Vấn Đề Hàng Giả, Hàng Nhái, Hàng Đã Qua Sử Dụng


- Dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng chưa được tốt:


Dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng bao gồm các hoạt động bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm, chăm sóc khách hàng. Để mua được một nhạc cụ, khách hàng có thể phải bỏ ra một số tiền rất lớn. Tuy nhiên dịch vụ bảo hành còn thiếu chuyên nghiệp do 3 lý do:


+ Mô hình quản lý doanh nghiệp thiếu chuyên nghiệp, bộ phận chuyên trách về bảo hành chưa được coi trọng.


+ Trình độ của cán bộ kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu.


+ Do tại Việt Nam chưa có cơ sở sản xuất và lắp ráp đối với mặt hàng này, các sản phẩm phần lớn được nhập khẩu nguyên chiếc nên khi hỏng hóc thường thiếu linh kiện trong việc thay thế. Việc phải đặt linh kiện từ nước ngoài làm kéo dài thời gian thực hiện bảo hành, sửa chữa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


So sánh với các mặt hàng có mức giá tương đương như máy tính, điện thoại di động, xe máy, dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cùng các dịch vụ hỗ trợ đi kèm khá phát triển trên thị trường Việt Nam hiện nay, sự yếu kém trong công tác bảo hành, bảo dưỡng hầu như không được thực hiện, không có hoặc có rất ít các dịch vụ hỗ trợ trước và sau bán hàng là một thực tế cần được khắc phục của ngành hàng này. Điều này đòi hỏi sự thay đổi trong quản lý, sự đầu tư về mặt tiền của và nhân lực cả về chất lượng và số lượng của các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu.

Dự án khởi sự doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại thị trường Việt Nam - 11


2.4. Vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng đã qua sử dụng


Hàng giả, hàng nhái, hàng đã qua sử dụng là một trong các vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu. Mặt hàng được làm giả nhiều nhất là các loại đàn Guitar, nhạc khí hơi và bộ gõ với trị giá không lớn. Mặt hàng phát triển nhất thị trường hàng đã qua sử dụng là các sản phẩm trị giá lớn như đàn Organ, Piano. Hiện nay nhà nước chưa có biện pháp gì hiệu quả đối với nạn làm hàng giả, hàng nhái. Với ưu thế về giá cả, vấn đề này còn một phần nhận được sự chấp nhận của người tiêu dùng. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập và phát triển của nền kinh tế và âm nhạc nói chung, nạn hàng giả, hàng nhái, hàng đã qua sử dụng cần được chấm dứt, nhường chỗ cho các sản phẩm chính hãng đảm bảo về chất lượng.


2.5. Yêu cầu về vốn và nguồn lực khi tham gia thị trường


Kinh doanh nhạc cụ và hoạt động trong ngành công nghiệp âm nhạc không dành cho những doanh nghiệp không có hiểu biết nền tảng về lĩnh vực này, đồng thời yêu cầu về vốn và trình độ lớn. Tại Việt Nam, trình độ khoa học và công nghệ chưa cho phép nước ta tự chế tạo và sản xuất nhạc cụ nên hầu hết các loại nhạc cụ phải nhập từ nước ngoài, tập trung là Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, các nước Châu Âu. Làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được phương pháp làm việc chuyên nghiệp từ quá trình đặt hàng, nhập hàng, các chương trình và dịch vụ kèm theo. Tuy nhiên bên cạnh đó, các nhà sản xuất nước ngoài cũng có yêu cầu chặt chẽ trong việc lựa chọn doanh nghiệp Việt Nam làm đại lý. Họ đưa ra các yêu cầu về vốn, cơ sở vật chất, quy định sản lượng nhập khẩu hàng năm và đều tăng qua các năm. Điều này lý giải tại sao đối với mặt hàng nhạc cụ, số lượng doanh nghiệp ra vào thị trường rất ít. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực này luôn đứng trước nguy cơ bị


thay thế khi nhà sản xuất đầu tư trực tiếp vào Việt Nam khi thị trường đủ lớn. Điều này đã từng xảy ra với các ngành hàng khác như xe máy, ô tô. Vì vậy kinh doanh như thế nào, mở rộng thị trường đến mức nào là một bài toán đau đầu cho các doanh nghiệp.


2.6 Một số quan điểm xã hội


Một số quan điểm xã hội có ảnh hưởng không thuận lợi đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu phải kể đến :


Quan điểm về xuất xứ : Người Việt Nam có quan điểm ưa chuộng nhạc cụ xuất xứ Nhật Bản hoặc Châu Âu. Trong khi đó xu hướng hiện nay của các nhà sản xuất là chuyển dần nhà máy về các nước có nguồn nhiên liệu và nhân lực rẻ như Trung Quốc, Malaysia. Quan điểm về xuất xứ này một phần khiến người tiêu dùng dè dặt trong việc đưa ra quyết định mua nhạc cụ với xuất xứ từ các nước trên, đồng thời tạo điều kiện cho các loại nhạc cụ đã qua sử dụng, hàng giả, hàng nhái, làm giả xuất xứ phát triển.


Quan điểm khi quyết định mua nhạc cụ : Ngoài nhu câu mua nhạc cụ để học tập và làm việc chuyên nghiệp, nhiều gia đình đưa ra quyết định mua nhạc cụ cho con cái học để phát triển năng khiếu. Tuy nhiên một số gia đình khi được tư vấn trong việc mua nhạc cụ tỏ ra băn khoăn về việc con cái mình có khả năng chơi nhạc hay không. Thậm chí có gia đình khi con cái đã đi học nhạc rồi vẫn không quyết định mua nhạc cụ vì cho rằng không biết con cái mình có học sâu về lĩnh vực này hay không. Đây là một quan điểm sai lầm.


II. Giải pháp nhằm mở rộng thị trường dành cho các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại Việt Nam :‌


Với mục tiêu giúp các doanh nghiệp Việt nam mở rộng thị trường nhạc cụ được đánh giá là có nhiều tiềm năng, nhóm giải pháp được đưa ra tập trung chủ yếu vào các giải pháp liên quan đến doanh nghiệp. Dưới đây phân tích cụ thể nhóm giải pháp.


1. Nâng cao nhận thức và thay đổi quan điểm của người tiêu dùng


Nâng cao nhận thức và thay đổi quan điểm người tiêu dùng, khiến cho người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng là một nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp khi muốn thành công trên thị trường. Đối với ngành hàng nhập khẩu nhạc cụ là một ngành đặc thù, người tiêu dùng được phân hoá rõ ràng thành 2 bộ phận : Bộ phận những người hoạt động chuyên nghiệp có hiểu biết sâu sắc về sản phẩm và Bộ phận những người tiêu dùng thông thường có hiểu biết rất ít về sản phẩm. Trong đó bộ phận thứ hai chiếm tỉ lệ lớn và là phân khúc thị trường còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Vì vậy, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các dòng sản phẩm, tính năng và chức năng là nhiệm vụ cần thiết để doanh nghiệp bán được hàng. Doanh nghiệp có thể thực hiện điều này thông qua một số biện pháp cụ thể :


- Đào tạo, nâng cao trình độ của nhân viên bán hàng, tư vấn và các đại lý.


- Xây dựng cơ sở tài liệu, dữ liệu đầy đủ, chi tiết về sản phẩm.


- Phối kết hợp với các cơ quan thông tấn báo chí viết bài giới thiệu và phân tích sản phẩm đến người tiêu dùng.


Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều kênh thông tin đã được khai thác nhằm đưa đến cho người tiêu dùng khối lượng thông tin rất lớn khi họ quyết


định mua một số sản phẩm như điện thoại, máy vi tính, ô tô, xe máy... Trong khi đó đối với mặt hàng nhạc cụ vẫn còn rất ít các kênh thông tin giúp người tiêu dùng tỉm hiểu trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Họ chủ yếu tìm hiểu thông tin qua người quen, những người đã mua và sử dụng nhạc cụ, thông tin tại cửa hàng. Với sự thiếu thông tin như vậy, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong các chiến dịch tung ra sản phẩm mới.


Bên cạnh việc tác động vào hiểu biết của người tiêu dùng thông qua các biện pháp trực tiếp được đề cập đến ở trên, Doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư cho việc định vị thương hiệu và sản phẩm. Định vị thương hiệu là một khái niệm không còn xa lạ đối với các công ty, doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tuy nhiên đối với ngành công nghiệp âm nhạc, nhạc cụ, vấn đề này vẫn còn ít được các doanh nghiệp đầu tư và quan tâm. Định vị thương hiệu đối mới mặt hàng này bao gồm 2 phần:


- Định vị thương hiệu của nhà sản xuất


- Định vị thương hiệu của nhà nhập khẩu.


Cho đến nay do xuất hiện tại Việt Nam từ khá lâu, các nhà sản xuất như Yamaha, Casio, Kawaii... đã có một vị trí nhất định trên thị trường. Tuy nhiên thương hiệu của nhà nhập khẩu ít khi được người tiêu dùng nhớ và nhắc đến. Vì vậy bên cạnh việc khai thác danh tiếng vốn có của nhà sản xuất, doanh nghiệp cần lưu tâm đến việc định vị thương hiệu của doanh nghiệp mình trong lòng khách hàng. Điều này chỉ có thể thực hiện được bằng cách :


- Đem đến cho khách hàng những dịch vụ tốt trước và sau khi mua

hàng


- Đầu tư xây dựng bộ định dạng doanh nghiệp. Chú trọng đến hình thức trình bày showroom, các tài liệu đi kèm, hình ảnh cán bộ công nhân viên.


- Bên cạnh tìm kiếm những khác hàng mới cần chú trọng giữ mối quan hệ tốt với các khách hàng cũ thông qua các chương trình hội nghị khách hàng, giới thiệu sản phẩm mới.


2. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng


Phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu nếu muốn phát triển bền vững và theo kịp xu thế hội nhập hiện nay


Các doanh nghiệp cần ý thức được vai trò của nguồn nhân lực để có sự phân bổ kinh phí đúng đắn. Đào tạo nhân lực có thể tổ chức trong nước bằng cách mời các chuyên gia từ nhà sản xuất đến giảng dạy đối với các nội dung không quá phức tạp, tổ chức các phòng ban chuyên môn nghiên cứu sản phẩm. Đối với các vấn đề kỹ thuật phức tạp, hiện nay chưa có trường lớp đào tạo tại Việt Nam, doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư đưa nhân sự đi đào tạo tại nước ngoài. Một vấn đề đặt ra là sự cam kết làm việc của nhân viên sau khi được đào tạo. Điều này đỏi hỏi bên cạnh phát triển về mặt chuyên môn, các nhà quản lý cần chú trọng cả việc xây dựng môi trường doanh nghiệp, các chế độ đãi ngộ tương xứng, lương thưởng, các hình thức khuyến khích nhân viên làm việc để gắn bó họ với doanh nghiệp. Yêu cầu đào tạo về ngoại ngữ cũng được đặt ra một cách cấp thiết trước xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế hiện nay.


3. Đẩy mạnh các biện pháp quảng bá


Như phân tích ở các phần trước, hiện nay mặt hàng nhạc cụ rất ít hoặc hầu như không được quảng cáo trên các phương tiện truyền thông cũng như các hình thức khác. Bản thân sản phẩm đã đã tự bán dựa trên uy tín của nhà sản xuất và nhu cầu ổn định của đối tương khách hàng chơi nhạc cụ chuyên nghiệp. Tuy nhiên để mở rộng sang các phân khúc thị trường rộng lớn hơn, khiến người tiêu dùng lựa chọn mua nhạc cụ chứ không phải các sản phẩm giải trí khác, thúc đẩy họ dành một khoản tiền lớn hơn cho việc mua nhạc cụ, các doanh nghiệp cần chú ý đầu tư cho quảng cáo. Tuy nhiên cần chú ý một số điểm sau đây :


Các hình thức quảng cáo thông thường như quảng cáo trên truyền hình, trên báo, tạp chí cần có sự phân biệt giữa các phương tiện quảng cáo đại chúng với các phương tiện quảng cáo chuyên đề. Việc lựa chọn sản phẩm nào, quảng cáo bằng hình thức nào cần được nghiên cứu kỹ. Các hình thức quảng cáo thịnh hành hiện nay như quảng cáo trên báo, truyền hình, internet thích hợp dành cho các sản phẩm nhạc cụ đại chúng. Đối với các sản phẩm chuyên nghiệp có đối tượng khách hàng riêng biệt, doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức quảng cáo trực tiếp vào các đối tượng khách hàng như các tạp chí, ấn phẩm chuyên ngành, marketing giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến từng khách hàng.


Mặt khác, doanh nghiệp cần chú trọng củng cố các kênh thông tin đã có như mạng lưới đại lý, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với các trường nghệ thuật, các đoàn nghệ thuật. Đây không những là đối tượng khách hàng ổn định, lâu dài mà họ là những người có nhiều ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của các nhóm khách hàng còn lại. Vì vậy giữ mối quan hệ tốt


và chăm sóc tốt nhóm khách hàng này cũng là một biện pháp giúp doanh nghiệp giữ vững và mở rộng thị trường của mình.


Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu, chủ yếu thông qua mô hình đại lý cho các nhà sản xuất, kinh phí sử dụng cho quảng cáo và tiếp thị bao gồm 2 nguồn :


- Kinh phí từ nhà sản xuất: Mỗi nhà sản xuất đều có các quỹ dùng cho marketing dành cho các doanh nghiệp. Quỹ này được tính dựa trên doanh số nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam hoặc thoả thuận dựa trên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vào đầu các năm này tính. Đặc điểm của nguồn kinh phí này là số lượng nhiều, tuy nhiên doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng vào việc quảng bá cho sản phẩm của nhà sản xuất. Sử dụng nguồn tiền này đòi hỏi doanh nghiệp chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà sản xuất.


- Kinh phí từ bản thân doanh nghiệp: Nguồn kinh phí này có đặc điểm là ít, tuy nhiên doanh nghiệp toàn quyền sử dụng và có thể dùng cho việc quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tự động điều chỉnh nguồn kinh phí này phù hợp với tình hình kinh doanh của mình.


Việc sử dụng 2 nguồn kinh phí vào các hoạt động quảng cáo như thế này cho hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp phải có kế hoạch và chiến lược từ sớm và rõ ràng. Có 2 vấn đề thường thấy đối với các doanh nghiệp Việt Nam là việc sử dụng không hiệu quả nguồn kinh phí từ nhà sản xuất và không có sự đầu tư thích đáng cho nguồn kinh phí còn lại. Điều này dẫn đến hoạt động marketing và bán hàng của các doanh nghiệp không đạt hiệu quả và chưa khai thác được hết tiềm năng của thị trường. Đối với nguồn kinh phí từ nhà sản xuất, doanh nghiệp cần có quan điểm „đầu tư‟ thay vì quan điểm „sử dụng‟ cho hết nguồn kinh phí nhận được từ nhà sản xuất.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí