- Cách dùng, liều dùng:
Trị ho và dị ứng: người lớn 5 – 40mg/24 giờ (1 – 8 viên/24 giờ): uống vào buổi trưa và buổi tới trước khi đi ngủ.
- Chống chỉ định:
Người lái tàu, lái xe, vận hành máy móc.
5.2. Clocinizin HCl: viên chứa 5mg. Liều dùng 1viên/ lần x 3- 4 lần/ ngày
6. nhóm thuốc ho được điều chế từ dược liệu:
6.1. Cao bách bộ:
- Thành phần: Bách bộ + Anh túc xác
- Công dụng: Chữa ho kéo dài, ho khan hoặc có đờm, viêm phế quản mãn.
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Bày Được Khái Niệm Về Dị Ứng Và Nguyên Tắc Sử Dụng Thuốc Chống Dị Ứng.
- Dị Ứng Là ........................của Cơ Thể Khi Tiếp Xúc Với .........................và Các Lần Sau .
- Trình Bày Được Công Dụng, Cách Dùng, Liều Dùng Của Các Loại Thuốc Đặc Trị Ho – Long Đờm Có Trong Bài Học.
- Thuốc Trị Đau Dạ Dày Nên Uống Vào Trước Bửa Ăn Sáng
- Người Bị Tiêu Chảy Phải Kịp Thời Bù Nước & Điện Giải .
- Mebendazol Dùng Cho Phụ Nữ Có Thai & Te < 24 Tháng Tuổi .
Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.
- Liều dùng:
+ Người lớn: Ngày 2 lần x 30ml/lần
+ Trẻ em: Tùy theo lứa tuổi.
- Dạng thuốc: Cao lỏng đóng chai 100ml – 250ml
6.2. Bổ phế:
- Thành phần: Gồm các vị dược liệu có tác dụng dịu ho, long đờm, mát phổi: Bạch linh – Cát cánh – anh túc xác – bách bộ.
LƯỢNG GIÁ : CHỌNCÂU ĐÚNG NHẤT .
1. Theralen chống chỉ định
A. Tham gia giao thông .
B. Trẻ > 12tuổi .
C. Trẻ ≤ 12 tuổi .
D. Người già , bệnh tim mạch .
2. Viên Terpicodein có thành phần .
A. Terpin + Natribenzoat .
B. Terpin + Natribenzoat + Codein .
C. Terpin + Codein .
D. Natribenzoat + Bromoform .
3. Thuốc chữa ho gây ngủ .
A. Codein phosphat .
B. Natri Benzoat .
C. Theralen
D. A & B đúng .
4. Người hen không dùng thuốc ho .
A. Dextromethorphan.
B. Natribezoat.
C. Brohexin.
D. A & B đúng.
5. Người có thai không nên dùng thuốc .
A. Dextromethorphan.
B. Bromhexin.
C. Natribezoat.
D. A & B đúng
6. dùng N-Acetylcystein giải độc khi quá liều
A. Aspirin.
B. Meloxicam.
C. Ibuprofen.
D. Paracetamol.
7. Thuốc chống chỉ định người đang lên cơn hen
8. Thuốc có tác dụng tiêu chất nhầy là:
A. N-Acetylcystein
B. Natri benzoat.
C. Terpin hydrat.
D. Aminophylin.
9. Đặc điểm của nào Dextromethophan
A. Là dẫn xuất của morphin, có tác dụng giảm ho, giảm đau và gây nghiện
B. Tác dụng làm tiêu đờm
C. Ưc chế trung tâm ho ở hành tủy
D. Tất cả đúng.
10. Acetyl Cystein chống chỉ định trong trường hợp nào:
A. Loét dạ dày – tá tràng
B. Người bị ngộ độc paracetamol
C. Người bị suy gan, thận
D. Tiền sử hen phế quảnTRẢ LỜI ĐÚNG SAI ( A: ĐÚNG; B: SAI).
1. Terpin là hoạt chất tinh chế từ tinh dầu thông , không mùi , vị đắng nhẹ có tác dụng làm dịu ho .
2. Viên ho long đờm có thể dùng cho mọi lứa tuổi .
3. Theralen là thuốc kháng histamin , chống ho cho các chứng ho.
4. Siro ho bổ phế dùng được cho trẻ em và người lớn .
5. Acetylcystein dùng giải độc gan trong trường hợp ngộ độc cấp .
6. Không được kê đơn thuốc có chung Acetylcystein và Amoxcillin .
7. Acetylcystein có thể dùng đường tiêm
8. Terpin dùng liều cao cho bệnh ho khan . TRẢ LỜI CÂU HỎI NGẮN .
1. Ho là ………………… nhằm loại trừ ........................................... ................... ra khỏi
đường hô hấp .
2. Kể tên thuốc ho tác dụng lên trung khu ho : ………………, ………………………….
3. Kể tên thuốc ho có tác dụng long đờm:……………. , ………………………
4. Kể tên thuốc kháng dị ứng chống ho : …………………… , ………………………….
5. Kể tên thuốc ho có nguồn gốc từ đông y : …………………. , ………………………..
6. Kể tên thuốc làm tiêu nhày : ……………….., ………………….., Bromhexin .
7. Kể tên thuốc có tác dụng lên trung tâm ho có gây nghiện : ………………….., pholcodin
8. Dùng thuốc chữa ho phải kết hợp với thuốc …………………………………………… 9. Tác dụng Codein dùng làm thuốc ......................., ..................... ......, giãm đau , an thần
gây ngủ .
10. Không nên dùng chế phẩm có Codein
cho .....................................................................
11. Không nên dùng chế phẩm có Codein của .....................................................................
12. Không nên dùng chế phẩm có Dextromethorphan cho ..................................................
13. Không nên dùng chế phẩm có Dextromethorphan của ..................................................
BÀI 9. THUỐC TÁC DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được cách phân loại thuốc chữa loét dạ dày - tá tràng.
2. Trình bày được công dụng, cách dùng, liều dùng, chống chỉ định của các thuốc có trong bài.
3. Hướng dẫn được cộng đồng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.
NỘI DUNG:
I- THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY:
1. Sơ lược về bệnh loét dạ dày tá tràng:
- Bệnh loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến và gặp ở tất cả các lứa tuổi, nhưng thường mắc nhiều trong độ tuổi 30 - 40, tỉ lệ mắc ở nam nhiều hơn nữ và tùy theo vị trí ổ loét mà có các tên gọi như: lót bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét hành tá tràng…
- Nguyên nhân loét dạ dày - tá tràng có nhiều giả thuyết khác nhau như: giả thuyết về dinh dưỡng, di truyền học, thần kinh, dị ứng, do nhiễm khuẩn vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây ra.
- Thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiện nay rất phong phú, tác dụng theo những cơ chế khác nhau.
Dựa vào cơ chế chia thuốc điều trị thành các loại sau:
- Thuốc kháng acid: natri hydrocarbonat, nhôm hydroxyd, magnesi hydroxyd, Kremil
-S, Phosphalugel, Maalox, Gastropulgit..
- Thuốc chống co thắt dạ dày, ruột: atropin, no - spa.
- Thuốc chống tiết acid dịch vị: cimetidin, omeprazol…
- Thuốc diệt khuẩn Helicobacter pylori như: kháng sinh (Amoxycilin, tetracyclin, Clarythromycin…), nhóm Imidazol (metronidazol, Tinidazol), muối Bismuth…
2. Các thuốc thường dùng:
2.1 Natrihydrocarbonat
Tác dụng:
- Kháng acid, có hấp thu, gây kiềm máu.
- Liều nhỏ hơn 2g, uống trước bữa ăn. Thuốc sẽ làm tiết acid dịch vị và thông mật
- Liều lớn hơn 2g, uống sau bữa ăn. Thuốc có tác dụng trung hòa acid dịch vị, vì trung hòa mạnh, gây hiện tượng acid hồi ứng.
Công dụng:
- Chứng chậm tiêu, khó tiêu do thiếu acid dịch vị.
- Đau dạ dày do thừa acid dịch vị.
- Pha thuốc chữa bỏng hay ngộ độc acid.
Cách dùng - liều dùng: Tùy theo mục đích điều trị.
- Chữa đau dạ dày: uống 2 - 5g/lần, dạng thuốc bột, viên.
- Chữa chứng chậm tiêu, khó tiêu: 0,5g - 2g/lần.
2.2 Nhôm hydroxyd
Tác dụng:
- Trung hòa acid dịch vị, băng vết loét ở dạ dày, do phối hợp với protein niêm mạc ruột nên làm săn (gây bón) và chống viêm ở niêm mạc dà dày.
- Không hấp thu nên không gây kiềm máu. Công dụng:
- Viêm dạ dày do thừa dịch vị, ợ chua .
- Loét dạ dày - tá tràng .
- Chứng đầy bụng. Cách dùng - liều dùng:
- Uống trước bữa ăn, trước khi đi ngủ hoặc khi có cơn đau.
- Dùng 1 - 2 viên/lần, ngày 4 - 5 lần, dạng thuốc viên.
- Dùng 1 - 2 thìa cà phê, dạng hỗn dịch.
- Trẻ em dùng theo tuổi. Chú ý :
- Tránh táo bón :
Hiện nay dùng dạng phối hợp Al(OH)3 với Mg(OH)2 ; Mg(OH)2 không hấp thu, giữ nước nên có tác dụng tẩy sổ: Mylanta II , Maalox.-
- Tránh giãm phosphor huyết có thể dùng muối nhôm sulfat ( Phospholugel ) .
- Nhôm hydroxyd làm giãm sự hấp thu của các thuốc phối hợp ờ ruột điều trị lóet dạ dày – tá tràng như cimetidin , Famotidin , Omeprazol .
- Để tránh tương tác các thuốc phối hợp phải uống cách xa Al(OH)3 2giờ .
2.3 Cimetidin
Tác dụng:
- Chống tiết acid dịch vị cả ngày, đêm do tác dụng đối kháng histamin ở các thụ thể H2 (đây là 1 trong những nguyên nhân làm tăng tiết acid dịch vị).
Chỉ định:
- Loét dạ dày, tá tràng .
- Hội chứng tăng tiết acid dịch vị (Zollinger Ellison ).
- Lóet thực quả do hồi lưu dạ dày thực quản . Tác dụng phụ:
- Mẫn đỏ , sốt , đau cơ, tiêu chảy.
- Nam vú to (Cimetidin có tác dụng kháng nội tiết tố Androgen ) .
- Lú lẩn ( hiếm thấy ). Chống chỉ định :
- Có thai , đang cho con bú.
- Người suy thận , suy gan nặng.
- Trẻ em < 16 tuổi . Cách dùng, liều:
- Uống 200mg – 400mg / lần x 2 lần- vào mỗi bữa ăn và 1 lần 400mg vào buổi tối trước khi ngủ. Đợt điều trị 4 - 6 tuần.
- Khi loét dạ dày tiến , có chảy máu dạ dày, bệnh nhân nôn tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 0,8- 1,6g/ngày x7 ngày rồi chuyển sang đường uống.
Thuốc cùng nhóm:
- Ranitidin: mạnh gấp 10 lần cimetidin . Viên 150-300mg
- Famotidin mạnh gấp 30 lần cimetidin. Viên 20- 40 mg
- Nizatidin tương tự ranitidin
2.4 Omeprazol
Tác dụng :
- Thuốc ức chế bơm proton của tế bào thành dạ dày.
- Ngăn sự vận chuyển acid từ trong tế bào vào dạ dày , do đó là giãm tiết acid dịch vị Chỉ định :
- Lóet dạ dày tiến triển .
- Hoặc bệnh nhân không đáp ứng tốt với thuốc kháng Histamin H2 , nhất là hội chứng Zollinger Ellison .
Tác dụng phụ :
Buồn nôn , nhức đầu , tiêu chảy , táo bón .
- Chữa đầy hơi .
- Phát ban , mẫn ngứa
- Chống chỉ định .
- Có thai , cho con bú .
- Mẫn cảm với thuốc . Cách dùng, liều:
- Uống 20 – 40 mg /lần / ngày vào trước bữa ăn sáng hoặc buổi tối trước khi ngủ , trị lóet dạ dày ( 8 tuần ) , trào ngược thực quản (4 – 12 tuần )
- Hội chứng Zollinger Ellison : uống ≥ 120 mg / ngày , trong 4 tuần . Chống chỉ định :
- Omeprazol bị phá hủy trong môi trường acid nên phải dùng dạng viên tan trong ruột
uống không đươc làm vỡ viên thuốc , uống cách xa bữa ăn Thuốc cùng nhóm :
- Lansoprazol viên 30mg/ ngày
- Pantoprazol viên 40mg x 2 lần/ ngày
- Rabeprazol viên 20mg/ lần/ ngày 2.5 Gastrostat
Thành phần:
- Bismuth citrat base: 107,7 mg viên màu đỏ
- Tetracyclin 250 mg viên màu vàng
- Metronidazol: 200 mg viên màu xanh lá Tác dụng:
- Diệt Helicobacter pylori đạt tỷ lệ > 90% ở các bệnh nhân được điều trị.
- Phối hợp Gastrotas với Omeprazol sẽ tăng tác dụng diệt khuẩn (98%).
- Giảm đau và lảm lành vết loét. Chỉ định:
- Viêm loét dạ dày - tá tràng đã xác định có Helicobacter pylori
CCĐ:
- Suy gan, thận
- Dị ứng với các thành phần của thuốc
- Có thai, đang cho con bú
- Trẻ dưới 16 tuổi Cách dùng, liều:
- Uống 3 viên: đỏ, vàng và xanh/lần x 5/ ngàyvào lúc 7h, 11 h, 15h, 19 h, 23h.
- Uống trước bữa ăn, ăn kèm theo 1 ít bánh quy xốp hoặc bánh mì để hút bớt dịch, làm tăng tác dụng của thuốc.
- Mỗi đợt dùng 10 ngày, nếu cần dùng tiếp đợt sau phải cách 1 tuần lễ..
- Khi dùng Gastrotas có thể uống kẻm mỗi ngày 1 viên Omepazol 20mg vào buổi tối. Bảo quản: khô mát, tránh sáng
II.THUỐC CHỐNG TIÊU CHẢY
1. Mục đích
Mục đích của thuốc chống tiêu chảy là bù nước chất điện giải. Các thuốc thường dùng là: Oresol và các dịch truyền.
2. Phân lọai .
2.1. Thuốc kháng khuẩn : Trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn .
2.2. Thuốc hấp phụ ( than thảo mộc , Kaolin , Actapulgit , Smecta .
2.3 Thuốc bù nước và điện giải ( Oresol , Hydrid tablet )
2.4 Các chế phẩm vi sinh ( Biosubtyl , Antibio…)
2.5 Thuốc làm giãm nhu động ruột (Cồn thuốc con rồng , Loperamid, Diphenoxylat)
3. Các thuốc thường dùng
3.1 Oresol
Thành phần: Natriclorid 3,5g Natri hydrocarbonat 2,5g Kali clorid
1,5g
Glucose 20,0g