1.2.1.2. Phát triển du lịch thúc đẩy việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và nền kinh tế
Du lịch không những có thể tạo ra nhiều việc làm dù là du lịch nội địa hay quốc tế mà còn làm tăng nguồn thu thuế cho địa phương. Sản xuất địa phương có thể được thúc đẩy, triển vọng việc làm được cải thiện mà không đặt vấn đề khách du lịch là người địa phương hay quốc tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, du lịch chính là một con đường để tiếp cận với các quốc gia bên ngoài một cách hữu hiệu nhất góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Đồng thời thu hút nhiều nhà đầ tư vào kinh doanh du lịch và phát triển cơ sở hạ tầng.
Du lịch Việt Nam đã ký 25 hiệp định hợp tác du lịch song phương cấp chính phủ với các nước đồng thời thiết lập quan hệ bạn hàng với trên 1000 hãng của hơn 60 nước và vùng lãnh thổ. Đặc biệt nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thông qua việc tạo điều kiện thuận tiện cho du khách , Việt Nam đã áp dụng miễn thị thực song phương cho công dân 6 nước trong khối ASEAN. Đơn phương miễn thị thực cho khách từ Nhật Bản, Hàn Quốc và 4 nước Bắc Âu vào Việt Nam trong vòng 15 ngày.
Có thể khẳng định, việc tích cực đẩy mạnh hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua đã mang lại nhiều hiệu quả. Du lịch Việt Nam đã tranh thủ được nhiều viện trợ không hoàn lại hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ nhiều tổ chức trên thế giới.
Chỉ tính từ năm 2001-2007 đã thu hút đầu tư FDI với tổng số vốn:
4.314 tỷ USD; Tổng số dự án: 182; Riêng Năm 2007: 35 dự án; 1,800 tỷ USD. Đầu tư hạ tầng du lịch (2001-2007) đạt 3.516 tỷ đồng
1.2.1.3. Phát triển du lịch nhằm tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại vào phát triển nền kinh tế và ngành du lịch quốc gia
Sự tăng trưởng của du lịch quốc tế đã không ngừng mở rộng việc giao tiếp giữa nhân dân các nước. Du lịch là phương tiện hữu hiệu nhất trong việc phân phối lại thu nhập giữa các nước và như vậy cũng góp phần cho sự phát triển cân bằng hơn của nền kinh tế thế giới. Hơn thế nữa, du lịch thực chất là một hoạt động tiếp xúc, thưởng thức và học hỏi từ thiên nhiên vô tận, các xã hội và nền văn hoá nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm!
- Du lịch Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế - 1
- Du lịch Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế - 2
- Vị Trí Của Du Lịch Trong Nền Kinh Tế Khi Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
- Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Của Tỉnh Hà Tây
- Những Tiềm Năng Và Lợi Thế Của Nghệ An Cho Phát Triển Du Lịch
- Những Tiềm Năng Và Lợi Thế Về Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội, Nhân Văn
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
Thực tế đã cho thấy, các nước có ngành du lịch phát triển có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu khoa học công nghệ nước ngoài nhanh hơn, nhiều hơn. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ cao đã tạo cho hoạt động kinh doanh du lịch của các nước không bị bó hẹp trong không gian nước mình mà vươn rộng ra thềm lục địa, đại dương, bầu trời và điều đó đã làm cho hoạt động du lịch phát triển ngày càng có xu thế chuyên môn hoá. Từ các sản phẩm du lịch lục địa mang tính đặc thù như leo núi cao, khám phá sa mạc, nghiên cứu văn hoá, thám hiểm rừng sâu, tham quan công xưởng, khám phá những phong cảnh thần bí…đến sự ứng dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại để đi du lịch và khám phá nghiên cứu đại dương, thưởng thức cảnh đẹp dưới đáy biển và các trò chơi vận động dưới nước v. v. Tiếp đó là sự phát triển của kỹ thuật vũ trụ và những phát minh mới của tàu vũ trụ sẽ dẫn đến các loại hình du lịch như du ngoạn không gian, du lịch lên mặt trăng, thám hiểm bầu trời, chinh phục vũ trụ... Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện đại đã dẫn đến sự toàn cầu hoá nền kinh tế du lịch nhanh hơn, phát triển mạnh mẽ hơn.
Du lịch là hình thức quan trọng của việc truyền bá kỹ thuật và giao lưu nghiên cứu khoa học. Trong du khách có rất nhiều nhà khoa học, học giả, kinh doanh, thông tin khoa học kỹ thuật mới nhất và kinh nghiệm quản lý tiên tiến do họ đưa đến, thông qua giao lưu đã giúp cho cư dân nơi họ đến hiểu thế giới nhanh hơn , nhiều hơn, toàn diện hơn. Sự giao lưu này có ý nghĩa tích
cực đối với việc xúc tiến khoa học kỹ thuật giữa hai bên, có lúc thậm chí còn tiện lợi, hiệu quả hơn con đường chính thức của chính phủ.
Công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế giúp cho du lịch Việt Nam có cơ hội tiếp cận được với các quy định, luật lệ quốc tế chung, thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm trong tất cả các lĩnh vực từ quy hoạch, đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, quảng bá xúc tiến và tiêu thụ sản phẩm du lịch.
1.2.1.3. Phát triển du lịch tạo việc làm và tăng thu nhập cải thiện đời
sống tinh thần vật chất cho dân cư
Trong thực tế, du lịch phát triển đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động trên toàn thế giới. Thực hiện phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo số liệu của WTO toàn ngành Du lịch thế giới đã tạo ra được trên 200 triệu chỗ làm việc, thu hút được 10,2% lực lượng lao động toàn cầu. Dự kiến năm 2010 ngành du lịch sẽ tạo thêm 150 triệu chỗ làm.
ở nước ta, hàng năm ngành Du lịch thu hút khoảng 300.000 lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp ngoài xã hội tham gia các hoạt động dịch vụ phục vụ khách du lịch như: bán hàng lưu niệm, ăn uống giải khát, dịch vụ chụp ảnh, vui chơi giải trí, cho thuê phao bơi, áo tắm, dịch vụ xe ôm… tại các điểm tham quan, du lịch và các dịch vụ bán vé máy bay, tàu hỏa du lịch, nuôi trồng, chế biến thuỷ, hải sản, lương thực, thực phẩm....để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch. Mức thu nhập của các lao động gián tiếp trung bình khoảng sáu trăm đến 1 triệu hai hàng tháng
Tại các cơ sở lưu trú du lịch, tỷ lệ lao động bình quân trên một phòng buồng khách sạn đạt từ 1,2 – 1,7 người/phòng với mức thu nhập hiện nay khoảng từ tám trăm đến 1 triệu rưởi hàng tháng.
1.2.2. Vai trò của du lịch trong phát triển xã hội
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Du lịch không chỉ mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế mà còn góp phần phát triển các mối quan hệ xã hội và đối ngoại.
Hoạt động du lịch chứa đựng đầy bản sắc nhân văn, du lịch là hộ chiếu đi đến hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc “Trong khuôn khổ quan hệ quốc tế và sự nghiệp tìm kiếm hoà bình, trên cơ sở công bằng và tôn trọng nguyện vọng của các cá nhân và các dân tộc. Du lịch giữ vai trò của một nhân tố tích cực lâu bền, giúp tăng cường kiến thức và sự hiểu biết lẫn nhau, là cơ sở của sự tôn trọng và tin cậy các dân tộc trên toàn thế giới” (tuyên bố Manila) “Những sự trao đổi quốc tế tạo ra những cơ hội tốt hơn để hiểu về những con người thật và cuộc sống của họ, chứ không phải hiểu biết về những bức tranh từng phần của xã hội nước ngoài thông qua thông tin đại chúng, việc này giúp xoá bớt thành kiến giữa các dân tộc. Sự tăng trưởng của du lịch quốc tế góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”. “Du lịch là con đẻ của hoà bình, là phương tiện củng cố hoà bình, là phương tiện góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế” (tuyên bố OSAKA).
1.2.2.1. Phát triển du lịch nhằm phát huy truyền thống văn hoá,
phong tục tập quán của dân tộc
Du lịch góp phần bảo vệ và giữ gìn bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu thiên nhiên. Khi đi du lịch khách thường đề cập đến sự khao khát hiểu biết và phát triển nhận thức về các nền văn hoá, nghệ thuật, nghề thủ công, tập quán sinh hoạt của những dân tộc khác, những địa phương khác.
Du lịch có thể có ảnh hưởng quan trọng đến sự hiểu biết và đánh giá của người dân ở khu vực này đối với những người ở khu vực khác. Nhiều quốc gia có chính sách khuyến khích du lịch, đặc biệt du lịch nội địa vì họ cho rằng điều này sẽ giúp cho các công dân hiểu biết và đánh giá đúng hơn về đất nước của mình, đánh giá đúng các khía cạnh tích cực về môi trường sinh sống của chính mình.
Có thể thấy, trong các chính sách tuyên truyền và quảng bá du lịch là khuyến khích những người dân thành thị đi nghỉ ở các vùng thôn quê để hiểu biết thêm về đời sống, sinh hoạt và cộng đồng ở các vùng nông thôn. Tương tự như vậy, các tour du lịch thành phố trọn gói trong các ngày nghỉ lễ hoặc cuối tuần nhằm mở mang sự hiểu biết và những kinh nghiệm về văn hoá đô thị và công nghiệp cho những người sinh sống ở nông thôn.
Sự phát triển du lịch tác động đến các khía cạnh văn hoá xã hội của nơi đến. Ngược lại, du khách cũng bị ảnh hưởng bởi sự tương phản, sự khác biệt về văn hoá, đời sống ở các nước các vùng họ đến thăm. Họ có thể so sánh và đánh giá cao nền văn hoá và cuộc sống ở những nơi này mặc dù có thể xa lạ. Cơ hội để hiểu biết và học hỏi các phong cách sống và phong tục tập quán của dân tộc khác có thể là lợi ích to lớn đối với du khách.
Hơn hết, một trong những ưu điểm lớn của du lịch là khuyến khích khôi phục những nét văn hoá bị mai một hoặc mất đi, làm phục hưng và duy trì các loại hình nghệ thuật như âm nhạc, sản phẩm thủ công, các điệu múa nghi lễ...; làm sống lại các phong tục dẫn đến việc bảo tồn các công trình văn hoá và tạo ra thị trường mới cho các tác phẩm nghệ thuật. Người dân địa phương thường không nhận ra hoặc đôi lúc quên rằng văn hoá của họ đặc biệt như thế nào ? mang lại lợi ích gì cho cộng đồng địa phương ? Khách du lịch chính là người ngoài cuộc chỉ ra và nhắc nhở họ làm điều đó. Du lịch là công cụ xác định bản lĩnh dân tộc, bản lĩnh văn hoá của mỗi quốc gia.
1.2.2.2. Phát triển mở rộng du lịch nhằm tiếp thu những nề nếp văn
minh của các dân tộc khác
Thông thường, các du khách trở về sau một chuyến đi thường hy vọng cộng đồng của mình cũng chia sẻ các phong tục, tập quán, thái độ và lòng tin mà họ thu nhận, học tập được. Du khách nông thôn và du khách đến từ các cộng đồng nhỏ hơn, yên tĩnh hơn trở về nhà sau chuyến viếng thăm các thành
phố lớn thường hy vọng họ có thể tái tạo lại sự nhộn nhịp và quyến rũ của các
thành phố lớn kia cho cộng đồng của mình.
Sự so sánh các nền văn hoá, sự mong muốn bổ sung thêm các yếu tố "tốt" của nền văn hoá khác, loại bỏ các yếu tố "xấu" của chính cộng đồng mình là một phần tích cực và mang tính giáo dục cao. Đây cũng là một phản ứng, một tâm lý rất thông thường của những người sau khi đi du lịch.
Khi đi du lịch khách thường mua những món quà mang về nhà. Trong một số trường hợp, họ mua những thứ không có giá trị thực đối với dân chúng địa phương. ở nhiều cửa hàng bán hàng lưu niệm, hầu hết những thứ có sẵn cho khách du lịch có khi lại không phải sản xuất ở địa phương.Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, các thứ du khách mang về nhà có thể là các đồ giả cổ hoặc đồ cổ có giá trị hoặc các món đồ có giá trị tôn giáo, văn hoá thực sự khi du khách đến thăm một đền đài, một di tích lịch sử mà dân địa phương chào bán. Nói chung, công việc chế tác các bản sao này không chỉ tạo cơ hội cho người dân địa phương có thu nhập, mà còn là sự hồi sinh các giá trị văn hoá, nghệ thuật. Những hàng hoá này sẽ mang đến cho du khách niềm thích thú thực sự. Khách du lịch quan tâm xem những người dân địa phương ở nơi đến du lịch sống và làm việc như thế nào để có thể mở rộng sự hiểu biết của mình và học được những điều có ích.
Phải khẳng định rằng qua khai thác du lịch bằng nhiều hình thức đã giúp cho mọi người mở rộng tầm mắt, nâng cao đời sống tinh thần, tăng cường sự hiểu biết, tôi luyện tình cảm. Vì thế hoạt động du lịch có tác dụng nâng cao văn hoá tinh thần và tu dưỡng đạo đức của quốc dân. Trong quá trình du lịch, mọi người không ngừng quan sát, hấp thụ quan điểm sống của nhân dân thế giới bên ngoài, từng bước xây dựng tư duy và hành vi thích hợp với văn minh hiện đại, với kinh tế hàng hoá, tăng cường ý thức kinh tế thị trường.
Du lịch có ý nghĩa nhân sinh và xã hội rất tích cực, thúc đẩy du lịch quốc dân là yếu tố cơ bản của sự phồn vinh xã hội. Đồng thời, thông qua tham gia hoạt động du lịch còn có thể làm tăng sự hiểu biết của mọi người đối với non sông gấm vóc, lịch sử và văn hoá dân tộc của tổ quốc, tạo nên tinh thần yêu nước, xây dựng đất nước giàu mạnh, tinh thần trách nhiệm đối với lịch sử, văn hoá dân tộc, lòng tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân.
1.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố và một số nước trong khu vực về
phát triển dịch vụ du lịch.
1.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chớ Minh
Thành phố Hồ Chớ Minh cú tổng diện tớch 2.059km2 (chiếm 0,67 diện tích đất tự nhiên của cả nước) và dân số 6.117.500 người (chiếm 7,5% dân số cả nước) nhưng với thế mạnh về tiềm năng kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh đó chiếm tới 18% tổng sản phẩm quốc dõn, 29% sản lượng công nghiệp và 29,3% doanh số bán ra của cả nước (Lược trích từ báo Kinh tế).
Thành phố Hồ Chí Minh mang nhiều ưu việt về vị trí địa lý nờn cú sức thu hỳt lớn đối với du khách đến từ nhiều vùng miền của đất nước, đồng thời đây cũn là nơi trung chuyển, tiếp nhận và đưa đón du khách đến từ mọi miền của đất nước, với đặc điểm kinh tế văn hoá. Cơ sở hạ tầng phát triển hàng đầu cả nước, dân cư đông đúc trong đó người Kinh và người Hoa qua bao đời đó hỡnh thành công đồng đa tôn giáo và có sự giao thoa về văn hoá sâu sắc thể hiện ở phong tục, tập quán, sự tồn tại của hàng ngàn di tích, các lễ hội được tổ chức quanh năm. Từ năm 2002, du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ phát triển tương đối mạnh, khách quốc tế đến thành phố đạt 1.430.000 người, tăng 12,3% so với năm 2001. Số khách sạn trong thành phố, nhất là các khách sạn đạt tiêu chuẩn chất lượng từ từ 3 đến 5 sao, có công suất sử dụng buồng phũng rất cao. Năm 2003 do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS nên lượng khách đến có giảm, chỉ đạt 1.302.000 lượt. Năm 2004, lượng du khách đến
với thành phố lại tăng, đạt 1.580.000, tăng 21% so với năm 2003. Theo thống kê toàn ngành du lịch trong tổng lượng du khách đến với Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh giữ vị trí số 1 về khả năng thu hút khách. Tính riêng giai đoạn từ 2001 đến 2004 tỉ trọng đạt được là trên 50% so với khách được toàn ngành du lịch đưa đón.
Theo thống kê mới nhất từ Tổng cục du lịch Việt Nam, tính đến 9 tháng đầu năm 2006, cả nớc đón hơn 2.683.096 lượt khách du lịch quốc tế, riêng thành phố Hồ Chí Minh đó đón được 1.670.000 lượt, chiếm 62,3% tổng lượng khách vào cả nước.
Con số thống kê trên đó chứng tỏ sự năng động và biết tập trung mọi nguồn lực cho phát triển các dịch vụ du lịch nhằm tạo sức hút đối với du khách của ngành du lịch thành phố: từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Bến cảng Nhà Rồng. Các trục lộ giao thông, đường sắt, đường thuỷ, đường bộ… Tuy thực tế cũn nhiều bất cập nhưng trong những năm qua tiềm năng về cảng biển, sân bay, các đầu mối giao thông nối thành phố Hồ Chí Minh với cả nước và quốc tế đó được lónh đạo các cấp giành ưu tiên quan tâm, từ khâu lập quy hoạch đến triển khai các dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là chỉnh trang môi trường cảnh quan du lịch, tạo thêm nhiều điểm du lịch sinh thái, các khu, điểm du lịch… tăng sức thu hút của du khách ra ngoại ô thành phố và các vùng phụ cận, tránh ô nhiễm và những “hội chứng” khác do cuộc sống đô thi gay ra.
Thứ hai: Tụn tạo, phỏt triển tài nguyờn du lịch và cỏc loại hỡnh dịch vụ du lịch. Trong đó một mặt chú trọng đến nguồn tài nguyên du lịch nhân văn như tổ chức tham quan các điểm di tích lịch sử cách mạng Dinh Tống Nhất, Bảo tàng cứng tích chiến tranh, địa đạo Bế Dược - Củ Chi… kết hợp với việc mua sắm và giải trí ở các khu vực trung tâm và trong tàon thành phố. Đặc biệt, thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ cộng đồng dân cư từ các miền, nhất là dân cư vùng đồng bằng sông Cửu Long nên có lưọi thế về văn hoá