Du lịch Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế - 2


- Quy hoạch phát triển du lịch Nghệ An 1996- 2010 (Viện Nghiên cứu phát triển du lịch- Tổng cục Du lịch);

- Đề án phát triển du lịch Nghệ An 2002-2010 (UBND tỉnh Nghệ An);

- Chương trình phát triển du lịch Nghệ An 2006- 2010 (UBND tỉnh Nghệ An);

- Đề án phát triển du lịch miền Tây Nghệ An (UBND tỉnh Nghệ An);

- Các nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương..., các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Nghệ An đề cập nhiều đến việc xây dựng và phát triển du lịch.

Những văn bản trên đóng góp một phần quan trọng trong việc bổ sung

những kiến thức cho đề tài luận văn.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Trên cơ sở lý luận về dịch vụ, du lịch, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch của Nghệ An trong những năm qua và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Nghệ An một cách bền vững và có hiệu quả từ nay đến năm 2020.

- Nhiệm vụ:

Du lịch Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế - 2

Để đạt được mục đích đề ra, luận văn cần giải quyết được những nhiệm

vụ sau đây:

+ Làm rừ một số cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch ở tỉnh Nghệ An

trong giai đoạn hội nhập hiện nay;

+ Phân tích, đánh giá đúng thực trạng du lịch ở Nghệ An trong giai đoạn 2002 đến 2007 và xác định những vấn đề đặt ra cần giải quyết;

+ Trên cơ sở đó đưa ra những giải phỏp khả thi phỏt triển du lịch Nghệ An trong thời gian tới một cách bền vững, có hiệu quả, tạo hình ảnh Nghệ An là một điểm đến hấp dẫn của quốc gia.

4. Đối tượng, phạm vi nghiờn cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Du lịch Nghệ An trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.


- Thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2007, là những năm du lịch Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng phát triển trong hoàn cảnh chịu tác động ảnh hưởng của quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế .

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận:

Vận dụng lý luận kinh tế chớnh trị của chủ nghĩa Mỏc-Lờ nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh Nghệ An về phát triển kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng.

- Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện được những nội dung, nhiệm vụ như trên luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp thống kờ

+ Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu sẵn có

+ Phương pháp so sánh...

6. Những đóng góp về khoa học và thực tiễn của luận văn

- Đề tài đã làm rõ thực trạng phát triển du lịch Nghệ An trong giai đoạn hội nhập kinh tế thời kỳ 2002 - 2007, đưa ra những hạn chế, bất cập cần tháo gỡ và nguyên nhân của những khó khăn, bất cập

- Từ nghiên cứu thực tiễn kinh nghiệm về phát triển dịch vụ du lịch ở một số địa phương trong nước như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tây và một số nước trong khu vực như Thái Lan, luận văn đã rút ra được những bài học kinh nghiệm trong việc phát triển du lịch theo hướng bền vững và có hiệu quả. Đây là những kinh nghiệm quý giá, có thể vận dụng vào điều kiện của Nghệ An.

- Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển du lịch tại Nghệ An, những kinh nghiệm, bài học đúc kết được từ các tỉnh thành khác trong nước và một số quốc gia trong khu vực, luận văn đã đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát triển du lịch Nghệ An trong thời kỳ hội nhập 2008 -2020 một cách bền vững, chuyên nghiệp, góp phần phát huy giá trị, bảo tồn phát triển tài nguyên và nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội của địa phương.


- Ngoài ra công trình cũng gúp phần minh chứng sự cần thiết khỏch quan về vai trũ phỏt triển du lịch ở tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2008-2020; góp phần định hướng cho công tác nghiên cứu phục vụ sự nghiệp phát triển du lịch của Tỉnh.

- Gúp vào danh mục tài liệu tham khảo phục vụ công tác chỉ đạo thực

tiễn và giảng dạy, học tập ở các cơ sở đào tạo của địa phương.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,

nội dung luận văn được cấu trúc thành 03 chương với 9 tiết.

Chương 1

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch

trong hội nhập kinh tế quốc tế


1.1. Du lịch và đặc điểm của du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.1. Du lịch và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch trong

hội nhập quốc tế

1.1.1.1. Bản chất và các hình thức biểu hiện của du lịch

Từ xa xưa con người đã ước mơ được tìm hiểu những miền đất lạ, được thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, của các nền văn hóa khác nhau, qua đó mà tăng thêm tri thức, tình cảm và bồi dưỡng sức khỏe. Các loại hình du lịch đầu tiên như buôn bán, giải trí, du lịch thể thao đã xuất hiện ở Hy Lạp cổ đại với sự ra đời của thế vận hội Olimpic năm 760 trước công nguyên. Du lịch nước khoáng thiên nhiên đã xuất hiện rất sớm và phổ biến ở nhiều nơi thuộcTrung Quốc, ấn Độ, La Mã... Hoạt động đó bắt nguồn từ nhu cầu tự nhiên của con người nhằm tránh sự đơn điệu, nhàm chán và mệt mỏi. Nó là một thuộc tính tâm lý, biểu hiện sự đòi hỏi tất yếu về tinh thần của con người, phản ánh mối liên hệ mật thiết giữa con người với tự nhiên. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội được nâng cao, thu nhập của người lao động ngày càng tăng, thì giờ nhàn rỗi của họ ngày


càng nhiều, thì nhu cầu du lịch của con người cũng không ngừng đổi thay và phát triển. Lúc đầu, hoạt động du ngoạn đó chỉ là hiện tượng từng cá thể rời khỏi nơi cư trú, nơi làm việc thường xuyên của mình trong một thời gian ngắn để nghỉ ngơi, giải trí hoặc thăm thú người thân ở trong một địa phương hay một vùng nhất định. Sau mở rộng thành nhu cầu của nhiều đối tượng dân cư với các chuyến du lịch thời gian dài hơn và không gian rộng hơn, vượt khỏi ranh giới của một quốc gia, một châu lục và được đánh dấu bằng tour du lịch lữ hành đầu tiên của Thomas Cook năm 1841. Việc đáp ứng các nhu cầu đi lại, nghỉ ngơi, tham quan, tìm hiểu... của du khách đã làm xuất hiện một dạng hoạt động độc lập trong hệ thống phân công lao động xã hội, một ngành kinh tế, đó là ngành kinh tế du lịch. Ngày nay du lịch đã trở thành hiện tượng phổ biến trên thế giới và là một thói quen trong nếp sống sinh hoạt của xã hội hiện đại. Đến những thập niên 50-60 của thế kỷ XX, du lịch quốc tế đã diễn ra trên phạm vi toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm tương đối nhanh và đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong làn sóng văn hoá- xã hội. Du lịch đang trở thành ngành công nhiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Du lịch không những mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế, mà nó còn chứa đựng đầy bản sắc nhân văn. Du lịch chính là hộ chiếu đi đến hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.

Có nhiều quan niệm khác nhau về du lịch: Đầu tiên người ta hiểu du lịch là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau, ngoại trừ mục đích tìm kiếm việc làm và ở đó họ phải tiêu tiền mà họ kiếm được ở nơi khác.

Tại Khoản 1 Điều 4 Chương 1 Luật Du lịch của nước ta nêu rõ: ”Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định“ [17, tr.6].


Theo Tổ chức Du lịch thế giới (WTO): Du lịch là tổng thể của những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh do sự tác động qua lại giữa khách du lịch, người kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch.

Vào đầu thế kỷ XX, hai giáo sư Thụy sĩ là Hunziker và Krapf, những người đặt nền móng cho sự ra đời của lý thuyết du lịch hiện đại cho rằng: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương – những người không có mục đích định cư và không liên quan đến bất cứ một hoạt động kiếm tiền nào [11, tr.23].

Trên cơ sở phân tích bản chất và thuộc tính của hoạt động du lịch các học giả Trung Quốc đưa ra định nghĩa:“Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội nảy sinh trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định, là sự tổng hoà các mối quan hệ và hiện tượng do việc lữ hành tạo nên để thoả mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn hoá nhưng lưu động chứ không định cư mà tạm thời cư trú của mọi người dẫn tới’’ [11, tr.24].

Về bản chất mà xét, du lịch là một phạm trù kinh tế, trước tiên phản ánh mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó con người thưởng ngoạn vẻ đẹp của tự nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của bản thân. Song để đạt được mục đích đó, con người phải rời xa nơi cư trú thường xuyên của mình, từ đó mà nảy sinh ra mối quan hệ lợi ích giữa người sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm du lịch. Trong đó người tiêu dùng tối đa hoá lợi ích về vật chất và tinh thần, còn người kinh doanh tối đa hoá lợi nhuận dưới sự điều tiết của các quy luật thị trường.

Từ bản chất của hoạt động này với các nhu cầu ngày càng đa dạng của con người, nhất là trong giai đoạn phát triển cá tính trong tiêu dùng hiện nay, các nhà kinh doanh du lịch đã không ngừng đa dạng hóa các loại hình du lịch cho phù hợp theo từng lứa tuổi, sở thích, thị hiếu và cá tính của du khách


nhằm mục đích tối đa hóa các lợi ích có thể khai thác trong kinh doanh du lịch. Có nhiều cách phân loại các loại hình du lịch, mỗi cách phân loại đều có ý nghĩa nhất định. Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà có thể sử dụng cách phân loại này hay cách phân loại khác. Dưới đây là một số loại hình chủ yếu:

Một là, căn cứ vào tính chất của sản phẩm du lịch hay tài nguyên du lịch thì có loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hoá:

Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.

Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.

Hai là, căn cứ vào nhu cầu và mục đích chuyến đi, du lịch được phân ra: du lịch nghỉ ngơi, du lịch văn hóa, du lịch thể thao, du lịch công vụ, du lịch chữa bệnh, du lịch thăm hỏi, du lịch tín ngưỡng,...

Ba là, căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi, du lịch được phân chia thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Du lịch quốc tế là loại hình du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của du khách ở những quốc gia khác nhau, gồm du lịch quốc tế chủ động và thụ động. Du lịch quốc tế chủ động là việc nhận du khách quốc tế vào nước mình. Du lịch quốc tế thụ động là việc đưa du khách nước mình đến các nước khác. Còn du lịch nội địa thì ngược lại, khách du lịch nội địa chỉ đi và đến các điểm du lịch trong phạm vi nước mình. Bốn là, căn cứ vào thành phần xã hội của du khách có du lịch cao cấp,

du lịch bình dân. Du lịch cao cấp là loại hình du lịch dành cho những người có khả năng thanh toán cao. ở thể loại này, các dịch vụ dành cho khách phải có chất lượng đặc biệt tốt và với mức giá cao. Còn du lịch bình dân là loại hình du lịch dành cho những người có khả năng thanh toán hạn chế, và do đó chất lượng dịch vụ ở loại hình này bình thường với mức giá thấp.


Năm là, căn cứ vào phương tiện giao thông mà du khách sử dụng, du lịch được phân thành: du lịch xe đạp, du lịch mô tô, du lịch ô tô, du lịch tàu hỏa, du lịch tàu thủy, du lịch máy bay...

Sáu là, căn cứ vào thời gian và hình thức đi của khách du lịch có du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày, du lịch cuối tuần, du lịch theo đoàn, du lịch cá nhân, du lịch gia đình,...

Bảy là, căn cứ vào phương thức ký kết và thực hiện hợp đồng du lịch

có loại hình du lịch trọn gói và du lịch từng phần.

1.1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch trong hội nhập

quốc tế

Thứ nhất là tài nguyên du lịch: Đây là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến phát triển du lịch của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nhất định:

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá nhân.

Thứ hai là sản phẩm du lịch: Cũng giống như tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch là đối tượng hấp dẫn du khách, là nhân tố quyết định hoạt động du lịch có diễn ra hay không.


Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Nếu xét về cơ cấu thì sản phẩm du lịch vô cùng phong phú và liên quan tới rất nhiều ngành nghề. Nhưng xét về mặt ý nghĩa của các bộ phận hợp thành có thể chia làm ba loại, đó là: sức thu hút khách du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển du lịch và hạt nhân của sản phẩm phần lớn là dịch vụ mà chất lượng chủ yếu phụ thuộc vào con người phục vụ. Cũng như sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch không mang hình thái vật thể độc lập, cụ thể ngay cả trong trường hợp nó có tính sản xuất vật chất, bao hàm trong nó con người, nơi chốn, hoạt động, tổ chức và ý tưởng. Tính phức tạp của sản phẩm dịch vụ là cần có sự tiếp xúc giữa người với người. Mối quan hệ người- người để tạo ra một sản phẩm (dịch vụ) có đặc điểm: cùng có mặt về không gian và thời gian, trao đổi thông tin lẫn nhau, nhận thức, đánh giá và lựa chọn lẫn nhau. Phần lớn sản phẩm tạo ra được khách hàng tiêu thụ ngay tại chỗ, tức là thời điểm sản xuất và tiêu thụ xảy ra liền kề nhau tại một địa điểm. Sản phẩm của các tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp cho khách du lịch là các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch của du khách, do đó bị giới hạn bởi thời gian, không gian và đòi hỏi phải có chất lượng cao, không cho phép sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ không hoàn hảo vì không thể thay thế và đền bù được, cũng rất khó khăn lấy lại lòng tin của khách. Các sản phẩm dịch vụ, hàng hóa được sản xuất và bán cho khách theo những quy trình công nghệ khác nhau, do các bộ phận khác nhau cung cấp nên chất lượng khó đồng nhất nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình phục vụ. Giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch là thoả mãn nhu cầu có tính da dạng của khách trong quá trình đi du lịch, trong đó có những nhu cầu như ăn, ở, đi lại, tham quan, tìm hiểu, mở rộng nhận thức, tăng cường giao lưu, được tôn trọng,... Chính vì vậy, giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch có tính đa chức năng. Sản phẩm du lịch là sự kết hợp của những sản phẩm vật chất, sản phẩm tinh thần và dịch vụ nên giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/04/2024