Thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 12

Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần thiết phải rà soát, bãi bỏ những quy định không còn phù hợp, ban hành những quy định mới về điều chỉnh quan hệ thế chấp QSDĐ mà thực tiễn đang đòi hỏi. Tuy nhiên, các giải pháp này cần phải được thực hiện từng bước, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta từng thời kỳ.

KẾT LUẬN


1. Thế chấp QSDĐ không có mục đích tự thân, nó được hình thành và phát triển bởi nhu cầu của thực tế cuộc sống. Thế chấp QSDĐ đã và đang diễn ra sôi động và chiếm ưu thế trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên, thế chấp QSDĐ ở Việt Nam là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đặc thù do chế độ sở hữu toàn dân về đất đai chi phối. Vì vậy, điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ thế chấp QSDĐ cũng thể hiện những sự khác biệt so với quan hệ thế chấp các tài sản khác. Đó là sự khác biệt của pháp luật quy định về đối tượng, cách thức xác lập và thực hiện giao dịch cũng như quy trình xử lý QSDĐ thế chấp đều dưới sự chi phối và kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước.

2. Pháp luật thực định về thế chấp QSDĐ ở Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều sự thay đổi đáng ghi nhận, bằng chứng là LĐĐ mới năm 2013 đã được ban hành và có hiệu lực, cùng với đó, các văn bản pháp luật liên tục được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới để điều chỉnh những nhu cầu phát sinh từ thực tế. Vì thế, chúng đã tạo ra khung pháp lý tương đối toàn diện và đầy đủ để góp phần đảm bảo an toàn hơn cho các chủ thể tham gia quan hệ, quyền và lợi ích của các bên theo đó cũng được đảm bảo tốt hơn.

3. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, song trong quá trình vận hành quyền thế chấp QSDĐ trên thực tế, hệ thống pháp luật thế chấp QSDĐ cũng còn bộc lộ nhiều bất cập, mâu thuẫn, gây nhiều khó khăn, vướng mắc trên thực tế. Chẳng hạn, sự hạn chế quyền đối với các chủ thể tham gia quan hệ thế chấp; các lĩnh vực pháp luật về công chứng, chứng thực, đăng ký thế chấp QSDĐ cũng như xử lý tài sản thế chấp còn gò bó, khiên cưỡng và xa rời thực tế, làm giảm hiệu quả của việc thực thi trên thực tế; quá trình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch thế chấp QSDĐ của các bên chưa nhận được sự

hỗ trợ và phối hợp tích cực từ phía các cơ quan chức năng, làm cho công tác thực thi pháp luật vừa khó khăn, vừa giảm hiệu quả.

4. Hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo sự vận hành có hiệu quả thế chấp QSDĐ trong đời sống xã hội là hướng lựa chọn tất yếu trong thời gian tới. Công tác này xuất phát từ những yêu cầu chung của việc hoàn thiện thể chế kinh tế nói chung trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, đồng thời nhằm giải quyết các yêu cầu riêng của thị trường bất động sản mà hạt nhân là thị trường QSDĐ cùng với thị trường tín dụng. Các giải pháp cần được thực hiện đồng bộ và có hệ thống, bao gồm cả việc hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật. Trong đó, hoàn thiện pháp luật về thế chấp QSDĐ được xác định là nhiệm vụ trọng tâm.

5. Các giải pháp được đề xuất trong luận văn không thể thực hiện trong một thời gian ngắn bởi vì nó không chỉ tập trung ở các quy định về thế chấp QSDĐ, mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật, đến hoạt động của nhiều cấp, nhiều ngành và gắn với những điều kiện phù hợp về kinh tế - xã hội. Vì vậy, phù hợp với mỗi giai đoạn, cụ thể khác nhau, với tính chất cấp thiết của những đòi hỏi của việc hoàn thiện pháp luật về thế chấp QSDĐ ở mức độ khác nhau mà có những giải pháp phải được ưu tiên thực hiện trước và cấp bách, có những giải pháp được tiến hành theo lộ trình cụ thể và đặt trong mối quan hệ tổng thể của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.


1. Nguyễn Xuân Bang (2012), "Bàn về thế chấp và bảo lãnh theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005", Nghề Luật, (5), tr. 29-30.

Thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 12

2. Bộ Thương mại (2000), Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hòa Kỳ về quan hệ thương mại (Phụ lục G - Bảng lộ trình cam kết thương mại dịch vụ cụ thể), (Tài liệu dịch), Hà Nội.

3. Bộ Tư pháp (2011), Thông tư số 05/2011/TT/BTP ngày 16/02/2011 hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp, Hà Nội.

4. Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên Môi trường (2011), Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT/BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội.

5. Chính phủ (2000), Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 13/8/2000 về công chứng, chứng thực, Hà Nội.

6. Chính phủ (2006), Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

7. Chính phủ (2009), Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội.

8. Chính phủ (2010), Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Hà Nội.

9. Chính phủ (2010), Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

10. Chính phủ (2012), Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

11. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp (2007), Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện công tác đăng ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Ngọc Điện (2006), "Mối quan hệ giữa đăng ký bất động sản và xác lập quyền đối với bất động sản", Nghiên cứu lập pháp, (12), tr. 27-35.

14. Trương Thanh Đức (2011), "Bình luận về chế định giao dịch bảo đảm trong Bộ luật Dân sự", Tài liệu Tọa đàm: Chế định giao dịch bảo đảm trong Bộ luật Dân sự, Dự án Jica, Bộ Tư pháp tổ chức tại Hà Nội.

15. FIAS (2006), Việt Nam tăng cường cơ hội tiếp cận tín dụng thông qua cải cách về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

16. Lê Minh Hùng (2010), Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của Pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

17. Ngô Quang Huy (2013), Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất và thực tiễn tại tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

18. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19. Phạm Công Lạc (1996), Cầm cố và thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Luận án thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Nga (2008), "Những bất cập cần khắc phục trong pháp luật về đăng ký, thế chấp quyền sử dụng đất", Nhà nước và pháp luật, (12), tr. 50-55.

21. Nguyễn Thị Nga (2009), Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt

Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.

22. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001), Hà Nội.

23. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005), Hà Nội.

24. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2011), Kỷ yếu hội thảo sửa đổi Bộ luật dân sự, ngày 12-13/5/2011, Hà Nội.

25. Quốc hội (1990), Bộ luật Hàng hải, Hà Nội.

26. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

27. Quốc hội (1993), Luật Đất đai, Hà Nội.

28. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

29. Quốc hội (1998), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm

1993, Hà Nội.

30. Quốc hội (2001), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1993 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998, Hà Nội.

31. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.

32. Quốc hội (2004), Luật Phá sản, Hà Nội.

33. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

34. Quốc hội (2005), Bộ luật Hàng hải, Hà Nội.

35. Quốc hội (2005), Luật Nhà ở, Hà Nội.

36. Quốc hội (2006), Luật Kinh doanh Bất động sản, Hà Nội.

37. Quốc hội (2006), Luật Công chứng, Hà Nội.

38. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm

2003, Hà Nội.

39. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

40. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

41. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

42. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.

43. Tuấn Đạo Thanh (2012), "Thế chấp, bảo lãnh để bảo đảm nghĩa vụ của bên thứ ba qua thực tiễn hoạt động công chứng", Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề), tr. 7-15.

44. Nguyễn Thị Thu Thủy (2013), Hoàn thiện các quy định về thế chấp quyền sử dụng đất của Luật Đất đai năm 2003, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

45. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

46. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

47. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam,

tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

48. Trần Anh Tuấn (2009), "Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất", Nghiên cứu lập pháp, (7), tr. 52-56.

49. Nguyễn Quang Tuyến (2003), Địa vị pháp lý của người sử dụng đất trong các giao dịch dân sự, thương mại về đất đai, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

50. Nguyễn Quang Tuyến (2004), "Bàn thêm về các quy định về thế chấp quyền sử dụng đất", Luật học, (Số chuyên đề), tr. 50-54.

51. Đào Trí Úc (2001), "Những nội dung cơ bản của khái niệm hệ thống pháp luật nước ta và các nguyên tắc lập pháp", Nghiên cứu lập pháp, số (10), tr. 48-52.

52. Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp & Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

53. Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2009), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54. Vũ Thị Hồng Yến (2013), Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

55. Vũ Thị Hồng Yến (2011), "Xử lý tài sản thế chấp và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật", Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề: Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm), tr. 73-84.

56. Vũ Thị Hồng Yến (2012), "Bất cập về thế chấp quyền sử dụng đất theo Luật đất đai năm 2003", Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề), tr. 11-14.

57. Vũ Thị Hồng Yến (2012), "Xử lý tài sản thế chấp trong mối quan hệ với pháp luật về phá sản", Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề), tr. 37-42.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2023