Mở rộng đào tạo thuyết minh viên ở các điểm di tích lịch sử văn hoá và làng nghề truyền thống.
Đồng thời tuyên truyền phổ biến Luật Du lịch; Nghị Định số 92/NĐ/CP ngày 1/6/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch tới cán bộ, công chức, viên chức trong ngành và cán bộ, nhân dân xã trọng điểm về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm tới Hà Tây tập trung xây dựng du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tiếp tục thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển mạnh du lịch ở ba cụm trọng điểm của tỉnh là: Sơn Tây - Ba Vì, Hương Sơn - Quan Sơn (Mỹ Đức), Hà Đông và phụ cận, để hình thành một số khu du lịch lớn, sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch, tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương trong phát triển du lịch.
Phấn đấu duy trì mức tăng trưởng khá trong giai đoạn từ năm 2006 - 2010, tăng trưởng về lượng khách từ 10%/năm trở lên, về doanh thu từ 15%/năm trở lên. Đến năm 2010 đón được 4.380.587 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 228.692 lượt, doanh thu xã hội từ du lịch đạt 603,407 tỷ đồng.
Từ kinh nghiệm của Hà Tây cho thấy, muốn du lịch phát triển cần chú
trọng đến các vấn đề:
- Xây dựng một chiến lược phát triển lâu dài và bền vững;
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch;
- Khuyến khích đầu tư cho du lịch và kiểm soát chặt chẽ chất lượng các
Có thể bạn quan tâm!
- Vị Trí Của Du Lịch Trong Nền Kinh Tế Khi Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
- Phát Triển Du Lịch Thúc Đẩy Việc Mở Rộng Quan Hệ Kinh Tế Đối Ngoại Thu Hút Đầu Tư Nước Ngoài Vào Phát Triển Cơ Sở Hạ Tầng Du Lịch Và Nền Kinh
- Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Của Tỉnh Hà Tây
- Những Tiềm Năng Và Lợi Thế Về Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội, Nhân Văn
- Các Nguồn Lực Kinh Tế - Xã Hội Phục Vụ Cho Phát Triển Du Lịch
- Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Lữ Hành Thời Kỳ 2002- 2007
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
dự án du lịch;
- Chú ý đến nguồn lực con người;
- Đa dạng hoá và làm mới các sản phẩm du lịch;
- Nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý và cư dân địa phương.
1.3.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan
Thái Lan là đất nước có nguồn thu từ du lịch khá cao. Nguồn thu từ du lịch chiếm 6% tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan, thu 7 tỷ USD mỗi năm và là chỗ dựa cứu nguy thời khủng hoảng tài chính châu á năm 1997 - 1998. Các địa danh như Bangkok, Patayat, Chiang Mai, Phuket... ngày nay đã trở nên hết sức quen thuộc với du khách toàn cầu, kể cả những du khách phương Tây kỹ tính.
Có được điều đó là nhờ người Thái có cả một ngành công nghiệp du lịch với chiến lược mạch lạc, với những hoạt động quảng bá mang tính chuyên nghiệp rất cao và họ hiểu rõ phương châm “muốn thu hoạch phải đầu tư”.
Thực vậy, Thái Lan không ngừng áp dụng nhiều biện pháp: cải tiến thủ tục, giảm lệ phí visa, gia tăng các loại hình dịch vụ đặc sắc, xây dựng mạng lưới shopping đa dạng, mở nhiều điểm tham quan mới bên cạnh việc trùng tu những thắng cảnh truyền thống và đáng ghi nhận là những chương trình tiếp thị tận gốc của Chính phủ. Chẳng hạn, Chính phủ Thái đang hỗ trợ phát triển những nhà hàng Thái với những quy mô khác nhau ở khắp thế giới, với khoảng 7.000 nhà hàng. Một chiến dịch như vậy đã mang hương vị Thái đến tận những người ít quan tâm tới đất nước này nhất, buộc họ phải chú ý và đi du lịch Thái Lan.
Chưa hết, các quan chức Thái luôn đặt mục tiêu tìm kiếm khách hàng thường xuyên cho ngành du lịch nước nhà. Chẳng hạn, năm 2004, chính Phó Thủ tướng Thái Lan là Somkid Jatusripitak đã dẫn một phái đoàn thương mại đến Nhật để khai thác thị trường du lịch của nước này. Điều đặc biệt là phái đoàn thương mại không ký kết một văn bản nào với Chính phủ Nhật mà lại ký bản ghi nhớ với 19 công ty lớn của Nhật để cam kết thực hiện việc đưa các nhân viên của các công ty này đến du lịch tại Thái Lan. Tương tự như vậy, các phái đoàn các cấp của Chính phủ Thái còn thường xuyên tiếp xúc với các công ty nước ngoài để thảo luận các cơ hội kinh doanh về du lịch.
Để thực hiện mục tiêu đưa ngành kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, cơ quan du lịch Quốc gia Thái Lan (TAT) đã xây dựng chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho từng giai đoạn (5 năm). Trong các kế hoạch này, cơ quan du lịch Quốc gia Thái Lan xác định rõ nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn.
Về công tác quản lý và phát triển các điểm tài nguyên du lịch: Thái Lan có hệ thống kiểm kê tài nguyên du lịch, với các đánh giá, phân loại cụ thể. Cách phân loại chính là tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hoá, dưới mỗi loại được phân loại và xếp hạng cụ thể.
Hàng năm, nằm trong công tác phát triển và bảo tồn các điểm du lịch, Cơ quan du lịch Thái Lan TAT có các dự án và kế hoạch phát triển điểm du lịch cụ thể khác nhau. Ví dụ như trong Kế hoạch du lịch 2002, Thái Lan xác định 7 điểm du lịch cần có sự đầu tư phát triển ngay để có thể đón khách vào năm 2003-2004, 8 điểm du lịch có tiềm năng lớn (Chiang Mai, Bangkok, Chon Buri, Phuket, Songkhla, Nakhon Ratchasima, Kanchanaburi, Surat Thani), và những điểm du lịch mới (tại 10 tỉnh và 3 vùng sát biên giới Malaysia, Lào, và Cam pu chia).
Đối với các điểm du lịch, việc xác định tiềm năng được dựa trên những chỉ số:số lượng khách du lịch (trong nước và quốc tế), tài nguyên hiện có, trang thiết bị phục vụ cho du khách như lưu trú, nhà hàng, v.v.
Trong kế hoạch phát triển và quản lý du lịch, Thái Lan cũng xác định các điểm du lịch trọng điểm để hoàn thiện nhằm phát triển các nguồn tài nguyên du lịch hoặc phát triển thành các điểm du lịch mang tính điển hình. Các hoạt động quản lý và phát triển tại các trọng điểm du lịch:
- Hợp tác với các hoạt động của chính phủ về phát triển vùng
- Tổ chức cuộc trao đổi của Uỷ ban phát triển và xúc tiến du lịch quốc
gia
- Thực hiện các chiến dịch bảo tồn tài nguyên, môi trường ở các vùng,
điểm du lịch
- Giáo dục và đào tạo cho cư dân địa phương tham gia vào việc quản lý
và khai thác các nguồn tài nguyên du lịch, v.v...
Đặc biệt Thái Lan làm rất tốt công tác phối hợp với cộng đồng địa phương
và các ngành khác cho việc phát triển du lịch và quản lý khai thác tài nguyên.
Đối với các địa phương, Cơ quan du lịch Thái lan đã xây dựng quy hoạch tổng thể, hỗ trợ về kỹ thuật, và tài chính để giúp các địa phương phát triển du lịch. Cơ quan du lịch Thái lan còn đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu, các tổ chức khác cùng tham gia vào lập quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển du lịch.
Và để khuếch trương quảng bá hình ảnh của quốc gia, Thái lan đã có những chiến lược marketing khác nhau đối với thị trường trong nước và nước ngoài. Những chiến lược, chính sách marketing này đều hướng tới mục tiêu chung và trên quan điểm là phát triển du lịch một cách hiệu quả, bảo vệ và duy trì các nguồn tài nguyên, các giá trị văn hóa địa phương, hướng tới sự phát triển du lịch bền vững.
Việc nghiên cứu kinh nghiệm của Thái Lan - một nước có ngành du lịch phát triển du lịch hơn chúng ta nhiều năm về quản lý du lịch là rất có ý nghĩa, để từ đó đúc kết ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào thực tiễn cho phát triển du lịch ở Việt Nam nói chúng và Nghệ An nói riêng, làm cơ sở cho việc xây dựng các cơ chế, chính sách, hoàn thiện văn bản pháp luật của Việt Nam và có được các phương pháp khai thác hiệu quả, bền vững đối với từng dạng tài nguyên du lịch ở Việt Nam như:
- Bài học về sự phối hợp liên ngành trong phát triển du lịch
- Bài học về việc phân chia lợi ích cộng đồng, giáo dục và đào tạo du lịch
- Bài học về quản lý, giữ gìn bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn, quản lý du lịch
- Bài học về cho phép nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh phát
triển du lịch
- Bài học trong việc phân cấp quản lý, khai thác tài nguyên
- Bài học về cách thức kinh doanh khai thác du lịch tại các điểm du lịch
một cách hiệu quả nhất…
Chương 2
Thực trạng du lịch Nghệ An thời kỳ 2002 - 2007
2.1. Những tiềm năng và lợi thế của Nghệ An cho phát triển du lịch
2.1.1. Tiềm năng và lợi thế về tài nguyên du lịch của Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh nằm ở phía Nam vùng du lịch Bắc bộ, có toạ độ địa lý từ 18o33' đến 200 vĩ độ bắc và từ 103052' đến 105048' kinh độ đông, có đường bờ biển dài 82km. Tổng diện tích tự nhiên là 16.487 km2, dân số trên 3 triệu người, chiếm 5,1% diện tích tự nhiên và 3,7% dân số của cả nước. Có hệ thống đường giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không khá phát triển với các đường quốc lộ 1A, 7, 15A, 48, đường Hồ Chí Minh, với sân bay Vinh, cảng Cửa Lò và các hệ thống sông lớn nhỏ. Trên 83% lãnh thổ Nghệ An là đồi núi với độ cao trung bình 400- 500 mét so với mặt nước biển, do vậy có rất nhiều hang động, rừng nguyên sinh là địa bàn cư trú của người Việt cổ có niên đại cách ngày nay vài chục vạn năm.
Đặc điểm địa hình đã tạo cho Nghệ An một nguồn tài nguyên thiên
nhiên đa dạng, phong phú:
2.1.1.1. Về tài nguyên du lịch rừng: Nghệ An là một tỉnh có tài nguyên du lịch rừng lớn với đất có rừng khoảng 684.398,00 ha chiếm 41,51% diện tích tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên 623.086,20 ha chiếm 91,04%, rừng trồng 61.311,80 ha, độ che phủ đạt 41,51 %; Thảm thực vật rừng tự nhiên của Nghệ An khá phong phú với diện tích vào loại lớn nhất so với cả nước. Rừng Nghệ An mang nhiều nét điển hình của thực vật rừng Việt Nam, đặc trưng của thực vật rừng nhiệt đới được phân bổ tập trung ở 3/4 diện tích phía Tây của tỉnh với 2 loại rừng phổ biến:
+ Kiểu rừng nhiệt đới kín thường xanh;
+ Kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng, lá kim miền á nhiệt đới.
Đây là nguồn tài nguyên không chỉ phát triển du lịch tham quan, mà còn là tài nguyên phát triển cho những nghiên cứu thục địa.
Rừng Nghệ An đa dạng hệ sinh thái, điển hình của thảm thực vật rừng, theo thống kê có tới có tới 1.513 loài thực vật bậc cao thuộc 159 họ 545 chi và 986 loài cây thân gỗ, chưa kể đến loại thân thảo, thân leo và hạ tầng; trong đó có 23 loại thân gỗ và 6 loài thân thảo được ghi vào sách đỏ Việt Nam như: thân gỗ bao gồm Bách xanh, Thông Đỏ, Thông Tre, Thông Pà Có, Thông Đà Lạt, Thuỷ Trùng; gỗ, Cẩm lai, Cẩm lai bà Rịa, Cẩm lai Đồng Nai:, gỗ Gõ đỏ ( cà te), gỗ Giáng hương, Cam bốt, Pơ Mu, Lim... và có 220 loài cây thuốc, dược liệu quý hiếm như: Ba Gạc, Ba Kích, Bách Hợp, Sân Ngọc Linh, Sa nhân, Thảo Quả... Hệ sinh thái động vật ở rừng Nghệ An cũng rất phong phú. Về động vật có 241 loài của 86 họ và 28 bộ, trong đó có 64 loài thú, 9 loài chim, 1 loài cá được nghi vào sách đỏ Việt Nam. Hiện nay Nghệ An thành lập bảo tàng gien lưu giữ nhưng tiêu bản gien nhiều loại động thực vật quý hiếm. Gắn liền với rừng là hệ thống tài nguyên du lịch đặc thù như: 1, Hệ thống hang động. Nghệ An có hệ thống hang động tương đối phong phú được hình thành tự hệ thống đá vôi, trong đó có nhiều hang động đẹp nổi tiếng như: hang Thẩm ổn tại huyện Quỳ Châu, nơi các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu vết cơ trú của người Việt cổ và rất nhiều các loài động vật hoá thạch; hang Bua huyện Quỳ châu là một hang lớn có nhiều nhủ đá đẹp và gắn liền với những huyền thoại thần Nước...; và 2, hệ thống thác: Do cấu tạo địa hình phức tạp có nhiều núi cao, vực sâu nên ở Nghệ An đã hình thành nhiều loại thác khác nhau tại các khu vực thuộc phía Tây của tỉnh như: thác khe Kẽm nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, từ độ cao 140m, nước từ trên cao đổ mạnh xuống qua 3 thang bậc làm tung lên những bọt nước trắng xoá trông rất đẹp mắt. Tại huyện Quế Phong có thác Sao Va, thác cao rộng từ 30- 40 m, nước
từ độ cao 40m đổ xuống những phiến đá như những cột nước lớn, thác Bảy Tầng là thác nước đổ trên bảy tầng đá. Nhiều thác nước ẩn mình trong rừng xanh như thác Ba Cảnh, Xộp Lượt (Kỳ Sơn), Thác Đũa (Quỳ Châu)...
2.1.1.2. Tài nguyên du lịch nước: Tổng nguồn nước mặt của Nghệ An khoảng trên 20 tỷ m3 chủ yếu là nước mưa và nước của hệ thống các sông; Nghệ An có hệ thống sông suối dày đặc, mật độ lưới sông từ 0,6 - 0,7 km/k m2, nhiều hồ nước tự nhiên được hình thành do sự thay đổi dòng chảy của các sông suối, nhiều hồ nhân tạo được hình thành từ hệ thống thuỷ lợi; nhiều hồ có diện tích rộng có trữ lượng nước lớn không chỉ đủ cung cấp cho tưới tiêu nông nghiệp phục vụ cho hệ thống thuỷ lợi nhiều hồ đa dạng nhiều hệ sinh thái dưới nước rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch như hồ Tràng Đen Nam Đàn, hồ Vực Mấu, đập Bà Tuỳ, hồ Vệ Vừng...
Ngoài ra, nước khoáng và suối nước nóng cũng là nguồn tài nguyên du lịch quý hiếm. Do kết cấu địa chất và tàn dư của các vết nứt giãy địa tầng trong khu vực nên trên địa bàn Nghệ An có nhiều suối nước khoáng và suối nước nóng. Qua phân tích của các nhà chuyên môn thì nước khoáng ở đây có giá trị đối với sức khoẻ con người và có thể chữa được một số bệnh, như suối nước khoáng nóng Giang Sơn - Đô Lương, suối Nước Mọc...
2.1.1.3. Về tài nguyên du lịch biển. Nghệ An có đường bờ biển dài 82km, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (lạch Còn, lạch Quèn, lạch Thới, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội ) độ sâu từ 1 đến 3,5m thuận lợi cho tàu thuyền ra vào. Khu vực biển có nhiều loại hải sản phong phú hàng năm sản lượng khai thác từ 20 000 đến 25 000 tấn, nhiều khu vực trở thành trung tâm nghề cá lớn của cả nước ví dụ như Cửa Hội... Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi biển đẹp ở phía Bắc với những bài cát trắng mịn chạy dày theo ven biển, nước biển trong xanh có độ mặn vừa phải, cùng với cảnh quan kỳ thú của vùng biển đã tạo tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch biển. Khu du lịch Cửa Lò, Diễn Thành, Quỳnh Phương là những bãi biển đã được nhiều khách du lịch biết đến
và hàng năm đã thu hút được hàng vạn khách đến tham quan nghỉ dưỡng, ngoài ra còn có một số bãi biển đẹp, còn nguyên sơ chưa được khai thác như bãi biển Đông Hồ - Quỳnh Lập (Quỳnh Lưu), bãi Lữ - Mũi Rồng Nghi Thiết (Nghi Lộc), bãi biển Cửa Hiện và các bãi trên các đảo Hòn Ngư, Hòn Mắt… Tiềm năng tài nguyên biển còn phải nói đến hệ thống cảng biển, khu chế biến và nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nghề muối... đều có thể tổ chức các dịch vụ cho khách du lịch tham quan. Biển Nghệ An có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, là cửa ngõ để giao lưu kinh tế với bên ngoài thông qua cảng Cửa Lò không chỉ riêng Nghệ An mà cả vùng Bắc Trung Bộ, nước CHDCND Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan.
2.1.1.4. Về tài nguyên du lịch khí hậu
Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu chuyển tiếp, vừa mang đặc tính khí hậu lạnh của Miền Bắc và vừa mang đặc tính nóng của miền Nam là mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình là 23-24 0C,
tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối là 42,70C; mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ bình quân 19,9 0C, nhiệt độ thấp tuyệt đối - 0,5 0C. Số giờ nắng trung bình/năm là 1500-1700 giờ. Năng lượng bức xạ mặt trời đạt 12,5 tỷ Kcal/ha năm. Với điều kiện số lượng giờ nắng trong năm nhiều, điều này rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch, tuy nhiên cần phải có giải pháp thích hợp để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của du khách.
Xứ Nghệ chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu: Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc, mang theo không khí lạnh, khô làm nhiệt độ giảm xuống 5-10 0C so với ngày thường; Gío Phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ, xuất hiện vào tháng 7, tháng 8 bình quân mỗi năm có khoảng 20 - 30 ngày, các thung lũng phía Tây như con Cuông, Tương Dương chịu ảnh hưởng nhất (