Các Nhân Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Cho Vay


- Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian; đồng thời sẽ thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu ở một thời điểm nhất định trong tương lai.

Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa ngân hàng với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán.

Nhà kinh tế học người Pháp Louis Baundin định nghĩa tín dụng là “Một sự trao đổi tài hóa hiện tại lấy một tài hóa tương lai” (Trích nguồn voer.edu.vn). Ở đây, tài hóa được hiểu là tiền tệ và tín dụng sẽ được xem là việc trao đổi tiền tệ ngày hôm nay để nhận được các khoản tiền trong tương lai. Tương lai ở đây là yếu tố thời gian hữu hạn, nói cách khác là sự trao đổi sẽ kết thúc vào một thời điểm nhất định trong tương lai, Từ đó, có thể thấy rằng nhà kinh tế học này đang ngầm nhấn mạnh đến sự tín nhiệm và quá trình sử dụng sự tín nhiệm của nhau trong bối cảnh xuất hiện của yếu tố rủi ro.

Theo Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2011), nghiệp vụ cho vay của các ngân hàng thương mại là nghiệp vụ cấp tín dụng, trong đó ngân hàng thương mại sẽ chuyển giao cho khách hàng quyền sử dụng một số vốn bằng tiền trong một khoảng thời gian xác định. Đến khi kết thúc thời hạn cho vay, khách hàng phải hoàn trả cho ngân hàng (nơi vay) cả số tiền nợ gốc và số tiền lãi vay (tương ứng với số tiền gốc).

Như vậy, tín dụng có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa một bên là người đi vay và một bên là người cho vay trên cơ sở hoàn trả cả gốc và lãi vào một thời điểm nhất định trong tương lai.



tệ.

2.2.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.


- Huy động vốn và cho vay vốn đều được thực hiện dưới hình thức tiền

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3


- Ngân hàng thương mại sẽ đóng vai trò trung gian trong quá trình huy

động vốn và cho vay.

- Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng thương mại có thể không hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- Tín dụng ngân hàng thúc sẽ đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế, cung cấp vốn từ nơi nhàn rỗi đến nơi cần vốn để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.2.3. Tăng trưởng tín dụng ngân hàng


Cho vay là chức năng kinh tế cơ bản của các ngân hàng thương mại. Theo Lê Văn Chi (2008), tại hầu hết các ngân hàng thương mại, dư nợ tín dụng thường chiếm tới hơn 50% tổng tài sản có của các ngân hàng; đồng thời thu nhập từ các hoạt động cho vay thường chiếm khoảng từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Do đó, việc tăng trưởng của hoạt động cho vay (hay còn gọi là tăng trưởng của hoạt động tín dụng) sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với các hoạt động của ngân hàng thương mại. Từ đó, có thể thấy rằng, tăng trưởng cho vay là việc các ngân hàng thương mại sử dụng các chính sách, nguồn lực của mình nhằm gia tăng nguồn vốn huy động, từ đó sẽ mở rộng các hoạt động cấp tín dụng của mình đến những đối tượng cần vốn trong nền kinh tế, bao gồm các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân… Các đối tượng này cần vốn để sử dụng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại của mình nhằm tạo ra việc gia tăng lợi nhuận cho tổ chức. Việc mở rộng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại sẽ từng bước gia tăng lợi nhuận, nâng cao thương hiệu và thị phần trên thị trường của các ngân hàng thương mại.


Một số chỉ tiêu đo lường tăng trưởng tín dụng cho vay của các ngân hàng thương mại:

- Tốc độ tăng trưởng trong huy động vốn: Chỉ tiêu phản ánh quy mô và tốc độ gia tăng trong việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Nếu giá trị huy động ở kỳ sau cao hơn kỳ trước thì tốc độ huy động vốn gia tăng, quy mô hoạt động của ngân hàng thương mại sẽ được mở rộng; ngược lại thì tốc độ huy động vốn giảm và quy mô hoạt động của ngân hàng bị thu hẹp.

𝑇ố𝑐 độ 𝑡ă𝑛𝑔 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛

𝑉ố𝑛 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑛à𝑦 – 𝑉ố𝑛 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑡𝑟ướ𝑐

=

𝑉ố𝑛 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑡𝑟ướ𝑐

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay: phản ánh tốc độ gia tăng trong dư nợ của các ngân hàng thương mại. Nếu dư nợ kỳ sau cao hơn kỳ trước, ngân hàng thương mại đã cấp tín dụng cho các chủ thể trong nền kinh tế nhiều hơn. Điều này sẽ giải quyết được nhu cầu vốn gia tăng trong nền kinh tế, phù hợp với xu hướng trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi dư nợ cho vay giảm có nghĩa là nền kinh tế có dấu hiệu ở trong giai đoạn suy thoái.

𝑇ố𝑐 độ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦

𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑘ỳ 𝑛à𝑦 – 𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑘ỳ 𝑡𝑟ướ𝑐

=

𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑘ỳ 𝑡𝑟ướ𝑐

- Cơ cấu cho vay: phản ánh tỷ lệ cấp tín dụng theo đối tượng cho vay, kỳ hạn cho vay hoặc theo ngành nghề kinh doanh của đối tượng cho vay. Cơ cấu cho vay sẽ giúp các ngân hàng thương mại tính toán và dự báo chính xác các chỉ tiêu như chỉ tiêu đảm bảo an toàn tín dụng, chỉ tiêu thanh khoản hay chỉ tiêu điều chỉnh hướng cho vay theo chiến lược phát triển của ngân hàng đó, hoặc theo chính sách điều tiết của ngân hàng nhà nước.


𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑐ơ 𝑐ấ𝑢 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦

𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑡ℎ𝑒𝑜 đố𝑖 𝑡ượ𝑛𝑔/𝑘ỳ ℎạ𝑛/𝑛𝑔à𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎề

=

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔


Tăng trưởng tín dụng cho vay của các ngân hàng thương mại được kiểm soát theo từng giai đoạn cụ thể, chịu sự chi phối trong các chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ nhất định. Trong thời kỳ nền kinh tế có tốc độ gia tăng giá cả hàng hóa (lạm phát) cao, khi ngân hàng nhà nước chủ động thực hiện một chính sách tăng trưởng tín dụng thấp có nghĩa là đang hạn chế để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, kéo theo việc giảm sút trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp kìm hãm sự gia tăng nhanh của giá cả. Đây chính là chức năng điều tiết thị trường của ngân hàng nhà nước. Nếu mức tăng trưởng tín dụng quá cao so với nhu cầu của nền kinh tế (tăng trưởng nóng), đó sẽ là một nguy cơ tiềm ẩn đối với chất lượng tín dụng, tạo nên bong bóng tín dụng và sẽ dẫn tới nguy cơ phát sinh các khoản nợ xấu, trực tiếp gây ra những tác động đến nền kinh tế. Đây chính là bước đầu tiên trong quá trình xảy ra khủng hoảng của nền kinh tế.

2.3. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng cho vay

Hệ thống ngân hàng thương mại là “huyết mạch” của các nền kinh tế, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, khi hệ thống thị trường tài chính trong nước chưa quá phát triển như Việt Nam, việc huy động vốn của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ trên các sàn chứng khoán niêm yết hoặc các doanh nghiệp chưa niêm yết trên các sàn chứng khoán chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. Hệ thống ngân hàng thương mại là một chủ thể rất quan trọng trong việc chu truyển vốn trong nền kinh tế. Từ vai trò đó, hệ thống ngân hàng thương mại còn là một trong những chủ thể chính trong việc truyền dẫn các chính sách tiền tệ theo quan điểm của ngân hàng trung ương (hoặc ngân hàng nhà nước). Chính vì vậy,


hoạt động của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thường sẽ phải giải quyết một vấn đề lớn: vừa phải đảm bảo tạo ra sự tăng trưởng trong lợi nhuận hoạt động của mình, vừa đảm bảo thực hiện được các yêu cầu của chính sách tiền tệ từ ngân hàng trung ương (hoặc ngân hàng nhà nước). Vấn đề này được thể hiện rõ nhất qua tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại: Các ngân hàng thương mại vừa phải đảm bảo tăng trưởng tín dụng nhằm gia tăng lợi nhuận hoạt động của mình, đồng thời phải đảm bảo việc thực hiện các chính.

Với vai trò là một chủ thể trung gian trong việc chu chuyển vốn của nền kinh tế, đồng thời làm một trong những chủ thể chính trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ từ ngân hàng trung ương nên hoạt động của các ngân hàng thương mại sẽ chịu nhiều tác động bởi các yếu tố vĩ mô từ bên ngoài nền kinh tế. Các yếu tố này có thể bao gồm như tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, các công cụ chính sách tiền tệ của được thực hiện bởi ngân hàng nhà nước… Ngoài ra, với vai trò và chức năng có tính chất đặc thù riêng của mình, hoạt động của các ngân hàng cũng chịu nhiều tác động từ các yếu tố nội tại bên trong của các ngân hàng. Các yếu tố này bao gồm: Tổng dư nợ cho vay, tính chất sở hữu ngân hàng, quy mô ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, lợi nhuận, khả năng thanh khoản của ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản…

2.3.1. Các yếu tố vĩ mô tác động đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại

Các ngân hàng thương mại là các chủ thể quan trọng trong việc chu chuyển vốn của nền kinh tế, đồng thời là một trong những chủ thể chính giúp ngân hàng nhà nước thực hiện các chính sách tiền tệ của mình. Do đó, các yếu tố kinh tế vĩ mô sẽ có tác động rất lớn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Vu và Nahm (2013) khi xem xét các yếu tố vĩ mô có tác động đến hoạt động của các ngân hàng thương mại đã đưa vào các biến số tốc độ tăng trưởng GDP


thực bình quân đầu người, tỷ lệ lạm phát hàng năm, biên độ lãi suất và sự phát triển của thị trường tài chính. Trong khi đó, Pouw và Kakes (2013) đã xem xét tác động của các biến số vĩ mô chính trong nền kinh tế đến (bao gồm các biến số GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất liên ngân hàng và tỷ lệ lạm phát hàng năm) khi nghiên cứu về tác động của các yếu tố vĩ mô tới hoạt động của 28 ngân hàng ở các quốc gia

Mileris, R. (2015) đã thực hiện nghiên cứu để xem xét các nhân tố vĩ mô tác động đến các hoạt động của ngân hàng thương mại Lithuan trong giai đoạn suy thoái kinh tế (2009 – 2010). Khi nghiên cứu về các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế Lithuan, tác giả đã xem xét các biến số vĩ mô chính của nền kinh tế Lithuan bao gồm tổng sản phẩm quốc nội (GDP), giá trị xuất khẩu, đầu tư, tổng chi tiêu của các hộ gia đình, tỷ lệ thất nghiệp, cầu tiền và lãi suất liên ngân hàng.

Singhn, A. và Sharma, A. (2016) cũng đã xem xét tác động của một số nhân tố vĩ mô chính tới hoạt động của các ngân hàng thương mại Ấn Độ. Các tác giả đã tập trung xem xét ảnh hưởng của 03 mục tiêu chính trong chính sách tiền tệ là GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp đến hoạt động của các ngân hàng thương mại

Trên cơ sở các nghiên cứu về các nhân tố vĩ mô có tác động tới hoạt động của các ngân hàng thương mại, mặc dù có nhiều biến số vĩ mô khác nhau có tác động tới hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nhưng trong luận văn này, tác giả sẽ tập trung xem xét tác động của 03 yếu tố kinh tế vĩ mô (tương ứng với 03 mục tiêu cơ bản nhất của chính sách tiền tệ, đó là ổn định giá trị tiền tệ, trên cơ sở đó góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm) đến tăng trưởng tín dụng. Để xem xét cụ thể các mục tiêu này, tác giả sẽ lựa chọn các biến số đại diện cho các mục tiêu này như sau: tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội thực (tăng trưởng GDP thực), tỷ lệ thất nghiệp. Ngoài ra, do đặc thù của ngành ngân hàng nên tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng sẽ có mối


quan hệ với sự phát triển của thị trường tài chính trong nước. Vì vậy, tác giả cũng sẽ xem xét yếu tố này trong các nhân tố vĩ mô

2.3.1.1. Tăng trưởng kinh tế:


Tăng trưởng kinh tế tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng qua hai khía cạnh. Đầu tiên, theo lý thuyết vòng và tiết kiệm của con người của Ando và Modigliani (1963), của cải và sự giàu có của các cá nhân và hộ gia đình sẽ quyết định đến hành vi tiêu dùng của bản thân họ trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của hộ gia đình được cải thiện, các cá nhân và hộ gia đình sẽ trở nên giàu có hơn và họ sẽ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của xã hội, từ đó giúp gia tăng cầu tín dụng ngân hàng để phục vụ cho các hoạt động này. Khi đó, để đáp ứng nhu cầu gia tăng, các ngân hàng thương mại sẽ mở rộng các hoạt động tín dụng cho vay của mình, từ đó sẽ gia tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Thứ hai, tăng trưởng kinh tế cũng sẽ giúp cho các chủ thể doanh nghiệp trong nền kinh tế lạc quan hơn. Họ sẽ gia tăng các hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất. Khi đó, Tobin (1969) cho rằng biến số q (giá trị thị trường của doanh nghiệp trên chi phí thay thế vốn) cao sẽ khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng các hoạt động đầu tư của mình. Điều này sẽ thúc đẩy các hoạt động tín dụng thương mại cho doanh nghiệp, dẫn đến gia tăng nhu cầu tín dụng của các chủ thể này. Điều này cũng sẽ làm gia tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm khác không đồng tình với lập luận trên. Theo quan điểm kinh tế học, tăng trưởng kinh tế đi kèm với sự giàu có của các thành phần dân cư, Khi dân cư giàu có hơn, họ sẽ có xu hướng chi tiêu, đầu tư và tiết kiệm nhiều hơn. Trong trường hợp này, khi khuynh hướng chi tiêu và đầu tư từ thu nhập gia tăng đáng kể so với khuynh hướng tiết kiệm, việc vay mượn sẽ gia tăng không đáng kể, thậm chí có thể âm nếu như các thành phần dân cư giảm


dần việc vay mượn nếu họ có xu hướng sử dụng thu nhập của họ cho các hoạt động chi tiêu và đầu tư.

2.3.1.2. Lạm phát:


Lạm phát hàng năm của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại theo cơ chế sau: lạm phát gia tăng làm giảm thu nhập thực tế của các cá nhân và hộ gia đình. Điều này làm cho nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân trong nền kinh tế giảm đi, trong khi nhu cầu đầu tư vào các sản phẩm tài chính có tỷ suất sinh lợi cao hơn sẽ gia tăng. Khi đó, các cá nhân sẽ ít chọn gửi tiền ngân hàng và điều này sẽ có tác động tiêu cực đến việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại, từ đó sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động trung gian tài chính của các ngân hàng thương mại. Như vậy, các hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại sẽ bị giảm đi.

Ngoài ra, lạm phát gia tăng cũng sẽ tác động đến các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Chính sách tài khóa sẽ trở nên thận trọng hơn, đồng thời các chính sách tiền tệ sẽ thắt chặt và điều này dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực trong nền kinh tế, kéo theo việc giảm tăng trưởng kinh tế. Như đã đề cập ở trên, khi tăng trưởng kinh tế giảm cũng sẽ làm cho các ngân hàng thương mại giảm thắt chặt các hoạt động tín dụng của mình.

2.3.1.3. Tỷ lệ thất nghiệp


Tỷ lệ thất nghiệp sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng sẽ làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư của các cá nhân và hộ gia đình. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu tín dụng của các chủ thể trong nền kinh tế, từ đó làm giảm các hoạt động tín dụng cho vay từ các ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, có quan điểm cho rằng khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng tức là nền kinh tế hiện đang có những bất ổn, có thể là nền kinh tế bị suy thoái. Khi đó, các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022