Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái - 4

có một cuốn sách nào sưu tầm, dịch và giới thiệu về truyện cổ tích của dân tộc Mông ở Yên Bái.

1.3.2. Sau Cách mạng tháng Tám - 1945

Sau Cách mạng tháng Tám - 1945, cùng với việc chú trọng thúc đẩy nền văn học nước nhà phát triển nhằm mục đích phục vụ cho đời sống tinh thần, phát triển nhận thức cho người dân, đặc biệt là phục vụ cho phong trào cách mạng Việt Nam, được sự quan tâm, khuyến khích của Đảng và nhà nước, đã có nhiều nghệ nhân và tác giả dân gian bỏ công sức đi điền dã, khai thác, sưu tầm, nghiên cứu, công bố bài viết của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, in trong các tập san, tạp chí văn hóa, văn nghệ ở địa phương và trung ương. Công việc này lúc đầu mới chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ hẹp và thiên về tính chất cá nhân, phải từ năm 1954 - 1960 công tác nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian ở Yên Bái mới được chú trọng.

Những tên tuổi nổi bật trong công tác sưu tầm và nghiên cứu văn học dân tộc Mông giai đoạn đầu là Hoàng Đình Quý (Hà Giang), Lê Trung Vũ, Doãn Thanh (Lào Cai), Minh Khương (Yên Bái). Tác giả Minh Khương đã có rất nhiều năm gắn bó với dân tộc Mông , thông thạo song ngữ Việt - Mông đã sưu tầm được nhiều tư liệu, tự mình biên soạn rồi in thành sách.

Ở giai đoạn sau, nhiều tác giả của Chi hội Văn hóa dân gian Lào Cai và Yên Bái đã để tâm đến công việc sưu tầm nghiên cứu văn hóa và văn học dân tộc Mông. Các tác giả tiêu biểu là Trần Hữu Sơn, Hoàng Việt Quân, Bùi Huy Mai, Phạm Tuất… Họ chính là những người yêu mến văn hóa, văn học dân tộc Mông. Bên cạnh đó, còn có những nhà nghiên cứu, sưu tầm, dịch truyện là con em đồng bào dân tộc Mông như Hạng Mí De, Dương Thị Phương, Hạng Thị Vân Thanh (Hà Giang). Họ là những người luôn có ý thức giữ gìn và bảo tồn các thành tựu văn hóa dân tộc với tinh thần tự giác và thái độ tự hào. Ngoài ra, những người yêu mến văn chương, gắn bó với dân tộc Mông như: đội ngũ cán bộ ngành văn hóa, các phóng viên, các thầy cô giáo, học sinh học


19

sinh trường phổ thông và chuyên nghiệp…. Họ đã tích cực góp phần vào công việc bảo tồn và lưu truyền văn hóa, văn học dân tộc Mông ở Yên Bái.

* Một số thành tựu nổi bật trong việc sưu tầm dân ca:

- Dân ca Mèo ở Lào Cai do Doãn Thanh sưu tầm (N.X.B Văn học, 1967).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

- Dân ca Mèo (Jăngx gâux H.Môngz) do Doãn Thanh sưu tầm, biên dịch (Hội Văn học nghệ thuật Lào Cai, in song ngữ, 1967).

- Hoa chàm nở do Minh Khương sưu tầm và dịch (Ban văn giáo Khu tự trị Tây Bắc, 1974).

Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái - 4

- Tập thơ ca Mặt trời hoa mây (Luz hmuz păngx huôz) do Minh Khương sưu tầm, dịch (Ty Văn hóa Hoàng Liên Sơn phối hợp với Phòng Văn hóa Thông tin huyện Trạm Tấu, 1977).

- Dân ca Mông tập I do Nguyễn Tài Tuệ, Trịnh Lại sưu tầm, ghi âm, phỏng dịch (N.X.B Văn hóa, 1979).

- Tập thơ ca các dân tộc Lời hát biên cương (Đruôz Đirv têz gơu li lut txax) do Châu A Chin và Minh Khương sưu tầm, dịch (Ty Văn hóa thông tin Hoàng Liên Sơn, 1980).

- Tập sách Những bài ca đánh giặc ngoại xâm của người Mông (H.Môngz li jăngx ntâuk chuôv tir châuz txênhz tê goưk) do Doãn Thanh sưu tầm và biên soạn (Hội văn nghệ Ty Văn hóa thông tin và Ban chỉ đạo pháo đài quân sự tỉnh Hoàng Liên Sơn, 1981).

- Tập sách Dân ca Mông do Doãn Thanh sưu tầm và dịch; Hoàng Thao tuyển và chỉnh lý; Chế Lan Viên viết bài giới thiệu (N.X.B Văn học, 1984).

- Tập sách Văn hóa Mông của tác giả Trần Hữu Sơn (N.X.B Văn hóa dân tộc, 1996).

Bên cạnh đó, để thúc đẩy và duy trì công tác sưu tầm nghiên cứu văn hóa, văn học dân tộc Mông (cũng như các dân tộc khác) ở địa phương, Yên Bái đã có nhiều ấn phẩm, tạp chí văn hóa văn nghệ. Tiêu biểu là: Thơ ca Yên Bái, Thơ văn Nghĩa Lộ; tập san: Văn nghệ Yên Bái (trước 1975 đến nay); báo,


20

tập san Văn nghệ Hoàng Liên Sơn (1976 - 1991). Các ban ngành, huyện thị cũng cho ra đời những ấn phẩm. Nhờ những tạp chí và ấn phẩm trên, các công trình nghiên cứu về văn hóa và văn học của dân tộc Mông đã đến được với độc giả.

`Qua các công trình nghiên cứu đã nêu trên, ta có thể nhận thấy rằng việc nghiên cứu sưu tầm văn hóa và văn học dân tộc Mông ở Yên Bái đã diễn ra khá sôi nổi. Các tác giả của những công trình ấy hầu hết là những người yêu và say mê sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân gian dân tộc Mông. Để có được kết quả đáng tự hào như vậy, các tác giả đã có cả một quá trình lặn lội gian khổ qua những chuyến đi thực tế đến với đồng bào Mông, giúp họ lưu giữ lại những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc mình trong các trang sách.

* Một số thành tựu nổi bật trong việc sưu tầm truyện cổ tích của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái:

Trước hết, chúng tôi phải khẳng định rằng việc sưu tầm, nghiên cứu truyện cổ tích của dân tộc Mông gắn liền với việc sưu tầm văn học dân gian của dân tộc Mông. Đây là một công việc rất khó khăn vì Yên Bái là một tỉnh rộng, dân cư thưa thớt, phần lớn đồng bào dân tộc Mông lại sống ở các triền núi cao, nhiều người còn chưa biết đọc, biết viết, thậm chí còn chưa thạo tiếng Kinh. Điều đó đòi hỏi các nhà sưu tầm, nghiên cứu phải thực sự tâm huyết với văn hóa, văn học dân tộc Mông. Từ năm 1989 đến nay, các tác giả như Minh Khương, Phạm Đức Hảo, Lê Vân đã dành công sức sưu tầm và biên tập truyện cổ tích của dân tộc Mông ở Yên Bái. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào giới thiệu được đầy đủ về truyện cổ tích của dân tộc Mông ở Yên Bái.

Năm 1989, Nhà xuất bản Hội Văn học - Nghệ thuật Hoàng Liên Sơn đã giúp các tác giả Lê Vân, Minh Khương, Hà Lâm Kỳ, Vàng Thung Chúng, Tô Giang, Lù Dín Siềng, Sần Quáng, Sần Cháng cho ra mắt tập truyện Ông vua


21

ngốc - Truyện cổ Hoàng Liên Sơn dày 52 trang, bao gồm 10 truyện sưu tầm được trong toàn tỉnh Hoàng Liên Sơn. Trong đó có 1 truyện cổ của dân tộc Tày, 1 truyện cổ của dân tộc Mường, 1 truyện cổ của dân tộc Nùng, 4 truyện cổ của dân tộc Giáy, 1 truyện cổ của dân tộc Cao Lan và 2 truyện cổ tích của dân tộc Mông là: Hạt muối (Lê Vân sưu tầm) và Nhà Tếnh (Minh Khương sưu tầm).

Năm 1996, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc đã giúp tác Phạm Đức Hảo xuất bản tập truyện Suối nước mắt – tập truyện dân gian các dân tộc vùng Văn Chấn dày 90 trang, bao gồm 11 truyện của các dân tộc do tác giả sưu tầm và biên soạn ở huyện Văn Chấn (Yên Bái). Trong đó có 2 truyện cổ tích của dân tộc Mông là: Sự tích núi hai bà cháu Hoàng tử rùa.

Năm 1997, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc đã giúp tác giả Minh Khương ra mắt tập truyện Nàng Nu - Truyện cổ dân tộc Mông dày 118 trang, bao gồm 21 truyện cổ tích dân tộc Mông do tác giả sưu tầm và biên soạn ở hai huyện vùng cao là Trạm Tấu và Mù Cang Chải.

Lược kê 24 truyện cổ tích của dân tộc Mông do các tác giả sưu tầm và biên soạn chúng tôi thấy: huyện Trạm Tấu có 9 truyện, do 2 nghệ nhân kể: Mặt đất lồi lõm, Ông tiên ở núi Ngũ Sơn, Nù Phay học khèn, Nàng Nu, Nàng Nao và Xênh, Củ và Kỷ, Chuyện năm cha con, Sao Pàng (đều do Giàng Trờ Xang, xã Trạm Tấu kể), Sự tích đuôi gấu (Giàng A Lử, xã Trạm Tấu kể). Huyện Mù Cang Chải có 12 truyện do 6 người kể: Trời chết (Thào Khua Kỷ, ở huyện lỵ kể), Sự tích khèn Mông, Chuyện Xí Xang (Lý Pàng Tủa, xã La Pán Tẩn kể), Sự tích gà mái ấp trứng vịt, Chín người con trai, Tồng Của gọi được chim dư vay, Kề Tấu (Lý Trờ Say, xã La Pán Tẩn kể), Chua Thênh và A Sở, Cô gái tóc xanh, A Xang (Giàng Nủ Chu, xã La Pán Tẩn kể). Huyện Văn Chấn có 2 truyện do 2 người kể: Sự tích núi hai bà cháu (Lý Hạ Chu kể), Hoàng tử rùa (Giàng A Su kể). Còn truyện cổ tích Hạt muối do Lê Vân sưu tầm không ghi rõ tên và địa chỉ người kể.



22

Với nguồn tư liệu đã xuất bản có trong tay, chúng tôi nhận thấy rằng: Truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái tương đối phong phú về số lượng và nội dung phản ánh. 24 truyện cổ tích thần kỳ chưa phải là con số lớn nhưng đây là điều đáng quý cho công việc khảo sát của chúng tôi. Chúng tôi cảm ơn và trân trọng những thành quả khoa học mà các nhà nghiên cứu, sưu tầm đi trước đã làm được.

1.4. Khảo sát văn bản

1.4.1. Đặc điểm bản kể

Khảo sát 24 truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái, chúng tôi nhận thấy một số đặc điểm nổi bật của các văn bản đó là sự phong phú về nội dung. Song các văn bản ấy có một số đặc điểm chung như sau:

Thứ nhất: Các bản kể là của dân tộc Mông ở Yên Bái.

Các văn bản được sưu tầm phần lớn là truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái. Yếu tố này đã chi phối dẫn dắt hầu hết các câu chuyện được kể. Một số môtíp như: sợi lanh, con bò, con ngựa, khèn Mông, hội Gầu tào, số ba, số chín… được nhắc lại nhiều lần. Đó là những hình ảnh gắn bó mật thiết với đời sống vật chất và tinh thần của người Mông trên núi cao. Truyện Sự tích núi Hai Bà Cháu còn gắn với địa danh cụ thể (suối Hoa, thôn Pính Pé, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn). Những chi tiết trên chứng tỏ rằng, khi sống trên vùng núi cao trong một địa bàn nhất định, người Mông đã bảo tồn được văn hóa của dân tộc mình. Điều này đã được thể hiện trong văn học cũng như các sáng tác truyền miệng của họ. Chính điều đó làm nên sự khác biệt giữa truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông ở Yên Bái với truyện cổ tích thần kỳ của các dân tộc khác trên địa bàn cùng cư trú. Vì người Mông sống ở trên núi cao nên họ cho rằng mình gần với trời. Khi có bế tắc, các nhân vật thường tìm cách lên trời, trực tiếp gặp Xếnh Lầu (thần trời) rồi được Xếnh Lầu bày cho cách để giải quyết. Nhiều khi thần trời cũng xuống trần hoặc cho hoàng tử, công chúa, tiên nữ… xuống hạ giới để giúp những người tốt bụng


23

nhưng gặp phải hoàn cảnh éo le dưới trần gian thoát khỏi các bế tắc. Điều này đã làm nên sự thống nhất mà đa dạng trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái.

Thứ hai: Mỗi truyện chỉ có một bản kể.

24 truyện cổ tích được sưu tầm là 24 bản kể khác nhau. Nội dung của truyện tập trung vào các đề tài: người mồ côi, người em, người con riêng, người mang lốt, người dũng sĩ. Tuy nội dung của các truyện đều hướng tới giải quyết mọi xung đột trong thực tại giữa người với người nhưng mỗi truyện lại có một cách dẫn dắt khác nhau. Cuối mỗi câu chuyện bao giờ cũng là chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đẹp đối với sự xấu xa. Điều đó cho thấy bao giờ nhân dân cũng dành thiện cảm đối với những người gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống, đó là những người mồ côi, người em út, người con riêng…. Sự nhìn nhận này bị chi phối bởi chính đặc trưng của văn học dân gian mà truyện cổ tích thần kỳ là một tiểu loại.

Thứ ba: Bản kể biểu hiện sự kế thừa và chuyển hóa của thể loại.

Cũng như các thể loại và tiểu loại văn học dân gian khác, truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông ở Yên Bái cũng có bản kể khó xác định được đúng đặc trưng thể loại thể loại. Hiện tượng này đã xuất hiện ở các truyện Mặt đất lồi lõm, Ông tiên trên núi Ngũ Sơn, Sự tích gà mái ấp trứng vịt. Những truyện trên có dấu hiệu của truyền thuyết, nó tập trung vào việc lí giải các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và xã hội như: Con người sinh ra từ đâu? Vì sao mặt đất lại lồi lõm? Vì sao gà mái lại ấp trứng vịt? Vì sao các con vật có màu lông khác nhau?... Song nếu xét theo đúng đặc trưng thể loại thì chúng tôi xét chúng vào tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ. Vì trong cả ba truyện trên, việc giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội chỉ là phụ, sự việc chính thể hiện ở chỗ nó tập trung vào giải quyết mọi xung đột trong thực tại giữa người với người thông qua việc trợ giúp của các lực lượng thần kỳ, siêu nhiên... Chúng tôi coi những tác phẩm trên là truyện cổ tích hóa từ thần thoại. Có thể


24

nói đây là một đặc thù riêng trong truyện cổ tích của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái. Từ đây chúng ta thấy được mối quan hệ giữa các thể loại của văn học dân gian.

1.4.2. Tính dị bản

Đặc điểm dị bản trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái khá đặc biệt. Một số văn bản có nét tương đồng với truyện cổ tích của người Kinh. Song trong mỗi bản kể ấy, tính dị bản diễn ra ở rất nhiều phương diện như: tên tuổi, đặc điểm của nhân vật; không gian; lời của người kể chuyện…

Truyện Hạt muối có nhiều điểm tương đồng với truyện Người nông dân và con quỷ của người Kinh. Ngoài những điểm tương đồng, giữa hai truyện còn có những chi tiết dị biệt. Trong truyện Hạt muối, tác giả người Mông kể về sự thông minh, mưu trí của chàng trai Mông nghèo khổ khi lừa được tên vua gian ác qua ba lần thách đấu trên mảnh đất của hắn. Vua muốn lấy phần gốc, anh trồng lúa; vua lấy cả gốc lẫn ngọn, anh trồng ngô; vua muốn lấy cả gốc cả ngọn cả giữa, anh trồng khoai sọ. Kết truyện, anh nông dân bị tên vua bỉ ổi hạ lệnh chém đầu vì cả hắn và bọn nịnh thần đều nhất loạt khẳng định rằng “đường còn ngon hơn muối”. Tên vua cuối cùng cũng bị chết vì thiếu muối. Trong truyện Người nông dân và con quỷ, tác giả người Kinh cũng kể về sự thông minh, mưu trí của người nông dân khi lừa được con quỷ gian ác trên mảnh đất của hắn: Quỷ muốn ngọn thì anh trồng củ cải; quỷ muốn gốc thì anh trồng lúa; quỷ muốn cả gốc lẫn ngọn thì anh trồng ngô. Kết truyện, quỷ bị thua nên bỏ chạy vào rừng. Qua những chi tiết ở hai bản kể trên, ta thấy được mật độ các chi tiết khác biệt là tương đối nhiều.

Truyện Chua Thênh và A Sở có nhiều điểm tương đồng với truyện Cây khế của người Kinh. Song bên cạnh đó giữa hai truyện cũng có những điểm dị biệt. Trong truyện Chua Thênh và A Sở, cả hai nhân vật chính đều có tên riêng. Là anh nên Chua Thênh đã chiếm hết gia tài, hắn chỉ để lại cho A


25

Sở vật thừa kế là con cáo nhỏ. Nhờ có tài múa khèn, cáo đã giúp A Sở trở nên giàu có. Vì quá tham lam, độc ác, cuối cùng Chua Thênh cũng bị trừng trị đích đáng. Trong truyện Cây khế, hai nhân vật chính đều không có tên riêng. Người anh cũng chiếm hết gia tài còn người em chỉ được thừa kế tài sản là một cây khế. Khi ăn khế, chim phượng hoàng đã trả ơn cho người em bằng vàng, cuộc sống của chàng trở nên giàu có. Người anh tham lam nên bị chim phượng hoàng hất xuống biển sâu.

Truyện Nàng Nao và Xênh cũng có môtíp gần với truyện Tấm Cám. Chỉ có điều các chi tiết đã thay đổi đôi chút. Nếu như trong truyện Tấm Cám, trước khi đi xem hội, “mẹ con Cám đã lấy một đấu thóc và một đấu gạo, trộn lẫn với nhau, rồi bắt Tấm phải lựa riêng ra”. Bụt đã cho một đàn chim sẻ đến nhặt đỡ Tấm. Tấm khóc vì không có quần áo mới mặc đi xem hội, Bụt đã bảo Tấm đào lọ xương cá bống và cô đã thấy “quần áo, một đôi giày và một con ngựa”. Trong lễ hội, Tấm đã gặp được nhà vua. Trải qua quá trình đấu tranh lâu dài với mẹ con Cám, cuối cùng Tấm đã giành lại được ngôi vị hoàng hậu còn mẹ con Cám bị tiêu diệt. Trong truyện Nàng Nao và Xênh, ngày xuân đến, mẹ con Xênh cũng mặc váy áo mới đi chơi hội Gầu tào và bắt Nao “phải đem bồ thóc nhặt hết cứt chuột rồi đem xay giã, sàng sảy sạch trấu”. Hồn ma mẹ Nao đã giúp nàng làm gạo nấu cơm và rồi chỉ cho Nao đến chỗ máng bò lấy bộ váy áo mới tinh. Trong lễ hội Gầu tào, Nao đã gặp Sì Na - con một vị quan ở địa phương đã về nghỉ hưu. Họ đem lòng yêu nhau. Trải qua quá trình đấu tranh lâu dài với mẹ con Xênh, đến lúc chết, cả gia đình Nao vẫn được sống quây quần bên nhau: Sì Na hóa thành con ong mật, Nao hóa thành cây chàm xanh mướt, đứa con trai hóa thành chim liếu điếu còn mẹ con Xênh cũng bị tiêu diệt.

Bên cạnh đó còn có những truyện như Hoàng tử Rùa, Kề Tấu gần giống với các truyện Hoàng tử Dê, Công chúa Ếch, Sọ Dừa của người Kinh. Các nhân vật trong bốn câu chuyện trên đều có xuất thân rất cao quý. Họ có


26

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/01/2023