Khái Niệm Về Khách Du Lịch Quốc Tế


Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do nghiên cứu

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam. Với lợi thế về kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên, trong những năm qua, ngành du lịch của thành phố đã thu được nhiều thành tựu, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của thành phố. Theo số liệu thống kê của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch - Tổng cục du lịch Việt Nam (2016) tính chung cả năm 2016 ước đạt khoảng 10 triệu lượt khách quốc tế, tăng 26,0% so với năm 2015.

Theo số liệu của “Thống kê du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 và giai đoạn 2011 – 2015” được thực hiện bởi Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2015) lượng khách quốc tế đến thành phố năm 2013 đạt khoảng 4,1 triệu lượt khách (chiếm 54,7% so với cả nước), vào năm 2014 lượng khách quốc tế đến thành phố đạt khoảng 4,4 triệu lượt khách (chiếm 56,4% so với cả nước), đến năm 2015 lượng khách quốc tế đến thành phố đạt khoảng 4,6 triệu lượt khách (chiếm 58,2% so với cả nước).

Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, du lịch thành phố trong đó có thu hút khách du lịch quốc tế cũng còn nhiều hạn chế. Những vấn đề hiện đang bị du khách than phiền nhiều nhất là gian lận khi sử dụng phương tiện giao thông, tính tiền không đúng khi mua sắm hàng hóa, ăn uống, bị chèo kéo của người bán hàng rong hay cả những quán ăn, ô nhiễm môi trường…Đây là những vấn đề làm cho nhiều du khách khó chịu. Thêm vào đó, sản phẩm du lịch của thành phố cũng ít đổi mới, gắn kết với các tỉnh xung quanh cũng chưa được chặt chẽ. Đó là một số lý do vì sao tỷ lệ khách quốc tế quay lại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng rất thấp.

Để du khách đến một lần rồi một đi không trở lại là cách làm thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu tính bền vững (hay nói cách khác là rất thiếu chuyên nghiệp). Vì thế, trong thời gian tới, thành phố cần tập trung khắc phục những hạn chế và bổ sung những giải pháp để làm sao du khách khi đến thành phố là muốn quay trở lại. Để làm được điều này, trước hết cần trả lời được câu hỏi căn bản nhất: những yếu tố


nào ảnh hưởng đến sự quay trở lại của khách du lịch quốc tế. Trong các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, các tác giả đã tìm ra một số các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay lại du lịch của khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy vẫn còn nhiều yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến ý định quay lại của khách du lịch quốc tế mà các tác giả trước đây chưa đề cập đến. Vì vậy tác giả tiến hành “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay lại của khách du lịch quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh” để xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc quay trở lại du lịch của khách du lịch ở thành phố, từ đó có những đề xuất để góp phần cải thiện tình hình du lịch tại TPHCM nhằm giúp hình ảnh du lịch của thành phố được đẹp hơn và thu hút khách du lịch, nhất là những khách đã từng du lịch ở đây cũng sẽ có mong muốn được quay trở lại thăm thành phố xinh đẹp này.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực trạng du lịch thành phố Hồ Chí Minh và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay trở lại TPHCM của khách du lịch quốc tế và xác định mức độ tác động của các yếu tố đó đến sự quay trở lại của du khách

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay lại của khách du lịch quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh - 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khách du lịch quốc tế quay lại thành phố Hồ Chí Minh.

Mục tiêu 2: Xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay lại của khách quốc tế.

Mục tiêu 3: Đề xuất một số hàm ý chính sách và kiến nghị.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến khách du lịch quốc tế quay lại du lịch thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng khảo sát: Khách du lịch quốc tế tham quan và lưu trú trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: trên địa bàn TP.HCM.

Phạm vi thời gian: từ năm 2011 đến năm 2016. Trong đó, khảo sát từ tháng 4/2017 đến tháng 6/2017.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện theo hai giai đoạn chính sau:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính được tiến hành thông qua thảo luận nhóm nhằm hiệu chỉnh thang đo và hoàn thiện bảng câu hỏi phỏng vấn.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượngbằng cách phát bảng phỏng vấn nhằm thu thập dữ liệu khảo sát, phân tích dữ liệu và kiểm định mô hình nghiên cứu.

Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định lại các nhóm trong mô hình nghiên cứu, phân tích hồi quy.

1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay trở lại du lịch của khách du lịch quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý du lịch và các doanh nghiệp du lịch biết được các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay trở lại của du khách khi đến tham quan du lịch tại TPHCM.

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thu hút khách quay trở lại tham quan thành phố Hồ Chí Minh

1.6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách


Tiểu kết chương 1: Chương 1 đề cập đến các vấn đề nghiên cứu sau: Lý do chọn đề tài nghiên cứu; Mục tiêu và ý nghĩa nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Kết cấu của đề tài. Chương tiếp theo tác giả trình bày về cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu đề xuất.


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN


Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2 sẽ trình bày các lý thuyết làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu, nêu một số định nghĩa khách du lịch và một số khái niệm về ý định và sự quay lại du lịch. Dựa trên cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận văn.

2.1 Khái niệm và phân loại khách du lịch

2.1.1 Khái niệm về khách du lịch

Theo WTO (1968), “khách du lịch là người đi ra khỏi nơi thường trú và ở lại trên 24 giờ tại nơi đến với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, công vụ nhưng không phải để làm việc kiếm sống hoặc cư trú lâu dài” và phải thỏa mãn ba tiêu chí:

Tiêu chí đầu tiên là các nhà nghiên cứu coi du khách phải là “người đi khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình”.

Tiêu chí thứ hai “không phải theo đuổi mục đích kinh tế” tiêu chí này được nhiều nhà kinh tế du lịch nhấn mạnh.

Tiêu chí thứ ba là “vấn đề thời gian và khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi du lịch”. Có người cho rằng “phải từ 24h trở lên”, có người bổ sung “không quá một năm”. Riêng Hoa Kỳ và Australia thì “khoảng cách tối thiểu 50 dặm là quan trọng hơn cả”.

Tại điều 4 chương I Luật Du lịch (2005) thì: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc, hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.

Theo Phạm Phước Hiền (2012), Khách thăm viếng là một người đi tới một nơi (khác với nơi họ thường trú) với một lý do nào đó (ngoại trừ lý do đến để hành nghề và lĩnh lương từ nơi đó.

Định nghĩa này có thể được áp dụng cho du khách Quốc tế (International Visitor) và du khách trong nước(Domestic Visitor).

Khách thăm viếng được chia thành hai loại:


+ Khách du lịch (Tourist) là khách thăm viếng, lưu trú tại một quốc gia hoặc 1 vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với các mục đích như nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình…

+ Khách tham quan (Excursionist). Còn gọi là khách thăm viếng lưu lại một nơi nào đó dưới 24 giờ và không lưu trú qua đêm.

2.1.2 Phân loại khách du lịch

Theo Phạm Phước Hiền (2012), có các phân loại khách du lịch như sau:

+ Phân loại theo phạm vi lãnh thổ

Du khách quốc tế (International Tourist): ở Việt nam theo điều 20 chương IV pháp lệnh du lịch, những người được thống kê là du khách quốc tế phải có các đặc trưng cơ bản sau:

Là người nước ngoài hoặc cư dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi ra nước ngoài du lịch.

Du khách nội địa (Domestic Tourist) là công dân của một nước đi du lịch (với bất kỳ hình thức nào) trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.

+ Phân loại theo loại hình du lịch

Du khách du lịch sinh thái - được chia thành 3 loại cụ thể:

Khách du lịch sinh thái cảm giác mạnh: thành phần đa số là thanh niên đi du lịch cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, tổ chức độc lập, ăn uống có tính địa phương, cơ sở lưu trú đơn giản, thích thể thao và du lịch mạo hiểm.

Khách du lịch sinh thái an nhàn: Du khách có lứa tuổi trung niên và cao niên, đi du lịch theo nhóm, ở khách sạn hạng sang, ăn uống ở nhà hàng sang trọng, ưa thích du lịch thiên nhiên và săn bắn.

Khách du lịch sinh thái đặc biệt: bao gồm những du khách có lứa tuổi từ trẻ đến già, đi du lịch cá nhân, đi tour đặc biệt, thích di chuyển (lưu cư), thích tự nấu ăn và thu hoạch kiến thức khoa học.

Du khách du lịch văn hóa – được phân chia thành hai loại


Du khách du lịch văn hóa đại trà, thuộc mọi lứa tuổi, thuộc mọi thành phần du khách.

Du khách du lịch văn hóa chuyên đề: Bao gồm những du khách có trình độ hiểu biết về các vấn đề văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, nghệ thuật, đi du lịch nghiên cứu (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2006)

2.1.3 Khái niệm về khách du lịch quốc tế

Theo khái niệm của Liên hiệp các quốc gia (League of Nations): “Khách du lịch quốc tế là bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ”.

Theo khái niệm của Hội nghị quốc tế về du lịch tại Hà Lan năm 1989: “Khách du lịch quốc tế là những người đi thăm một đất nước khác, với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ hơn 3 tháng, những người khách này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình”.

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.

Như vậy quốc tịch không phải là vấn đề quan trọng khi xác định một người khách du lịch có phải là khách du lịch quốc tế hay không, mà ở việc họ có đi du lịch qua biên giới quốc gia hay không.

Khách du lịch quốc tế bao gồm hai nhóm: khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist) và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist).


Khách du lịch quốc tế



Khách du lịch quốc tế đến: là người định cư ở nước khác vào nước sở tại du lịch.


Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài: là người định cư ở nước sở tại đi ra nước ngoài du lịch.


Hình 2.1 Phân loại khách du lịch quốc tế

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp, 2017)

Trong luận văn này, tác giả giới hạn đối tượng nghiên cứu là khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam tham quan, khám phá, giải trí… Khách đến tìm cơ hội đầu tư, khách Việt kiều về thăm thân nhân không thuộc đối tượng nghiên cứu.

2.2 Lý thuyết hành vi dự định

Dương Quế Nhu và cộng sự (2014) nhận định hành vi du lịch là một loạt những hoạt động của khách du lịch từ lúc suy nghĩ, tìm hiểu để đưa ra quyết định du lịch đến lúc thực sự trải nghiệm, đánh giá chuyến đi và cả những dự định sau chuyến đi đó. Dự định sau chuyến đi bao gồm dự định quay trở lại tham quan hoặc thái độ sẵn lòng giới thiệu cho người khác. Việc thu hút một khách hàng mới tốn rất nhiều chi phí thì việc giữ chân khách hàng và tạo ấn tượng tốt đẹp để họ quay trở lại còn khó hơn. Chính vì thế hành vi du lịch của du khách đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

Lý thuyết hành vi dự định: là thuyết dự kiến hành vi có chủ định; là sự phát triển và cải tiến của lý thuyết hành động hợp lý (TRA). Lý thuyết TPB trình bày ba yếu tố tác động đến ý định hành vi cá nhân là Thái độ cá nhân đối với hành vi, Chuẩn chủ quan, Cảm nhận kiểm soát hành vi (Nguyễn Bích Ngọc và cộng sự, 2015). Một ý định hành vi có thể được định nghĩa là một ý định lập kế hoạch để thực hiện một hành vi nhất định (Oliver, 1997).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/08/2022