Cơ Sở Hạ Tầng - Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Du Lịch:


Di tích lịch sử: là các di tích gắn với đặc điểm và quá trình phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Loại hình này gồm di tích ghi dấu về dân tộc học, di tích ghi dấu dự kiện chính trị quan trọng, di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược, di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động, di tích ghi dấu tội ác của các thế lực phản động.

Di tích văn hóa nghệ thuật: là các di tích gắn với công trình kiến trúc, văn hóa xã hội của dân tộc.

Các danh lam thắng cảnh: Phong cảnh đẹp hòa quyện với các công trình mang tính chất văn hóa - lịch sử.

- Lễ hội:

Lễ hội là một dạng tài nguyên nhân văn quan trọng, là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp rất đa dạng và phong phú để con người hướng về tổ tiên, ôn lại truyền thống, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, thể hiện những ước mơ khát khao mà cuộc sống thực tại chưa giải quyêt được. Các lễ hội có giá trị to lớn đối với du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch văn hóa.

-Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học:

Mỗi dân tộc có một điều kiện sống, đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng và có địa bàn cư trú nhất định. Khi khoảng cách về không gian địa lý được rút ngắn rất nhiều nhờ những thành tựu trong lĩnh vực giao thông, viễn thông và internet, trên Trái đất không còn những nơi bí ẩn, những nơi chưa được khám phá. Nhưng về nhiều mặt, các dân tộc vẫn còn xa lạ với nhau. Đó chính là sức hút trong du lịch dân tộc học.

Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa du lịch là các tập tục lạ về cư trú, tổ chức xã hội, thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc …

-Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Các đối tượng du lịch văn hóa - thể thao thường tập trung ở các thủ đô và các thành phố lớn, đó là trung tâm của các viện khoa học, các trường đại học, các thư


Du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp - 5

viện lớn và nổi tiếng, các trung tâm thường xuyên diễn ra liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, thể thao …

Đối tượng văn hóa - thể thao thu hút không chỉ khách tham quan nghiên cứu mà còn lôi cuốn nhiều khách du lịch với mục đích khác. Khách du lịch có trình độ văn hóa trung bình trờ lên đều có thể thưởng thức các giá trị văn hóa của đất nước mà họ đến tham quan. Do vậy, tất cả các thành phố có các đối tượng văn hóa, hoặc tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao đều trở thành những trung tâm du lịch văn hóa.

1.2.1.3. Cơ sở hạ tầng - Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:

Cơ sở hạ tầng du lịch:

Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng bao gồm:

- Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải là những nhân tố quan trọng hàng đầu: Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định. Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải. Mỗi đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với du lịch nhưng vẫn ko thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải. Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội. Nhìn chung, mạng lưới giao thông vận tải trên thế giới và từng quốc gia không ngừng được hoàn thiện. Điều đó đã giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và du lịch.

- Thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Nó là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Trong đời sống hiện đại nói chung, cũng như ngành du lịch không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc.

- Các công trình cung cấp điện, nước: Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên … Khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn, uống, ở, đi lại … du khách còn có nhu cầu đảm bảo về điện, nước để cho quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường. Cho nên yếu tố điện, nước cũng là một trong những nhân tố quan


trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải trí của khách. Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch.

Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch:

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (CSVCKTDL) bao gồm toàn bộ các phương tiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch.

CCVCKTDL là yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và cung cấp các sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách như lưu trú, ăn uống, đi lại, vui chơi, giải trí, chữa bệnh, mua sắm.

CCVCKTDL bao gồm nhiều thành phần với những chức năng và ý nghĩa khác nhau, bao gồm: cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú; mạng lưới cửa hàng thương nghiệp; các cơ sở tểh thao; cơ sở y tế, các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa và cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác.

Có 3 tiêu chí để đánh giá hiệu quả của CSVCKTDL đó là: đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi du lịch; Hiệu quả kinh tế tối ưu trong xây dựng và khai thác; Thuận tiện cho du khách.

1.2.1.4. Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị:

-Dân cư và nguồn lao động:

Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội, cùng với hoạt động lao động dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Số lượng người lao động và học sinh tăng lên sẽ tham gia vào các hoạt động du lịch khác nhau. Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, cấu trúc sự phân bố và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Nhu cầu du lịch của con người phụ thuộc vào đặc điểm xã hội nhân khẩu của dân cư.

Cần phải nghiên cứu, phân tích kết cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi để xác định nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch vì đây là nhân tố thúc đẩy du lịch phát triển mạnh.

Sự tập trung dân cư vào các thành phố, sự tăng dân số, tăng mật độ, độ dài tuổi thọ, sự phát triển đô thị hóa … liên quan mật thiết đến phát triển du lịch.


- Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch:

Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch là nhu cầu của con người về khôi phục sức khỏe, khả năng lao động, thể chất và tinh thần bị hao phí trong quá trình sinh sống, lao động.

Nhu cầu nghỉ ngơi - du lịch là một hệ thống và được thể hiện ở ba mức độ: xã hội, nhóm người, cá nhân. Nhu cầu nghỉ ngơi - du lịch mang tính chất kinh tế - xã hội là sự phát triển của sản phẩm xã hội. Nó được hình thành dưới tác động khách quan thuộc môi trường bên ngoài, và phụ thuộc trước hết vào phương thức sản xuất. Cụ thể hơn, đó là nhu cầu của con người về khắc phục sức khỏe, khả năng lao động, thể chất và tinh thần bị hao phí trong quá trình sinh sống và phát triển. Nhu cầu này quyết định cấu trúc của ngành du lịch và được phản ánh qua các hình thức tổ chức lãnh thổ của nó.

- Thời gian rỗi:

Thời gian rỗi là nhân tố quan trọng thúc đẩy các hoạt động du lịch. Thời gian rỗi là thời gian cần thiết cho con người để nâng cao học vấn, phát triển trí tuệ, hoàn thiện các chức năng xã hội, tiếp xúc với bạn bè, vui chơi giải trí. Thực chất nó là phần thời gian ngoài giờ làm việc dùng cho các hoạt động vui chơi giải trí nhằm phục hồi và phát triển thể lực, trí lực, tinh thần của con người.

Thời gian rỗi nhiều hay ít phục thuộc vào năng suất lao động, đặc điểm của quan hệ sản xuất và của dân cư. Để tăng thời gian rỗi thì cần giảm độ dài của tuần làm việc và giảm thời gian của công việc nội trợ. Ở nhiều nước trên thế giới đã thực hiện chế độ tuần làm việc 5 ngày. Bằng cách này người lao động có nhiều thời gian rỗi vào cuối tuần, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

- Mức sống:

Điều kiện sống của con người là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Các yếu tố phản ánh điều kiện sống là mức thu nhập, điều kiện sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, y tế, giáo dục, văn hóa.


Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con người đạt đến trình độ nhất định, quan trọng nhất là mức thu nhập thực tế. Thường ở những nước kinh tế phát triển, dân cư có mức thu nhập cao thì hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ.

- Sự phát triển của các nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế:

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Không thể nói tới nhu cầu hay hoạt động du lịch của xã hội nếu như lực lượng sản xuất xã hội ở trong tình trạng thấp kém.

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội đề ra nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch. Nếu sản xuất xã hội càng phát triển, nhu cầu du lịch của nhân dân càng lớn, chất lượng càng cao. Như vậy, sự phát triển của nền sản xuất xã hội sẽ thúc đẩy du lịch phát triển với tốc độ nhanh. Giữa nhu cầu và hiện thực tồn tại một khoảng cách nhất định, khoảng cách này phục thuộc nhiều vào trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội: trình độ phát triển càng cao khoảng cách càng rút ngắn.

Các ngành sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ và kết cấu hạ tầng ảnh hưởng quan trọng đến phát triển du lịch. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, chat lượng của du lịch.

- Cách mạng khoa học kỹ thuật:

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là nhân tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động du lịch. Trong điều kiện cánh mạng khoa học kỹ thuật, hoạt động sản xuất của con người được thay đổi tận gốc. Lao động chân tay giảm xuống với tốc độ nhanh chóng, cường độ và sự căng thẳng trong lao động lại tăng lên với tốc độ tương ứng. Điều đó đòi hỏi phải được phục hồi sức lực sau những ngày làm việc căn thẳng thông qua con đường du lịch nghỉ ngơi. Công nghiệp du lịch chắc chắn không phát triển mạnh được nếu thiếu sự hỗ trợ của cách mạng khoa học kỹ thuật và quá trình công nghiệp hóa. Cuộc cách mạng này đã khuấy động mọi ngành sản xuất, đem lại năng suất lao động và hiệu quả cao. Đó là tiền đề nâng cao thu nhập của người lao động, tăng thêm khả năng thực tế tham gia hoạt động nghỉ ngơi du lịch, hoàn thiện


cơ cấu hạ tầng và tạo cho du lịch có bước phát triển mới vững chắc hơn. Các nhà kinh tế đã thống kê rằng nếu thu nhập tăng thêm 1% thì chi phí của nhân dân dành cho nhu cầu du lịch tăng lên 1,5%.

-Đô thị hóa:

Là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, đô thị hóa như nhân tố phát sinh góp phần đẩy mạnh nhu cầu du lịch. Đô thị hóa tạo nên một lối sống đặc biệt - lối sống thành thị, đồng thời hình thành các thành phố lớn và các cụm thành phố.

Sự bùng nổ các thành phố lớn kéo theo đó là tỷ lệ dân số thành thị tăng nhanh đã góp phần to lớn trong việc cải thiện điều kiện sống cho nhân dân về phương diện vật chất và văn hóa, thay đổi tâm lí và hành vi của con người.

Mặt khác đô thị hóa cũng bộc lộ những mặt trái của nó. Hàng loạt các yếu tố như mật độ dân cư dày đặc, thông tin phong phú, tần số tiếp xúc cao, tiếng ồn quá lớn, … trờ thành nguyên nhân của cái gọi là “Stress (căng thẳng thần kinh) xã hội”.

Từ những mặt trái nêu trên, nghỉ ngơi giải trí trở thành một trong những nhu cầu không thể thiếu được của người dân thành phố.

- Nhân tố chính trị:

Hòa bình và sự ổn định về chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch trong nước và quốc tế. Ở những quốc gia có chiến tranh, mất an ninh, đi lại khó khăn, công trình du lịch bị phá hoại … thì hoạt động du lịch bị hạn chế.

Hòa bình là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động du lịch. Ngược lại, du lịch có tác dụng trở lại đến việc cùng tồn tại hòa bình. Thông qua du lịch quốc tế các mối quan hệ hữu nghị, hòa bình giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới được củng cố.

Ngoài ra còn có một số nhân tố khác như:

- Khủng hoảng kinh tế, tài chính khu vực và quốc tế.

- Dịch bệnh: SARC, dịch cúm gia cầm … là những vấn đề rất nhạy cảm với hoạt động du lịch (nhất là du lịch quốc tế).

- Khủng bố, đe dọa, bắt cóc du khách do chính trị …

- Thiên tai: sóng thần, động dất, núi lửa, lũ lụt …


- Các yếu tố trên có tác dụng xấu đối với du lịch. Đặc biệt chúng xuất hiện ngoài dự tính của con người và gây cho ngành du lịch không ít khó khăn.

1.2.2. Các nguyên tắc phát triển du lịch

1.2.2.1. Nguyên tắc quy hoạch điểm du lịch:

Quy hoạch điểm du lịch là kế hoạch bố trí lâu dài, toàn diện sự phát triển du lịch của điểm du lịch.

- Nguyên tắc thị trường:

Ngành du lịch có mức độ thị trường hóa rất cao, quy hoạch khai thác đối với điểm du lịch phải tiến hành theo quy luật thị trường.

Quy hoạch du lịch phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường nguồn khách (hiện tại và tiềm năng). Trước khi quy hoạch cần tiến hành điều tra thị trường một cách tỉ mỉ, tìm hiểu đầy đủ các nội dung, quy mô, kết cấu, sở thích, xu hướng phát triển của thị trường nguồn khách, tìm thị trường mục tiêu để định vị điểm du lịch, xác định phương hướng chủ yếu, thứ tự phát triển và nội dung du lịch của công tác quy hoạch du lịch.

- Nguyên tắc hiệu quả và lợi ích:

Trong quy hoạch du lịch phải chú ý hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái.

- Nguyên tắc sắc thái đặc biệt:

Sắc thái đặc biệt là linh hồn của khu du lịch, quy hoạch du lịch phải làm nổi bật sắc thái đặc biệt, chủ đề rõ rang.

- Nguyên tắc bảo vệ:

Đại đa số tài nguyên du lịch đều có thuôc tính “di sản”. Vì vậy, khi quy hoạch phải kiên trì nguyên tắc bảo vệ (HST của tài nguyên thiên nhiên) và (hình thái hiện hữu) của di tích văn hóa.

Tôn trọng lịch sử, ra sức bảo tồn hình thái vốn có (tránh văn vật giả).

- Nguyên tắc toàn cục:

Quy hoạch điểm du lịch phải quán triệt nguyên tắc toàn cục, trước hết phải phục tùng và phục vụ quy hoạch đất đai khu vực.


Yêu cầu cụ thể là:

- Quy hoạch khai thác điểm du lịch phải thích ứng với chiến lược phát triển du lịch của toàn khu vực.

- Điều hòa nhịp nhàng giữa quy hoạch điểm du lịch với mạng lưới giao thông vận tải.

- Phối hợp ăn khớp giữa xây dựng điểm du lịch với xây dựng hệ thống thành phố, thị xã, thị trấn của khu vực (nơi tập trung đông khách). Mức độ đô thị hóa tỷ lệ thuận với phát triển du lịch.

- Quy hoạch du lịch phải kết hợp với phòng chống thiên tai của khu vực.

1.2.2.2. Nguyên tắc quy hoạch tuyến du lịch:

-Cân đối giữa thời gian di chuyển và thời gian tham quan:

Thời gian di chuyển không vượt quá 50% thời gian của tuyến du lịch trong ngày.

Xu hướng là ngày càng hiện đại hóa phương tiện vận chuyển để làm giảm thời gian đi lại, tăng thời gian tham quan giải trí.

- Nội dung của tuyến, điểm DL phải phong phú, đa dạng, mang tính đặc thù:

+ Tránh lặp lại cùng một tuyến đường cho cả lượt đi và lượt về.

+ Tránh trường hợp khách phải tham quan lại những gì đã tham quan ở một địa phương khác, do vậy mỗi tuyến du lịch phải có nét độc đáo riêng.

- Giá cả phải phù hợp với chất lượng dịch vụ:

Việc xác định giá cả của tour du lịch phải tương xứng với chất lượng dịch vụ, đây là yếu tố có ý nghĩa to lớn để kích cầu.

-Đảm bảo cho du khách có thời gian để phục hồi sức khỏe:

Bố trí các điểm tham quan với mật độ phù hợp, kết hợp với các trạm dừng nghỉ chân, nghỉ ngơi kết hợp với mua sắm để đảm bảo sức khỏe cho du khách.

- Tuyến tham quan phải kết hợp mua sắm:

+ Thỏa mãn nhu cầu mua sắm quà lưu niệm và hàng tiêu dùng của du khách.

+ Kích thích sự phát triển kinh tế địa phương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023