Giải Pháp Phát Triển Các Ngành Công Nghiệp Hỗ Trợ


đầu não của Nhà nước, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cần phải đưa ra các chính sách đầu tư để hình thành và phát triển các cơ sở đào tạo tiên tiến, hiện đại, đa dạng và năng động. Đầu tư xây dựng hình thành khung chương trình đào tạo theo chuẩn thế giới. Có thể lựa chọn và đi vào sử dụng ngay các chương trình, giáo trình của các nước tiên tiến đang áp dụng.

Bên cạnh hoàn thiện chính sách đầu tư từ Ngân sách nhà nước, cần hình thành hoàn thiện các chính sách thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho giáo dục đào tạo và dạy nghề.

- Hoàn thiện chính sách đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên, nhất là đội ngũ giáo viên dạy nghề

Trong những năm tới, các tỉnh, thành phố trong vùng cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên, giảng viên và thiết lập hệ thống đánh giá định kì giáo viên theo tiêu chuẩn. Có chính sách ưu tiên và tạo cơ hội cho giảng viên đại học được đi học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ở nước ngoài. Các trường đại học cần tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong vùng và có cơ chế buộc các giảng viên phải đi thực tế tại doanh nghiệp nhằm nâng cao kiến thức thực tế. Từng bước hoàn thiện quy chế làm việc và chính sách lương đối với giáo viên, giảng viên để họ có thể sống bằng lương, giúp cho đội ngũ giáo viên, giảng viên có thể chuyên tâm vào công việc, đầu tư nhiều thời gian và công sức cho công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng giảng dạy đồng thời loại bỏ được những tiêu cực phát sinh trong giáo dục đào tạo như dạy thêm, học thêm,

4.2.2.6. Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp hỗ trợ là ngành công nghiệp sản xuất và cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng cho khâu lắp ráp, sản xuất sản phẩm cuối cùng hay nói cách khác, ngành công nghiệp phụ trợ được hiểu là những ngành sản xuất nền tảng của ngành công nghiệp chính yếu.

Như vậy, các ngành công nghiệp hỗ trợ có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp chính yếu phát triển. Do đó, trong dài hạn, để tăng cường tính hấp dẫn trong thu hút FDI cũng như nhằm hướng tới sự phát triển ổn định và bền vững, các địa phương phải phát triển các ngành công nghiệp htrđể cung cấp nguyên liệu đầu vào cần thiết cho các ngành công nghiệp. Bởi vì, hầu hết các công ty và các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới hiện nay cũng chỉ giữ lại trong quy trình sản xuất kinh doanh các khâu nghiên cứu, sản xuất các bộ phận chủ yếu hay các công đoạn quan trọng như lắp ráp. Khi tiến hành hoạt động đầu tư FDI, các công ty này phải nhập nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng.


Việc phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoà i. Nhờ sự liên kết này mà giảm đáng kđược giá thành sản xuất, từ đó nâng cao tính cạnh tranh cho từng sản phẩm, từng doanh nghiệp và cuối cùng là nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời, khơi dậy những tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước và hạn chế sự phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp FDI. Khi phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ khơi dậy nguồn tài chính trong nước đầu tư vào các ngành công nghiệp này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Vùng KTTĐ Bắc Bộ là một trong hai vùng KTTĐ của cả nước thu h út nhiều dự

án FDI nhất cả nước với số dự án tập trung vào các ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao. Trong đó, ngành công nghiệp lắp ráp được đánh giá là khá phát triển như sản xuất ô tô, xe máy, điện tử, viễn thông, máy tính,... Do đó, việc phát triển các ngành hỗ trợ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà ĐTNN có được nguồn cung ứng đầu vào tại chỗ, không phải nhập nguyên vật liệu, sản phẩm sẽ có giá rẻ hơn do cắt giảm được chi phí vận chuyển và thuế nhập khẩu, từ đó sẽ tạo ra những sản phẩm có giá tr ị cạnh tranh cao. Để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, trong những năm tới đây, vùng cần phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ với những giải pháp cụ thể sau đây:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - 20

- Thúc đẩy và tạo môi trường cho các doanh nghiệp trong vùng tham gia vào phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ bằng cách thực hiện các chế độ ưu đãi cho các ngành công nghiệp hỗ trợ như hỗ trợ huy động vốn, hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, cung cấp thông tin công nghệ, xây dựng các KCN dành riêng cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp htrợ.

- Khuyến khích nguồn vốn ĐTNN vào các ngành công nghiệp hỗ trợ nhất là ở những ngành, những lĩnh vực mà vùng chưa có điều kiện và khả năng thực hiện. Việc thu hút FDI vào phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng đồng nghĩa với việc chuyển giao vào trong nước trình độ quản lý và công nghệ tiên tiến của các nước, đây mới là động lực chính để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển. Để làm được việc đó, ngoài việc hỗ trợ các doanh nghiệp FDI bằng các chính sách về chuyển giao công nghệ, bảo vệ bản quyền, sở hữu trí tuệ, tỉnh cần có các chính sách ưu tiên khác như giảm mức đầu tư yêu cầu tối thiểu để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa từ nước ngoài hoặc trợ cấp t huế đầu tư.

- Tăng cường kiên kết doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước, giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ, giữa nhà cung cấp sản phẩm phụ trợ với doanh nghiệp sản xuất để có thể chia sẻ nguồn lực phát triển, hỗ tr sản xuất, giảm thiểu chi phí so với việc kinh doanh sản xuất độc lập. Trong mối quan hệ


liên kết này, các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp FDI, các nhà sản xuất đóng vai trò hạt nhân, còn các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ đóng vai trò như các vệ tinh trong hệ thống.

- Phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp hỗ trợ bằng cách mở rộng hình thức đào tạo tại chỗ, gắn kết việc đào tạo với việc sử dụng lao động; khuyến khích các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp FDI tổ chức lực lượng lao động cho mình và cho các doanh nghiệp khác; xây dựng chương trình hợp tác với nước ngoài trong việc đào tạo kỹ sư, công nhân lành nghề…

4.2.2.7. Giải pháp xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, tạo sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài

Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại là điều kiện tiên quyết, mở đường cho việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật rất quan trọng nhưng lại rất tốn kém, do đó, vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam thường là đầu tư từ ngân sách nhà nước và từ nguồn vốn ODA. Trong thời gian tới, để tạo sức hút đối với các nhà ĐTNN, các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ cần phải:

- Tập trung mọi nguồn lực vốn, kỹ thuật từ trung ương, các địa phương trong vùng, các thành phần kinh tế, kể cả nguồn vốn nước ngoài với mọi hình thức đầu tư để xây dựng được hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, có khả năng liên kết các địa phương trong vùng và vùng KTTĐ với các địa phương khác trong cả nước, đảm bảo việc lưu thông thuận tiện với thế giới và khu vực.

- Chú trọng gia tăng thêm các nguồn vốn đầu tư theo phương thức công tư kết hợp (PPP), sử dụng thêm các nguồn lực tại chỗ để đẩy nhanh mức độ đồng bộ hóa, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

- Phối hợp xây dựng và nâng cao chất lượng kết cấu giao thông đường bộ; đồng bộ hóa hệ thống điện nước, đường sá, thông tin liên lạc ở các khu, cụm công nghiệp theo hướng từ Đông Bắc đến Tây Nam (chủ yếu bám theo quốc lộ 18, quốc lộ 2, vành đai 5 và hạn chế phát triển thêm trên quốc lộ 5).

- Quan tâm một cách toàn diện đến hệ thống trường học, bệnh viện, trạm y tế, các trung tâm văn hoá, khu vui chơi giải trí, các công trình văn hoá du lịch, các khu dân cư, khu đô thị... Bởi vì, đó chính là những điều kiện bảo đảm cho sinh hoạt thường ngày cho người lao động, là cơ sở tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là khi họ có ý định làm ăn lâu dài tại các địa phương trong vùng.


KẾT LUẬN


1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Từ đó, nâng cao tiềm lực, sức mạnh kinh tế của quốc gia; nâng cao mức sống của dân cư và chất lượng môi trường sống của nhân dân. Theo đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng KTTĐ được hiểu là hoạt động đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài vào vùng KTTĐ của nước k hác, đáp ứng yêu cầu của quy hoạch, định hướng phát triển vùng đó; có tác động tích cực đến sự phát triển của vùng nhằm đảm bảo kết hợp hài hòa, hợp lý giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội bảo vệ môi trường không chỉ đối với vùng KTTĐ, mà còn tác động lan tỏa đến các vùng khác cả trong hiện tại và tương lai.

2. Vùng KTTĐ Bắc Bộ là một trong những vùng KTTĐ của cả nước, hội tụ đầy đủ những tiềm năng và lợi thế trong thu hút FDI. Trong những năm qua, vùng KTTĐ Bắc Bộ cùng với vùng KTTĐ phía Nam là h ai vùng kinh tế của cả nước thu hút được nhiều dự án FDI nhất so với các vùng kinh tế khác trong cả nước. Khu vực FDI trong vùng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng CNH, HĐH; góp phần tạo việc làm; góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu và từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu của vùng. Vai trò đầu tàu, động lực trong phát triển kinh tế của vùng KTTĐ Bắc Bộ nhờ đó cũng dần được khẳng định.

3. Mặc dù vậy, bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động của khu vực FDI trong vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng đang đặt ra những trở ngại trong việc phát triển bền vững của vùng. Những tác động tiêu cực của khu vực FDI đối với vùng đã và đang được biểu hiện trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Đó là: hiện tượng chuyển giá, trốn thuế gây thất thu ngân sách nhà nước; việc làm tạo ra còn chưa tương xứng; thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động trong các doanh nghiệp FDI không tương xứng với cường độ làm việc; đời sống vật chất và tinh t hần của người lao động còn thiếu thốn, chất lượng cuộc sống kém; tranh chấp lao động và đình công có xu ớng gia tăng trong các doanh nghiệp FDI, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trong vùng. Hiện tượng vi phạm pháp luật BVMT trong các doanh nghiệp FDI là khá phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng dân cư.


4. Nguyên nhân của những hạn chế trên đây là do : Một là, hệ thống luật pháp và các chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chồng chéo, thiếu tính đồng bộ và nhất quán; Hai là, công tác qui hoạch của vùng KTTĐ Bắc Bộ còn nhiều hạn chế, chưa thực sự hiệu quả gắn với yêu cầu phát triển bền vững của vùng, chưa xây dựng được chiến lược thu hút FDI theo hướng PTBV; Ba là, công tác quản lý Nhà nước về FDI còn bất cập; Bốn là, chất lượng nguồn nhân lực của vùng KTTĐ Bắc Bộ còn hạn chế; cơ cấu lao động theo ngành còn nhiều bất hợp lý; Năm là, cơ shạ tầng còn nhiều hạn chế, yếu kém; Sáu là, các ngành công nghiệp hỗ trợ ở vùng KTTĐ Bắc Bộ còn chưa phát triển đảm bảo cho FDI theo hướng PTBV .

5. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém và nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của FDI đối với PTBV của vùng KTTĐ Bắc Bộ, cần phải thực hiện đồng bộ và hiệu quả 2 nhóm giải pháp lớn với nhiều giải pháp cụ thể, bao gồm:

Một là, nhóm giải pháp từ phía Nhà nước trung ương: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách liên quan đến hoạt động FDI theo hướng PTBV ; Xây dựng chiến lược FDI và qui hoạch thu hút FDI cho cả nước đảm bảo theo hướng PTBV; Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Hai là, nhóm giải pháp từ phía chính quyền địa phương vùng KTTĐ Bắc Bộ : Nâng cao chất lượng quy hoạch không gian phát triển kinh tế vùng KTTĐ Bắc Bộ theo hướng PTBV; Thu hút FDI vào vùng KTTĐ Bắc Bộ gắn với mục tiêu PTBV; Phối hợp giữa các bộ, ngành với các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ; Tăng cường quản lý các doanh nghiệp FDI đang hoạt động ở vùng KTTĐ Bắc Bộ; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng KTTĐ Bắc Bộ đáp ứn g yêu cầu FDI theo hướng PTBV ; Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; Xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, tạo sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài .

6. Hai nhóm giải pháp trên đây đòi hỏi phải có sự kết hợp linh hoạt, nhịp nhàng trong hoạt động quản lý nhà nước từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Tuy nhiên, trong xu hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý hoạt động đầu tư như hiện nay, cần hết sức chú trọng đến việc tăng cường phối hợp và nâng cao năng lực quản lý ở các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp tỉnh./.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ


1. Trần Thị Tuyết Lan (2008), “Vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc”, Tạp chí Lao động và Xã hội , số 336, tr.39-42.

2. Trần Thị Tuyết Lan (2008), “Tiền lương với tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 343+344, tr.69-71.

3. Trần Thị Tuyết Lan (2009), “Những giải pháp cơ bản nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững ”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 264-265, tr.38-45.

4. Trần Thị Tuyết Lan (2012), “Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch không gian kinh tế vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ n hằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 384.

5. Trần Thị Tuyết Lan (2012), “Vấn đề môi trường trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở tỉnh Vĩnh Phúc - Định hướng khắc phục ”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 203.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Anh (2008), “Vùng KTTĐ Bắc Bộ: Vướng mắc cần tháo gỡ”, Tạp chí Tài chính, (524), tr.63-64.

2. Trần Phương Anh (2012), Phát triển nguồn nhân lực ở vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nước ta, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

3. Vũ Đình Ánh (2012), “Chống chuyển giá và một số vấn đề tài chính liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, (517).

4. Lê Xuân Bá (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.

5. Lê Xuân Bá (2009), Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Quản lý k inh tế Trung ương, Hà Nội.

6. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo tình hình thu hút đầu tư và hiệu quả của đầu tư trực tiếp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2011.

7. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012.

8. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo tình hình thu hút đầu tư và sử dụng vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2011, tháng 9/2012.

9. Trần Thanh Bình (2007), Nghiên cứu tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến mục tiêu phát triển bền vững về xã hội ở Việt Nam , Đề tài NCKH cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội.

10. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (200 6), Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài - Kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

11. Đỗ Đức Bình (2010), “Tái cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”,

Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (151).

12. BChính trị (1998), Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH, Chthị số 36-CT/TW.


13. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồn g bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2009), Báo cáo kết quả điều tra tình hình thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp.

15. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), Báo cáo kết quả điều tra tình hình thực hiện một số nội dung của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và lao động, tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp.

16. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội các vùng KTTĐ và công tác điều phối giai đ oạn 2006-2010, kế hoạch phát triển và công tác điều phối giai đoạn 2012 -2015, số 2319/BC-BKHĐT.

17. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đánh giá chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trên quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam, Dự án Hỗ trợ xây dựng và thực hiện chương trình Nghị sự 21 Quốc gia Việt Nam VIE/01/021.

18. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Đề án Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và định hướng đến năm 2020.

19. Nguyễn Thị Cành, Trần Hùng Sơn (2009), “Vai trò của đầu tư trực tiếp nướ c ngoài đối với phát triển và tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số tháng 7.

20. Phạm Thành Công (2011), “Kinh tế xanh: định hướng phát triển bền vững trong thế kỷ mới”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (401), tr.22-28.

21. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.

22. Đặng Ngọc Dinh, Đánh giá tính bền vững môi trường của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Hội thảo khoa học nghiên cứu phục vụ hoạch định các chính sách PTBV ở Việt Nam.

23. Dự án VIE 01/021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Học viện CTQG Hồ Chí Minh

(2006), Bài giảng về phát triển bền vững.

24. Lâm Thùy Dương (2011), “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Quy hoạch phát triển đúng phải được thể hiện bằng hiệu quả”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, (503), tr.15-18.

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 25/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí