Tác Động Của Hội Nhập Đến Du Lịch Và Làng Nghề Phục Vụ Du Lịch:‌


Nhu cầu của con người không có mục đích, đòi hỏi ngày càng cao do đó việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch là một yêu cầu cấp thiết. Điểm chung nhất mà sản phẩm du lịch mang lại cho du khách chính là sự hài lòng. Nhưng đó không phải là sự hài lòng như khi mua sắm một hàng hóa vật chất, mà ở đây sự hài lòng do được trải qua một khoảng thời gian thú vị, tồn tại trong kí ức của du khách khi kết thúc chuyến du lịch.

1.1.3.2. Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch:

Sản phẩm du lịch bao gồm hai bộ phận: Dịch vụ du lịch và tài nguyên du lịch.

- Dịch vụ du lịch gồm có:

+ Dịch vụ lữ hành;

+ Dịch vụ vận chuyển;

+ Dịch vụ lưu trữ, ăn uống;

+ Dịch vụ vui chơi giải trí;

+ Dịch vụ mua sắm;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

+ Dịch vụ thông tin, hướng dẫn;

+ Dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung.

Định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập - 4

- Tài nguyên du lịch gồm có:

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên;

+ Tài nguyên du lịch nhân văn.

1.1.3.3. Phân loại sản phẩm du lịch:

Sản phẩm du lịch gồm:

+ Sản phẩm hữu hình (sản phẩm vật chất): là những sản phẩm mà ta có thể nhìn thấy, cầm nắm, cân đong, đo đếm (tài nguyên du lịch cụ thể, phương tiện tham gia vào hoạt động du lịch của khách), được các doanh nghiệp du lịch cung cấp cho khách du lịch.

+ Sản phẩm vô hình (sản phẩm phi vật chất): thể hiện ở kinh nghiệm tổ chức, thái độ phục vụ, môi trường sinh hoạt đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, văn hóa. Hay sản phẩm phi vật chất là những sản phẩm dịch vụ tồn tại dưới dạng vô hình thể hiện ở một sự trải nghiệm, một giá trị tinh thần, hoặc một sự hài lòng hay không hài lòng.


1.1.4. Ngành nghề truyền thống:

Ngành nghề truyền thống là những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử phát triển kinh tế, được truyền từ đời này qua đời khác và tồn tại cho đến ngày nay, bao gồm cả những ngành nghề mà phương pháp sản xuất được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ cho sản xuất, nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống.

Căn cứ vào thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, tiêu chí công nhận nghề truyền thống gồm có 3 tiêu chí sau:

- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính từ thời điểm đề nghị công nhận.

- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.

- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng

nghề.


1.1.5. Làng nghề:

Từ xa xưa, người nông dân Việt Nam đã biết sử dụng thời gian nông nhàn để

sản xuất những sản phẩm thủ công, phi nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu đời sống như: các công cụ lao động nông nghiệp, giấy, lụa, vải, thực phẩm qua chế biến… Các nghề này được lưu truyền và mở rộng qua nhiều thế hệ, dẫn đến nhiều hộ dân có thể cùng sản xuất một loại sản phẩm. Bên cạnh những người chuyên làm nghề, đa phần lao động vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề, hoặc làm thuê (nghề phụ). Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hóa, các nghề mang tính chất chuyên môn sâu hơn, được cải tiến kỹ thuật hơn và thường được giới hạn trong quy mô nhỏ (làng), dần dần tách hẳn nông nghiệp để chuyển hẳn sang nghề thủ công. Như vậy, làng nghề đã xuất hiện. Có rất nhiều quan niệm về làng nghề:

Quan niệm thứ nhất: Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người dân trong làng đếu hoạt động theo nghề ấy và lấy đó làm nghề sống chủ yếu. Với quan niệm này thì làng nghề đó hiện nay còn không nhiều.


Quan niệm thứ hai: Làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đây không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều khi cũng là người làm nông. Nhưng do yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng thủ công truyền thống ngay tại làng nghề hay phố nghề ở nơi khác. Quan niệm này về làng nghề như vậy vẫn chưa đủ. Không phải bất kì làng nào có vài ba lò rèn hay vài hộ làm nghề mộc… đều là làng nghề. Để xác định làng đó có phải là làng nghề hay không, cần xem xét tỉ trọng lao động hay số hộ làm nghề so với toàn bộ lao động và hộ ở làng hay tỉ trọng thu nhập từ ngành nghề so với tổng thu nhập của thôn (làng).

Quan niệm thứ ba: Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề. Song ở đây chưa phản ánh đầy đủ tính chất làng nghề; nó như một thực thể sản xuất kinh doanh tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, là một đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp có tác dụng to lớn đối với đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội một cách tích cực.

Từ những cách tiếp cận trên chúng ta có thể thấy khái niệm về làng nghề liên quan đến các nghề thủ công cụ thể. Vào thời gian trước đây, khái niệm làng nghề chỉ bao hàm các nghề thủ công nghiệp, còn ngày nay với xu hướng trên thế giới khu vực kinh tế thứ ba đóng vai trò quan trọng và chiếm ưu thế về mặt tỉ trọng thì các nghề buôn bán dịch vụ trong nông thôn cũng được xếp vào các làng nghề. Như vậy, trong làng nghề sẽ có loại làng chỉ có một nghề và làng nhiều nghề, tùy theo số lượng ngành nghề thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm ưu thế có trong làng. Trong nông thôn Việt Nam trước đây loại làng một nghề xuất hiện và tồn tại chủ yếu, loại làng nhiều nghề gần đây mới xuất hiện và có xu hướng phát triển mạnh.

Theo Đặng Kim Chi: “Làng nghề là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so với nghề nông”.


Theo một khái niệm khác: “Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một số nghề tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng”.

Vậy làng nghề là gì? “Làng nghề là một thể chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng, nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết kinh tế, văn hóa và xã hội”.

Có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau khi đề cập đến tiêu chí để một làng ở nông thôn được coi là một làng nghề. Nhưng nhìn chung, các ý kiến thống nhất ở một số tiêu chí sau:

- Giá trị sản xuất và thu nhập của từ phi nông nghiệp ở làng nghề đạt trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm; hoặc doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất đạt trên 300 triệu đồng, hoặc:

- Số hộ và số lao động tham gia thường xuyên hoặc không thường xuyên, trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nghề phi nông nghiệp ở làng ít nhất đạt 30% so với tổng số hộ hoặc lao động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động.

- Sản phẩm phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính đặc thù của làng và do người trong làng tham gia.

Căn cứ vào thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, tiêu chí công nhận làng nghề gồm có 3 tiêu chí sau:

- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.

- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.


1.1.6. Làng nghề truyền thống:‌

Quan niệm thứ nhất: LNTT là một cộng đồng dân cư, cư trú trong một phạm vi địa bàn tại các vùng nông thôn tách rời khỏi sản xuất nông nghiệp, cùng làm một hoặc nhiều nghề thủ công có truyền thống lâu đời, để sản xuất một hay nhiều loại sản phẩm bán ra thị trường để thu lợi. Quan niệm này mới thể hiện được yếu tố truyền thống lâu đời của làng nghề, còn những làng nghề mới, những tuân thủ yếu tố truyền thống của vùng hay của khu vực chưa được đề cập đến.

Quan niệm thứ hai: LNTT là những làng nghề làm nghề thủ công có truyền thống lâu năm, thường là qua nhiều thế hệ. Quan niệm này cũng chưa đầy đủ bởi vì khi nói đến LNTT ta không thể chú ý đến các mặt đơn lẻ, mà phải chú trọng đến nhiều mặt trong cả không gian và thời gian, nghĩa là quan tâm đến tính hệ thống, toàn diện của làng nghề đó, trong đó yếu tố quyết định là nghệ nhân, sản phẩm, kĩ thuật sản xuất và thủ pháp nghệ thuật.

Quan niệm thứ ba: LNTT là những làng có tuyệt đại đa số bộ phận dân số làm nghề cổ truyền. Nó được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác kiểu cha truyền con nối hoặc ít nhất cũng tồn tại hàng chục năm. Trong làng sản xuất mang tính tập trung, có nhiều nghệ nhân tài hoa và một nhóm người có tay nghề giỏi làm hạt nhân để phát triển nghề. Đồng thời, sản phẩm làm ra mang tính tiêu biểu, độc đáo, tinh xảo, nổi tiếng và đậm nét văn hóa dân tộc. Giá trị sản xuất và thu nhập tiểu thủ công nghiệp của làng chiếm tỉ lệ 50 % so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm.

Đây là khái niệm tương đối đầy đủ bởi vì những làng nghề được gọi là LNTT hay cổ truyền phải là những làng nghề có các nghề thủ công truyền thống; được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác, sản xuất tập trung, có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề, sản phẩm mang tính tiêu biểu và độc đáo.

Để xác định một làng nghề là LNTT thì cần có những tiêu thức sau:

- Số hộ và số lao động làm nghề truyền thống ở làng nghề đạt từ 30 % so với tổng số hộ và lao động của làng.


- Giá trị sản xuất và thu nhập từ ngành nghề truyền thống ở làng đạt trên 50

% tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong một năm.

- Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ mang đậm nét yếu tố văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam.

- Sản xuất có qui trình công nghệ nhất định, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Như vậy, từ những quan niệm trên có thể định nghĩa LNTT là những thôn làng có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập chiếm phần chủ yếu trong năm. Ngành nghề thủ công đó được truyền từ đời này qua đời khác, thường là nhiều thế hệ. Cùng với thử thách của thời gian, các làng nghề thủ công này đã trở thành nghề nổi trội, một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp đã chuyên tâm sản xuất, có quy trình công nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó. Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ và trở thành hàng hóa trên thị trường.

Căn cứ vào thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, LNTT phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống. Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn công nhận làng nghề nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận thì cũng được công nhận là LNTT.

Khái niệm LNTT phục vụ du lịch: Có thể hiểu LNTT phục vụ du lịch là một không gian lãnh thổ nông thôn mang đậm nét văn hóa, lịch sử, có các nghệ nhân tiêu biểu thực hiện tổ chức sản xuất một hoặc một số sản phẩm thủ công truyền thống, đồng thời các làng nghề này còn cung cấp các dịch vụ phục vụ và thu hút khách du lịch.

Cần phân biệt rõ sự khác nhau cơ bản giữa LNTT thông thường hay làng nghề thương mại và LNTT phục vụ du lịch ở chỗ LNTT phục vụ du lịch có lợi thế thu hút khách du lịch (có giá trị văn hóa lịch sử, thuận tiện về mặt vị trí địa lý…) và


các dịch vụ phục vụ du lịch (trưng bày, bán hàng, biểu diễn quy trình sản xuất, hướng dẫn tham quan…).

1.1.7. Du lịch làng nghề:‌

Du lịch làng nghề là loại hình du lịch khai thác giá trị văn hóa vật thể, các sản phẩm do nghề thủ công của các làng nghề tạo ra như một đối tượng tài nguyên du lịch có giá trị, được khai thác để phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí, nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, tham quan du lịch, hoặc tham gia vào công đoạn sản xuất sản phẩm đặc trưng của làng nghề đó, mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương và đất nước, góp phần tôn vinh, bảo tồn giá trị truyền thống văn hóa và tăng cường vai trò kinh tế của làng nghề.

Theo một quan điểm khác, du lịch làng nghề là loại hình du lịch văn hóa tổng hợp đưa du khách tới tham quan, thẩm nhận các giá trị văn hóa và mua sắm những hàng hóa đặc trưng của các làng nghề truyền thống trên khắp mọi miền đất nước.

1.1.8. Quan niệm về hội nhập:‌

Theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, hội nhập kinh tế là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi.

Theo một quan niệm khác, hội nhập kinh tế là quá trình phát triển đan xen giữa các nền kinh tế trên thế giới, hình thành nên các mối quan hệ tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quá trình này bắt đầu từ khâu quốc tế hóa về thương mại, tiếp đó là vốn và cuối cùng là sản xuất kinh doanh. Khi đó cơ chế hợp tác – điều hòa sẽ là cơ chế thống soái của nền kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình khách quan, thể hiện mức độ phù hợp của quan hệ sản xuất ở quy mô toàn cầu và khu vực.

Hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau. Khái niệm này được Bela Balassa đề xuất


từ thập niên 1960 và được chấp nhận chủ yếu trong giới học thuật và lập chính sách. Nói rõ hơn, hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu.

Trong các giáo trình nhập môn về kinh tế học quốc tế, hội nhập kinh tế thường được cho là có sáu cấp độ: khu vực/hiệp định thương mại ưu đãi, khu vực/hiệp định thương mại tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liên minh kinh tế tiền tệ và hội nhập toàn diện. Tuy nhiên trong thực tế, các cấp độ hội nhập có thể nhiều hơn và đa dạng hơn.

Hội nhập kinh tế có thể là song phương – tức là giữa hai nền kinh tế, hoặc khu vực – tức là giữa một nhóm nền kinh tế, hoặc đa phương – tức là có quy mô toàn thế giới giống như những gì mà Tổ chức thương mại Thế giới đang hướng tới.

Hội nhập kinh tế quốc tế có rất nhiều khía cạnh. Về mặt chính sách, khuyến khích hội nhập quốc tế, các nước thường hành động bằng cách mở cửa khả năng tiếp cận thị trường, đối xử quốc gia và đảm bảo môi trường chính sách trong nước hỗ trợ cạnh tranh. Mức độ hội nhập quốc tế đạt được trên thực tế tùy thuộc vào sự phản hồi của sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, hội nhập đối ngoại và kinh tế ngoại thương nói riêng đối với các cơ hội do sự thay đổi của chính sách.

Hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng hoàn thiện và góp phần tích cực và dàn xếp các quan hệ kinh tế giữa các nước trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

1.1.9. Tác động của hội nhập đến du lịch và làng nghề phục vụ du lịch:‌

1.1.9.1. Tác động tích cực:

Hội nhập kinh tế làm cho từng doanh nghiệp, từng ngành, nghề thu được lợi ích, tăng thu nhập cho người lao động, mở rộng kinh doanh.

Hội nhập mang đến những thành quả phát triển công nghệ, giúp các cơ sở sản xuất làm quen với phương thức, kiến thức sản xuất mới, tiếp cận với các công cụ sản xuất hiện đại hơn, nhờ đó sản lượng sản xuất tăng trưởng mạnh mẽ. Các doanh nghiệp cũng từng bước đổi mới tổ chức sản xuất và quản lí, ứng dụng khoa học và

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 19/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí