Dược lý - Trường trung cấp Tây Sài Gòn - 5

A. An thần, động kinh thể nhỏ

B. Trầm cảm âu lo .

C. Tiền mê .

D. Thuốc gây tê .TRẢ LỜI ĐÚNG SAI. ( A: đúng; B: sai)

1. Diazepam có tác dụng là mềm cơ giản cơ , chữa động kinh cho mọi thể .

2. Aminazin dùng trong khoa nhi.

3. Không dùng Zolpidem cho TE ≤ 15tuổi , người có thai & cho con bú .

4. Diazepam có thể phối hợp với Phenobarbital .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

5. Phenobarbital có tác dụng chữa sốt cao , chống co giật .

6. Kalibromid ngòai tác dụng an thần mạnh , còn có tác dụng chống co giật .

Dược lý - Trường trung cấp Tây Sài Gòn - 5

7. Phenobarbital có tác dụng mạnh hơn & độc hơn Venomal nên dùng phải thận trọng .

TRẢ LỜI CÂU HỎI NGẮN.

1. Các thuốc gây ngủ dùng trong trường hợp .

…………………………………

…………………………………

…………………………………

2. Tác dụng cùa Veromal :

…………………………………………………………………………

3. Kể công dụng chính của Diazepam .

…………………………………..

…………………………………..

…………………………………..

4. Chống chỉ định của Diazepam …………………………………….

5. Tác dụng phụ của Haloperidol …………………………………….

BÀI 4. THUỐC GÂY TÊ – THUỐC GÂY MÊ


MỤC TIÊU:

1- Phân biệt được thuốc gây mê với thuốc gây tê.

2- Trình bày được công dụng, cách dùng, liều dùng của các thuốc gây mê có trong bài học. 3- Trình bày được công dụng, cách dùng, liều dùng của các thuốc gây tê


NỘI DUNG:

I- THUỐC MÊ:

1. Khái niệm về thuốc gây mê:

Là những thuốc có tác dụng ức chế thần kinh, làm tê liệt nhất thời hệ thần kinh trung ương, làm cho người và động vật không còn cảm giác, mất hết hoạt động có ý thức, chỉ còn 2 cơ quan hoạt động là tim và phổi.

2. Đặc điểm:

- Tùy theo liều lượng và thời gian sử dụng mà thời gian gây mê ngắn hay dài.

- Với liều điều trị thuốc gây mê có tác dụng phục hồi.

- Tai biến: các thuốc gây mê đều độc, khi dùng phải thận trọng, đúng cách, đúng liều. Tai biến:

+ Nhẹ: ho, nôn, hạ thân nhiệt.

+ Nặng: ngất

3. Các thuốc gây mê thường dùng:

3.1 Thuốc gây mê đường hô hấp

3.1.1. Ether mê: (tên khác: Ether ethylic: C2H5-O-C2H5)

- Tính chất:

Chất lỏng, không màu, mùi đặc biệt, dễ bay hơi, rất dễ cháy, kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp có thể gây nổ.

+ Bảo quản ether ở chai lọ màu, nơi mát, tránh ánh sáng, xa lửa.

+ Ether mê phải tinh khiết và trung tính.

- Công dụng:

+ Gây mê toàn thân: tác dụng chậm, ít độc hơn, ít gây tai biến hơn cloroform.

+ Chống co thắt (trong đau dạ dày, khó thở).

+ Kích thích tim, kích thích tuần hoàn (khi ngất, mệt mỏi, khó thở).

- Cách dùng – liều dùng:

+ Cho ngửi để gây mê: dùng gạc, máy gây mê: liều dùng 120 – 150ml/lần.

+ Uống: chống co thắt 5-10 giọt/24 giờ.

+ Tiêm dung dịch: kích thích hô hấp, tuần hoàn khi ngất, mệt mỏi, khó thở.

● Nước ether – Long não

● Dầu ether, long não 2-4ml/24 giờ

- Chống chỉ định:

+ Bệnh nhân viêm phế quản mãn .

+ Sốt cao.

- Nhược điểm: dễ cháy nổ, khởi mê dài, hay gây nôn và kích thích. Cẩn thận khi dùng dao điện, mỏ đốt

3.1.2 Dinitơ oxyd ( N2O)

- Tính chất:

Chất khí không màu, mùi dễ chịu, vị hơi ngọt, không cháy nỗ, được nén thành dạng lỏng đựng trong bình thép .

- Tác dụng :

+ Nồng độ thấp gây dễ chịu, khoan khoái, gây cười.

+ Là thuốc mê tốt: không gây tác dụng thứ phát, không gây nôn, không gây ức chế hệ tim mạch, trái lại làm tăng nhẹ huyết áp nên cần cho người có huyết áp thấp. Có tác dụng giảm đau mạnh.

- Nhược điểm: Gây mê không mạnh, khởi mê chậm, ít làm giãn cơ, gây ngạt tế bào do thiếu oxy khi dùng một mình ở nồng độ cao. Ít tan trong máu, thải trừ nhanh qua phổi, tỉnh nhanh

- Cách dùng: phối hợp với 20% oxy để gây mê trong sản khoa hoặc chỉ dùng nồng độ thấp ( 50 – 70%) và phối hợp với thuốc mê tĩnh mạch ( Barbiturat)

3.1.3 Halothan .

- Tính chất :

+ Chất lỏng bay hơi , không cháy nổ .

+ Dễ hư bởi ánh sáng , làm hư các dụng cụ kim lọai trừ Crôm & Kền .

- Tác dụng :

+ Hiện còn rất ưa chuộng.

+ Gây mê mạnh, khởi mê êm dịu và nhanh, tỉnh nhanh ( dưới 1 giờ)

- Nhược điểm :

+ Có thể gây lọan nhịp tim , suy tuần hòan & hô hấp.

+ Độc với gan (gây viêm gan nhiễm độc). Không dùng 2 lần liền nhau dưới 3 tháng

3.1.4 Isofluran

- Tính chất :Là chất lỏng bay hơi, không màu, không cháy, không làm hại nhôm, thiếc, sắt, đồng. Vững bền về hóa học.

- Tác dụng :

+ Khởi mê êm dịu, nhanh, mạnh ( với nồng độ 3% trong oxy, mất có 10 phút)

+ Gây hạ huyết áp và giãn mạch vành

+ Ít độc với gan, thận, dùng được cho người suy thận

+ Có ức chế hô hấp và giãn cơ tử cung, phế quản

+ Hiện là thuốc mê ưa dùng hơn cả nhưng giá đắt: hơn Halothan 20 lần

3.2. Thuốc mê theo đường tĩnh mạch

3.2.1 Loại Barbiturat

- Gây mê rất nhanh sau 10 – 20 giây

- Tác dụng giảm đau kém

- Tác dụng giãn cơ yếu, kể cả cơ trơn

- Ức chế trung tâm hô hấp, tuần hoàn, ít hạ huyết áp (nhờ tăng sức cản ngoại biên)

- Dùng phối hợp với thuốc hủy phó giao cảm ( Atropin), thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc mê đường hô hấp

Chế phẩm: Natri thiopental ( Pentotal). Lọ 0,5 – 1,0g, khi dùng pha thành dung dịch 2,5% ( pH = 10-11). Tiêm tĩnh mạch liều đầu 0,25-0,3g. Tác dụng khỏang 30 phút, liều bổ sung thường nhỏ hơn, không dùng quá 1,0g. Tiêm ngoài tĩnh mạch sẽ gây hoại tử

3.2.2. Lọai Benzodiazepin

- Ức chế thần kinh phụ thuộc vào liều tăng dần: an thần, chống co giật, giãn cơ và mê.

- Chỉ ức chế nhẹ tuần hoàn và hô hấp: dùng được cho người suy tim

- Làm giãn cơ trung ương

- Chế phẩm:

+ Diazepam: không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ. Ống 10mg/2ml không được pha lõang. Tiêm tĩnh mạch 0,3 – 0,5mg/kg trước khi vào phòng mỗ 1 giờ

+ Midazolam: khởi phát nhanh, thải trừ nhanh, tác dụng mạnh, tan trong nước, ít kích ứng khi tiêm nên được ưa dùng

3.2.3. Các thuốc gây mê khác:

+ Etomidat: gây mê ngắn: phẩu thuật mắt. Ống 20mg/10ml. Khởi mê 0,2-0,4mg/kg. Chống chỉ định trẻ dưới 2 tuổi

+ Ketamin: gây mê ngắn: chỉ định mổ nông, băng bỏng

Ống 50mg/5ml, pH 4,3-4,5, tiêm tĩnh mạch 1-3mg/kg, liều duy trì bằng ½ liều đầu, cách từng 8-10 phút

Ống 250mg/5ml dùng tiêm bắp

Gây rối lọan tâm thần để lại cho người bệnh ấn tượng xấu về gây mê

+ Propofol: Ở nhiệt độ thường thuốc có dạng nhủ dịch 1%. Ở liều điều trị làm hạ huuyết áp và giãm hô hấp .

Tuy nhiên không gây lọan nhịp tim và thiếu máu cơ tim . Không ảnh hưởng đến chức năng gan thận gây mê nhanh, tĩnh nhanh. Khi tỉnh bệnh nhân thấy dễ chịu, có tác dụng chống nôn. Vì vậy, thuốc được dùng phổ biến, cả cho bệnh nhân ngoại trú .

Lọ nhũ dịch Diprivan 200mg/20ml. Tiêm tĩnh mạch 2mg/kg II- THUỐC GÂY TÊ:

1. Khái niệm:

Thuốc tê là thuốc có tác dụng phong bế dây thần kinh cảm giác, ức chế thần kinh cảm giác, làm mất sự dẫn truyền các xung tác thần kinh lên thần kinh trung ương.

Có 2 cách gây tê:

- Gây tê bề mặt: gây tê niêm mạc mũi, họng.

- Gây tê vùng: dưới da – thần kinh – tủy sống.

2. Các thuốc thường dùng:

2.1. Cocain (gây nghiện)

- Tính chất: Hoạt chất của cây coca, không màu, không mùi, vị đắng làm tê lưỡi.

- Công dụng: Vì độc và nghiện nên chỉ dùng gây tê bề mặt như mắt, mũi, trong tiểu phẫu thuật hay gắp dị vật.

- Cách dùng -liều dùng:

Nhỏ vào niêm mạc mắt, mũi 1 – 2 giọt /24 giờ, dung dịch 1 – 2%

2.2. Pentocain (tên khác: Dicain)

- Tính chất: Bột kết tinh trắng hoặc bơi vàng, vị đắng, làm tê lưỡi nhanh và mạnh.

- Công dụng: Gây tê ở mắt, trong tiểu phẫu thuật hay gắp dị vật ở mắt.

- Cách dùng: Nhỏ vào mắt 2-3 giọt dung dịch 0,25%.

2.3. Novocain:

Độc B, tên khác Procain hydroclorid

- Tính chất: Là thuốc tê tổng hợp, tinh thể không màu, không mùi, hơi đắng, để ra không khí có màu vàng.

- Tác dụng: Gây tê ngắn, yếu, không có tác dụng gây tê bề mặt, tác dụng kém lidocain, nếu thêm adrenalin tác dụng sẽ kéo dài hơn.

- Công dụng – cách dùng – liều dùng:

+ Gây tê tại chỗ, từng vùng: đám rối thần kinh, tủy sống, thân thần kinh. Dùng 15ml dung dịch 1-2%

+ Phong bế, gây tê ngấm: tiêm thuốc gây tê vào dưới da dung dịch 0,75% - 15ml/24ml.

+ Tiêm tủy sống: cắt cơn hen.

+ Chữa cao huyết áp – loét dạ dày tá tràng.

2.4. Lidocain hydroclorid:

- Dạng thuốc: ống tiêm dung dịch 0,5% - 1% và 2%

- Tác dụng:

Thuốc tê tổng hợp: có tác dụng nhanh, mạnh và rộng hơn so với procain dùng với nồng độ bằng nhau.

- Công dụng:

+ Gây tê tiêm thấm (tiêm dưới da hoặc quanh dây thần kinh).

+ Gây tê dẫn truyền.

- Gây tê ngoài màng cứng, gây tê tủy sống.

- Gây tê bề mặt.

- Cách dùng – liều dùng:

+ Gây tê thấm: 0,25 – 0,5%: 2 – 5ml dung dịch 0,5% hoặc cao hơn.

+ Gây tê dẫn truyền: 1-2%: 10-50ml

+ Gây tê ngoài màng cứng: 0,5% : 20-30ml

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023