Luận văn
Du lịch nghệ an trong hội
MỤC LỤC
Trang
mở đầu1
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch trong hội nhập
Có thể bạn quan tâm!
- Du lịch Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế - 2
- Vị Trí Của Du Lịch Trong Nền Kinh Tế Khi Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
- Phát Triển Du Lịch Thúc Đẩy Việc Mở Rộng Quan Hệ Kinh Tế Đối Ngoại Thu Hút Đầu Tư Nước Ngoài Vào Phát Triển Cơ Sở Hạ Tầng Du Lịch Và Nền Kinh
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
kinh tế quốc tế7
1.1. Du lịch và đặc điểm của du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế 7
1.2. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập 18
1.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố và một số nước trong
khu vực để phát triển dịch vụ du lịch 25
Chương 2: Thực trạng du lịch Nghệ An thời kỳ 2002-2007 39
2.1. Những tiềm năng và lợi thế của Nghệ An cho phát triển du lịch 39
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch Nghệ An thời kỳ 2002-2007 57
2.3. Những vấn đề đặt ra cần tháo gỡ để phát triển du lịch Nghệ An 81
2.4. Những nguyên nhân dẫn đến các tồn tại cản trở phát triển ngành
du lịch ở Nghệ An 83
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Nghệ
An thời kỳ 2008-202085
3.1. Những quan điểm và phương hướng chủ yếu phát triển du lịch
Nghệ An trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế 85
3.2. Những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ
2008-2020 88
kết luận122
danh mục tài liệu tham khảo123
phụ lục
danh mục các chữ viết tắt trong luận Văn
BCA Bộ Công An
BKTĐ Bách khoa Thời đại
BTBT Bảo tồn Bảo tàng
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CHDCND Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
CNH Công nghiệp hóa
CP Chính phủ
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
ĐH&THCN Đại học và Trung học chuyên nghiệp
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
GS. Giáo sư
HĐH Hiện đại hóa
HVCTQG Học viện Chính trị Quốc gia
KT - XH Kinh tế xã hội
KH Khoa học
KH&ĐS Khoa học và đời sống
KHXH Khoa học xã hội
KTNN Kiến thức ngày nay
NCVHNT Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật
NCNT Nghiên cứu nghệ thuật
NCS. Nghiên cứu sinh
NĐ Nghị định
Nxb. Nhà xuất bản
PL Phụ lục
TGM Thế giới mới
Tp Thành phố
Tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh
Tr. Trang
TS. Tiến sĩ
TTKH&CN Thông tin Khoa học và Công nghệ
TW Trung ương
UBND Uỷ ban Nhân dân
VH Văn hóa
VHDL Văn hóa Du lịch
VHNT Văn hóa nghệ thuật
VHTT Văn hóa thông tin
Danh mục các bảng biểu, sơ đồ
Trang
Biểu 2.1: Hiện trạng khách du lịch đến Nghệ An thời kỳ 2002-2007 59
Biểu 2.2: Kết quả phục vụ khách theo tour trọn gói thời kỳ 2002-2007 59
Biểu 2.3: Hiện trạng doanh thu du lịch thời kỳ 2002-2007 60
Biểu 2.4: Cơ cấu doanh thu du lịch 60
Biểu 2.5: Hiện trạng cơ sở lưu trú ngành du lịch thời kỳ 2002-2007 61
Biểu 2.6: Công suất sử dụng phòng 61
Biểu 2.7: Số lượng cơ sở lưu trú thời kỳ 2002-2007 67
Biểu 2.8: Số lao động trong ngành du lịch 69
Biểu 2.9: Chất lượng lao động trong ngành du lịch năm 2005-2007 70
Biểu 2.10: Kết quả đầu tư cơ sở lưu trú thời kỳ 2000-2007 74
Biểu 3.1: Dự báo nhu cầu khách sạn thời kỳ 2008-2020 104
Biểu 3.2: Danh mục các dự án đầu tư từ năm 2008-2020 107
Biểu 3.3: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch thời kỳ 2008-2020 111
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An 79
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX du lịch quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm tương đối nhanh và đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong làn sóng văn hoá - xã hội. Du lịch đang trở thành ngành công nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Du lịch không những mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế, mà nó còn chứa đựng đầy bản sắc nhân văn. Du lịch phát triển thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành sản xuất dịch vụ khác, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, xoá đói giảm nghèo.
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, với chủ trương đổi mới để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã có phương hướng phát triển ngành du lịch phù hợp với du lịch thời đại qua các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình hành động quốc gia về Du lịch. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định "Phát triển du lịch thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn". Đây là một kết quả khảo cứu lý luận và tổng kết thực tiễn hoạt động du lịch trong nước và quốc tế, là định hướng và quan điểm chỉ đạo phát triển du lịch. Nhờ đó trong những năm qua Du lịch Việt Nam thực sự bước vào thời kỳ phát triển mới và ngày càng khẳng định vị trí vai trò của mình trong nền kinh tế của đất nước.
Đặc biệt bước vào Thế kỷ 21, trong bối cảnh xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc và toàn diện tới đời sống kinh tế, chính trị, xã hội trong các quốc gia và các quan hệ quốc tế đã tạo một động lực mạnh mẽ cho sự tham gia của các nước vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực trong đó có lĩnh vực du lịch. Kinh tế du lịch Việt Nam đang tham gia vào nhịp sống chung của kinh tế thế giới và đã thực sự khẳng định được vị
thế trong nền kinh tế quốc dân của quốc gia trong giai đoạn hiện nay. Du lịch sẽ có nhiều cơ hội để phát triển, nâng cao uy tín trên trường quốc tế, mở rộng quan hệ với các nước, tiếp cận với môi trường du lịch có quy mô toàn cầu mang tính hệ thống nhưng đồng thời phải đối phó với không ít khó khăn và thách thức.
Trong xu thế phát triển đó, Nghệ An – một tỉnh nằm trong khu vực Bắc Trung bộ – nơi tập trung nhiều nguồn tài nguyên du lịch có giá trị quốc gia và quốc tế, có đường biên giới giáp với nước bạn Lào anh em đang có nhiều cơ hội vươn dậy trong thời đại mới.
Là nơi thắt lại của dải miền Trung, một trong những yết hầu trên con đường xuyên Việt, nằm giữa các trung tâm du lịch quan trọng của cả nước: Hạ Long, Hà Nội, Huế, Quảng Nam, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không khá phát triển, đã tạo cho Nghệ An trở thành điểm dừng hợp lý cho các chương trình du lịch trong nước đi từ Bắc vào Nam và tuyến du lịch quốc tế đi từ Đông Bắc Thái Lan qua Lào sang Việt Nam đến Hà Nội theo đường 7 và đường 8.
Với diện tích 18.480 km2, 83% lãnh thổ là núi, rừng với thảm thực vật
phong phú, đa dạng, có Vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt là những kho tàng bảo tồn đa dạng sinh học chứa đựng sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. Hơn nữa, Nghệ An lại có 82 km đường bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp như bãi biển Cửa Lò, Nghi Thiết (Nghi Lộc), Diễn Thành (Diễn Châu), các bãi ở Quỳnh Lưu... đã tạo nên những khu vực cảnh quan, những điểm nghỉ dưỡng biển đầy sức lôi cuốn. Đặc biệt, Nghệ An còn có khu di tích Kim Liên - Nam Đàn, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nhà lãnh đạo cách mạng kiệt xuất, danh nhân văn hoá thế giới mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch và nhân dân trong nước, quốc tế đến tham quan, chiêm ngưỡng. Chính vì vậy, trong quyết định số 97/2002/QĐ-TTG ngày 22/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010, Nghệ An được xác định
là một trong 14 trọng điểm phát triển du lịch của cả nước.
Nhận thức rõ những lợi thế và tiềm năng cho phát triển du lịch, năm 1996 Nghệ An đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời kỳ 1996- 2010, xác định phương hướng của Tỉnh là khai thác tài nguyên du lịch theo hướng phát triển du lịch bền vững và có hiệu quả với năm trung tâm du lịch làm hạt nhân: Khu du lịch Cửa Lò, du lịch thành phố Vinh, du lịch Nam Đàn, du lịch Vườn quốc gia Pù Mát và Khu du lịch sinh thái - văn hoá lịch sử Quỳ Châu- Quế Phong.
Gần đây nhất, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI nhiệm kỳ 2006- 2010 về Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh cũng đã xác định đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh; phát triển du lịch là một trong 9 chương trình, dự án trọng điểm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2006 - 2010.
Phải khẳng định rằng, trong những năm qua du lịch Nghệ An đã có bước phát triển nhanh và ngày càng cho thấy đây là một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, đóng góp cho ngân sách địa phương ngày càng nhiều, góp phần đưa KT-XH của tỉnh từng bước được cải thiện. Du lịch phát triển thúc đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa nông thôn, tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân; nâng cao dân trí, xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt đã đóng góp không nhỏ vào việc hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 của tỉnh.
Tuy Nghệ An là tỉnh giàu tiềm năng du lịch cả về tự nhiên, xã hội và nhân văn, những năm qua du lịch đã có những bước phát triển nhưng kết quả đạt được lại chưa tương xứng với những tiềm năng đó. Tài nguyên du lịch Nghệ An đa dạng, phong phú nhưng không được quản lý, khai thác hợp lý để phát triển đa dạng các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ
dưỡng, du lịch nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá thiên nhiên... Lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh nhưng chủ yếu là khách nội địa, tỷ trọng khách quốc tế rất thấp và chưa có những sản phẩm mang tính đặc thù.
Kết cấu hạ tầng đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hệ thống đường giao thông chất lượng còn kém, mới chỉ tiếp cận đến một số khu, điểm du lịch; vấn đề nước sạch, điện, thông tin liên lạc phục vụ cho tiêu dùng chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là đối với các vùng có tiềm năng phát triển loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vùng miền núi, hải đảo.
Việc đóng góp vào ngân sách của du lịch so với GDP của tỉnh còn thấp. Nghệ An vẫn là một trong những tỉnh có nguồn đầu tư cho du lịch chưa nhiều, điều kiện tự nhiên chưa được thuận lợi, nhận thức về phát triển du lịch còn hạn chế ...
Vì vậy, Du lịch Nghệ An cần có bước phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có và sớm trở thành ngành kinh tế quan trọng, có tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đến năm 2010 đưa Nghệ An ra khỏi tỉnh nghèo.
Mặt khác, Du lịch Nghệ An cần có sự đánh giá chân thực, khách quan về thực trạng của phát triển du lịch thời kỳ 2002-2007 để từ đó đề ra các phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Nghệ An trong giai đoạn tiếp theo - thời kỳ 2008- 2020, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”, sớm đưa du lịch Nghệ An hội nhập với du lịch cả nước và quốc tế.
Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Du lịch Nghệ An trong
thời kỳ hội nhập” làm Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Là một đề tài nghiên cứu về thực trạng du lịch của Nghệ An vì vậy các
công trình nghiên cứu có liên quan hầu hết là các văn bản