Dược lý học - 45


VITAMIN


Mục tiêu :

1. Trình bày được định nghĩa và các nguyên nhân thiếu vitamin.

2. Trình bày được biểu hiện thiếu, vai trò sinh lý và áp dụng điều trị của các vitamin tan trong nước.

3. Trình bày được biểu hiện thiếu, vai trò sinh lý và áp dụng điều trị của các vitamin tan trong dầu.

1. Đại cương

Định nghĩa: vitamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không tự tổng hợp được, phần lớn phải lấy từ ngoài vào qua thức ăn hàng ngày. Vitamin có tác dụng với lượng nhỏ nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong sự sống của con người.

Nguyên nhân thiếu vitamin

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 405 trang tài liệu này.

+ Do cung cấp thiếu (thành phần thức ăn không đầy đủ).

+ Do bệnh lý của ống tiêu hoá, tổn thương gan... làm giảm hoặc không hấp thu được vitamin.

Dược lý học - 45

+ Sau dùng thuốc kháng sinh làm diệt một số vi khuẩn đường ruột có tác dụng tổng hợp một số vitamin.

+ Cung cấp không đủ theo nhu cầu cơ thể: trẻ đang lớn, phụ nữ có thai hay đang cho con bú.

+ Nguyên nhân khác: thiếu men do di truyền, thiếu yếu tố nội, tương tác thuốc Hậu quả thiếu vitamin có thể gây ra những rối loạn (thiếu nhẹ) hoặc gây bệnh lý

điển hình nếu thiếu nặng.

Nguyên nhân thừa vitamin

Thừa vitamin chủ yếu gặp ở nhóm vitamin tan trong dầu. Các vitamin tan trong nước ít khi thừa vì chúng thải trừ nhanh do không tích luỹ. Nguyên nhân thừa thường do:

+ Lạm dụng thuốc (người bình thường ăn uống đầy đủ vitamin mà vẫn bổ xung thường xuyên vitamin dưới dạng thuốc).

+ Ăn lượng lớn loại thức ăn có chứa vitamin tan trong dầu (ăn gan gấu trắng, gan cá thu...)

Các vitamin được xếp thành 2 nhóm

+ Các vitamin tan trong nước

+ Các vitamin tan trong dầu


2. Các vitamin tan trong nước

2.1. Thiamin (vitamin B1 )

Nguồn gốc và tính chất

+ Có nhiều trong men bia (6 - 10mg/100g men bia), cám gạo, đậu tương, Ngoài ra, có lượng nhỏ trong sữa, trứng, thịt nạc, gan, thận...

+ Không ổn định với độ ẩm và ánh sáng. Mất hoạt tính ở môi trường base và trung tính. Ổn định ở pH = 4

Nhu cầu hàng ngày

Người lớn: 1 - 1,5 mg.

Phụ nữ có thai, cho con bú: 1,6 - 2,5 mg. Trẻ em: 0,4 - 1 mg.

Nhu cầu này còn tuỳ thuộc nhiều vào chế độ ăn (ăn nhiều glucid thì nhu cầu tăng)

Thiếu vitamin B1

+ Thiếu nhẹ: mệt mỏi, chán ăn, giảm trí nhớ, đau, viêm dây thần kinh, giảm trương lực cơ.

+ Thiếu nặng, kéo dài có thể gây bệnh tê - phù (Beri- Beri) và có thể dẫn đến suy tim.

Vai trò sinh lý:

+ Tham gia vào quá trình chuyển hoá glucid, cụ thể: dạng có hoạt tính là coenzym (thiamin pyrophosphat) của enzym carboxylase, transketolase.

• Carboxylase xúc tác cho phản ứng khử carboxyl các acid - keto (acid pyruvic, acid cetoglutaric...)

• Transketolase xúc tác cho quá trình chuyển nhóm ceton trong chuyển hoá glucid (gắn chu trình pentose vào chu trình hexose), thiếu thiamin lượng transketolase trong hồng cầu giảm rõ.

+ Ngoài ra vitamin B1 còn tham gia tổng hợp acetylcholin và tham gia chuyển hoá acid amin ( khử carboxyl của valin, leucin và isoleucin).

Khi thiếu thiamin sẽ tăng acid pyruvic và acid lactic tăng trong máu (các acid này tích tụ trong cơ gây mệt mỏi và yếu cơ), giảm tổng hợp acetylcholin, gây bệnh tê – phù, suy tim, viêm dây thần kinh

Dược động học

+ Hấp thu ở ruột bằng vận chuyển tích cực, liều cao có thể khuếch tán thụ động qua niêm mạc ruột. Tiêm bắp hấp thu nhanh và hoàn toàn. Tiêm tĩnh mạch có thể bị choáng phản vệ (xảy ra rất nhanh, gây ngừng thở, ngừng tim và có thể tử vong). Dó đo chống chỉ định tiêm vitamin B1 vào tĩnh mạch.

+ Thuốc có nồng độ cao ở gan, não, thận, tim. Khi các mô đã quá nhu cầu thì thuốc thải trừ qua nước tiểu ở dạng chưa chuyển hoá hoặc ở dạng pyrimidin (không tích luỹ).

Chỉ định

+ Phòng và điều trị bệnh Beri - Beri (tê, phù)

+ Viêm đau dây thần kinh, đặc biệt ở người nghiện rượu, phụ nữ có thai.

+ Rối loạn tiêu hoá: chán ăn, khó tiêu, ỉa chảy kéo dài, viêm loét đại tràng.

+ Bệnh tim mạch có nguồn gốc do dinh dưỡng

+ Bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng nhân tạo

+ Nhược cơ

Cách dùng và liều lượng

+ Người lớn

Bệnh Beriberi nhẹ uống 30mg/ngày uống 1 lần hay chia 2 lần, bệnh nặng 300mg/ngày chia 2 - 3 lần

Viêm đa dây thần kinh do thiếu thiamin ở người mạng thai uống : 5 - 10mg/ngày, nếu nôn nhiều thì tiêm bắp.

Hội chứng Wernicke (hội chứng thần kinh - tinh thần hay gặp ở người nghiện rượu thiếu nặng vitamin B1): tiêm bắp 100mg, các triệu chứng giảm trong 6 giờ, sau đó uống hàng ngày hay cách ngày 50 - 100mg

+ Trẻ em : điều trị Beriberi thể nhẹ uống 10mg/ngày. Suy tim cấp hay trụy mạch cấp tiêm bắp 25mg

Viên nén: 10 mg, 50 mg, 100 mg, 250mg, 300mg Ống tiêm: 50mg, 100mg

Dạng phối hợp.


2.2. Riboflavin (vitamin B2 )

Nguồn gốc và tính chất

+ Có nhiều trong ngũ cốc, rau quả, men bia, sữa, bơ, gan, thịt nạc...

+ Bột màu vàng cam nhạt, không mùi, vị đắng, ít tan trong nước hơn các vitamin B khác. Dễ bị huỷ trong môi trường nước và kiềm.

+ Cấu trúc gồm ribose và flavin nên được gọi là riboflavin

Nhu cầu hàng ngày

+ Người lớn: 1,2 - 1,6 mg

+ Phụ nữ có thai, cho con bú: 2 - 2,5 mg.

+ Trẻ em: 0,4 - 1,5 mg.

Thiếuvitamin B2

+ Thiếu vitamin B2 đơn thuần rất khó phát hiện. Thường gặp thiếu đồng thời nhiều vitamin nhóm B đặc biệt là trẻ em nuôi theo chế độ ăn nhân tạo, chiếu tia cực tím...

+ Biểu hiện sớm như đau bụng, viêm lưỡi, viêm miệng. Dấu hiệu muộn: khô nứt môi, viêm da tiết bã nhờn, thiếu máu, viêm kết mạc, đục thuỷ tinh thể, bệnh thần kinh.

Vai trò sinh lý

+ Vitamin B2 là coenzym của khoảng 20 loại enzym khác nhau, tham gia vào các quá trình chuyển hoá glucid, lipid và protid

+ Quan trọng hơn cả là coenzym của 2 enzym FMN (flavin mono nucleotid) và FAD (flavin adenin dinucleotid) – Là dạng coenzym hoạt động rất cần cho chuỗi hô hấp tế bào (vận chuyển điện tử).

+ Vitamin B2 còn có vai trò trong việc điều hoà chức phận thị giác, dinh dưỡng da và niêm mạc.

* Sự tạo thành FMN và FAD như sau:


Flavokinase

Riboflavin + ATP FMN + ADP FMN + ATP FAD + PP

Dược động học

+ Hấp thu nhanh khi uống bằng vận chuyển tích cực. Phân phối nhanh vào các tổ chức, không có dấu hiệu tích luỹ

+ Thải trừ qua nước tiểu và phân dưới dạng chưa chuyển hoá ( làm cho nước tiểu có màu vàng).

+ Vi khuẩn đường tiêu hoá có thể tổng hợp được một phần vitamin B2.

Chỉ định

+ Dùng trong các trường hợp thiếu B2 gây tổn thương da, niêm mạc, viêm giác mạc mắt, viêm kết mạc, loét miệng, suy nhược, mệt mỏi, chậm lớn, sút cân...

+ Thường dùng phối hợp với vitamin PP

Cách dùng và liều lượng

+ Người lớn uống hay tiêm bắp 5 - 30 mg/ngày chia vài lần, trong 10 - 15 ngày.

Trường hợp bệnh nặng dùng 45 ngày.

+ Trẻ em uống hay tiêm bắp 2,5 - 10 mg/ngày, tuỳ tình trạng bệnh. Viên nén: 5 mg, 10 mg, 25mg, 50mg, 100mg, 250mg

Ống tiêm 1 ml = 5 mg, 10mg Dung dịch nhỏ mắt 0,1%, 0,01%


2.3. Nicotinamid (Vitamin PP, vitamin B3)

Nguồn gốc và tính chất

+ Vitamin PP có nhiều trong gan, thịt, cá, rau, quả, gạo, lúa mì. Vi khuẩn ruột có thể tổng hợp được một lượng nhỏ.

+ Trong cơ thể acid nicotinic bị amid hoá thành nicotinamid, sau đó chuyển thành NAD (nicotinamid adenosin dinucleotid) hoặc NADP (nicotinamid adenosin dinucleotid phosphat)

Nhu cầu hàng ngày

+ Người lớn: 15 - 20 mg.

+ Trẻ em: 5 - 15 mg.

+ Phụ nữ có thai: 20 mg.

Thiếu vitamin PP

+ Thiếu nặng vitamin PP sẽ gây bệnh Pellagra với các biểu hiện:

Viêm da đối xứng ở chân và các vùng hở, lúc đầu là vết đỏ như cháy nắng, sau khô đóng vẩy và thành sẹo.

Viêm lưỡi, loét lưỡi miệng, viêm thực quản - dạ dày - ruột, tăng tiết nước bọt, đi lỏng

Mất ngủ, nhức đầu, trầm cảm, rối loạn trí nhớ, nặng có thể gặp sa sút trí tuệ (ảo giác, hoang tưởng.

+ Thiếu nhẹ gây chán ăn, suy nhược, viêm lưỡi miệng...

Vai trò sinh lý

+ Vitamin PP là thành phần của 2 coenzym quan trọng: NAD (nicotinamid adenosin dinucleotid) và NADP (nicotinamid adenosin dinucleotid phosphat), xúc tác cho phản ứng oxy hóa khử trong chuỗi hô hấp tế bào, phân giải glycogen, chuyển hóa lipid.

+ Liều cao Vitamin B3 làm hạ lipoprotein máu (giảm LDL, VLDL và tăng HDL)

Dược động học

+ Hấp thu nhanh ở ống tiêu hoá và được phân phối vào tất cả các tổ chức, không có hiện tượng tích luỹ.

+ Chuyển hoá ở gan qua nhiều bước, tạo thành các chất khác nhau.

+ Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.

Chỉ định

+ Phòng và điều trị bệnh Pellagra

+ Tăng lipoprotein máu, xơ vữa mạch.

+ Các rối loạn tiêu hoá và rối loạn thần kinh (phối hợp)

Cách dùng và liều lượng

+ Điều trị bệnh Pellagra:

Người lớn uống 300 - 500mg/ngày, tối đa 1500mg/ngày chia 3 - 4 lần. Trẻ em uống 100 - 300mg/ngày chia 3 - 4 lần

+ Dự phòng thiếu:

Người lớn uống 13 - 19mg/ngày chia 1 - 2 lần

Người mang thai, cho con bú, ăn thiếu dinh dưỡng uống 17 - 20mg/ngày Trẻ em uống 5 - 10mg/ngày chia 1 - 2 lần

+ Điều trị tăng lipid máu người lớn uống 1g/ngày chia 3 lần. Viên nén hay bọc đường: 10 mg, 20 mg, 50 mg, 100 mg, 500 mg. Thuốc dạng bột để pha tiêm


2. 4. Pyridoxin ( vitamin B6)

Nguồn gốc và tính chất

+ Có nhiều trong thịt, gan, sữa, lòng đỏ trứng, mầm lúa mì, men bia, rau xanh...

+ Tồn tại ở 3 dạng pyridoxin, pyridoxal, pyridoxamin, nhưng vào cơ thể đều chuyển thành pyridoxal phosphat nhờ enzym pyridoxal kinase

+ Ở nhiệt độ cao, gặp chất oxy hoá hay tia cực tím, vitamin B6 bị phân huỷ và mất tác dụng.

Nhu cầu hàng ngày

+ Trẻ em: 0,3 - 1,4 mg

+ Người lớn: 1,4 - 2 mg

+ Phụ nữ có thai, cho con bú: 2 mg

Nhu cầu này tăng theo chế độ ăn nhiều protid

Thiếu vitamin B6

Gặp thiếu do suy dinh dưỡng hoặc dùng một số thuốc (isoniazid, oestrogen, cycloserin, hydralazin...), với biểu hiện:

+ Tổn thương da dạng tăng tiết bã nhờn

+ Viêm miệng, viêm lưỡi

+ Co giật, viêm dây thần kinh ngoại vi

+ Thiếu máu

+ Xét nghiệm thấy giảm GABA, noradrenalin và serotonin.

Vai trò sinh lý

+ Chủ yếu tham gia vào chuyển hoá acid amin: là coenzym của một số enzym chuyển hoá prrotid như transaminase, carboxylase, cynureninase, racemase.

Transaminase giúp chuyển nhóm NH2 của acid amin để tạo thành acid cetonic Decarboxylase xúc tác cho phản ứng khử CO2 để chuyển acid glutamic thành

acid gama amino butiric (GABA) - chất dẫn truyền thần kinh loại ức chế. Decarboxylase cũng xúc tác cho phản ứng chuyển histidin thành histamin, tryptophan thành serotonin, là 2 chất có vai trò sinh lý quan trọng.

Cynureninase tham gia chuyển hoá tryptophan thành acid nicotinic, vì vậy thiếu vitamin B6 thường kèm thiếu vitamin PP.

Racemase xúc tác cho phản ứng chuyển các acid amin thành dạng có hoạt tính, tổng hợp các acid arachidonic từ acid linoleic và tổng hợp Hem.

+ Ngoài ra B6 còn tham gia vào quá trình chuyển hoá lipid, glucid.

Dược động học

Cả 3 dạng của vitamin B6 (pyridoxin, pyridoxal, pyridoxamin) được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá. Trong máu trên 60% ở dạng pyridoxal phosphat, là dạng qua màng tế bào. Dự trữ phần lớn ở gan và một phần ở cơ và não. Thải qua thận ở dạng chuyển hoá.

Chỉ định

+ Phòng và điều trị các trường hợp thiếu vitamin B6 (biểu hiện như viêm lưỡi

miệng, viêm da, viêm dây thần ngoại vi, viêm dây thần kinh thị giác, co giật, thiếu máu...)

+ Phòng và điều trị tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh do một số thuốc gây ra (INH)

+ Thiếu máu nguyên bào sắt do thiếu vitamin B6

Cách dùng và liều lượng

+ Uống 2mg/ngày là đủ bổ xung cho người có hấp thu tiêu hóa bình thường.

+ Trẻ co giật do phụ thuộc vitamin B6 : tiêm bắp hay tĩnh mạch 10 - 100mg, co giật hết sau 2 - 3 phút, sau đó uống suốt đời liều 2 - 100mg/ngày

+ Thiếu máu uống lúc đầu 200 - 600mg/ngày và duy trì 30 - 50mg/ngày

+ Phòng thiếu vitamin B6 do dùng INH uống hàng ngày 10 - 50 mg

+ Phu nữ mang thai hay đang cho con bú bổ xung liều uống 2 - 10mg/ngày

+ Bổ xung thiếu người lớn uống 2,5 – 10mg/ngày

+ Điều trị thiếu máu nguyên bào sắt di truyền uống 200 – 600mg/ngày, sau 2 tháng không hiệu quả phải xem lại chẩn đớn, nếu đáp ứng giảm liều 30 -50 mg/ngày

Viên nén: 10mg, 25mg, 50mg, 100mg, 250mg, 500mg Viên tác dụng kéo dài: 100mg, 200mg, 500mg

Thuốc tiêm 100mg/ml


2.5. Biotin (Vitamin B8, vitamin H)

Nguồn gốc và tính chất

+ Có nhiều trong các phủ tạng, lòng đỏ trứng, cá, các loại hạt.

+ Vững bền ở nhiệt độ cao, không vững bền trong môi trường base.

+ Vi khuẩn ruột có thể tổng hợp được lượng nhỏ. Nay đã tổng hợp được bằng phương pháp hoá học.

Nhu cầu hàng ngày: 30 - 100 mcg

Thiếu biotin

ít gặp, có thể gặp khi suy dinh dưỡng, dùng các chất kháng biotin (biotin sulfon, desthibiotin, avidin...), biểu hiện:

+ Viêm da, tăng tiết mỡ ở da, trứng cá

+ Rụng tóc, viêm teo gai lưỡi

+ Đau cơ, mệt nhọc, chán ăn, thiếu máu...

Vai trò sinh lý

+ Có vai trò quan trọng trong chuyển hoá glucid và lipid: biotin là cofactor của enzym carboxylase tham gia phản ứng khử carboxyl của 4 cơ chất: pyruvat CoA, acetyl CoA, propionyl CoA và - metylcrotonyl CoA (các pyruvat).

+ Biotin tham gia vào các phản ứng hoạt hoá và vận chuyển CO2 gồm 2 giai đoạn: tạo phức hợp CO2 – biotin – enzym; vận chuyển CO2 đến chất nhận.

Xem tất cả 405 trang.

Ngày đăng: 17/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí