Dự án khởi sự doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại thị trường Việt Nam - 12


4. Tìm kiếm, nghiên cứu và khai thác các phân khúc thị trường mới


Các phân khúc thị trường còn nhiều tiềm năng bán hàng nhưng chưa được khai thác bao gồm:


- Thị trường các hộ gia đình với vai trò quyết định việc mua nhạc cụ là bố mẹ.


- Thị trường người chơi nhạc nghiệp dư, phục vụ sở thích, đặc biệt đối với người lớn và người đã qua tuổi nghỉ hưu. Họ là đối tượng khách hàng có khả năng về kinh tế.


- Thị trường giới trẻ, thanh niên đang có xu hướng theo học chơi nhạc cụ phục vụ sở thích. Tuy nhiên nhu cầu học chơi nhạc cụ cũng vấp phải sự cạnh tranh với các nhu cầu khác như nấu ăn, khiêu vũ, hội hoạ, thể thao...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


Đối với mỗi phân khúc thị trường, các doanh nghiệp muốn đạt được thành công cần thực hiện nghiên cứu kỹ nhu cầu của khách hàng thuộc phân khúc đó để có các biện pháp quảng bá, tiếp cận khách hàng hiệu quả. Chủng loại hàng hoá cần được lựa chọn cẩn thận phù hợp với mục đích sử dụng và túi tiền của người tiêu dùng.

Dự án khởi sự doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại thị trường Việt Nam - 12


KẾT LUẬN


Theo định hướng phát triển của nhà nước thì doanh nhân Việt Nam sẽ có thêm khoảng trên 1 triệu người đang ở tuổi thanh niên làm các chủ doanh nghiệp trẻ, năng động vào năm 2010. Các doanh nghiệp trẻ luôn mang lại những sự tươi mới và động lực phát triển lớn cho nền kinh tế quốc gia, giúp giải quyết vấn đề việc làm và đóng góp công ích cho xã hội và quan trọng nhất là những doanh nghiệp trẻ có xu hướng hội nhập với xu thế phát triển chung của thế giới nhanh hơn. Điều này là vô cùng cần thiết trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay.


Tuy nhiên một điều tra mới đây nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, số người dưới 30 tuổi ở Việt Nam chọn con đường kinh doanh khởi nghiệp và trở thành chủ doanh nghiệp là rất thấp, chỉ chiếm 7,28% trong hơn

40.000 doanh nghiệp được điều tra. Theo các chuyên gia, tỷ lệ này là khá thấp so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Vây tại sao giới trẻ Việt Nam lại ngại phải khởi nghiệp, trong khi việc khởi nghiệp sẽ giúp họ không chỉ đóng góp được cho xã hội mà còn đem lại cơ hội hoàn thiện kĩ năng bản thân rất lớn?


Có thể lý giải cho điều này là cuộc suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng không nhỏ đối với khao khát được làm chủ chính mình của các bản trẻ Việt Nam. Tuy nhiên theo quy luật kinh tế thế giới thì phần lớn các cuộc suy thoái trong lịch sử thường diễn ra trong vòng 10 tháng, sau đó là quá trình phục hồi và phát triển mạnh kéo dài 50 tháng. Vậy nếu tin tưởng vào quy luật này cùng với bản lĩnh và sự tự tin thì đây là thời điểm hoàn toàn tốt để bắt đầu khởi nghiệp.


Nhìn vào xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây có thể thấy sự chuyển dịch rất nhanh cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhu cầu của người dân đối với giải trí hiện nay là rất lớn, điều này có thể nhận thấy dễ dàng thông qua các chương trình biểu diễn sân khấu lớn, tổ chức sự kiện, chương trình truyền hình đang tăng lên nhanh chóng. Các quán café âm nhạc, các rạp chiếu phim đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều. Đó chính là những đối tượng khách hàng tiềm năng cho các công ty kinh doanh nhạc cụ. Thêm vào đó bên cạnh việc thu nhập người dân tăng cao, thì dân trí của người dân cũng ngày càng được cải thiện. Các bậc phụ huynh đã bắt đầu đầu tư cho con em mình học thêm các môn năng khiếu, đặc biệt là nhạc cụ là một trong những môn năng khiếu giúp phát triển nhân cách và trí tuệ trẻ em rất tốt.


Đánh giá được xu hướng phát triển đầy tiềm năng của lĩnh vực kinh doanh nhạc cụ, nên đề tài “ Dựa án khởi sự doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại Việt Nam” được viết ra với mong muốn đưa ý tưởng đi vào thực hiện. Đề tài được chia làm 3 chương chính với chương I khái quát những vấn đề quan trọng cần biết để khởi sự doanh nghiệp. Chương II tập trung vào việc xây dựng dự án kinh doanh cụ thể để thu hút nhà đầu tư và làm định hướng phát triển cho doanh nghiệp trong hoạt động tương lai . Cuối cùng chương III đưa ra các giải pháp để phát triển doanh nghiệp ổn định và vững mạnh. Mặc dù biết được rằng khởi nghiệp, nhất là đối với những người trẻ tuổi, không bao giờ là dễ dàng. Tuy nhiên tác giả tin rằng với bầu khí nóng và nhiệt huyết không ngừng học hỏi của tuổi trẻ thì sự thành công của doanh nghiệp và cơ hội được đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà sẽ đạt được trong một tương lai không xa.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I- Danh mục tài liệu Tiếng Việt


[1]. TS. Mai Văn Bưu & TS. Phan Kim Chiến. “Giáo trình Lý thuyết Quản trị kinh doanh”. Khoa Khoa học quản lý, ĐH Kinh tế quốc dân. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 2001


[2]. PGS.TS. Lê Thế Giới - TS. Nguyễn Thanh Liêm - ThS. Trần Hữu Hải.

“Quản trị chiến lược”. NXB giáo dục. 2008


[3]. TS. Đoàn Thị Thu Hà & TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền. “Quản trị học”. Khoa Khoa học quản lý, ĐH Kinh tế quốc dân. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 2008


[4]. PGS. TS. Đoàn Thị Thu Hà & PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền. “Giáo trình Khoa học quản lý”. Khoa Khoa học quản lý, ĐH Kinh tế quốc dân.

NXB Khoa học và Kỹ thuật. 2004


[5]. Phương Hà. “Nghệ thuật điều hành doanh nghiệp”. NXB TP. Hồ Chí Minh, tái bản lần thứ 3. 2006


[6]. Lã Kiến Hoa - Cao Thuỵ Minh. “Phương pháp quản lí hiệu quả tiêu thụ, tổ chức mạng lưới bằng xúc tiến và kết nối. NXB lao động – xã hội, tái bản lần thứ chín. 2008


[7]. TS. Nguyễn Thanh Hội & TS. Phan Thăng. “Quản trị học” . NXB Thống kê. 2001


[8]. TS. Nguyễn Thanh Liêm - ThS. Nguyễn Thị Bích Trâm. “Quản trị marketing”. NXB giáo dục. 2008


[9]. Nguyễn Hải Sản. “Quản trị học”. NXB thống kê. 1998 .


[10]. Robbins, Coulter, Bergman & Stagg. “Quản trị học”. Khoa QTKD, ĐH Ngoại thương dịch từ “Management” 3rd Edition. NXB Prentice Hall. 2003


[11]. Dr.William B Werther, Jr. “Kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp” .

NXB TP.HCM. 1993


[12]. “Luật doanh nghiệp 2005”. NXB Lao động – Xã hội. 2006


[13]. Bài giảng của các giáo viên trong bộ môn: ThS. Đặng Thị Lan; Ths. Ngô Quý Nhâm, Hoàng Anh Duy, Dương Hoài Nhung.


II – Tài liệu Tiếng Anh


[14]. R B McKenie & D R Lee. Microeconomics for MBAs”. Cambridge Univ Press. 2006


[15]. James Jones. “Are you ready to start a business. Widget Corporation


[16]. William A Sahlman. “How to write a great business plan. Harvard University


III- Tài liệu trên Internet


[17]. Vnmedia – BWP. “ Các cạm bẫy khi khởi sự doanh nghiệp”. 5-9- 2005


http://www.lantabrand.com/cat1news1728.html


[18]. Phan Thu. “Khởi sự doanh nghiệp – vì sao thất bại?” 23-8-2008


http://groups.google.com/group/chanthanhstudent/browse_thread/thread/112e 226d534dd32


[19]. “Báo cáo thị trường của tập đoàn nhạc cụ Yamaha?” 4-2009


http://www.global.yamaha.com/about/corporate/business/index.html


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP 4

I. ĐỊNH NGHĨA DOANH NGHIỆP (DN) 4

1. Một số quan điểm về doanh nghiệp 4

2. Định nghĩa doanh nghiệp 6

3. Mục đích và mục tiêu của Doanh Nghiệp 7

II – CÁC HÌNH THỨC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 8

1. Tạo lập doanh nghiệp mới 8

2. Mua lại một doanh nghiệp sẵn có 9

3. Đại lý đặc quyền 10

4. Thừa hưởng doanh nghiệp gia đình 12

III- CÁC KIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP ... 13 1. Cơ cấu quản trị trực tuyến 13

2. Cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng 14

3. Cơ cấu tổ chức quản lý theo trực tuyến – chức năng 16

4. Cơ cấu ma trận 17

IV- XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP KHỞI SỰ 19

1. Sự cần thiết của một kế hoạch kinh doanh 20

2. Khái niệm về kế hoạch kinh doanh 20

3. Kết cấu và nội dung của một bản kế hoạch kinh doanh 21

3.1 Giới thiệu về bản kế hoạch 21

3.2 Miêu tả hoạt động kinh doanh 22

3.3. Thị trường 22

3.4. Sản phẩm và dịch vụ 23

3.5. Bán hàng và Marketing 23

3.6. Nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức 24

3.7. Kế hoạch tài chính 25

CHƯƠNG II: DỰ ÁN KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP KINH DOANH NHẠC CỤ NHẬP KHẨU 26

I. Giới thiệu về dự án và công ty Hacoustic 26

1. Nhiệm vụ 28

2. Yếu tố thành công 29

3. Mục tiêu 29

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí