Ưu Điểm Dùng Đường Uống Là Giải Quyết Được Các Trường Hợp Cấp Cúu . Trả Lời Câu Hỏi Ngắn .

7. Sau khi tác dụng thuốc đào thải hết ra khỏi cơ thể .

8. Phụ nữ có thai và cho con bú tưyệt đối không dùng thuốc

9. Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ em & phụ nữ có thai , cho con bú . 10.Tiêm thuốc là cách dẫn thuốc nhanh nhất vào vào máu .

11.Nhược điểm dùng theo đường tiêm là xảy ra phản ứng sẽ khó cứu chữa .

12. Ưu điểm dùng đường uống là giải quyết được các trường hợp cấp cúu . TRẢ LỜI CÂU HỎI NGẮN .

1. Kể 2 yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

.......................................................................

.......................................................................

2. Thuốc có tác dụng hiệu quả cần căn cứ vào .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

.......................................................................

Đường đưa thuốc .

Dược lý - Trường trung cấp Tây Sài Gòn - 3

..........................................................................

3. Tác dụng điều trị là ..................................................................

4. Tác dụng phụ là ........................................................nhưng vẫn xảy ra .

5. Tác dụng tòan thân

Là ............................................................và truyền đi tòan thân

6. Tác dụng chọn lọc :Là ................................................ và mạnh nhất .

7. Tác dụng chuyên trị : chuyên trị ........................................................


8. Kể 4 nguồn gốc dược phẩm

...................................

Động vật .

.......................................

Vi sinh vật .

9. Kể 6 đường thải trừ của thuốc .

.................... , ...................., ...................... , ................. , tuyến bài tiết , nhau

thai . 10. Thuốc trứng : Thể rắn ở .......................................chảy lỏng ở

..................

11. Hàm lượng thành phẩm là : thuốc .................................... có trong

...................................................

12.Kể 4 cách đưa thuốc vào cơ thể = đường tiêu hóa : 13.Đường đưa thuốc vào cơ thể

.........................................................

...........................................................

14.Tác dụng hiệp đồng : phối hợp 2 hay nhiều thứ thuốc làm

...............................................................

15. Tác dụng chữa bệnh : ..................................................................

BỘ Y TẾ


Số: 27/2008/QĐ- BYT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_


Hà Nội, ngày 04 tháng 8 năm 2008


QUYẾT ĐỊNH

Về việc huỷ bỏ Quyết định số 2032/1999/QĐ-BYT ngày 09 tháng 7 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý thuốc độc, danh mục thuốc độc và danh mục thuốc giảm độc và Quyết định số 3046/2001/QĐ-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2001của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc bổ sung danh mục thuốc độc và danh mục thuốc giảm độc

_

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý dược,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Huỷ bỏ Quyết định số 2032/1999/QĐ-BYT ngày 09 tháng 7 năm 1999 của

Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý thuốc độc, danh mục thuốc độc và danh mục thuốc giảm độc và Quyết định số 3046/2001/QĐ-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc bổ sung danh mục thuốc độc và danh mục thuốc giảm độc.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT.BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

CAO MINH QUANG

BÀI 2. THUỐC ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG


MỤC TIÊU:

1- Phân biệt được 2 type của bệnh tiểu đường

2- Cách sử dụng, chỉ định, tác dụng phụ, chống chỉ định của các loại thuốc hạ glucose máu


NỘI DUNG:

I. ĐẠI CƯƠNG

Ở cơ thể bình thường, nồng độ của glucose trong máu được duy trì ở nồng độ hằng định nhờ insulin, glucagon, hormon tăng trưởng, cortisol và catecholamin. Khi có rối loạn sự cân bằng của hệ thống này, đặc biệt là giảm số lượng, chất lượng cũng như sự nhạy cảm của các tế bào đối với insulin sẽ gây ra bệnh đái tháo đường.

Đái tháo đường là hội chứng của tăng đường máu, kèm rối loạn chuyển hóa lipid, protid và các tổn thương của hệ mạch. Dựa vào số lượng và mức độ nhạy cảm với insulin, bệnh đái tháo đường được chia thành hai nhóm:

- Nhóm phụ thuộc insulin còn gọi là đái tháo đường týp I, thường gặp ở người gầy, trẻ dưới 40 tuổi có giảm số lượng tế bào β và nồng độ insulin máu rất thấp. Điều trị dùng insulin.

- Nhóm không phụ thuộc insulin còn gọi là đái tháo đường týp II, thường gặp ở người lớn tuổi, không giảm số lượng tế bào β và nồng độ insulin máu bình thường hoặc cao. Nhóm này có sự rối loạn bài tiết insulin và hiện tượng kháng insulin ở các tổ chức ngoại vi. Thuốc điều trị chủ yếu là các thuốc chống đái tháo đường tổng hợp dùng đường uống.

II. CÁC THUỐC THƯỜNG DÙNG: 1.INSULIN

Insulin là polypeptid được tách chiết từ tuyến tụy của bò, lợn, cừu. Ngày nay, dựa vào cấu trúc, có thể tổng hợp hoặc tách chiết insulin của người nhờ kỹ thuật gen thông qua nuôi cấy tế bào tụy người.

- Tác dụng: làm hạ glucose máu.

- Tác dụng phụ: phản ứng tại chỗ tiêm: ngứa, đau, cứng hoặc u mỡ vùng tiêm, hạ đường huyết, dị ứng.

- Liều dùng Insulin: nên dùng khoảng 0.2-0.5 đơn vị cho 1kg thể trọng /24 giờ.

- Công dụng:

+ Tất cả bệnh nhân đái tháo đường thuộc typ I đều được chỉ định dùng insulin. Ngoài ra, insulin còn được chỉ định cho bệnh nhân đái tháo đường typ II, nhưng sau khi đã thay đổi chế độ ăn và dùng các thuốc chống đái đường tổng hợp không có tác dụng.

+ Đái tháo đường sau khi cắt bỏ tụy tạng.

+ Đái tháo đường ở người có thai.

+ Đái tháo đường có ceton máu và niệu cao.

1.1. Insulin tác dụng nhanh

+ Insulin hydroclorid: Thời gian xuất hiện tác dụng sau khi tiêm 1 giờ và đạt tối đa sau 3 giờ và kéo dài tác dụng khoảng 6 giờ. Thuốc được sử dụng trong hôn mê do đái tháo đường, 1ml chứa 20-40 đơn vị, có thể tiêm bắp, dưới da , tĩnh mạch.

+ Nhũ dịch insulin – kẽm: chỉ tiêm dưới da; sau khi tiêm 1 giờ bắt đầu xuất hiện tác dụng và kéo dài khoảng 14 giờ.

1.2. Insulin tác dụng trung bình

+ Insophaninsulin (NPH – insulin) dạng nhũ dịch, là sự phối hợp insulin, protamin và kẽm trong môi trường đệm phosphat. Cứ 100 đơn vị insulin, có thêm 0.4mg protamin. Tiêm dưới da, tác dụng xuất hiện sau 2 giờ và kéo dài khoảng 24 giờ.

+ Lenteinsulin: dạng nhũ dịch, tiêm dưới da xuất hiện tác dụng sau 2 giờ và kéo dài khoảng 24 giờ.

1.3. Insulin tác dụng chậm

+ Insulin protamin kẽm: chế phẩm dạng nhũ dịch, cứ 100 đơn vị insulin có kèm theo 0.2mg protamin. Thời gian xuất hiện tác dụng sau khi tiêm dưới da 4-6 giờ và kéo dài tới 37 giờ.

+ Insulin kẽm tác dụng chậm (Ultralente insulin) tiêm dưới da, thời gian xuất hiện tác dụng và kéo dài tác dụng gần giống protamin – kẽm.

2. THUỐC HẠ GLUCOSE MÁU DÙNG ĐƯỜNG UỐNG

2.1. Dẫn xuất sulfonylure.

- Tác dụng: kích thích tế bào tụy tiết insulin và làm tăng số lượng receptor của insulin ở bạch cầu đơn nhân, hồng cầu, tế bào mỡ

+ Tolbutamid (Orabet, Oramid): 0.5 – 2.0g/24 giờ

+ Acetohexamid (Dymelor): 0.25 – 1.25g/24 giờ

+ Tolazamid (Tolinase): 0.1 – 0.75g/24 giờ

+ Clopropamid (Meldian, Diabinase): 0.1 – 0.5g/24 giờ

+ Glibenclamid (Maninil, Glyburid): 0.0025 – 0.02g/24 giờ

+ Glipizid (Glucotrol): 0.005 – 0.02g/24 giờ

- Chỉ định

+ Tất cả bệnh nhân đái tháo đường typ II, không phụ thuộc insulin.

+ Người béo bệu trên 40 tuổi có insulin máu dưới 40 đơn vị một ngày.

- Chống chỉ định

+ Đái tháo đường týp I, phụ thuộc insulin.

+ Người có thai, cho con bú.

+ Suy chức năng gan, thận.

- Tác dụng không mong muốn

+ Hạ glucose máu.

+ Dị ứng.

2.2. Dẫn xuất Biguanid

- Metformin: 0,5-2,5g/24 giờ, chia làm 3 lần sau các bửa ăn

- Chỉ định khi cho người bệnh đái tháo đường týp II đã điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện thể lực không có hiệu quả

- Tác dụng phụ: rối lọan tiêu hóa, acid máu

2.3. Các thuốc khác

+ Nhóm thiazolidindion:

Làm tăng chuyển hóa glucose, tăng tổng hợp glycogen, tăng insulin receptor

*Troglitazon: 200 – 800mg/ ngày. Có thể gây viêm gan

*Rosiglitazon (Avandia): 4mg/1 lần/ ngày Không gây viêm gan.

Chống chỉ định: dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, cho con bú, người suy tim,gan

+ Nateglinid: 60mg/1 lần/ ngày

Do gắn nhanh vào receptor đặc hiệu để kích thích tiết insulin nhanh và cũng tách khỏi receptor nhanh, nên tránh được tình trạng hạ glucose máu và không làm suy kiệt tế bào β của tụy

+ Acarbose (Glucobay): 300mg / 24 giờ

Thuốc tác dụng: ức chế các men: α – glucosidase, glucoamylase, maltase, nên không hấp thu được glucose, làm hạ glucose máu. Uống glucose khi có tai biến hạ đường máu thấp.

Chống chỉ định: người rối loạn chức năng hấp thu, phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi.



LƯỢNG GIÁ

CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT

1 Dược chất có chỉ định cho bệnh nhân đái tháo đường type I:

A. Glibenclamid

B. Insulin

C. Prednisolon

D. Levothyroxin

2 Dược chất có chỉ định cho bệnh nhân đái tháo đường type II:

A. Levothyroxin

B. Insulin

C. Hydrocortison

D. Glibenclamid

3 Dược chất có chỉ định cho bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc insulin:

A. Glibenclamid

B. Insulin

C. Prednisolon

D. Levothyroxin

4 Nhóm phụ thuộc insulin thường gặp ở đối tượng:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023