Đổi Mới, Hòan Thiện Công Tác Tổ Chức Quản Lý Hoạt Động Du Lịch Đáp Ứng Yêu Cầu Mới Của Quá Trình Hội Nhập Quốc Tế :



thuận tiện từ sân bay tới các thành phố và các điểm du lịch; Nâng cao chất lượng hệ thống đường bộ phù hợp; Xây dựng đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống biển báo, chỉ dẫn giao thông bằng tiếng Việt và tiếng Anh tại các đô thị, các tuyến đường giao thông huyết mạch; Tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng bằng đường không, đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng tới các thành phố và điểm du lịch chính ở Việt Nam ; Cải thiện chất lượng kết cấu hạ tầng tại các cửa khẩu quốc tế đường bộ và đường biển; Nâng cấp, mở rộng các tuyến đường huyết mạch như quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đường tới các điểm du lịch tiềm năng.

Cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông không chỉ mang lại lợi ích cho phát triển du lịch mà còn mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, tạo điều kiện phát triển kinh tế và thúc đẩy du lịch trong nước.

- Đẩy mạnh đầu tư, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại các điểm du lịch trên cơ sở Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và Quy hoạch phát triển du lịch ở địa phương. Để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, đòi hỏi phải cải tạo, nâng cấp cơ sở lưu trú hiện có và khuyến khích đầu tư, xây dựng mới cơ sở lưu trú cao cấp, khu vui chơi giải trí ở những trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang. Các cơ sở lưu trú mới phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an ninh, vệ sinh, an toàn, chất lượng phù hợp với nhu cầu của khách du lịch.

- Nhà nước cần sớm ban hành Luật đầu tư vào lĩnh vực du lịch, không phân biệt đầu tư trong nước và nước ngoài. Nhiều nước phát triển du lịch như Tây Ban Nha, Thuỵ Sĩ,...ngoài Luật Đầu tư chung họ còn có Luật Đầu tư riêng cho lĩnh vực du lịch để thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực này. Vì vậy, để thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, Chính phủ cần chỉ đạo Tổng cục Du lịch sớm nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật Đầu tư vào lĩnh vực du lịch để trình Quốc hội thông qua và có chính sách khuyến khích doanh nghiệp du lịch Việt Nam đầu tư ra nước ngoài để khẳng định sức mạnh và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.


3.2.1.4. Về chính sách tài chính, ngân hàng:

- Về chính sách tài chính, Bộ Tài chính cần nghiên cứu trình Chính phủ và Quốc hội cho phép áp dụng một số biện pháp chính sách sau đây:

+ Chính sách miễn thuế nhập khẩu phương tiện vận chuyển khách du lịch nhằm đổi mới hệ thống phương tiện vận chuyển khách du lịch quá lạc hậu của nước ta hiện nay để nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

+Chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch nhằm khích lệ khách mua hàng hoá tại Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ để tăng nguồn thu;

+ Tăng ngân sách cho hoạt động marketing, xúc tiến du lịch quốc gia: Để thực hiện hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường, marketing, đặt văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài, Nhà nước cần giành một khoản ngân sách theo một tỷ lệ

Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 13

% ngân sách đóng góp của chính ngành Du lịch hàng năm cho công tác này;

+ Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Du lịch nghiên cứu hình thành Quỹ xúc tiến du lịch quốc gia trên cơ sở huy động từ ba nguồn: ngân sách nhà nước, đóng góp của doanh nghiệp du lịch và đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân quan tâm tới sự phát triển du lịch của đất nước. Tiền ký quỹ của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế nên được tập trung vào một tài khoản do Tổng cục Du lịch quản lý. Tiền lãi của nguồn tiền này được đưa vào Quỹ xúc tiến du lịch quốc gia.

- Về chính sách ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách khuyến khích mở rộng và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng trên toàn quốc, đặc biệt là tại các đô thị, trung tâm du lịch, các điểm du lịch đông khách du lịch; Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế mở ngân hàng và chi nhánh ngân hàng trên toàn quốc; Thúc đẩy thanh toán các sản phẩm, dịch vụ du lịch thông qua hệ thống lưu thông séc/hối phiếu, thẻ tín dụng và hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt.

3.2.1.5. Đổi mới, hòan thiện công tác tổ chức quản lý hoạt động du lịch đáp ứng yêu cầu mới của quá trình hội nhập quốc tế:

- Tách bạch hòan tòan chức năng quản lý hành chính nhà nước và chức năng kinh doanh trong hoạt động du lịch. Tổng cục Du lịch cần xoá bỏ việc xét duyệt và giao kế hoạch cho các doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục Du lịch vì đây là sản phẩm của cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp không còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Du lịch là lĩnh vực dịch vụ, nhà nước không cần phải nắm quyền chi



phối như các lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Vì vậy, cần đẩy nhanh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đoàn thể hoạt động trong lĩnh vực du lịch, xoá bỏ hoàn toàn cơ chế chủ quản nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch;

- Tổ chức lại Tổng cục Du lịch theo hướng đảm bảo đủ quyền lực và hiệu lực của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, vừa có thẩm quyền về hành chính vừa có thẩm quyền về chuyên môn kỹ thuật để thực hiện tốt ba chức năng chủ yếu là quản lý, kiểm tra giám sát và hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo khuôn khổ luật pháp về du lịch. Để tương xứng với vị trí của ngành Du lịch trong nền kinh tế và thúc đẩy phát triển du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần sớm thành lập Bộ Du lịch để hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về du lịch. Ở các địa phương, thành lập các Sở Du lịch ở cấp tỉnh và Phòng quản lý du lịch ở cấp huyện;

- Ngành Du lịch cần thực hiện tiêu chuẩn hóa và chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương tới địa phương. Có chính sách lựa chọn, chiêu mộ, sử dụng và đãi ngộ thích đáng những người có tài năng, kinh nghiệm và chuyên môn về du lịch trong việc hoạch định chính sách phát triển du lịch của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

3.2.1.6. Hòan thiện hệ thống thống kê du lịch: Tổng cục Du lịch cần tiếp tục chủ động phối hợp với Tổng cục Thống kê hoàn thiện hệ thống thống kê du lịch thông qua việc bổ sung, mở rộng biểu mẫu, chỉ tiêu thống kê về du lịch, nghiên cứu ứng dụng hệ thống tài khoản vệ tinh dulịch, xây dựng cơ chế cung cấp nhanh chóng và cập nhật các thông tin thống kê du lịch cần thiết phục vụ cho công tác hoạch định chính sách, dự báo, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch ngắn, trung và dài hạn cũng như chiến lược, kế hoạch marketing thu hút khách du lịch quốc tế.

3.2.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, marketing, xúc tiến Việt Nam như một điểm đến du lịch quốc tế có chất lượng cao nhằm tăng cường vị thế và hình ảnh Du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế:

3.2.2.1. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu để xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp:

- Để nâng cao tiêu chuẩn và thu hút khách du lịch quốc tế tới Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, ngành Du lịch cần phải đẩy mạnh công tác



nghiên cứu thị trường vì đây đang là khâu yếu của Du lịch Việt Nam. Cả lĩnh vực công và tư nhân cần phải nắm bắt, hiểu biết thị trường và chia sẻ thông tin về thị trường vì lợi ích chung. Thái độ, động cơ và ý kiến của du khách cần được hiểu qua nghiên cứu thị trường, cần được thông tin về cách thức xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam phù hợp với nhu cầu thị trường. Do đó, cần tập trung nghiên cứu thị trường, xác định rõ thị trường mục tiêu, nắm được đặc điểm, tâm lý, nhu cầu và xu hướng đi du lịch của khách du lịch, trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu của mỗi thị trường, từng đối tượng khách cụ thể.

Trên cơ sở nghiên cứu thị trường và kết quả đón khách quốc tế vào Việt Nam thời gian qua đã được phân tích ở tiểu mục 2.7.1, mục 2.7, chương II, Du lịch Việt Nam cần tập trung hướng tới các thị trường mục tiêu, trọng điểm sau: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN, Úc, Đức, Pháp, Anh, Italia, Tây Ban Nha, các nước Bắc Âu, Nga, Mỹ và Canada. Các thị trường tiềm năng cần quan tâm là Ấn Độ, các nước Trung và Nam Âu, Đông Âu và Trung Đông.

- Cục Xúc tiến du lịch thuộc Tổng cục Du lịch cần sớm hình thành bộ phận nghiên cứu thị trường. Bộ phận này nên phân thành thị trường Trung Quốc, Đông Bắc Á, ASEAN, châu Đại Dương, Nga và Đông Âu, các nước nói tiếng Đức (Đức, Áo, Thuỵ Sĩ), Bắc Âu, Nam Âu, Benelux (Bỉ, Hà Lan và Lúc Xăm Bua), thị trường Pháp, thị trường Anh và thị trường Bắc Mỹ. Trong tương lai, có thể hình thành thêm các bộ phận nghiên cứu thị trường Nam Á, Trung Đông, Châu Phi, Trung và Nam Mỹ.

- Tổng cục Du lịch cần nhận ra tầm quan trọng của việc cung cấp cơ sở dữ liệu nghiên cứu thị trường cập nhật, đúng mục tiêu và chính xác cho ngành Du lịch như những phương tiện hỗ trợ năng lực cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu cần được phổ biến tới các nhà quản lý và kinh doanh du lịch theo cách dễ tiếp cận và phù hợp. Nghiên cứu dự báo và phân tích thị trường có tầm quan trọng trong việc nhận dạng thị trường, xu hướng sản phẩm và trang bị tốt hơn cho ngành Du lịch để đáp ứng một cách tích cực nhu cầu phát triển trong tương lai.


3.2.2.2. Xây dựng chiến lược marketing du lịch quốc gia và đầy mạnh công tác xúc tiến du lịch quốc gia trên thị trường du lịch quốc tế:

Tổng cục Du lịch cần phải xác định xúc tiến du lịch như một công cụ cơ bản để tạo dựng hình ảnh Việt Nam như một điểm đến du lịch chất lượng và tạo lập hình ảnh quốc gia tại các thị trường trọng điểm và tiềm năng. Vì vậy, Tổng cục Du lịch cần sớm xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing du lịch quốc gia, trên cơ sở đó có các chiến lược và kế hoạch xúc tiến du lịch phù hợp.

- Khi xúc tiến Việt Nam như một điểm đến du lịch trên thị trường quốc tế, ngành Du lịch cần phải nhận rõ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Muốn vậy, nhất thiết phải thực hiện các hoạt động xúc tiến liên tục để tránh bị lãng quên. Các chiến dịch xúc tiến này phải dễ tiếp cận và nhiều thông tin. Sử dụng đa dạng và linh hoạt các công cụ xúc tiến để quảng bá về Du lịch Việt Nam như quảng cáo, marketing trực tiếp, xúc tiến bán, quan hệ công chúng, tài trợ,…Việc xây dựng các hình thức xúc tiến thích hợp là cần thiết vì không công cụ nào mang lại hiệu quả tối đa nếu chỉ được áp dụng riêng lẻ. Do đó, cần áp dụng marketing hỗn hợp trong xúc tiến thu hút khách du lịch. Việc xây dựng chiến lược marketing hỗn hợp không chỉ phụ thuộc vào đặc trưng của Du lịch Việt Nam, nhóm khách mục tiêu, mà còn phụ thuộc vào môi trường bên ngoài và tình hình bên trong của Việt Nam với tư cách là một điểm đến du lịch. Do đó, cần phải tính đến tất cả các yếu tố trên khi xây dựng chiến lược marketing hỗn hợp để phát huy hiệu quả tất cả các công cụ xúc tiến.

- Tổng cục Du lịch cần sử dụng đa dạng các phương tiện xúc tiến theo hướng vừa sử dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất phim quảng cáo hiện đại và tận dụng lợi thế của mạng internet, vừa không coi nhẹ các ấn phẩm phổ thông như bản đồ, tập gấp, áp phích, tờ rơi, sách mỏng, sách ảnh hay tập ảnh quảng cáo du lịch;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến dịch xúc tiến du lịch hiệu quả: Để tổ chức thực hiện hiệu quả chiến lược và kế hoạch marketing du lịch quốc gia, Tổng cục Du lịch cần thiết xây dựng các chiến dịch xúc tiến cho từng giai đoạn, ít nhất 2 năm một lần. Mỗi chiến dịch phải được xây dựng và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi phát động. Các sự kiện trong chiến dịch phải cụ thể, rõ ràng về thời gian, địa điểm và quy mô tổ chức. Sản xuất phim quảng bá về Du lịch Việt Nam và các ấn phẩm giới thiệu về chiến dịch như tập gấp, sách mỏng giới thiệu về các sự kiện của chiến



dịch để cung cấp cho các hãng lữ hành, các phương tiện truyền thông. Tổ chức các tour làm quen (FAMTRIP, PRESSTRIP) cho các hãng lữ hành và nhà báo để làm quen với sản phẩm du lịch Việt Nam trước khi phát động ít nhất một năm;

- Cung cấp thông tin tài liệu xúc tiến du lịch trực tiếp cho các hãng lữ hành;

- Thiết lập văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài. Cho đến nay, Tổng cục Du lịch chưa đặt văn phòng đại diện nào ở nước ngoài. Để nâng cao hiệu quả xúc tiến Việt Nam như một điểm đến du lịch ở nước ngoài, trong thời gian từ nay đến 2010, Tổng cục Du lịch cần thiết lập văn phòng đại diện du lịch ở một số thị trường trọng điểm sau: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Đức, Anh, Úc và Mỹ;

- Trợ giúp các sáng kiến và hoạt động marketing du lịch của lĩnh vực tư

nhân.

3.2.2.3. Hình thành phòng thông tin du lịch tại các đô thị lớn, trung tâm du lịch và các điểm du lịch có đông khách du lịch để hỗ trợ, cung cấp, giải đáp thông tin kịp thời cho khách du lịch, xúc tiến sản phẩm du lịch địa phương, tăng cường cảm nhận về địa điểm. Phòng thông tin Du lịch do các Sở Du lịch ở địa phương thành lập và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn của Cục Xúc tiến Du lịch. Các Phòng thông tin này cần phải có nhiều ấn phẩm, tờ rơi, tập gấp, bản đồ giới thiệu về du lịch của mỗi địa phương nói riêng và của cả nước nói chung để cung cấp miễn phí cho khách du lịch.

3.2.2.4. Tăng cường sự hiện diện của Du lịch Việt Nam tại các hội chợ, hội nghị và hội thảo du lịch quốc tế có tính chuyên nghiệp cao và thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về du lịch tại Việt Nam:

- Tổng cục Du lịch cần lập kế hoạch năm năm và hàng năm về việc tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, thông báo cho các doanh nghiệp lữ hành đăng ký tham gia, trên cơ sở đó quyết định quy mô và cách thức tổ chức tham gia từng hội chợ; Tăng cường sự hiện diện tại Hội chợ du lịch quốc tế và tổ chức các chiến dịch xúc tiến ở các thị trường trọng điểm và tiềm năng nhằm quảng bá hình ảnh về Du lịch Việt Nam. Các hội chợ sau đây nhất thiết Tổng cục Du lịch phải tham gia hàng năm là ITB’Berlin, WTM (Luân Đôn), TOP RESA (Pháp), JATA (Nhật ) vì đây là những hội chợ lớn, chuyên nghiệp, tổ chức thường niên tại các thị trường trọng điểm, nơi tập trung hầu hết các hãng lữ hành, hàng không lớn khắp thế giới;



- Tổng cục Du lịch tăng cường hợp tác và tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và chuyên môn của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Hiệp hội Du lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA), Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JAICA), Liên minh Châu Âu (EU),… để tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về thị trường, marketing, xúc tiến du lịch; Tổ chức thường xuyên các Hội thảo cho các doanh nghiệp và đại lý lữ hành về các sản phẩm, các điểm du lịch cụ thể;

- Tổng cục Du lịch tăng cường tổ chức các hội thảo chuyên ngành để người bán và nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ gặp nhau tại các điểm du lịch ở Việt Nam và các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam trực tiếp đến được các thị trường trọng điểm và tiềm năng ở nước ngoài; Tổ chức các tour làm quen cho các hãng lữ hành, nhà báo nước ngoài vào thăm, tìm hiểu và làm quen với các sản phẩm du lịch Việt Nam;

- Khuyến khích doanh nghiệp du lịch chú trọng đầu tư mở rộng kinh doanh; tăng giá trị của tour du lịch; tăng cường liên kết có hiệu quả giữa các doanh nghiệp du lịch với nhau, giữa các doanh nghiệp du lịch với các tổ chức ngoài du lịch, mở rộng hợp tác với doanh nghiệp du lịch nước ngoài, đầu tư mạnh vào hoạt động marketing, quảng cáo du lịch ở nước ngoài kết hợp với chương trình quảng bá du lịch quốc gia và xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch của các ngành kinh tế khác.

3.2.2.5. Phối hợp chặt chẽ với Hàng không Việt Nam để tổ chức xúc tiến Việt Nam như một điểm đến du lịch ở nước ngoài:

- Phối hợp tổ chức các đoàn khảo sát, tiếp cận và thâm nhập thị trường trọng điểm và tiềm năng, tổ chức các chiến dịch xúc tiến ở nước ngoài, hội chợ, hội thảo du lịch quốc tế và xây dựng các ấn phẩm quảng bá du lịch trên các chuyến bay của Hàng không Việt Nam; tổ chức tour làm quen cho các hãng lữ hành, nhà báo nước ngoài.

- Phối hợp nghiên cứu mở đường bay trực tiếp tới các thị trường trọng điểm và tiềm năng nhằm thu hút khách từ các thị trường này đến Việt Nam. Trước mắt, từ nay đến năm 2010, cần nghiên cứu, mở đường bay trực tiếp từ Hà Nội tới Thượng Hải (Trung Quốc), từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tới Canada, Luân Đôn (Anh), Roma (Italia), Madrid (Tây Ban Nha) và tới thủ đô của một nước Bắc Âu.

3.2.3. Xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, chuyên đề và đa dạng:

Để tăng cường năng lực cạnh tranh, khuyến khích và thu hút khách đến Việt Nam, phát triển sản phẩm mới nhằm tạo ra thị trường mới hoặc đáp ứng thị trường đang tăng trưởng là rất cần thiết. Sản phẩm du lịch phải đáp ứng mong muốn của du



khách và nhu cầu thị trường. Điều này đòi hỏi ngành Du lịch phải chú trọng phát triển các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Đạt được thoả mãn của du khách và cung cấp sản phẩm chất lượng là vấn đề cần được quan tâm cùng với phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam.

3.2.3.1. Xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo và đặc sắc:

Phát huy lợi thế và tiềm năng du lịch, ngành Du lịch cần tập trung xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc Việt Nam, khác biệt với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Thái Lan, Malaysia, Singapore, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch. Có như vậy, Du lịch Việt Nam mới xây dựng được ưu thế cạnh tranh độc quyền và có được chỗ đứng trên thị trường thế giới và khu vực.

Sự độc đáo có thể biểu hiện dưới các hình thức khác nhau như uy tín sản phẩm cao cấp, mạng lưới khách sạn, khu nghỉ dưỡng có trang thiết bị giải trí hoàn hảo nhất và kiến trúc hài hoà với thiên nhiên, mạng lưới khách sạn thương nhân có trung tâm giao dịch có hiệu suất cao giống như ở Mỹ, Hồng Kông. Những đặc trưng này sẽ giúp Du lịch Việt Nam có lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh dưới đây:

- Đối với đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Malaysia, Thái Lan và Singapore, sản phẩm đặc trưng sẽ hạn chế khả năng thay thế của sản phẩm cạnh tranh, làm cho khách du lịch không phản ứng gì về giá do ham thích và tín nhiệm sản phẩm độc đáo;

- Các đối thủ cạnh tranh mới khó tìm được chỗ đứng trên thị trường du lịch cao cấp do khách du lịch luôn trung thành tín nhiệm sản phẩm độc đáo;

- Sản phẩm du lịch có chất lượng cao và độc đáo cùng với sự ưa chuộng của khách du lịch sẽ làm cho đối thủ cạnh tranh khó có thể lấy khách của Việt Nam.

Trên thực tế, các dịch vụ du lịch càng cao cấp càng có khả năng chống đỡ và vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế. Như vậy, tạo sản phẩm du lịch độc đáo sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh do thị trường sẵn sàng chấp nhận giá cao và muốn giữ được giá cao phải có chất lượng sản phẩm độc đáo.

Khi phát triển sản phẩm mới, độc đáo, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường hoặc tạo ra thị trường mới, ngành Du lịch cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau: Đầu tư vốn vào hoạt động du lịch phải dựa trên nhu cầu thị trường; Phát triển dựa trên sự dẫn dắt của cầu du lịch; Sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn cao; Đầu tư tập

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 19/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí