Phân Biệt Được: Thuốc An Thần Với Thuốc Gây Ngủ

A Người gầy

B Người dưới 50 tuổi

C Phụ nữ thường gặp hơn

D Nồng độ insulin máu bình thường hoặc cao

5 Nhóm không phụ thuộc insulin thường gặp ở đối tượng: A Người gầy

B Người dưới 40 tuổi

C Phụ nữ thường gặp hơn

D Nồng độ insulin máu bình thường hoặc cao 6 Hoạt chất thuộc dẫn xuất

Biguanid: A Gliclazide B Sitaliptin

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

C

Metformin

Dược lý - Trường trung cấp Tây Sài Gòn - 4

D Rosiglitazon

7 Insulin được chia làm bao nhiêu loại : A 1 : Insulin đường tiêm A 2 : Insulin chậm, nhanh

B 3 : Insulin chậm, trung bình, nhanh

C 4 : Insulin chậm, trung bình, nhanh, đường uống II TRẢ LỜI DÚNG SAI

1 Insulin có tác dụng gây hạ đường huyết

2 Khi suy tuyến tụy tiết ra sẽ gây bệnh Đái tháo đường typ 2 3 Insulin bị phân hủy nhanh chóng bởi men: Pepsin và Trypsin

4 Sulfamid dùng cho bệnh nhân đái tháo đường type II được đề cặp trong bài thuốc nội tiết gọi là Glibenclamid

5 Glucagon có tác dụng hạ đường huyết

6 Glipizid có tác dụng không mong muốn là gây giảm glucose máu 7 Insulin là polypeptid được tách chiết từ tuyến yên của bò, lợn, cừu 8 Acarbose chống chỉ định với trẻ em dưới 18 tuổi


BÀI 3. THUỐC AN THẦN - GÂY NGỦ - CHỐNG CO GIẬT


MỤC TIÊU:

1- Phân biệt được: Thuốc an thần với thuốc gây ngủ

2- Trình bày được công dụng, cách dùng, liều dùng, chống chỉ định của các thuốc gây ngủ có trong bài học.

3- Trình bày được công dụng, cách dùng, liều dùng, chống chỉ định của các thuốc an thần có trong bài học.

4- Hướng dẫn được cho cộng đồng sử dụng thuốc an thần hợp lý, an toàn.


NỘI DUNG:

I- THUỐC GÂY NGỦ:

1. Đại cương:

- Ngủ là nhu cầu sinh lý cơ bản, ngủ rất cần vì tất cả những gì đã bị phá hủy trong lúc thức đều được phục hồi trong giấc ngủ.

- Giấc ngủ là quá trình ức chế, nó bắt đầu xuất hiện ở một vùng của vỏ não, sau đó nó lan tràn khắp não và gây ngủ.

- Thuốc gây ngủ tạo được giấc ngủ về bản chất gần giống như một giấc ngủ sinh lý, nó làm tăng quá trình ức chế, làm lan tỏa xuống các phần ở dưới võ đại não.

- Thuốc gây ngủ được dùng trong các trường hợp: mất ngủ, động kinh, trong phẫu thuật (tiền mê và hậu mê), phối hợp với thuốc hạ nhiệt giảm đau để làm tăng tác dụng giảm đau.

2. Các thuốc gây ngủ

2.1. Dẫn chất của acid barbituric. Thuốc hướng tâm thần

- Barbiturat là tên chung để chỉ các dẫn xuất của A. barbituric, dùng làm thuốc ngủ, gây mê. Barbiturat phân làm 4 loại:

- Loại có tác dụng kéo dài: 8 - 12 giờ, dùng cho người mất ngủ cuối giấc: Barbital ( Veronal), Phenobarbital ( Luminal, Gardenal), Aprobarbital ( Alonal), Butobarbital ( Soneryl).

- Loại có tác dụng trung bình: 4 – 8 giờ, dùng cho người mất ngủ đầu giấc: Amobarbital ( Amytal), Heptabarbital ( Medomin), Pentobarbital (Nembutal), Cyclobarbital ( Phanodorm).

- Loại có tác dụng ngắn: 1 - 3 giờ dùng làm thuốc tiền, hậu mê: Secobarbital (Imenoctal, Seconal), Hexobarbital ( Evipan).

- Loại có tác dụng rất ngắn: 1/2 - 1 giờ dùng làm thuốc tiền, hậu mê: Thiopental (Nesdonal, Pentotal), Thialbarbital ( Kemithal).

Tai biến:

- Dùng liều cao bị nhiễm độc: buồn ngủ, mất dần phản xạ, đồng tử giãn, nhiệt độ giảm, huyết áp giảm, thở chậm, nông.

- Nặng thì hôn mê, nhiễm axit, chết do tim ngừng đập hoặc do liệt trung khu hôhấp.

Thuốc ngủ dẫn chất A. Barbituric thường dùng

2.1.1. Gardenal :Thuốc hướng tâm thần Tên khác: Pheno barbital, Luminal.

- Tính chất: Bột trắng, không mùi, vị hơi đắng, tan trong nước, cồn.

- Tác dụng: Gây ngủ sau 60 - 90 phút, kéo dài 6 – 9 giờ, tác dụng mạnh hơn Veronal, độc hơn, có tác dụng gây ngủ, an thần, chống co giật trong bệnh động kinh.

- Cách dùng – liều dùng:

+ Dạng dùng: viên nén: 0,01g – 0,1g

+ Liều dùng: 0,10g/lần – 0,3g/24 giờ

+ Liều tối đa: 0,20g/lần – 0,50g/24 giờ Trường hợp sốt cao, co giật.

+ Trẻ em:

+ <2 tuổi: 0,01 – 0,02g/24 giờ

+ 3 – 4 tuổi: 0,04g/24 giờ

+ 5 – 7 tuổi: 0,06g/24 giờ

- Ngoài ra còn dùng dạng muối natri (đóng ống 1 – 2ml, dung dịch 10%). Có loại ống tiêm bột, khi dùng pha thành dung dịch để tiêm. Tiêm sâu vào bắp thịt 0,10 – 0,20g/lần 1 - 3 lần/24 giờ: trong trường hợp lên cơn động kinh hoặc uốn ván.

+ Chống chỉ định: Suy thận, suy gan.

2.1.2. Veronal: Thuốc hướng tâm thần. Tên khác: Barbital, barbiton

- Tính chất: bốt kết tinh trắng, không mùi, vị hơi đắng, ít tan trong nước, dễ tan trong cồn, dung dịch kiềm.

- Tác dụng: gây ngủ nhanh sau 30 phút – 1 giờ, giấc ngủ kéo dài 6 – 8 giờ

- Công dụng – liều dùng:

Dạng dùng: viên 0,150g, dung dịch uống 30mg/1ml Liều dùng: 0,150g/lần – 0,50g/24 giờ (trước khi ngủ 30 phút). Liều tối đa: 0,50g/lần – 1,5g/24 giờ.

2.2 Dẫn chất Benzodiazepin. Thuốc hướng tâm thần

Các thuốc này có tác dụng an thần, giải lo, làm dễ ngủ, giãn cơ và chống co giật. Thường dùng để chữa mất ngủ hoặc khó đi vào giấc ngủ do ưu tư, lo lắng.

- Nitrazepam ( Mogadon): 0,005 – 0,010g: mất ngủ cuối giấc

- Flunitrazepam ( Rohypnol): 0,001 – 0,002g: thao thức về đêm

- Triazolam ( Halcion): 0,125 – 0,250g: mất ngủ đầu giấc

- Diazepam ( Seduxen): 0,005 – 0,010g: mất ngủ cuối giấc, chống lo âu, gây mê, hội chứng do cai rượu, cai thuốc an thần – gây ngủ .

Chống chỉ định: suy hô hấp, nhược cơ, suy gan, người lái tàu, xe, làm việc trên cao

2.3. Dẫn xuất Imidazopyridin. Thuốc hướng tâm thần

Zolpidem ( Stilnox). Viên 10mg.

- Tác dụng : Làm dễ ngủ, giảm số lần thức giấc trong đêm, kéo dài thời gian ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

- Công dụng : an thần gây ngủ .Ở liều cao hơn liều ngủ có tác dụng chống co giật , giãn cơ.

- Cách dùng – liều dùng :

+ Uống thuốc ngay trước khi đi ngủ

+ Người lớn dưới 65 tuổi: dùng 10mg, có thể tăng đến 15 – 20mg tùy theo đáp ứng của người bệnh.

+ Người già trên 65 tuổi: dùng 5mg, không nên vượt quá 10mg.

+ Thời gian điều trị càng ngắn càng tốt. Không vượt quá 4 tuần.

- Chống chỉ định : trẻ dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú. II- THUỐC AN THẦN:

1. Định nghĩa:

- Thuốc an thần là những thuốc lặp lại trạng thái thăng bằng thần kinh, làm cho người bệnh vẫn tỉnh và linh cảm không mất.

- Thuốc an thần có tác dụng chống co giật chữa các bệnh thần kinh, các trạng thái mất cân bằng thần kinh, làm mềm cơ, giãn cơ.

2. Các thuốc thường dùng:

2.1. Các thuốc an thần chủ yếu

2.1.1. Clopromazin (Aminazin)

Bảo quản: Độc B.

- Tính chất: bột kết tinh trắng, để ra ánh sáng bị sẫm màu.

- Tác dụng: an thần, trấn tĩnh, chống nôn, hạ huyết áp, hạ nhiệt

- Công dụng:

+ Dùng trong các khoa: ngoại sản (sản giật, giảm đau khi trở dạ đẻ).

+ Thần kinh (đau dây thần kinh).

+ Tâm thần (hốt hoảng, lo lắng, lú lẫn).

+ Nội (giảm đau, chống co giật)

+ Nhi (nhiễm độc thần kinh ở trẻ sơ sinh).

+ Dùng trong tiền mê và chống ngứa trong da liễu

- Dạng thuốc: viên 25mg – 100mg

- Liều dùng: 25 – 50mg/24 giờ chia 2 lần.

2.1.2. Haloperidol. Độc B

- Tính chất : Bột kết tinh trắng.

- Tác dụng: an thần, chống nôn do dùng thuốc chống ung thư, sau chiếu xạ

- Dạng thuốc : Viên nén1mg, 2mg, 5mg,10mg, 20mg. Ống tiêm 5mg/1ml .

- Chỉ định:

+ Khoa tâm thần: lọan tâm thần, tâm thần phân liệt, liều tùy cá thể:

uống: 1 – 4mg/ ngày, tiêm bắp: 5 – 50mg/ ngày. Trẻ em dùng liều rất nhỏ: không quá 10mg/ ngày với trẻ từ 2 – 5 tuổi

+ Khoa tiêu hóa, chống nôn: uống 2mg/lần x 6–8 lần/ngày, hoặc tiêm 1– 3mg/ ngày.

- Chống chỉ định:trầm cảm, bệnh Parkinson, xơ gan, bệnh nặng về tim mạch, phụ nữ có thai.

- Tác dụng phụ: buồn ngủ, trầm cảm, lãnh cảm, tăng cân.

2.1.3. Sulpirid ( Dogmatil). Độc B

Viên 200mg; ống 100mg/ 2ml

- Tác dụng, cách dùng:

+ Chống lọan thần, mất nghị lực (liều < 600mg: 1- 3 viên/ ngày)

+ Chống rối lọan tâm thần cấp: thao cuồng, ảo giác (liều >600mg:4–8 viên/ngày)

+ Lọan thần cấp và mạn tính: tiêm bắp 200 – 800mg/ ngày x 2 tuần liền

- Thận trọng: phụ nữ có thai, cho con bú, người cao tuổi dễ nhạy cảm, người u tủy thượng thận vì gây cơn tăng huyết áp…

2.2. Các bromid:

- Tác dụng:

+ Làm tăng cường và tập trung quá trình ức chế của vỏ não để lặp lại trạng thái cân bằng của vỏ não nên gây an thần.

+ Ức chế vùng vận động của vỏ não, do vậy có tác dụng chống động kinh.

2.2.1. Kali bromid:

- Tính chất: Tinh thể không màu, không mùi, vị mặn và cay

- Tác dụng: an thần mạnh và chống co giật.

- Công dụng – liều dùng – cách dùng:

+ Dùng trong động kinh: uống 1 – 2g/ ngày, tăng dần đến 4 – 8g/24 giờ – uống trước bữa ăn.

+ Dùng trong an thần (gây ngủ nhẹ): uống 0,1 – 1g/lần, 3 – 4 lần/ ngày – Uống trước khi đi ngủ.

2.2.2. Natri bromid

- Tính chất: tinh thể không màu, không mùi, ít độc hơn Kali bromua.

- Tác dụng: giống kali bromid

- Công dụng: giống kali bromid

- Cách dùng – liều dùng: giống kali bromid, nhưng có thể dùng được đường tiêm tĩnh mạch

2.3. Các thuốc an thần khác:

2.3.1. Meprobamat :Thuốc hướng tâm thần

- Tính chất: Tinh thể không màu, bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng, dễ tan trong cồn.

- Tác dụng: an thần, gây ngủ nhẹ, làm mềm cơ, giãn nhẹ cơ.

- Công dụng:

+ Khó ngủ – thần kinh căng thẳng, trạng trái ưu tư lo lắng.

+ Chuẩn bị giải phẩu (tiền mê).

+ Giản cơ trong các chứng co thắt ( do Thần kinh phong thấp).

- Cách dùng – liều dùng:

+ Dạng thuốc: viên 0,2 – 0,4g

+ Liều dùng: 0,2 – 0,4g/lần x 3 – 4 lần/ ngày uống sau bữa ăn – Trước khi đi ngủ 30 phút.

2.3.2. Diazepam:Thuốc hướng tâm thần Tên khác Seduxen

- Tính chất: bột trắng, không mùi, vị hơi đắng.

- Tác dụng: an thần, trấn tĩnh, ổn định hoạt động của hệ thần kinh thực vật, gây ngủ, giản cơ, mềm cơ.

- Công dụng:

+ Chữa suy nhược thần kinh, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ở hệ thần kinh thực vật.

- Cách dùng và liều dùng, dạng bào chế

+ Viên nén: 2mg-5mg; 10mg; ống 10mg/2ml

+ Ngày uống: 2- 3 lần, mỗi lần 2-5mg

+ Nạp hậu môn: 5 – 10mg/lần x 2-3 lần / ngày

+ Tiêm bắp: 5 – 10mg/lần Còn dùng trong các khoa:

+ Nội: đau thắt ngực, loạn nhịp, huyết áp tăng.

+ Ngoại: chuẩn bị phẫu thuật.

+ Sản: rối loạn tuổi mãn kinh

+ Nhi: rối loạn tâm thần kinh, co thắt cơ, kinh giật do sốt cao.

+ Tâm thần – thần kinh: các chứng loạn thần kinh.

+ Da liễu: phối hợp điều trị eczema.

- Chống chỉ định: chứng nhược cơ.

* Chú ý:

+ Kiêng rượu, không phối hợp với barbiturat trong thời gian dùng thuốc Diazepam.

+ Dùng liều thấp ở người xơ cứng mạch, suy hô hấp, tim. LƯỢNG GIÁ : CHỌN

CÂU ĐÚNG NHẤT

1. Clopromazin có tác dụng

A. Chống co giật .

B. Chống nôn do tàu xe .

C. Hạ nhiệt , an thần

D. Parkinson

2. Thuốc trị động kinh , không gây ngủ .

A. Phenobarbital .

B. Diazepam .

C. Barbital .

D. Không có thuốc nào.

3. Công dụng của Meprobamat .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023