Những Tiềm Năng Và Lợi Thế Về Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội, Nhân Văn


40 - 5 0 ngày), nơi ít nhất là Quỳnh lưu, Quỳ Châu (10 -15 ngày). Gió Tây Nam đã gây ra khô, nóng và hạn hán, ảnh hưởng nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống.

ở Nghệ An còn có một số hiện tượng thời tiết đặc biệt đó là chịu nhiều ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, trung bình mỗi năm 2 - 3 cơn bão, sức gió mạnh nhất có lúc giật trên cấp 12, mùa bão thường vào tháng 8 - 10, bão về kèm theo mưa lớn, gây ra lũ lụt nhiều nơi ở đồng bằng và miền núi gây nhiều thiệt hại lớn cho người và tài sản. Sương muối chỉ có khả năng xảy ra ở các vùng núi cao và một vài vùng trung du có địa hình và thổ nhưỡng thuận lợi cho sự thâm nhập của không khí lạnh và sự mất nhiệt độ do bức xạ mạnh mẽ của mặt đất như Phủ Quỳ. Hiện tương thời tiết này ảnh hưởng nhất định đến phát triển du lịch đặc biệt gây nguy hiểm cho khách du lịch.

Về chế độ thuỷ văn, Nghệ An có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông trung bình khoảng 0,9km/km2. Toàn tỉnh có 7 con sông trực tiếp đổ ra biển Đông với chiều dài trung bình khoảng 60 - 70 km. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam), các con sông còn lại có lưu vực nhỏ khoảng 2000- 3000 km. Sông Cả có chiều dài là 532km bắt nguồn từ thượng Lào riêng đoạn chảy qua Nghệ An dài 375km, với 11 thác lớn nhỏ, trong đó có một số thác có tiềm

năng xây dựng thuỷ điện. Các nhánh chính của sông Cả gồm: Sông Nậm Mô, sông Nâm Nơn, sông Hiếu, sông Gang, sông Giăng Đa số các nhánh sông này đều nằm trong vùng miền núi với đặc điểm độ dốc của sông lớn, lòng hẹp, ít có bãi bồi, về phía hạ lưu lòng sông mở rộng và các bãi bồi rộng hơn. Ngoài ra còn có các hệ thống sông đào mục đích dẫn và trích nước ngọt để phục vụ sản xuất hoặc sinh hoạt. Nhìn chung, hệ thống thuỷ văn của Nghệ An có nguồn nước mặt tương đối dồi dào đáp ứng sản xuất và sinh hoạt của nhân dân tuy có sự phân bố không đều theo thời gian và theo từng lãnh thổ, chế độ dòng chảy của các sông thay đổi lớn theo mùa nên vẫn tạo ra hiện tượng lũ lụt cục bộ hoặc hạn hán ở nhiều nơi trong tỉnh.


Nghệ An nằm trong vùng chuyển tiếp của hai vùng khí hậu Bắc- Nam, nhiệt đới khí hậu gió mùa chí tuyến, có mùa đông lạnh từ phía Bắc tràn về, đồng thời mang lại đặc điểm nóng của miền Nam, tác động đến phát triển du lịch phong phú và đa dạng theo mùa khí hậu.

* Một số tiềm năng tài nguyên tự nhiên trọng điểm phục vụ phát

triển du lịch:

+ Vườn Quốc gia Pù Mát nằm trên địa phận 3 huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương có diện tích 91113 ha rừng tự nhiên lớn nhất Miền Bắc; hệ thực vật phong phú và đa dạng, với 1513 loài; hệ động vật có 42 loài. Trong khu vực có nhiều loại động thực vật quý hiếm được xếp vào sách đỏ của Việt Nam và thế giới; hệ thống đồi, núi, suối, thác trong vườn quốc gia rất thuận lợi cho tổ chức các loại hình du lịch du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu và du lịch mạo hiểm. Nơi đây còn có nhiều dân tộc sinh sống với nhiều phong tục tập quán và nghề dệt thổ cẩm, nhiều đặc sản như cá Mát... sẽ tạo nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

+ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống: Có diện tích 49 860 ha. Qua công tác điều tra khảo sát phát hiện hệ sinh thái đa dạng phong phú có 291 loài trong đó thú có 63 loài, chim có 176 loài, bò sát có 35 loài, lương cư có 17 loài. Tổng cộng có 88 họ, 26 bộ thì trong đó có 45 thuộc loại sách đỏ Việt nam. Về thực vật có 665 loài thuộc 341 chi 117 họ thì trong đó có 43 loài có trong sách đỏ của Việt Nam. Đây là tiềm năng để tổ chức loại hình du lịch sinh thái, du lịch treking.

+ Rừng Bần Hưng Hoà tại xã Hưng Hoà ngoại ô thành phố Vinh có thảm thực vật là cây Bần rộng 70 ha ngoài ra cò có một số loại cây khác như sú vẹt, dây leo... Nơi đây còn gọi là Tràm Chim Hưng Hoà là nơi trú ngụ của rất nhiều loại chim như cò, vạc, chim Sâu, Cu Giáy...

Du lịch Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế - 7

+ Hang Thẩm ồn tại xã Châu Thuận huyện Quỳ Châu là hang lớn có

nhiều nhũ kiến tạo đa dạng với các hình thù khác nhau. Trong hang, các nhà


khảo cổ đã phát hiện các loại hoá thạch và nơi trú ngụ của người Việt Cổ. Nơi đây hàng năm thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan.

+ Hang Bua. Thuộc xã Châu Tiến huyện Quỳ Châu là một thắng cảnh gắn liền với nhiều truyền thuyết lịch sử, phong tục tập quán, sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người Thái. Là một hang gắn liền với núi, sông, động nhũ kỳ thú vì thế nơi đây là một phong cảnh tuyệt đẹp thu hút lòng người. Năm 1937 Vua Bảo Đại đã chọn nơi đây để thi người đẹp. Hàng năm hang Bua có tổ chức lễ hội với nhiều hoạt động, hình thức sinh hoạt phong phú thu hút rất đông du khách đến tham quan.

+ Thác Khe Kèm. Thác nằm trong Vườn quốc gia Pù Mát, có độ cao 500 m, nước chảy quanh năm từ trên cao đổ xuống trông như một dải lụa trắng trên nền xanh của vườn. Hai bên thác là thảm thực vật với hàng trăm loại hoa. Nhiệt đổ trung bình vào mùa hè 20 độ rất thích hợp cho việc tổ chức các loại hình du lịch. Nơi đây còn có các đặc sản như rượu cần, cơm chay, cơm lam với nền văn hoá của đồng bào dân tộc Thái là những nguyên liệu đặc sắc tạo thành sản phẩm cung cấp cho khách du lịch.

+ Bãi biển Cửa Lò. Là bãi biển dài hơn 8 km, cát trắng mịn và phẳng, nước biển trong xanh, độ mặn vừa phải, nước biển thay đổi theo mùa: mùa đông khoảng 18-20 độ, mùa hè khoảng 25-20 độ. Cách không xa khu nghỉ mát có hệ thống đảo tạo ra cảnh đẹp cho khu nghỉ mát. Cửa Lò nổi tiếng với loài hoa Cúc Biển do Vua Bảo Đại đưa từ Pháp về trồng. Hiện nay hệ thống dịch vụ du lịch tại đây tương đối khá so với khu vực.

+ Bãi biển Quỳnh Phương - Quỳnh Lưu là bãi biển dài hơn 10 km có cát trăng mịn, nước biển trong xanh. Đây là bãi biển mới được đưa vào khai thác nên còn giữ được nét nguyên sơ. Nơi đây còn có nhiều loại hải sản với giá cả hợp lý nên đã thu hút được nhiều khách du lịch đến nghỉ ngơi.


+ Đảo Lan Châu, đảo Ngư, đảo Mắt là những đảo còn nguyên trạng có bãi biển dài đẹp, nước biển trong xanh, cát trắng rất thuận tiện cho việc tổ chức các dịch vụ du lịch phục vụ du khách.

2.1.2. Những tiềm năng và lợi thế về điều kiện kinh tế - xã hội, nhân văn

Nghệ An xưa là đất Việt thường, đời Tần thuộc Tượng Quân, đời Hán thuộc Cửu Chân, đời Ngô chia quận Cửu Châu và đặt là Cửu Đức, đời Tống đặt là Châu Hoan, sau đổi thành quận Nhật Nam, đời Đường đặt tên là Ba Châu (Hoan, Diễn, Đường Lâm). Khi đến đời Đinh, Lê đặt tên là Châu Hoan, đời Lý năm 1010 lấy Châu Hoan làm trại, năm 1036 đời Lý Thái Tông đổi tên là Châu Nghệ An và tên Nghệ An xuất hiện từ thời đó là một vùng đất cổ xưa, nơi các nhà khảo cổ đã nghiên cứu khoa học đã tìm thấy dấu vết cư trú của người cổ từ thời đại đồ đá cũ.

Trải qua quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, chinh phục, cải tạo thiên nhiên và xã hội đã tạo ra cho mảnh đất này có bề dày văn hoá lịch sử, một kho tàng văn hoá kiến trúc và một giá trị nhân văn có truyền thống với cách ứng xử và quan hệ xã hội đặc trưng, với bản lĩnh cốt cách con người xứ Nghệ tuy có tính chặt chẽ, khắt khe, nghiêm khắc, song vượt lên trên hết là lòng trung thực, sống nhiệt tình nghĩa khí khảng khái, cần kiệm, giản dị, hiếu học, giàu nghị lực, can đảm và đoàn kết cộng đồng. Đặc trưng quý báu đó của con người Xứ Nghệ được đúc kết tích luỹ rèn luyện qua bao đời, trải qua nhiều thời đại trong những cuộc đấu tranh cực kỳ nghiệt ngã để sinh tồn, phát triển và trở thành nhân tố chính sản sinh ra những danh nhân lịch sử, các khoa bảng, các nhà khoa học, nhà văn hoá nổi tiếng như : Mai Hắc Đế, thi sĩ Hồ Xuân Hương… và đặc biệt Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, nhà giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hoá kiệt xuất của nhân loại.

Nghệ An là nơi ghi dấu đầu tiên của truyền thống đấu tranh cách mạng vô sản ở Việt Nam với cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930 - 1931 mở đầu cho cao trào cách mạng trong cả nước


Trong hai cuộc kháng chiến, Nghệ An là hậu phương lớn của tiền tuyến, đóng góp rất lớn sức người, sức của cho công cuộc cứu nước và giữ nước. Nghệ An đào tạo cho đất nước biết bao thế hệ nhân tài, các nhà khoa học đã và đang đem hết tài đức, trí tuệ để góp phần xây dựng đất nước.

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể

Di tích lịch sử, văn hoá nghệ thuật của Nghệ An. Theo thống kê của Sở Văn hoá và Thông tin Nghệ An cho biết đến năm 2006 có gần 1.000 di tích lịch sử văn hoá được nhận biết, trong đó có 131 di tích lịch sử, văn hoá đã được công nhận cấp quốc gia.

Các di tích chủ yếu tập trung ở các vùng đồng bằng như huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Yên Thanh, Đô Lương và thành phố Vinh. Song mật độ di tích thì TP. Vinh có mật độ cao nhất (50/ 1100 km2), tiếp đó đến các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Diễn Châu... Phần lớn các di tích được xếp hạng tại Nghệ An là các di tích lịch sử văn hoá mà nhóm di tích lịch sử, khảo cổ, công trình kiến trúc, đình chùa chiếm nhiều về số lượng; trong đó nhóm di tích danh thắng gắn với cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống tài nguyên nhân văn của tỉnh và cũng là đối tượng thu hút được nhiều lượt khách du lịch đến tham quan trong thời gian qua.

Một số di tích lịch sử văn hoá nổi bật:

Khu di tích Kim Liên: Khu di tích Kim Liên gắn với thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chi Minh. Nơi đây còn lưu giữ những kỷ niệm thuở nhỏ của Bác Hồ và những kỷ vật của gia đình. Nơi đây còn có nhiều di tích như cụm di tích Hoàng Trù ( quê ngoại, nhà ông Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, ngôi nhà Cụ Hoàng Đường, khu mộ bà Hoàng Thị Loan...) hàng năm thu hút một lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Thành Cổ Nghệ An được xây dựng năm 1804 dưới triều Gia Long đến năm 1831 được xây dựng bằng đá có 3 cửa Tiền, cửa tả, cửa Hữu. Đây là chứng


tích ghi nhiều sự kiện lịch sử trong các triều đại nhà Nguyễn, trong cuộc kháng

chiến chống Pháp của nhân dân Nghệ An.

Làng Vạc: Di chỉ khảo cổ học thuộc xã Nghĩa Hoà huyện Nghĩa Đàn, Làng Vạc được biết đến từ đầu những năm 70, trong hơn 10 năm qua các nhà khảo cổ học đã thu thập được hàng ngàn hiện vật văn hoá tiêu biểu cho thời kỳ Đông Sơn, cách đây chừng khoảng 2500 - 2000 năm trước với trình độ hoàn mỹ của nghề đúc đồng.

Khu di tích Mai Hắc Đế ở huyện Nam Đàn, nằm trong quần thể du lịch núi Đụn, hiện có 3 hạng mục công trình tiêu biểu đó là: đền thờ Mai Hắc Đế, lăng mộ Mai Hắc Đế và mộ mẹ vua Mai.

Đền Cuông - An Dương Vương: Cách thành phố Vinh chừng 30 km về phía Bắc, theo quốc lộ 1A, ngôi đền nằm bên sườn núi Mộ Dạ (còn có tên là Dạ Muỗi). Là nơi thờ Thục An Dương Vương cùng với truyền thuyết cây nỏ thần. Ngày 15 tháng 02 âm lịch hàng năm là ngày lễ hội đền Cuông được nhân dân tổ chức rất trọng thể.

Di tích đình Hoành Sơn (Khánh Sơn - Nam Đàn)

Di tích đình Trung Cần (Nam Trung - Nam Đàn)

Di tích đền Cờn (Quỳnh Phương - Quỳnh Lưu).

Di tích đền thờ - mộ Nguyễn Xí (Nghi Hợp - Nghi Lộc)

Di tích thành cổ Vinh (Tp Vinh)

Di tích đền Hồng Sơn (phường Hồng Sơn - Tp Vinh)

Di tích nhà đồng chí Lê Hồng Phong (Hưng Thông - Hưng Nguyên)

Khu di tích Bến Thuỷ (Tp Vinh)

Khu di tích danh thắng Cửa Lò (thị xã Cửa Lò)

Di tích Hang Bua (Châu Tiến - Quỳ Châu)

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát (Con Cuông)

Di tích đền Bạch Mã (Võ Liệt - Thanh Chương)

Di tích đền Quả Sơn (Bồi Sơn - Đô Lương)


Di tích đình Võ Liệt (Võ Liệt - Thanh Chương)

Di tích nghĩa trang liệt sỹ 12/9 (Thái Lão - Hưng Nguyên)

Di tích đền Ông Hoàng Mười (Hưng Thịnh - Hưng Nguyên)

Cụm di tích Xứ uỷ làng Đỏ Hưng Dũng (Hưng Dũng - TP Vinh)

Nghĩa trang liệt sỹ Việt - Lào (Anh Sơn)

Di chỉ khảo cổ học Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu)

Di chỉ khảo cổ học Đồng Mõm (Diễn Thọ - Diễn Châu)

Nói chung số lượng di tích ở Nghệ An tuy nhiều nhưng còn tản mát, một số di tích chưa được tôn tạo nên giá trị thu hút khách chưa cao; một số di tích thì cơ sở hạ tầng giao thông chưa được đầu tư nên khó khăn trong việc đi lại làm ảnh hưởng đến thu hút nguồn khách du lịch đến tham quan.

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể

Nghệ An không chỉ giàu sản phẩm văn hoá vật thể mà còn rất phong phú sản phẩm văn hoá phi vật thể, có sức cuốn hút khách du lịch. Là mảnh đất giàu bản sắc nhân văn, có truyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc, chiến thắng thiên tai nên văn hoá dân gian nơi đây rất phong phú, đậm đà bản sắc như: hát ví dặm, hát phường vải, hò, vè... tạo nên nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang sắc thái riêng biệt của Nghệ An để phục vụ du khách khi đến với quê hương Bác.

Nghệ An nổi tiếng là đất văn vật, là nghĩa khí đất thiêng của Đại Việt xưa, hơn nữa lại là vùng đất có nhiều dân tộc thiếu số sinh sống với nhiều phong tục tập quán, lễ hội phong phú và đặc sắc. Lễ hội Nghệ An mang những nét đặc trưng cho truyền thống nền văn hoá lúa nước, các lễ hội của họ gắn liền với mùa màng là một trong những nơi lưu giữ được những kho tàng văn hoá dân tộc, có tính hấp dẫn du khách đến tham quan nghiên cứu.Thông qua lễ và hội, ở mức độ nào đó du khách có thể thấy được, hiểu được phong tục, tập quán của nhân dân địa phương. Bởi lễ hội là một hình thức sinh hoạt


văn hoá đặc sắc phản ảnh mọi mặt đời sống của mỗi dân tộc. Lễ hội thường gắn với các di tích lịch sử, thường là một phần trong các chương trình thu hút, quảng bá của khu du lịch.

Theo thống kê, Nghệ An có 24 lễ hội trong đó phổ biến nhất là lễ hội lịch sử, lễ hội dân gian và lễ hội tín ngưỡng các dân tộc tiểu số. Ngoài ra, cũng có những lễ hội đặc sắc như hội hát sắc bùa, hội sài sán, lễ cầu mưa... Nhìn chung các dân tộc ở Nghệ An vẵn còn giữ được nhiều nét sinh hoạt văn hoá độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.

Các lễ hội tiêu biểu đặc trưng của Nghệ An :

- Huyện Nam Đàn có lễ hội Làng Sen, Lễ hội Vua Mai Thúc Loan.

- Huyện Đô Lương có lễ hội Đền Quả Sơn, lễ hội dòng họ Nguyễn Cảnh

- Huyện Quỳ Châu có lễ hội Hang Bua

- Huyện Quỳnh Lưu có lễ hội Đền Cờn, lễ hội dòng họ Hồ

- Huyện Diễn Châu có lễ hội Đền Cuông

- Huyện Anh Sơn có lễ hội Uống nước Nhớ Nguồn

- Thị xã Cửa Lò có lễ hội Sông nước Cửa Lò

- Huyện Hưng Nguyên có lễ hội Đền Hoàng Mười, lễ hội rước Hến

- Huyện Thanh Chương có lễ hội đình Võ Liệt, Lễ hội đền Bạch Mã

- Thành phố Vinh có lễ hội đền Hồng Sơn

- Huyện Nghi Lộc có lễ hội đền Nguyễn Xí.

- Huyện Nghĩa Đàn có lễ hội làng Vạc

- Lễ hội Xăng Khan (miền núi Nghệ An, 21-23 tháng 1 âm lịch hàng năm)

2.1.2.3. Làng nghề thủ công truyền thống

Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống của Nghệ An rất phong phú đa dạng có từ lâu đời gắn liền với phong tục tập quán và đời sống hàng ngày của người dân của nhiều làng xã; nhiều làng, thôn đã có những ông tổ làng nghề và được xây dựng thành Thành Hoàng làng. Do tác động của nhiều yếu tố một số làng nghề trên địa bàn đã không còn giữ được hoạt động sản xuất thường xuyên

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí