Dược lý - Trường trung cấp Tây Sài Gòn - 1

BÀI 1. DƯỢC LÝ ĐẠI CƯƠNG

MỤC TIÊU:

1. Trình bày được khái niệm về thuốc, nồng độ, hàm lượng.

2. Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

3. Trình bày được: Sự biến đổi và 6 đường thải trừ của thuốc.


NỘI DUNG:

I. KHÁI NIỆM DƯỢC HỌC:

- Dược học là môn học nghiên cứu tác động của thuốc trên cơ thể sống, bao gồm một số hiểu biết về: Cấu trúc, tính chất, tác dụng, công dụng, dạng bào chế của thuốc trong điều trị để có thể kê đơn và hướng dẫn sử dụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

- Thuốc là những chất dùng để phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh.

- Thuốc không phải là phương tiện duy nhất để chữa bệnh.

Dược lý - Trường trung cấp Tây Sài Gòn - 1

Ví dụ: Có bệnh không cần chữa cũng khỏi như: Trẻ sơ sinh bú mẹ không đúng giờ bị đi tiêu chảy. Vì vậy chỉ cần điều chỉnh bữa ăn.

- Tác dụng của thuốc không đơn thuần, vì ngoài thuốc, cơ thể người bệnh còn đóng vai trò quan trọng, do đó khi điều trị phải toàn diện.

+ Dùng thuốc.

+ Chú ý chế độ ăn uống.

+ Chế độ nghỉ ngơi, giải trí

Ví dụ: Thiếu Vitamin A: gây khô da, khô mắt, khô tóc, quáng gà. Nếu dùng đủ liều sẽ khỏi , nếu dùng quá liều sẽ gây ngứa, rụng tóc, ...

- Thực tế ranh giới giữa thuốc và chất độc không rõ rệt: Thường thì thuốc và chất độc chỉ khác nhau về liều lượng, do đó khi dùng phải chú ý đến: liều dùng, công dụng, cách dùng,

...

Ví dụ:

+ Thuốc uống: Không được dùng theo đường tiêm.

+ Thuốc dùng ngoài: Không được uống.

+ Thuốc chỉ tiêm bắp: Không được tiêm tĩnh mạch.

+ Thuốc chỉ tiêm dưới da: Không được tiêm bắp.

II. NGUỒN GỐC DƯỢC PHẨM:

1. Nguồn gốc thực vật:

- Dùng cả cây: Rau má, Sài đất, Bạc Hà, …

- Dùng từng bộ phận của cây: rễ, hạt , quả.

- Dùng hoạt chất chiết suất từ dược liệu: Morphin, Strychnin, Berberin ..

2. Nguồn gốc động vật:

- Dùng tổ chức động vật: Mật (gấu), thận, lách, tuyến nội tiết, …

- Hoạt chất của tuyến nội tiết: Adrenalin, Insulin, …

- Sản phẩm của động vật: Mật ong, …

3. Thuốc có nguồn gốc hóa học:

- Chất vô cơ: Kaolin, Iod, Lưu huỳnh, Natri clorid, …

- Chất hữu cơ: Ether, Cồn, Aspirin, …

4. Thuốc có nguồn gốc vi sinh vật:

- Nấm.

- Vi khuẩn.

III. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH – HÀM LƯỢNG THÀNH PHẨM:

- Phần lớn thuốc khi dùng không dùng dạng nguyên chất mà dùng dưới các dạng bào chế thích hợp (cốm, viên, cao, cồn, dung dịch, ...) rồi đóng gói để có thể đưa thẳng cho người bệnh dùng gọi là thành phẩm: viên, ống, lọ, …

1. Nồng độ dung dịch:

- Là tỉ số giữa lượng chất tan tính bằng khối lượng hay thể tích và lượng dung dịch tính bằng khối lượng hay thể tích (thường dùng nồng độ phần trăm, là lượng gam chất tan trong có 100ml dung dịch). Ví dụ: Dung dịch Natri clorid 0,9%, Glucose 5%, 10%, 20%,

...

- Dung dịch thuốc có nhiều nồng độ khác nhau, do đó khi kê đơn, hướng dẫn sử dụng phải nói đến nồng độ của thuốc để tránh nhầm, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

2. Hàm lượng, thành phẩm:

- Là lượng thuốc nguyên chất có trong 1 đơn vị thành phẩm: Ví dụ: B10,01g (có 0,01g B1 nguyên chất/1 viên B1). Adrenalin 0,01g (có 0,01g adrenalin/1 ống)

- Thành phẩm thuốc có nhiều hàm lượng khác nhau, do đó khi kê đơn, hướng dẫn sử dụng thuốc phải ghi rõ nồng độ, hàm lượng của thuốc để tránh nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

IV. CÁC ĐƯỜNG ĐƯA THUỐC VÀO CƠ THỂ:

1. Đường tiêu hóa:

1.1. Uống: Thuận lợi nhất.

* Ưu điểm:

- Thuốc ngấm nhanh (sau 30 phút đã có tác dụng).

- Không đòi hỏi dụng cụ kỹ thuật đặc biệt.

- Dùng được với nhiều loại thuốc.

* Nhược điểm:

- Tác dụng chậm khi cần cấp cứu.

- Có thuốc không ngấm qua đường tiêu hóa.

- Có thuốc bị dịch dạ dày phá hủy.

1.2. Thụt:

- Đưa thuốc vào trực tràng, dùng khi người bệnh bị nôn, không nuốt được hoặc điều trị tại chỗ.

1.3. Đặt:

- Dùng thuốc đạn hay thuốc trứng để đặt vào hậu môn hay âm đạo để chữa bệnh tại chỗ hay toàn thân.

1.4. Đưa thuốc vào tá tràng:

- Dùng ống cao su dài 70cm rồi bơm thuốc vào tới tá tràng.

2. Tiêm: Là cách đưa thuốc nhanh nhất vào bộ máy tuần hoàn.

* Ưu điểm:

- Giải quyết được trường hợp cần cấp cứu nhanh.

- Không bị dịch vị phát hủy.

- Giải quyết dễ dàng với người bệnh mê man bất tỉnh.

- Đưa thuốc trực tiếp vào nơi cần điều trị như:cột sống, màng khớp…….

* Nhược điểm:

- Xảy ra phản ứng khó cứu chữa.

- Nhiều thuốc tiêm gây đau.

- Kỹ thuật sử dụng phức tạp.

3. Ngửi, xông, hít: oxy, menthol, …

4. Phun: Khi dùng phun thuốc vào họng, mũi dưới áp lực lớn.

5. Ngoài da: Thuốc mỡ, xoa, bôi, sát trùng, …

V. CÁCH DÙNG THUỐC:

1. Liều lượng: Là lượng thuốc dùng cho người bệnh, liều lượng có thể phân theo thời gian sử dụng thuốc hay theo tác dụng của thuốc.

1.1. Liều theo thời gian:

- Liều 1 lần.

- Liều 1 ngày.

- Liều 1 đợt điều trị.

1.2 Liều theo tác dụng:

- Liều trung bình (bình thường) là liều điều trị, là lượng thuốc dùng cho người lớn trung bình.

- Liều tối thiểu: Liều thấp nhất có tác dụng điều trị.

- Liều tối đa: liều cao nhất có thể dùng được mà không gây tác hại.

- Liều độc: Khoảng giữa liều tối đa và liều gây chết.

- Liều dùng cho trẻ em: Căn cứ theo độ tuổi và thể trạng. Có thể được tính theo 2 cách:

+ Theo công thức của Young:

Mỗi trẻ em = liều người lớn trung bình x tuổi trẻ em (năm).

Liều người lớn x kg (thể trọng TE)

Căn cứ 70 (75)

+ Liều người già (theo thể trạng): giảm dần 1/2 hoặc 3/5 so với liều người lớn trung bình.

2. Đường đưa thuốc vào cơ thể:

- Đường tiêu hóa.

- Ngoài đường tiêu hóa.


3. Đặc điểm của người bệnh:

- Giới tính, Tuổi, Trạng thái cơ thể, Thể trọng

4. Thời gian dùng thuốc:

- Thuốc muốn có tác dụng phải qua một thời gian nhất định. Ví dụ: Sát khuẩn trước khi phẫu thuật bằng Cloramin thì phải sau từ 10 – 15 phút mới có tác dụng.

IV. SỰ BIẾN ĐỔI VÀ THẢI TRỪ CỦA THUỐC:

Khi thuốc vào cơ thể, đi tới các mô, các tổ chức là nơi chúng thể hiện tác dụng.

Sau đó thuốc được thải trừ ra khỏi cơ thể:

- Một số còn nguyên dạng ban đầu ( Bromid, Lithium, saccharin, một số kháng sinh nhóm aminoglycosid …..)

- Phần lớn dưới dạng bị biến đổi

1. Sự biến đổi trước khi hấp thụ:

1.1. Biến đổi trước khi hấp thụ:

- Thuốc qua ống tiêu hóa chịu những biến đổi hóa học khác nhau do tác dụng của chất khác nhau (acid hydrocloric của dịch vị, men Proteaza của dịch vị và tụy, vi khuẩn đường ruột …). Ví dụ: NaHCO3 bị trung hòa bởi dịch vị .

1.2 Biến đổi trong máu:

- Một số thuốc bị biến đổi bởi một số men có ở trong máu, một số kết hợp với chất cao phân tử trong máu như albumin, globulin, …

1.3. Biến đổi ở các tổ chức, mô:

- Thuốc bị biến đổi do các phản ứng oxy hóa khử, acetyl hóa, …

- Sự biến đổi xãy ra nhiều nhất là ở mô gan

2. Sự thải trừ:

- Thuốc sau khi tác dụng, đa số được thải trừ qua các c o n đường sau:

2.1. Thận:

- Thải trừ các thuốc tan trong nước, sau 5 – 15 phút đã có thải trừ, sau 24 giờ đã thải trừ 80%. Việc thải trừ thuốc qua thận phụ thuộc vào pH nước tiểu:

+ pH acid giúp dễ thải chất kiềm nhẹ ( alcaloid )

+ pH kiềm giúp tái hấp thu thuốc kiềm yếu (erythromycin)

+ pH kiềm giúp dễ thải phenobarbital, phenylbutazon, …..

2.2. Đường tiêu hóa:

- Bài tiết theo dịch vị: Morphin, Kali iodid, Bromid, …

- Bài tiết theo phân: Các chất không tan (Bismuth, Kaolin), các chất không hấp thu (MgSO4, ...).

2.3. Đường hô hấp:

- Các chất khí, dễ bay hơi: Ether, Cồn, hydrosulfid, tinh dầu, dung môi bay hơi…

- Có một số chất tuy bay hơi nhưng chuyển hóa dạng phức hợp rồi thải qua đường khác. Ví dụ: long não bị sulfo hóa rồi thải qua thận

2.4. Đường da:

- Arsen thải trừ qua da, lông, tóc, móng chân, móng tay.

2.5. Đường tuyến bài tiết:

- Qua niêm mạc mũi, mắt: Iodid, Bromid, sulfamid, rifampin ……

- Mồ hôi: iodid, Bromid, kim loại nặng, acid salicylic, sulfamid, vi lượng, chất bay hơi….

- Tuyến sữa: Có nhiều thuốc thải qua sữa nên thận trọng khi dùng thuốc cho mẹ đang có con bú. Một số thuốc cấm mẹ dùng khi có con bú: thuốc kháng giáp tổng hợp (Methylthiouracil = MTU*; Propylthiouracil = PTU* ), thuốc chống đông máu, thuốc chống ung thư, thuốc ức chế miễn dịch, lithium, metronidazol, cimetidin, reserpin

2.6. Đường nhau thai:

- Kháng sinh, sulfamid, vitamin, …

- Ba tháng đầu của thai kỳ dùng 1 số thuốc dễ gây quái thai, thời gian sau đó thuốc ít gây quái thai nhưng vẫn độc với thai, lúc chuyển dạ thuốc qua thai ồ ạt do rnhu thai kém lọc dễ gây rối loạn cho cơ thể trẻ như: thuốc mê, morphin, pethidin, methylergometrin, ….

Ý nghĩa của thải trừ: Biết được đường thải trừ thuốc, giúp cho việc phòng và chữa bệnh, giải độc khi ngộ độc thuốc:

+ Hô hấp nhân tạo khi ngộ độc thể khí.

+ Tăng tiết niệu: dùng thuốc glucose, natri clorid.

+ Tăng nhu động ruột: Rửa ruột, thụt tháo.

+ Phòng và chữa bệnh cho con.

+ Giúp điều tra pháp y

VII. CÁC DẠNG THUỐC THƯỜNG DÙNG:

Tùy theo các phương pháp bào chế khác nhau mà ta có các dạng thuốc khác nhau:

1. Thuốc bột:Có hai loại: bột đơn, bột kép. Thuốc bột dùng để uống, bôi, xoa, rắc vết thương; hoặc bán thành phẩm để điều chế các dạng thuốc khác.

2. Thuốc cốm: Chứa lượng đường lớn khoảng 60 – 90%, dạng thuốc thích hợp với trẻ em.

3. Cao thuốc: Bào chế bằng cách cô đặc các dịch chiết từ dược liệu thảo mộc, động vật, tùy theo mức độ ta có các loại cao khác nhau như: cao lỏng, cao mềm, cao đặc, cao khô.

4. Thuốc viên: Nén, bao đường, bao phim, nang, nhộng, hòan.

5. Cồn thuốc: Dùng cồn làm dung môi để hòa tan hóa chất hoặc chiết xuất hoạt chất có trong dược liệu thảo mộc hay động vật.

6. Thuốc nước: Dung dịch, thuốc hãm, thuốc sắc, Poxiô.

7. Si rô thuốc: Lỏng, sánh, ngọt (> 64% là đường).

8. Dầu thuốc: Dùng dầu làm dung môi để hòa tan dược chất.

9. Thuốc mỡ: Thể chất mềm, trơn, dễ bôi lên da, niêm mạc, điều chế với tá dược là dầu mỡ, sáp.

10. Thuốc đạn: Hình viên đạn để đặt hậu môn, thể rắn ở nhiệt độ thường, chảy lỏng ở 360

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023