Phát Huy Vai Trò Của Cộng Đồng Trong Phát Triển Dlst

Sự hình thành và hoàn thiện các tuyến đường trên cùng với tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sẽ thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển.

3.2.2.9. Bảo tồn tài nguyên DLST

Để đảm bảo DLST phát triển bền vững, cần tổ chức quản lý và bảo vệ hệ thống tài nguyên môi trường du lịch bao gồm:

- Xây dựng và bảo tồn hệ thống tài nguyên DLST trên địa bàn huyện, gồm khoanh vùng các tài nguyên có tính đa dạng sinh học cao như các HST biển, khu BTTN, di tích lịch sử được xếp hạng; khu vực cảnh quan có tiềm năng phát triển DLST; khu, điểm tham quan, thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa… dễ bị ảnh hưởng do các hoạt động du lịch và các hoạt động kunh tế khác; tổ chức theo dõi thường xuyên những biến động để có giải pháp kịp thời khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch; quản lý chặt chẽ những hoạt động du lịch và hoạt động KT – XH khác có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ tài nguyên môi trường du lịch.

- Triển khai Luật bảo vệ môi trường và Luật du lịch; áp dụng các tiêu chuẩn ngành về thiết kế và xây dựng những công trình du lịch phù hợp cảnh quan và môi trường.

- Chú trọng xử lý nước thải, chất thải các điểm du lịch và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường; áp dụng chế độ xử phạt rõ ràng đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

- Phát động chương trình giáo dục toàn dân và giáo dục trường học tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

- Tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp và huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư trong nỗ lực chung để bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch. Ngoài ra, tranh thủ mở rộng quan hệ quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng môi trường du lịch cũng như sản phẩm du lịch.

3.2.2.10. Phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển DLST

Khác với các loại hình du lịch khác, DLST quan tâm nhiều đến lợi ích của cộng đồng địa phương. Doanh thu từ hoạt động du lịch phải được phân bổ một phần cho quỹ vì sự phát triển cộng đồng và quỹ vì môi trường hướng tới sự phát triển lâu bền của DLST.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Cần phải thảo luận và thống nhất ý kiến với cộng đồng khi đưa ra một quyết định có thể ảnh hưởng tới lối sống, văn hoá và tương lai của cộng đồng. Cộng đồng có thể đưa ra những đề xuất rất hữu ích do họ có sự hiểu biết sâu sắc về khu vực và có thể báo trước về những vấn đề tồn tại mà người thực

hiện không biết. Đồng thời, cộng đồng phải được quyền phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát các hoạt động DLST nhằm hướng tới một loại hình DLST thực thụ, không bị lệch hướng.

Khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững - 12

Cần khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động như phục vụ du lịch, tổ chức một số dịch vụ du lịch địa phương, tham gia hợp tác trong các hoạt động bảo vệ môi trường. Ủng hộ hoạt động du lịch địa phương cũng là một yếu tố để đạt tới sự bền vững.

3.3. Các giải pháp chủ yếu‌


3.3.1. Về tổ chức và quản lý phát triển DLST‌


Việc tổ chức và quản lý phát triển DLST sao cho hiệu quả có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự thành công của hoạt động DLST. Để tổ chức phát triển các hoạt động DLST một cách đồng bộ, đạt hiệu quả cao và theo định hướng quy hoạch chung của huyện và của tỉnh, cần phải:

- Xác định trách nhiệm của các cấp có thẩm quyền trong việc thực hiện quy chế phối hợp, kiểm tra, giám sát vận hành hệ thống quản lý đảm bảo tính thống nhất. Hình thành hệ thống cơ quan lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển du lịch.

- Thiết lập kỹ cương trong quản lý trật tự xây dựng tới từng địa bàn, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và chế độ trách nhiệm đối với lực lượng làm công tác này.

- Xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn nhằm quản lý bảo vệ môi trường, áp dụng các biệp pháp chế tài nhằm thực thi hiệu quả công cụ pháp luật liên quan đến các hoạt động DLST trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nói chung và huyện Hàm Thuận Nam nói riêng.

- Các ngành, các địa phương tăng cường công tác quản lí đất đai sau quy hoạch và kiên quyết xử lý nghiêm kịp thời các trường hợp lấn chiếm đất đai trái phép trong các khu quy hoạch du lịch đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa để các dự án du lịch sớm triển khai thực hiện, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng chuyên môn quy hoạch chi tiết các khu tái định cư, định hướng chuyển đổi ngành nghề cho dân ở các vùng du lịch bị di dời.

- Xây dựng chính sách, kế hoạch quản lý chương trình cho khách du lịch trong đó định rõ trách nhiệm đối với vấn đề bảo vệ các khu vực tự nhiên.

- Đưa tất cả các hoạt động của các tổ chức du lịch, cộng đồng và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn vào các chiến lược và chương trình chung phát triển DLST của huyện.

3.3.2. Về cơ chế chính sách và đầu tư cho DLST‌


Về cơ chế chính sách:

- Áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư vào DLST ở các vùng còn khó khăn bằng nhiều hình thức như: hỗ trợ vay vốn, giảm tỉ lệ lãi suất, hỗ trợ tiếp thị quảng bá, hỗ trợ trong công tác di dời giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ điều tra quan trắc môi trường… nhằm khuyến khích sự quan tâm đầu tư vào lĩnh vực DLST.

- Áp dụng mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuế lâu dài cho các dự án DLST có tác dụng tốt tới môi trường. Có chính sách khuyến khích đầu tư vào những dự án du lịch mang tính bền vững.

- Ban hành quy định về chỉ tiêu sử dụng đất đối với các vùng tài nguyên DLST. Quản lý nghiêm ngặt công tác quy hoạch xây dựng, thiết kế kiến trúc và thi công hạng mục công trình.

- Ban hành các tiêu chuẩn, các nguyên tắc hoạt động du lịch, đặc biệt là DLST để đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng chung của môi trường.

- Tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển DLST tại các điểm du lịch. Trao đổi, thuyết phục, minh bcah5 thông tin, tham khảo ý kiến và quan điểm của công đồng địa phương từ khâu lập kế hoạch đến triển khai xây dựng và vận hành hoạt động.

- Đẩy mạnh hơn nữa chỉ đạo của huyện về các vấn đề an ninh trật tự xã hội và vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch. Kiên quyết và xử lý nhanh nạn phá rừng, săn bắt, buôn bán động vật, lấn chiếm đất và xây dựng trái phép để đảm bảo hướng phát triển DLST bền vững.

- Ban hành chế tài thu phí, vé tham quan tại các điểm DLST. Phân bố tỷ lệ thích hợp nguồn thu vào các nhiệm vụ bảo tồn khôi phục tài nguyên môi trường, đa dạng sinh học hay xử lý chất thải và xây dựng các tiện ích dân sinh.

- Ban hành tiêu chí phân loại và bình chọn giấy chứng nhận chất lượng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh DLST có chất lượng cao. Cấp giấy chứng nhận xanh cho các đơn vị có những hoạt động bảo vệ môi trường, xí nghiệp vận chuyển đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh môi trường.

- Khuyến khích các doanh nghiệp tích cực có trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái tại các điểm du lịch.

Đầu tư phát triển DLST:

Huyện Hàm Thuận Nam cần có các cơ chế chính sách đồng bộ khuyến khích việc khai thác các tiềm năng DLST, đặc biệt ở khu BTTN Tà Cú và khu vực biển Thuận Quý. Đồng thời, tạo môi trường

thuận lợi với những cơ chế cụ thể có tính khuyến khích để mọi thành phần kinh tế có thể đầu tư phát triển các khu DLST. Điều này đặc biệt có ý nghĩa bởi việc thu hồi vốn từ các dự án này thường dài và khả năng rủi ro khá cao.

- Đầu tư kinh phí, lập kế hoạch phát triển và xây dựng các khu, tuyến, điểm DLST nhằm đưa công tác quản lý đến gần với thực tiễn địa bàn. Thông qua đó huy động được hệ thống chính trị ở cơ sở tham gia tích cực, chủ động hơn vào công tác quản lý quy hoạch và phát triển DLST.

Công khai các quy hoạch. Tổ chức giải đáp thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý nghĩa của dự án để người dân biết, thực hiện và tham gia quản lý.

- Tập trung đầu tư vốn ngan sách Nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu trọng điểm du lịch, các khu vực du lịch tiềm năng ở vùng sâu vùng xa.

- Thực hiện xã hội hóa du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển dịch vụ hỗ trợ để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa nhà nước và tư nhân…

- Có chính sách miễn giảm thuế, cho nộp chậm thuế, giảm tiền thuê đất, cho vay lãi suất ưu đãi đối với các dự án DLST ở vùng sâu vùng xa, còn nhiều khó khăn, các dự án dựa trên các sản phẩm mới và các dự án thân thiện với môi trường. Có chế độ hợp lý về thuế, điều chỉnh các phương pháp tính thuế, các loại phí, lệ phí, các hình thức vé liên quan đến du lịch.

- Có chính sách và giải pháp tạo vốn phát triển du lịch, huy động các nguồn vốn để giải quyết được nhu cầu đầu tư.

3.3.3. Khai thác, sử dụng các sản phẩm và loại hình DLST‌


Để khai thác có hiệu quả các sản phẩm loại hình DLST của huyện cần phải dựa trên tính đa dạng và phong phú về tài nguyên du lịch của huyện, qua đó làm nổi bật các giá trị về môi trường sinh thái tự nhiên của Hàm Thuận Nam nằm quảng bá và thu hút thêm nhiều du khách.

- Khai thác sản phẩm du lịch và tổ chức các loại hình du lịch tương thích sẽ góp phần đề cao các giá trị tài nguyên nổi trội có tính cạnh tranh cao như: Tài nguyên khí hậu và cảnh quan gắn với môi trường sinh thái như: biển - đảo, đồng bằng - đồi cát, khu BTTN gắn với những cảnh quan đặc trưng như sông suối và thảm thực vật nguyên sơ cùng các loại động vật hoang dã.

- Khai thác sản phẩm và LHDL gắn với HST biển – đảo cũng là một thế mạnh khác của Hàm Thuận Nam. Huyện có tới 23,5 km đường bờ biển với một số mũi đá đẹp (Mũi Ngựa, mũi Xe Tăng, Mũi Khe Gà). Đây chính là cơ sở tổ chức sản phẩm và LHDL hấp dẫn như: Nghỉ dưỡng tắm biển, nghiên cứu và khám phá đại dương, tham quan HST dưới nước, tổ chức các sự kiện thể thao nước, tham quan đời sống của cộng đồng cư dân sinh sống ven biển, các làng nghề liên quan đến biển (làng chài ven biển, làng nghề làm muối).

Ngoài ra, ở khu vực ven biển Hàm Thuận Nam cần nghiên cứu phát triển du lịch MICE (3TMeeting, Incentive, Convention và Exhibition). Đó 3Tlà LHDL kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng nên các đoàn khách MICE thường rất đông, sử dụng dịch vụ cao cấp và thời gian lưu trú cũng lâu hơn và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường. Chương trình du lịch Mice thường có sự tham gia của các chính khách, doanh nhân, các tập đoàn nước ngoài, các công ty liên doanh… đến từ nhiều nơi trên thế giới, nên đây là cơ hội rất tốt để quảng bá, tiếp thị cho ngành du lịch. Muốn vậy cần thấy rõ những thứ mà dòng khách Mice đang hướng đến như đi tìm sự mới lạ, thưởng thức những dịch vụ cao, tiện ích tốt và sản phẩm đắt tiền, mang chủ đề riêng, những chương trình ẩm thực mang dấu ấn của địa phương để lôi kéo dòng khách “quý tộc” này.

- Khu vực đồng bằng – đồi cát ven biển: nơi sở hữu những vùng cảnh quan môi trường sinh thái đẹp vào loại bậc nhất tỉnh với những cồn cát trắng xóa ven biển, xen kẽ khu vực cồn cát còn có HST rừng dứa, chong chóng (theo danh từ địa phương), rau muống biển. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác các sản phẩm du lịch như: tham quan HST cồn cát, đi bộ vượt cát; du lịch tổ chức các sự kiện thể thao trên cát (khinh khí cầu, bóng nhảy, trượt cát, thả diều…). Ngoài ra, khu vực đồng bằng còn có các suối khoáng nóng tự nhiên thích hợp tổ chức các loại hình nghỉ dưỡng, chữa bệnh, làm đẹp, tham quan lý tưởng.

- Trang trại nông nghiệp cũng là một sản phẩm DLST giàu tiềm năng của huyện với thế mạnh nổi trội nhất cả nước là cây Thanh long. Có thể tổ chức các loại hình như: tham quan mua sản vật địa phương, tham quan với mục đích liên kết tiêu thụ sản vật, trải nghiệm đời sống lao động sản xuất, thưởng thức sản vật địa phương.

- Địa hình tự nhiên đa dạng đã tạo cho Hàm Thuận Nam một HST rừng tự nhiên mang giá trị đa dạng sinh học cao với nhiều chủng loại động thực vật và những vùng cảnh quan thác nước đẹp có tiềm năng lớn để thu hút du khách, mà nổi bật chính là khu BTTN Tà Cú. Ở những khu vực này thích hợp để tổ chức các LHDL như: học tập - nghiên cứu khoa học, quan sát động thực vật, dã ngoại cắm trại,

thể thao leo núi, đạp xe xuyên rừng, chèo thuyền, bơi lội, trải nghiệm văn hóa và phong tục tập quán của cộng đồng cư dân bản địa.

Tất cả các sản phẩm, loại hình DLST cần phải được tổ chức một cách chuyên nghiệp, hướng tới những đặc thù của địa phương, hạn chế tối đa sự trùng lắp với các khu vực khác.

3.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ DLST‌


- Trước hết là tổ chức các lớp ở địa phương hoặc đưa đến các địa phương khác và nước ngoài để đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ và ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Nga) cho lực lượng lao động, cán bộ quản lý của các cơ sở du lịch và dịch vụ du lịch hiện có và nguồn nhân lực dự kiến trên địa bàn, nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài cho ngành du lịch.

- Thực hiện đa dạng hóa hình thức đào tạo: bên cạnh việc đào tạo chính quy ở các cơ ở đào tạo, cần đẩy mạnh các hình thức đào tạo đại học, cao đẳng hệ tại chức và hình thức liên kết đào tạo nghiệp vụ chuyên môn tại chỗ, huấn luyện tại chỗ của doanh nghiệp. Mặc khác, các doanh nghiệp cần khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ quản lý, trưởng, phó bộ phận ở doanh nghiệp được tiếp tục học tập nâng cao trình độ, năng lực quản lý ở trình độ sau đại học về chuyên ngành quản trị kinh doanh du lịch, bằng các hình thức đào tạo từ xa, qua mạng; quan tâm tạo điều kiện cho lao động tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn; mời các chuyên gia nước ngoài, cán bộ quản lý người nước ngoài đang làm việc tại các cơ sở lưu trú du lịch cao cấp ở trong và ngoài tỉnh tham gia giảng dạy ở các cơ sở đào tạo nghề du lịch.

- Ưu tiên đào tạo những lao động địa phương thành những hướng dẫn viên DLST chuyên nghiệp. Vì không ai có thể thấu hiểu tự nhiên, con người nơi đây bằng chính cư dân địa phương – những người đã sinh sống, gắn bó, trải nghiệm trên chính HST mà họ đang làm việc.

- Từng bước thực hiện xã hội hóa giáo dục du lịch toàn dân để nâng cao nhận thức về du lịch đạt hiệu quả cao, tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới, hình thành môi trường du lịch lành mạnh và thuận lợi.

- Nghiên cứu xây dựng giáo trình để đưa kiến thức về DLST vào trong nhà trường từ cấp tiểu học trong các giờ ngoại khóa của học sinh.

- Có chính sách thu hút đội ngũ hướng dẫn viên chất lượng cao, được đào tạo bài bản, đồng thời, mời các chuyên gia ở địa phương có kinh nghiệm về các vấn đề: lâm nghiệp, nông nghiệp, truyền thống văn hóa, làng nghề, khí tượng thủy văn... trao đổi các thông tin liên quan đến hệ sinh thái tự nhiên và

nhân văn của huyện. Từ đó, từng bước hình thành được đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái cho huyện.

3.3.5. Phát triển thị trường‌


- Coi trọng thị trường truyền thống là khách nội địa, nhất là Tp Hồ Chí Minh và khách nội tỉnh.

- Mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế, khuyến khích các sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp thị hiếu khách du lịch quốc tế, khách có khả năng chi trả cao.

- Cùng với ngành du lịch tỉnh để tham gia các hội chợ, sự kiện du lịch ở các thị trường quốc tế với mục tiêu phát triển, mở rộng thị trường.

- Xây dựng chương trình marketing điểm đến cho Hàm Thuận Nam, chương trình này cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp để có thể khai thác các thị trường du lịch quốc tế và thị trường cao cấp trong nước, đồng thời đảm bảo tính thống trong hình ảnh của du lịch Hàm Thuận Nam.

3.3.6. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch và DLST‌


- Tăng cường xúc tiến, quảng bá trong nước và quốc tế, nhất quán trong tuyên truyền, tạo thương hiệu nổi trội của du lịch sinh thái Hàm Thuận Nam là: du lịch biển, khu BTTN, suối khoáng nóng.

- Thiết lập các hệ thống đại lí du lịch, đại diện du lịch; triển lãm các chuyên đề riêng về du lịch Hàm Thuận Nam tại trung tâm Tp Phan Thiết và địa phương khác như: Tp Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt, Hội An, Đà Nẵng…

- UBND huyện Hàm Thuận Nam phối hợp với các cơ quan đài, báo trong và ngoài nước để xây dựng các phim tài liệu nghiên cứu khoa học về các HST đặc thù của địa phương, thông qua truyền hình giới thiệu rộng rãi sản phẩm DLST của huyện tới khắp các nơi trên thế giới; chỉ đạo chính quyền địa phương các xã có hoạt động DLST xây dựng phong cách văn hoá du lịch trong nhân dân, gắn du lịch với các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống theo định kỳ nhằm thu hút khách đến tham quan.

- Phối hợp với các ngành chức năng của Tỉnh tiếp tục tuyên truyền, quảng bá về du lịch của Huyện. Cung cấp thông tin về du lịch Hàm Thuận Nam trên Website của Tỉnh, nối mạng Internet, các phóng sự truyền hình về du lịch Hàm Thuận Nam để phát sóng trên các đài truyền hình địa phương và Trung ương. Xuất bản các tài liệu giới thiệu tiềm năng du lịch, di tích lịch sử văn hoá, điểm tham quan,

cơ sở dịch vụ,… của huyện để quảng bá với khách du lịch. Huy động đóng góp của các doanh nghiệp du lịch để xây dựng cổng chào du lịch tại một số điểm cho phù hợp gây ấn tượng tốt cho du khách

- Phối hợp các cơ quan chức năng tổ chức các buổi tọa đàm, hội nghị, hội thảo mở ra hướng liên kết khai thác DLST với các địa phương trong tỉnh, cả nước và quốc tế. Dựa vào các loại hình du lịch chính, xây dựng các chương trình du lịch tự chọn. Đầu tư nghiên cứu tạo ra những sản phẩm du lịch mang tính chất đặc trưng, có khả năng độc quyền, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút du khách.

- Đầu tư in ấn tời rơi, tập gấp bằng nhiều ngôn ngữ, chú trọng hướng tới các thị trường trọng điểm như (Mỹ, Nga, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản, ASEAN…). Ngoài ra cũng cần chú ý phát triển thị trường khách nội địa cao cấp, hướng đến các đối tượng có nhu cầu du lịch dã ngoại, nghỉ dưỡng sinh thái đến từ các thành phố lớn: Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội. Quảng bá các sản phẩm DLST trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo cơ hội trao đổi thông tin về nhu cầu và thị trường khách DLST với các đối tác.

- Thiết kế, lắp đặt các panô, áp phích tuyên truyền quảng bá về các sản phẩm, loại hình DLST nổi bật của huyện Hàm Thuận Nam tại các địa bàn cửa ngõ của tỉnh, huyện, cũng như trong các khu trung tâm, tuyến, điểm du lịch.

3.3.7. Nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật‌


- Nâng cấp và xây mới các tuyến đường nhánh ra biển, đường nối thông các điểm du lịch với nhau, cụ thể là:

+ Trục đường bộ ven biển từ Bà Rịa-Vùng Tàu lên qua Tân Thắng - Thị xã La Gi - Tân Thành - Phan Thiết - Mũi Né - Hoà Phú - Liên Hương sang Ninh Thuận kết nối hình thành tuyến đường quốc gia ven biển trên địa bàn tỉnh.

+ Tuyến Thuận Quý- Kê Gà (trên địa bàn Hàm Thuận Nam): Chiều dài 9,5 km.

+ Đường 712: nối giữa 2 khu du lịch (núi Tà Cú - khu du lịch ven biển) dài 13,8km. Đến năm 2010 nâng cấp đạt chuẩn cấp IV; sau năm 2010 nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, thảm bê tông nhựa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2023