Liều Dùng Của Paracetamol Cho Người Lớn . A. 500Mg – 2G /24H .

- Công dụng:

+ Điều trị các cơn đau cấp trong thời gian ngắn và sau chấn thương ở hệ vận động.

+ Chống viêm và thoái hóa thấp khớp.

- Cách dùng – liều dùng: Uống 10 – 30mg/24 giờ chia 1 – 2 lần (vào bữa ăn).

- Chống chỉ định:

+ Loét dạ dày tá tràng.

+ Suy gan, thận nặng

+ Phụ nữ có thai – cho con bú

+ Trẻ em < 16 tuổi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

+ Mẫn cảm với thuốc.

5. Meloxicam .

Dược lý - Trường trung cấp Tây Sài Gòn - 7

- Dạng thuốc : viên nang , nén (7,5mg ; 15mg).

- Tác dụng: kháng viêm giãm đau, ít có tác động trên hệ tiêu hóa, cũng như chức năng thận

- Công dụng : điều trị cấp tính và dài hạn triệu chứng viêm khớp và viêm sưng khớp.

- Cách dùng – liều dùng : 7,5mg – 15mg / ngày tùy theo tình trạng bệnh

6. Cảm xuyên hương:

- Thành phần: gồm các dược liệu thảo mộc: Xuyên khung, hương phụ, quế, bạch chỉ, gừng, cam thảo...

- Công dụng: Là dược liệu thảo mộc có tác dụng chữa cảm sốt do trong thành phần dược liệu có tinh dầu.

- Cách dùng, liều dùng:

+ Dùng trong trường hợp cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, sốt xuất huyết.

+ Ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 3 – 4 viên.

Kết luận chung: với nhóm thuốc hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm:

- Dùng liều cao tấn công chỉ nên 5 – 7 ngày.

- Phối hợp các thuốc chống viêm phi steroid (CVPS) với nhau sẽ làm tăng độc tính của nhau.

- CVPS tương tranh gắn protein huyết tương với thuốc chống đông loại kháng vitamin K (Dicumarol, warfarin), sulfamid hạ đường huyết, phenylhydantoin.

- CVPS làm giảm tác dụng của Meprobamat, Androgen, Furosemid lợi niệu (do làm tăng hủy các chất này)

- Dùng 3 tháng đầu của thai kỳ dễ gây quái thai, dùng 3 tháng cuối sẽ kéo dài thời gian mang thai, chậm chưyển dạ.

- Tạo cơn hen giả ở nhiều người

LƯỢNG GIÁ CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT .

1. Liều dùng của Paracetamol cho người lớn . A. 500mg – 2g /24h .

B. 1g – 2g / 24h .

C. 1g – 1,5g /24h

. D. 0,5 –

1,5g/24h .

2. Aspirin có tác dụng .

A. Chỉ hạ nhiệt..

B. Giãm đau đầu , xương , đau khớp .

C. Giãm đau ,chống viêm , chống huyết khôí .

D. Giãm quá trình đông máu .

3. Liều dùng của Aspirin .

A. 0,5g – 1g hoặc 3g

/24h . B. 0,3g – 3g / 24h

.

C. 0,5 – 1g /24h .

D. 1g – 3g / 24h .

4. Khoảng cách giữa các lần uống Paracetamol .

A. 2 – 3 giờ .

B. 3giờ .

C. 4giờ .

D. 5 – 6 giờ .

5. Công dụng của Ibuprofen .

A. Chống viêm khớp .

B. Chỉ giãm đau xương khớp .

C. Giãm đau xương khớp , thần kinh hông , đau lưng đau đầu .

D. Giãm đau lưng .

6. Bệnh nhân sốt chưa rỏ nguyên nhân , nên dùng .

A. Aspirin pH8 .

B. Ibuprofen .

C. Piproxicam .

D. Paracetamol .

7. Thuốc hạ nhiệt giãm đau có nguồn gốc thảo dược :

A. Cảm xuyên hương .

B. Aspirin pH8 .

C. Ibuprofen .

D. Piproxicam .TRẢ LỜI ĐÚNG SAI ( A: ĐÚNG; B:SAI)

1. Aspirin phải uống lúc no .

2. Paracetamol an tòan dùng trong trường hợp nghi sốt xuất huyết .

3. Aspirin được dùng trong bệnh tim mạch đề phòng huyết khối .

4. Ibuprofen không được dùng cho phụ nữ có thai .

5. Paracetamol ít độc nên không cần chống chỉ định .

6. Khi uống Aspirin pH 8 nên nghiền nhỏ .

7. Piroxicam được dùng giãm đau các cơ quan nội tạng .

8. Dùng thuốc giãm đau nên phối hợp với thuốc trợ tim .

9. Felden điều trị cơn đau cấp trong thời gian ngắn . 10.Nên phối hợp các thuốc NSAID với nhau khi điều trị .

11.Trong 3 tháng đầu thai kỳ không nên sử dụng thuốc NSAID .

TRẢ LỜI CÂU HỎI NGẮN

1. Chỉ nên dùng thuốc hạ nhiệt khi thật cần thiết ( …………………………….)

2. Thuốc hạ nhiệt giãm đau ( đau răng , đau đầu , đau xương khớp ) , không có

………………………………………….

3. Uống thuốc không chữa được ……………………………….. mà chỉ giãm hay mất sốt

.

4. Kể 2 thuốc giãm đau chống viêm chống chỉ định trẻ em dưới 16 tuổi

…………………… , ……………….

5. Thuốc hạ sốt : phải thận trọng khi dùng cho ……………………………,

……………………….

6. Kể tên dẩn chất Oxicam : …………………………… ,……………………,

………………………….

7. Diantalvic = ……………………….. + ……………………………..

8. Alaxan = …………………………… + ………………………………..

9. Kể 2 thuốc ức chế cox2 : …………………… , ………………………… 10.Chống chỉ định của Aspirin :

…………………………………………… Bệnh nhân có tiền sử lóet dạ dày tá tràng .

…………………………………………… Xuất huyết

, ………………………………

……………………………………………

11.Paracetamol có tác dụng hạ nhiệt …………………….. , không kích ứng dạ dày , ít

........................................

12.Chống chỉ định của Piroxicam

……………………………………..

…………………………………… . Phụ nữ có thai , cho con bú .

...........................................................

Mẫn cảm với thuốc .

BÀI 6. THUỐC TIM MẠCH


MỤC TIÊU:

1- Trình bày được công dụng, cách dùng, liều dùng của các thuốc có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp có trong bài

2- Trình bày được công dụng, cách dùng, liều dùng của các loại thuốc trợ tim có trong bài 3- Hướng dẫn được người bệnh mạn tính trong cộng đồng sử dụng thuốc tim mạch an toàn, hiệu quả.


NỘI DUNG:

I- KHÁI NIỆM:

- Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế cao trên thế giới hiện nay

- Cơ chế sinh bệnh chủ yếu là do rối loạn các cơ chế điều chỉnh huyết áp.

- Ở người lớn, huyết áp bình thường < (120/80mmHg)

- Các thuốc tim mạch hiện nay có rất nhiều loại và bệnh tim mạch cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều biểu hiện triệu chứng khác nhau, do đó khi sử dụng thuốc phải hết sức thận trọng và phải được khám và chỉ định của thầy thuốc.

THIẾU MÁU CỤC BỘ : là khi cung cấp oxygen của mạch vành không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ tim. Bệnh thiếu máu cục bộ từ nhẹ đến nặng theo thứ tự :

- Đau thắt ngực : thể hiện bằng các cơn đau kéo dài vài giây đến vài phút , nếu cơn đau quá 15 – 20 phút phải nghi ngờ có nhồi máu cơ tim . .

- Nhồi máu cơ tim : là sự ngừng đột ngột cung cấp máu cho môt vùng cơ tim do nghẻn hòan tòan hay hòan tòan mạch vành . Sư nghẻn này kéo dài đến mức thiếu máu cục bộ tổn thương và họai tử mô tim không hồi phục .

II- CÁC THUỐC THƯỜNG DÙNG:

1. Thuốc giãn mạch, hạ huyết áp (HA)

1.1. Methyldopa (Độc B)

- Biệt dược: Aldomet (Pháp), Dopegyt (Hungari).

- Dạng thuốc: Viên 250mg – 500mg

- Công dụng: Dùng trong tăng huyết áp vừa và nặng.

- Liều dùng: 250mg/lần x 2 lần/24 giờ.

Sau tăng dần nhưng không quá 750mg/lần – 3 lần/24 giờ. Không nên dùng trong cơn tăng huyết áp kịch phát.

- Ưu điểm: dùng được cho phụ nữ có thai, người suy thận hay thiếu máu tim cục bộ

- Tai biến: Tụt huyết áp khi đứng, giảm tình dục, tiêu chảy, thần kinh lơ mơ.

- Tác dụng phụ: an thần, khô miệng

1.2. Nifedipin. Độc B (biệt dược Adalat)

- Dạng thuốc:

+ Viên nén: 5mg – 10mg – 20mg.

+ Viên nang: 5mg – 10mg – 20mg.

Tác dụng: Làm tăng tuần hoàn mạch vành và làm giảm huyết áp. Công dụng – cách dùng:

+ Phòng cơn đau thắt ngực (uống dạng viên nén)

+ Điều trị cấp cứu cơn tăng huyết áp (ngậm dạng viên nang)

+ Phòng cơn tăng huyết áp tái phát (uống dạng viên nén).

+ Liều dùng:

+ Phòng đau thắt ngực: 10mg/lần x 3 lần/24 giờ.

+ Điều trị cơn cao huyết áp kịch phát: đặt dưới lưỡi 1 viên x 10mg, sau 60 phút đặt 1 viên nữa (viên nang).

+ Phòng ngừa tăng huyết áp: ngày 3 lần x 10mg/lần (uống viên nén).

- Chống chỉ định:

+ Phụ nữ có thai, cho con bú

+ Nhồi máu cơ tim

+ Sốc do nguyên nhân ở tim

1.3. Natri nitroprussiat. Độc B

- Tác dụng giãn mạch ngoại biên.

- Dùng đường tiêm hoặc tiêm truyền

- Công dụng: Điều trị và cấp cứu các cơn tăng huyết áp

- Dạng dùng: lọ 50mg dùng để truyền tĩnh mạch, pha với dextrose 5%

- Chú ý: Chai thuốc phải bọc giấy màu để tránh ánh sáng

1.4. Captopril. Độc B

Thuốc tác động theo cơ chế ức chế men chuyển ngăn:

- Sự chuyển hóa từ angiotensinI ( không hoạt tính ) thành angiotensinII (làm co mạch, tăng huyết áp, giữ Na+)

- Sự làm mất hoạt tính của Bradykinin (làm giản mạch, thải Na+) Viên 25 – 50mg. Liều đầu 1viên sau tăng dần, nhưng không quá 150mg Công dụng: giãn mạch, hạ huyết áp

Tác dụng phụ: ho khan, phù mạch

1.5. Rutin C

- Thành phần: Rutin + Vitamin C

- Tác dụng: Điều hòa tính thẩm thấu ở mao mạch và tăng sức bền vững thành mạch ở mao quản.

- Cách dùng – liều dùng:

+ Cầm máu và phòng chảy máu ở một số bệnh trong khoa nội xuất huyết, cao huyết áp, xơ cứng mạch.

+ Liều dùng: Ngày uống 2 lần x 2 viên/lần.

2. Thuốc trợ tim:

Điều trị suy tim cổ điển chủ yếu là các glycosid trợ tim và lợi tiểu. Gần đây đối với các ca cấp tính ta có thêm các loại giãn mạch và cường tim, tăng sức co bóp tim.

2.1. Digoxin độc A:

- Nguồn gốc: Là glycozit lấy từ cây digitalie.

- Tác dụng: Tăng cường co bóp cơ tim, làm chập nhịp tim, có tác dụng lợi tiểu.

- Công dụng – cách dùng: Dùng cho bệnh nhân

+ Suy tim do tổn thương van .

+ Tim đập nhanh và lọan .

- Dạng thuốc: viên nén 0,25mg – ống 0,25mg.

- Liều dùng: 2 viên/lần x 2 lần/24 giờ, uống 2 ngày. Sau đó 1 viên/lần x 2 lần/24 giờ, uống 3 ngày.

Liều duy trì: mỗi ngày hay cách 1 ngày 1 viên (giảm liều với người già, suy tim nặng, suy thận).

- Chống chỉ định: Kali huyết thấp, nhịp chậm hoặc shock tim vì nhiều tác dụng phụ

- Tương tác: dùng chung với canxi; Quinidin; Reserpin sẽ gây chết đột ngột hoặc tăng độc tính của Digoxin .

2.2. Dobutamin. Độc A

- Đang sử dụng nhiều: tăng co bóp tim, tăng lưu lượng tim, ít làm tăng nhịp tim

- Dùng trong shock tim, suy tim nặng không bù trừ, khi không đáp ứng với các thuốc khác

- Dạng dùng: Dobutrex 250mg/ lọ 20ml. Truyền chậm với glucose hoặc muối đẳng trương không kiềm

2.3. Cafein:

- Tính chất: Là ancaloit lấy từ cây cà phê, chè, có thể tổng hợp được, không màu, vị đắng, gây mất ngủ.

- Tác dụng: Kích thích trung tâm vận mạch và hô hấp.

- Công dụng: Dùng làm thuốc trợ tim trong trường hợp suy tim, ngất, phù ngoại vi, kích thích trung tâm thần kinh, lợi tiểu.

- Cách dùng – liều dùng:

+ Dạng thuốc: ống 2ml dung dịch 10% trong nước hoặc trong dầu.

+ Tiêm bắp: 1 – 5 ống/24 giờ

+ Lọ 10ml – 10% uống 10 giọt/ lần – 3 lần/24 giờ.

+ Uống dưới dạng cà phê, chè.

- Chống chỉ định: trẻ em dưới 15 tháng

* Chú ý:

+ Không uống hoặc tiêm liều cao vào buổi tối vì gây mất ngủ.

+ Không tiêm vào bắp vì gây đông vón protein.

2.5. Spartein. Độc B

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023