh; còn việc xin quốc hiệu, bên kia thì muốn theo yêu cầu của họ, nước ta thì không chịu nghe theo. Thư từ qua lại, bàn luận chưa xong, vì thế có tin đồn rằng, hai đoàn sứ bộ bị Trung Quốc quản thúc. Thế rồi, Tổng trấn Bắc Thành từng cho người qua tỉnh Quế thám thính tin tức. Tháng 4 năm Quý Hợi (1803), nhân lời bày tỏ ở tờ biểu sau cùng nói rằng, nước ta trước có tên là Việt Thường, sau có tên An Nam. Sự việc được thiên triều bàn nghị cho phép sứ bộ hoãn lộ trình tiến kinh (từ đó mới bèn phong là Việt Nam quốc, tất cả đã qua bàn nghị điều hoà, trọn vẹn đôi bên, sự thể tốt đẹp). Tháng 5 mới từ tỉnh Quế lên đường, tháng 8 đến Yên Kinh, ra Vạn lý trường thành qua cửa Cổ Bắc Khẩu, thẳng đến hành tại ở Nhiệt Hà để bái yết (triều ta đi sứ đến Nhiệt Hà bắt đầu từ bọn tôi, trước đây chưa từng có). Gặp khi sứ giả các nước khác cũng đến triều cống, được cùng thưởng thức tiệc vui trung thu. Công việc đã xong, từ ải Nam Quan trở về nước, tất cả đầu đuôi việc đi sứ xin xem trong Hoa trình lục.
Tết nguyên đán năm Giáp Tý (1804) đến triều yết tại thành Thăng Long, lại nhận mệnh ở lại để chầu làm đại lễ nhận sách phong. Hoàng thượng dụ rằng, tôi và Tĩnh Viễn hầu, am hiểu tiếng quan thoại phương Bắc, nên uỷ thác tôi hầu giá, Tĩnh Viễn hầu thì bồi tiếp đại sứ sách phong là Quảng Tây bố chính Tề Bồ Sâm, đồng thời làm thông dịch khi tiếp đãi vấn đáp, để khỏi dùng người khác, áo quần thấp hèn thô lậu, xem không được nhã nhặn. Đại lễ đã xong, tôi hầu giá về kinh đô Phú Xuân. Mãi đến khi việc nước đã xong, việc công chưa bận, bèn nhân đem tập thơ Quan quang làm khi đi sứ, biên tập thành quyển, rồi sưu tìm những bản thảo thơ làm trước đây, phần nhiều đã bị thất lạc, chỉ nhờ vào trí nhớ và qua sự lưu truyền của các bạn mà biên soạn lại, nhưng rốt cuộc vẫn không thể được một hai phần mười, đặt tên là Thoái thực truy biên, sắp xếp theo thứ tự thời gian sáng tác để cho rõ chính nguỵ, vận cùng hay thông, đồng thời tự chú sự tích, danh hiệu đầy đủ. Ngày sau có góp nhặt phong tục thì cũng giúp ích được vậy.
Mùa xuân năm Ất Sửu (1805), tôi đặc mệnh vẫn giữ chức cũ, cùng coi việc trấn giữ thành Gia Định với Khâm sai Chưởng trung quân Bình tây đại tướng quân Quyền quận công Nguyễn Văn Trương. Mùa đông năm Mậu Thìn (1808), Quyền quận công được triệu về kinh, chiếu cho tôi giúp việc cùng với Khâm sai Chưởng chấn võ quân Nhân quận công Nguyễn Văn Nhân Tổng trấn thành Gia Định. Mùa đông năm Tân Mùi (1811), đức Hiếu Khang hoàng hậu thăng hà. Mùa xuân năm Nhân Thân (1812), vua khâm chuẩn cho biểu tấu của tôi xin vào kinh chiêm bái đại lễ an táng. Mùa thu năm ấy, tôi được chiếu ban cất nhắc làm việc Thượng thư Hình bộ. Tôi dâng biểu cố từ, được ân chuẩn cho đổi nhận chức Thượng thư Lễ bộ kiêm quản lý việc ở Khâm thiên giám. Tháng giêng năm Giáp Tuất (1814), lại được cất nhắc làm Thượng thư Lại bộ.
Mùa đông năm Bính Tý (1816), tôi phụng mệnh cùng giúp việc với Khâm sai Chưởng tiền quân Bình tây tướng quân Đức quận công Nguyễn Huỳnh Đức tổng trấn thành Gia Định. Bấy giờ nhân việc công rảnh rỗi, xem xét lại mấy tập thơ cũ, mới thấy hai tập Thoái thực và Quan quang, phần lớn bị mọt gặm nát, chẳng nỡ thấy tâm tích bình sinh mai một tàn khuyết, nếu không nhanh
chóng phục hồi, thì mai sau các tập ấy đều đến chỗ chẳng còn chi. Bèn vội bổ khuyết biên tập lại, phần đầu để tập Thoái thực truy biên, tiếp theo là Quang quang tập, đồng thời thu thập từ năm Giáp Tý trở về sau, phàm những bài thơ viết khi ứng chế, đưa tiễn, đáp tặng, ai vãn… với những bài thơ vịnh vật, giáo chính con em, môn khách trong lúc nhàn rỗi, sắp xếp thứ tự nối vào sau năm Bính Tý, đặt tên là Khả dĩ tập, rồi lấy hiệu của mình để đặt tựa chung cho ba tập là Cấn Trai thi tập. Mượn được thợ khắc in Quảng Đông đem khắc bản, để lưu con cháu, cho chúng biết lý lịch bình sinh của tôi từng có những khi vất vả gập ghềnh như thế, mà giữ gìn nó về sau, chứ không phải gọi là sáng tác gì cả. Thảy nhờ ngày nay đức vua thánh minh khôi phục cơ đồ, làm yên ổn cõi Nam, sắp đặt kỷ cương, chế lễ tạo nhạc, chính là lúc bầy tôi phò tá đức vua vạch mưu, trợ giúp đức vua trị nước vẫn không có thời gian, sao dám đem chuyện chữ nghĩa để chiếm danh tiếng ở đời, nên làm bài tựa này cùng lời dẫn để tỏ chuyện nhà việc nước vậy thôi.
Ngày 20 tháng 3 năm Gia Long thứ 18 (1819),
Lại bộ Thượng thư, Khâm sai Gia Định thành, Hiệp Tổng trấn, An Toàn hầu, Chỉ Sơn Trịnh Hoài Đức đề tựa.
2.
艮 齋 詩 集 序
夫 言 者 心 之 聲 也,而 詩 又 其 言 之 英 華 而 有 節 奏 者 也 。 爲 詩 不 過 數 則, 曰格 曰 氣 曰 字 句 曰 典 故 。 凡 人 格 勝 者 爲 詩 多 莊 雅, 氣 勝 者 爲 詩 多 雄 渾, 字 句勝 者 其 詩 多 秀 麗, 典 故 勝 者 其 詩 多 質 贍。惟 其 清 濁 工 拙 存 乎 其 人 要 不 外 是 數者,故 觀 其 詩 而 可 想 見 其 人 矣 。鄭 侯 艮 齋 今 之 聞 人 也, 其 先 中 土 閩 建 人 卜 居于 南 幾 世 矣, 至 侯 而 昌 焉 。 少 事 翰 墨, 磊 磊 有 奇 氣 。 每 有 譔 述 輒 見 推 于 同輩 比 出 而 用 世 果 以 文 學 名 。 尤 愛 作 詩,自 官 翰 林 乃 得 恣 意 題 詠, 繼 而 從 事 簿書, 羈 跡 戎 馬 亦 吟 諷 不 輟 。 故 其 所 著 作 惟 詩 爲 獨 多 。 余 前 投 嘉 定 時, 常 得見 其 零 草, 竊 自 歆 羨 豔 慕 。 壬 戌 夏, 鄭 侯 選 國 正 使, 其 冬 余 亦 繼 賦 皇 華 。桂 城 相 遇 之 後, 晨 夕 把 握 往 返 周 旋, 遂 得 窺 其 底 蘊 。蓋 其 爲 人 和 而 不 流 俗,簡 而 不 傲 於 物, 富 貴 不 能 淫, 威 武 不 能 屈, 自 有 磊 落 不 磨 之 氣, 故 其 發 之於 詩, 心 之 所 之 興 之 所 及 皆 自 然 入 料, 不 待 結 構, 不 假 雕 刻, 其 詩 宏 以 深,其 韻 悠 以 長, 如 蜃 樓 海 市 之 不 可 摸 捉, 如 疾 雷 怒 濤 之 不 可 推 閼, 時 亦 位 置字 句 而 不 見 痕 迹, 時 亦 引 用 典 故 而 巧 於 湊 合 。 噫, 鄭 侯 之 詩 殆 所 謂 氣 勝者, 其 詩 多 雄 渾 者 歟 。 余 於 詩 極 拙 且 懶, 未 足 涉 其 籓 籬, 時 與 鄭 侯 唱 酬 多得 開 發 。 公 暇 見 示 退 食 追 編, 觀 光 集, 近 三 百 首, 且 托 以 序 。 余 受 而 得 竟之 飽 看 全 豹, 因 略 次 其 平 日 之 所 良 言 者 弁 于 卷 端 。 雖 然 詩 技 耳 豈 足 以 盡 鄭侯 之 長 哉 。 鄭 侯 大 得 時 行 道 方 且 廣, 溫 柔 敦 厚 之 教 以 贊 黜 陟 勸 懲 之 政,於 以挖 揚 風 雅 獎 進 韓 歐,上 佐 聖 天 子 同 文 之 化,則 其 素 所 蓄 積 也 在 。 余 深 有 望 焉是 序 。
嘉 龍 四 年 仲 春 月 上 澣 吉 日禮 部 左 參 知 葵 江 阮 迪 吉 題
CẤN TRAI THI TẬP TỰ
Phù ngôn giả, tâm chi thanh dã, nhi thi hựu kỳ ngôn chi anh hoa nhi hữu tiết tấu giả dã. Vi thi bất quá sổ tắc, viết cách, viết khí, viết tự cú, viết điển cố. Phàm nhân cách thắng giả vi thi đa trang nhã, khí thắng giả vi thi đa hùng hồn, tự cú thắng giả kỳ thi đa tú lệ, điển cố thắng kỳ thi đa chất thiệm, duy kỳ thanh trọc công chuyết tồn hồ kỳ nhân yếu bất ngoại thị sổ giả. Cố quan kỳ thi nhi khả tưởng kiến kỳ nhân hĩ. Trịnh hầu Cấn Trai kim chi văn nhân dã, kỳ tiên Trung thổ Mân Kiến nhân, bốc cư vu Nam kỵ thế hĩ, chí hầu nhi xương yên. Thiếu sự hàn mặc, lỗi lỗi hữu kỳ khí. Mỗi hữu soạn thuật triếp kiến suy vu đồng bối bỉ xuất nhi dụng thế quả dĩ văn học danh. Vưu ái tác thi, tự quan Hàn lâm nãi đắc tứ ý đề vịnh, kế nhi tùng sự bạ thư, ki tích nhung mã diệc ngâm phúng bất xuyết. Cố kỳ