Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình - 18


2.7. Giải pháp khoa học công nghệ

a. Ứng dụng khoa học công nghệ

Ứng dụng công nghệ tiến tiến vào phát triển sản xuất công nghiệp - xây dựng, nông lâm nghiệp và dịch vụ, cụ thể:

1, Đối với công nghiệp, đặc biệt là sản xuất vật liệu xây dựng: sản xuất theo công nghệ tiến tiến đạt tiêu chuẩn châu Âu; riêng xi măng cần theo dây chuyền công nghệ khô và giảm tối đa tiếng ồn; quản lý theo tiêu chuẩn ISO và khu nguyên liệu cần khai thác đúng theo quy hoạch, đảm bảo tiết kiệm tài nguyên cũng như bảo vệ cảnh quan môi trường. Trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến như vậy sẽ nâng cao được năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.

2, Đối với dịch vụ, cụ thể là du lịch: hoạt động đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo tiêu chuẩn của Việt Nam và đặc biệt tại các khu vực trọng điểm. Nâng cao trình độ nghiệp vụ về quản lý, bán hàng, phục vụ nhà hàng dần tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực. Xây dựng tiêu chí khai thác, quản lý du lịch theo tiêu chuẩn châu Âu, chú ý ứng dụng công nghệ tin học, phát triển Internet v.v và dịch vụ tài chính, ngân hàng tiên tiến.

3, Đối với sản xuất nông- lâm- thuỷ sản: áp dụng công nghệ sinh học để nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trên một đơn vị gieo trồng. Trên các khu vực sản xuất trọng điểm cần xây dựng khu nguyên liệu thâm canh (lúa đặc sản, dứa, cá v.v). Sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn cụ thể của nơi tiêu thụ, nước nhập khẩu sản phẩm.

b. Xây dựng quy trình sản xuất và sản phẩm thương hiệu

Tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất hàng hóa chủ lực và xây dựng tiêu chuẩn hàng hóa chủ lực để sản xuất ra các mặt hàng này đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế ISO, có uy tín và canh tranh tốt trên thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài, cụ thể:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Đối với sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trước hết xây dựng quy trình sạch sản phẩm xi măng, clanke v.v và thép chất lượng cao. Bên cạnh đó cải tiến quy trình sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm thiểu thủ công nghiệp hay công nghiệp mang lại hiệu quả cao (may). Đây là những sản phẩm quyết định sự đột phá phát triển kinh tế - xã hội ngay trong giai đoạn đầu quy hoạch của tỉnh.

Đối với sản phẩm thương mại, du lịch, cải cách hệ thống phân phối lưu thông nhằm tạo ra bước tiến cơ bản trong hoạt động thương mại nhằm đáp ứng yêu cầu. Xây dựng quy trình để tạo ra sản phẩm du lịch mang thương hiệu Ninh Bình như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá lịch sử v.v. Đây là bảo đảm chắc chắn để thu hút khách du lịch trong đó có du khách nước ngoài.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình - 18

Đối với sản phẩm nông lâm thuỷ sản, xây dựng quy trình sản xuất để tạo dung thương hiệu hàng hoá nông lâm thuỷ sản Ninh Bình. Trước hết là gạo cao cấp, nước dứa, dứa lát hộp, rau, thịt lợn sữa, tôm, cá và đồ gỗ gia dụng

v.v. Quy trình sản xuất cần bao quát tổng thể từ khâu tạo ra nguyên liệu, khai thác chế biến, vận chuyển tới nơi tiêu thu và kênh tiêu thụ ở trong tỉnh cũng như ở ngoài tỉnh gồm cả ở nước ngoài.

Đẩy mạnh công tác xây dựng chính quyền điện tử trong quản lý nhà nước và quản lý hoạt động doanh nghiệp...

2.8. Giải pháp về cơ chế chính sách

Đổi mới chính sách gắn chặt với cải cách hành chính. Tỉnh Ninh Bình cần đổi mới tư duy, phương pháp và quy trình tuyển dụng, đề bạt, khen thưởng và sử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức đáp ứng tình hình mới khi Việt Nam tham gia WTO. Đối với nhân dân thì tuyên truyền, giáo dục và thi hành pháp luật nghiêm túc để họ trở thành công dân kiểu mới trong thời kỳ hội nhập.


Đổi mới cơ chế chính sách để tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội mà đối với Ninh Bình thì chú trọng 3 khâu then chốt là: a, quản lý, khai thác và phát triển tài nguyên; b, đầu tư mà đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư ngoài tỉnh; c, nâng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng vật nuôi.

Cải cách hành chính theo hướng phân cấp, phân quyền mà cụ thể là triển khai mạnh mẽ, toàn diện cơ chế một cửa và ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai mạnh mẽ chính quyền điện tử tại tất cả các cơ quan, công ty. Phải tạo sự chuyển biến về chất nội dung hoạt động này vì yêu cầu phát triển của tỉnh và vì Việt Nam đã gia nhập WTO.

Đề nghị Trung ương cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách đối với Ninh Bình và các tỉnh khác ở nam đồng bằng sông Hồng có tỷ trọng nông nghiệp và nông dân cao nhằm tạo ra sức bật mới, nâng cao mức sông cho nhân dân và thực hiện tốt hơn nghĩa vụ của mình, đặc biệt là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Tiếp là tăng cường theo dõi giám sát, đặc biệt tập trung vào các khâu trọng yếu như quản lý đất đai, thị trường tài chính, kho bạc ngân hàng, chống thất thu thuế và cấp phép đầu tư, xây dựng cơ bản, xuất nhập khẩu, Internet,

v.v nhằm giải quyết nhanh chóng, hiệu quả công việc và chống lãng phí, giảm tình trạng tham nhũng.

Đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đi liền với hoàn thiện quy chế quản lý Nhà nước ở cấp cơ sở trên nền tảng đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực. Làm cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh nhận thức rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ để toàn bộ hệ thống chính trị cùng nhân dân Ninh Bình có chuyển biến tích cực.


2.9. Củng cố quốc phòng, an ninh‌

Củng cố quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm chủ quyền quốc gia, ổn định chính trị để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện trên cơ sở củng cố và xây dựng các công trình quốc phòng quốc gia, công trình quốc phòng của vùng đồng bằng sông Hồng.

Tiếp tục xây dựng tuyến phòng thủ quốc phòng, an ninh của tỉnh trên cơ sở thực hiện phối hợp với việc củng cố tuyến phòng thủ vùng đồng bằng sông Hồng và tuyến phòng thủ quốc gia.

Thường xuyên tổ chức huấn luyện chiến đấu, thực hiện diễn tập và chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng, chủ động trong mọi tình huống để bảo vệ vững chắc lãnh thổ, vùng trời và vùng biển của tổ quốc.

Phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm kết hợp chặt chẽ với củng cố quốc phòng, an ninh và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội cũng như gìn giữ sự đoàn kết gắn bó giữa mọi tầng lớp nhân dân, giữa các tôn giáo.


KẾT LUẬN


Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là nội dung quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Với tỉnh Ninh Bình cũng như vậy, là một tỉnh mới được tách lập nền kinh tế còn mang nặng tính thuần nông, công nghiệp địa phương còn nhỏ bé, lạc hậu. Nếu Ninh Bình muốn phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì không còn con đường nào khác là phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để đưa công nghiệp và dịch vụ trở thành ngành mũi nhọn đầu tàu có chức năng lôi kéo kinh tế của tỉnh.

Trong thời gian qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Ninh Bình tuy diễn ra chậm nhưng cũng đã thu được những kết quả nhất định và cơ bản là đã đi đúng hướng. Tuy nhiên những kết quả đó chỉ là bước đầu, trong tương lai Ninh Bình còn phải đương đầu với nhiều thách thức lớn bởi vì nông nghiệp vẫn còn chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh.

Hơn bao giờ hết, lựa chọn được một cơ cấu kinh tế hợp lý có ý nghĩa quan trọn đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Đó cũng chính là mục đích đề tài muốn đạt tới. Quá trình nghiên cứu của đề tài nhằm tìm ra phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho tỉnh Ninh Bình, tiến tới xây dựng một cơ cấu kinh tế linh hoạt mềm dẻo phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh.

Với một độ dài hợp lý, luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng không chỉ đối với một luận văn khoa học, mà nó còn đưa ra những cơ sở lý luận, khái niệm về cơ cấu kinh tế, các đặc trưng chủ yếu của cơ cấu kinh tế; phân loại cơ cấu kinh tế; đi sâu vào khái niệm cơ cấu kinh tế ngành; các dạng cơ cấu kinh tế ngành; các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế; khái niệm về chuyển dịch cơ


cấu ngành; đặc điểm của quá trình chuyển dịch, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, … với cơ sở lý luận được nêu trong luận văn đã phân biệt cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, sự chuyển dịch, xu hướng vận động của cơ cấu ngành kinh tế, …Cùng với cơ sở lý luận, trong luận văn cũng đã khái quát quan điểm, đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam qua các kỳ Đại hội.

Luận văn đã phân tích, đánh giá, qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001 - 2005. Trong Chương II, Luận văn đã chỉ ra được quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình, những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém cần phải có mục tiêu, giải pháp, biện pháp tiếp tục chuyển dịch trong thời gian tới.

Sau khi đã phân tích đầy đủ thực trạng của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh, luận văn đã đưa ra được căn cứ khoa học, phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, các phương án để lựa chọn việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình cùng các giải pháp và biện pháp cụ thể.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023