mô phạm tội cũng như diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn. So sánh số liệu vụ án và bị cáo các năm gần đây so với năm 2010 càng thể hiện rõ điều này.
Bảng 2.2. Bảng so sánh các vụ án xét xử sơ thẩm đối với tội trộm cắp tài sản có đồng phạm từ năm 2010 -2015 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Tổng số vụ trộm cắp tài sản có đồng phạm | Chiếm tỷ lệ (%) so với năm 2010 | Tổng số bị cáo đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản | Chiếm tỷ lệ (%) so với năm 2010 | |
2010 | 15 | 100 | 45 | 100 |
2011 | 31 | 206.7 | 57 | 126.7 |
2012 | 27 | 180.0 | 83 | 184.4 |
2013 | 38 | 253.3 | 96 | 213.3 |
2014 | 34 | 226.7 | 98 | 217.8 |
2015 | 36 | 240.0 | 92 | 204.4 |
Tổng | 181 | 471 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Đồng Phạm Trong Tội Trộm Cắp Tài Sản
- Chủ Thể Của Tội Trộm Cắp Tài Sản Có Đồng Phạm
- Một Vài Nét Về Tình Hình Kinh Tế Chính Trị Ảnh Hưởng Tới Diễn Biến Tội Trộm Cắp Tài Sản Có Đồng Phạm Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Giang
- Bảng Kết Quả Xét Xử Phúc Thẩm Đối Với Các Bị Cáo Trong Các Vụ Án Trộm Cắp Tài Sản Có Đồng Phạm
- Đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 8
- Đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 9
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
(Nguồn: Số liệu thống kê của TAND tỉnh Hà Giang năm 2010 – 2015)
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy từ năm 2010 đến năm 2015 tốc độ gia tăng các vụ án đồng phạm, các bị cáo đồng phạm là rất cao, các vụ án đồng phạm trung bình chiếm 221,3% so với năm 2010 (tăng 121,3% so với năm 2010). Các bị cáo đồng phạm trung bình chiếm 189,3% so với năm 2010 (tăng 89,3% so với năm 2010). Theo thống kê từ năm 2010 đến năm 2015 có 471 bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội trộm cắp tài sản được thực hiện dưới hình thức đồng phạm, trong đó có 06 bị cáo là cán bộ đảng viên chiếm 1,3%, có 95 người có trình độ văn hóa dưới tiểu học chiếm 20,2%, có 156 người có trình độ tiểu học chiếm 33,1%, có 138 người có trình độ văn hóa trung học cơ sở chiếm 29,3%, có 58 người có trình độ văn hóa trung học phổ thông chiếm 12,3%, có 24 người văn hóa trên 12 chiếm 5,1%, tái phạm, tái phạm nguy hiểm có 36 người chiếm 7,6%, nghiện ma túy 7 người chiếm 1,5%, dân tộc thiểu số 265 người chiếm 56,3%, nữ 9 người chiếm 1,9%, từ đủ 14 tuổi đến dưới 18
tuổi 49 người chiếm 10,4%, từ 18 tuổi đến dưới 45 tuổi có 379 người chiếm 80,5%,
từ 45 tuổi trở lên có 43 người chiếm 9,1%. Qua các số liệu thống kê cho thấy tất cả những người phạm tội trộm cắp tài sản dưới hình thức đồng phạm đều là người có quốc tịch Việt Nam mà đa số là người trong tỉnh, lý do là người trong tỉnh am hiểu địa bàn, nắm bắt được thói quen sinh hoạt và quản lí tài sản của chủ tài sản. Đối tượng phạm tội chủ yếu là nam giới, hành vi của đối tượng này mang tính chất, mức độ nguy hiểm cao hơn, liều lĩnh, táo bạo hơn nữ giới, các đối tượng này thường không có công ăn việc làm, lười lao động, thiếu tiền ăn chơi, hoàn cảnh ép buộc, bị dụ dỗ, theo bạn bè xấu, mắc phải các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, lô đề, cá độ.
Chủ thể của các vụ án trộm cắp tài sản có đồng phạm đa phần là nam giới chiếm tỷ lệ 98,1%, các vụ án mà nam giới gây ra thường táo bạo và liều lĩnh hơn các vụ án nữ giới gây ra. Đối với tội phạm là nữ giới, do yếu tố về kinh tế mà nảy sinh ý định trộm cắp tài sản, đối tượng này thường lợi dụng sự thân quen, nhân lúc sơ hở, thiếu cảnh giác của chủ tài sản để thực hiện hành vi. Đối với những trường hợp này thường ít nghiêm trọng, chủ yếu hành vi mang tính chất đơn lẻ và không thường xuyên. Nhóm đối tượng từ 18 tuổi đến dưới 45 tuổi là chủ yếu, nguyên là do không có việc làm ổn định, lười lao động, nghiện ma túy, cờ bạc, rượu chè, cá cược, gái gú, nhóm đối tượng này hành động rất liều lĩnh và xảo quyệt. Nhóm đối tượng trên 35 tuổi phạm tội thường do khó khăn về kinh tế, trong lúc túng quấn nên làm liều. Qua số liệu thống kê được và tình hình thực tiễn cho thấy tội trộm cắp tài sản được thực hiện dưới hình thức đồng phạm trên địa bàn tỉnh Hà Giang đang dần trẻ hóa nhất là độ tuổi vị thành niên. Nguyên nhân khiến nhóm đối tượng này phạm tội gia tăng là tụ tập, đàn đúm cùng ham chơi, đua đòi, nhận thức còn hạn chế, nghiện game online và sự gia tăng các loại thú vui tiêu khiển không lành mạnh, tiếp cận với internet không đúng cách. Qua quá trình tìm hiểu về nhóm đối tượng này thì đa số xem phim khiêu dâm, các đoạn clip hài tục tĩu, phim bạo lực, nghiện game online và xem đó là điều bình thường, những đối tượng này thường sinh ra trong gia đình có bố mẹ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, đánh cãi chửi nhau, bố thường xuyên uống rượu say xỉn đánh đập con cái hoặc bố mẹ ly hôn nên thiếu sự quản lý giáo dục con cái. Đối tượng phạm tội là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ rất cao, do
đặc điểm dân số Hà Giang chủ yếu là người dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn, trình độ văn hoá hiểu biết pháp luật rất thấp, lười lao động dẫn tới phạm tội. Còn có số ít phạm tội là đối tượng cán bộ đảng viên, là người có trình độ học vấn cao thường là phạm tội trộm cắp tài sản thuộc sở hữu của nhà nước, cơ quan, tổ chức, tỷ lệ phạm tội tái phạm vẫn còn…
Với tỷ lệ trên cho chúng ta thấy số vụ án và số bị cáo trong tội trộm cắp có đồng phạm trên địa bàn tỉnh Hà Giang tuy không cao nhưng hàng năm tỷ lệ này đều gia tăng, đã thể hiện tính chất phức tạp và nguy hiểm cho xã hội do tội phạm này gây ra. Xem xét bảng thống kê dưới đây để thấy rõ hơn điều đó.
Bảng 2.3. Bảng những loại người đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản
Vụ án đồng phạm trong tội TCTS | Vụ án có Người thực hành | Vụ án có Người xúi giục | Vụ án có Người giúp sức | Vụ án có Người tổ chức | |||||
Vụ án | Tỷ lệ % | Vụ án | Tỷ lệ % | Vụ án | Tỷ lệ % | Vụ án | Tỷ lệ % | ||
2010 | 15 | 15 | 100 | 2 | 13.3 | 3 | 20.0 | 2 | 13.3 |
2011 | 31 | 31 | 100 | 4 | 12.9 | 8 | 25.8 | 5 | 16.1 |
2012 | 27 | 27 | 100 | 4 | 14.8 | 9 | 33.3 | 6 | 22.2 |
2013 | 38 | 38 | 100 | 7 | 18.4 | 16 | 42.1 | 11 | 28.9 |
2014 | 34 | 34 | 100 | 7 | 20.6 | 15 | 44.1 | 11 | 32.4 |
2015 | 36 | 36 | 100 | 7 | 20.0 | 17 | 46.7 | 12 | 33.3 |
Tổng | 181 | 181 | 100 | 31 | 17.2 | 68 | 37.5 | 47 | 26.0 |
(Nguồn: Số liệu thống kê của TAND tỉnh Hà Giang năm 2010 – 2015)
Phân tích bảng số liệu trên ta thấy số những vụ án có người đồng phạm tham gia với vai trò là người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức không nhiều, chủ yếu là người thực hành. Điều đó chứng tỏ các vụ án đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản chủ yếu được thực hiện dưới dạng đồng phạm giản đơn (chỉ có sự tham gia của những người đồng thực hành). Qua các các số liệu thống kê và tìm hiểu thực tế cho thấy đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản ở Hà Giang 100% được thực hiện dưới hình dạng đồng phạm thông thường, không có dạng đồng phạm có tổ chức,
37,5% là dạng đồng phạm phức tạp và 62,5% là dạng đồng phạm giản đơn. Qua thực tế tìm hiểu cho thấy các vụ án trộm cắp tài sản được thực hiện dưới hình thức đồng phạm trong những năm đầu có nhiều người tham gia thường là những người đồng thực hành điều này phản ánh tính chất, quy mô phạm tội trong tội trộm cắp tài sản không đến mức quá phức tạp. Song điểm đáng chú ý ở đây là số vụ án có sự tham gia của người giúp sức và người tổ chức là đáng kể, số những vụ đồng phạm có sự tham gia của người xúi giục, người giúp sức, người tổ chức ngày càng tăng nhanh, điều này chứng tỏ tội trộm cắp tài sản được thực hiện dưới hình thức đồng phạm đang diễn ra theo chiều hướng phức tạp, đối với những người đồng phạm khác như người xúi giục người giúp sức, người tổ chức trong một hai năm đầu hầu như không đáng kể, càng về sau những đối tượng này càng tăng lên đã phần nào phản ánh tính tích chất nguy hiểm hơn của hành vi phạm tội và quy mô phạm tội.
Mặc dù trong các vụ đồng phạm trộm cắp tài sản ở Hà Giang chưa có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm, chưa hình thành các băng ổ nhóm phạm tội trộm cắp tài sản chuyên nghiệp nhưng đã xuất hiện nhiều nhóm lêu lổng có tâm lý sẵn sàng hành động khi có thời cơ, nhiều vụ đồng phạm đã có sự bàn bạc, thống nhất, lên kế hoạch, tuy chưa có sự câu kết chặt chẽ nhưng đã có sự phối hợp hỗ trợ lẫn nhau và quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng, điều này chứng tỏ tình hình trộm cắp tài có đồng phạm số lượng người tham gia trong cùng một vụ án ngày càng đông, diễn biến ngày càng phức tạp, đe dọa sự ổn định về trật tự an toàn xã hội về quyền tài sản của nhân dân trên địa bàn tỉnh, càng ngày trong các vụ án trộm cắp tài sản càng xuất hiện nhiều người thực hành, người giúp sức đắc lực, xuất hiện các đối tượng cầm đầu, chủ mưu nguy hiểm, những kẻ xúi giục nhằm tới đối tượng vị thành niên, hình thành một số đối tượng hoạt động liên tục và có sự liên kết với các đối tượng lưu manh trong tỉnh và ngoài tỉnh. Chúng thăm dò địa bàn, chỉ điểm, theo dõi tiếp cận tài sản, trèo tường, phá khoá, phá cửa…đồ nghề hoạt động đơn giản nhưng hiệu quả nhanh ví dụ như chỉ cần 1 cái vam phá khoá xe máy, trong vòng 20 đến 30 giây chúng có thể dắt đi chiếc xe máy đã được khoá cẩn thận, đối với địa bàn khu đông dân cư, thành phố chúng hoạt động càng
tinh vi xảo quyệt hơn, gần đây chúng đã hướng tới đối tượng là khách ngoài tỉnh đến tham quan, lợi dụng sự sơ hở của khác để trộm cắp tài sản như tư trang, xe máy, phụ tùng ô tô…. Nhiều vụ án đối tượng đã có sự chủ động trong việc thực hiện hành vi phạm tội của mình, mức độ thực hiện đã thể hiện sự táo bạo liều lĩnh hơn, một số đối tượng khi bị phát hiện chúng sẵn sàng hành hung để tẩu thoát, xuất hiện nhiều hơn các đối tượng tái phạm, tái phạm nguy hiểm, việc che giấu hành vi phạm tội ngày càng tinh vi gây khó khăn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, hành vi của chúng đã thể hiện tính nguy hiểm đáng kể, đã ảnh hưởng tới trật tự trị an và tâm lý hoang mang cho người dân trên địa bàn.
Nguyên nhân do tội trộm cắp tài sản được thực hiện dưới hình thức đồng phạm tăng chủ yếu là do số người không có công ăn việc làm tăng, số người có cách sống buông thả ngày càng nhiều, số học sinh bỏ học ngày càng tăng… những đối tượng này thường xuyên tụ tập lêu lổng, đua đòi hưởng thụ, nghiện game onlie, nghiện ma túy, để thoả mãn nhu cầu cá nhân không chính đáng đã dấn thân vào con đường phạm tội.... Mặt khác đa số bị cáo là con em người dân tộc thiểu số có trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật thấp thấp, sống trong điều kiện đói nghèo lạc hậu, công tác giáo dục tuyên truyền ý thức pháp luật cho công dân, học sinh chưa được quan tâm đúng mức, đội ngũ cán bộ tuyên truyền pháp luật vẫn còn thiếu cán bộ giỏi, có chuyên môn. Một phần do trách nhiệm của cha, mẹ đã buông lỏng sự quản lý, giáo dục đối với con cái từ lúc chưa thành niên, nhiều trường hợp cha mẹ bỏ nhau, cha mẹ có tiền án, tiền sự. Một phần do sự sơ hở, chủ quan của chính chủ sở hữu trong việc quản lý tài sản của mình, thậm chí khi mất tài sản còn không đến trình báo dẫn đến tội phạm xảy ra ngày càng nhiều. Do công tác phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội trộm cắp tài sản tại địa phương chưa được quan tam và đầu tư thoả đáng.
Từ năm 2010 đến năm 2015 mặc dù tình hình tội phạm trộm cắp tài sản diễn ra thường xuyên, có tính phức tạp trong khi điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn nhưng các cấp tòa án tại Hà Giang đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, đẩy mạnh tiến độ giải quyết, xét xử các vụ án trộm cắp tài sản có đồng phạm cả ở
cấp sơ thẩm và phúc thẩm với số lượng công việc rất đáng ghi nhận. Theo thủ tục sơ thẩm thì số vụ án trộm cắp tài sản có đồng phạm phải giải quyết là 184 vụ án, đã xét xử và giải quyết được 182 vụ án đạt tỷ lệ 98,8%, trong đó đã xét xử sơ thẩm 181 vụ án chiếm 98,3%, chuyển hồ sơ, đình chỉ vụ án, trả hồ sơ cho viện kiểm sát là 01 vụ án chiếm 0,6%, không có vụ án nào khi trả hồ sơ mà VKS không chấp nhận yêu cầu của Toà án, số vụ án còn lại là 02 vụ án chiếm 1,0% (tạm đình chỉ là 01 vụ án); án điểm hoặc xét xử lưu động là 63 vụ án chiếm 34,9%; số vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn là 01 vụ án chiếm 0,2%; số bị cáo phải giải quyết là 484 bị cáo, đã xét xử và giải quyết được 475 bị cáo đạt tỷ lệ 98,2% trong đó đưa ra xét xử sơ thẩm là 471 bị cáo chiếm 97,4%, chuyển hồ sơ, đình chỉ vụ án, trả hồ sơ cho viện kiểm sát là 04 bị cáo chiếm 0,8%, số bị cáo còn lại là 09 bị cáo chiếm 1,8% (tạm đình chỉ là 01 bị cáo) [58].
Hình phạt mà TAND các cấp đã áp dụng đối với các bị cáo đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản đã thể hiện mức độ nguy hiểm của loại tội phạm này, xem xét số liệu dưới đây để thấy rõ điều đó.
Bảng 2.4. Bảng áp dụng hình phạt đối với các bị cáo đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản
Bị Cáo | Cải tạo không giam giữ | Cho hưởng án treo | Tù từ 3 năm trở xuống | Tù từ trên 3 năm đến 7 năm | Tù từ trên 7 năm đến 15 năm | Tù từ trên 15 năm đến 20 năm | |
2010 | 45 | 2 | 10 | 27 | 6 | 0 | 0 |
2011 | 57 | 0 | 20 | 37 | 0 | 0 | 0 |
2012 | 83 | 7 | 24 | 47 | 5 | 0 | 0 |
2013 | 96 | 5 | 21 | 60 | 6 | 2 | 1 |
2014 | 98 | 8 | 31 | 59 | 3 | 0 | 0 |
2015 | 92 | 1 | 28 | 62 | 1 | 0 | 0 |
Tổng cộng | 471 | 23 | 135 | 292 | 21 | 2 | 1 |
Tỷ lệ % | 100 | 4.9 | 28.7 | 62.0 | 4.5 | 0.4 | 0.2 |
(Nguồn: Số liệu thống kê của TAND tỉnh Hà Giang năm 2010 – 2015)
Phân tích các số liệu thống kê cho thấy đối với các bị cáo đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản không có bị cáo nào bị tuyên là không có tội hoặc được miễn TNHS, miễn hình phạt; không có bị cáo nào bị đưa vào trường giáo dục giáo dưỡng tại xã phường thị trấn; không có bị cáo nào bị áp dụng hình phạt chung thân; bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ có 23 bị cáo chiếm 4,9%; cho hưởng án treo có 135 bị cáo chiếm 28,7%; bị áp dụng hình phạt tù từ 3 năm trở xuống có 292 bị cáo chiếm tỷ lệ 62%, bị áp dụng hình phạt tù từ trên 3 năm đến 7 năm có 21 bị cáo chiếm 4,5%; bị phạt tù từ trên 7 năm tù đến 15 năm có 02 bị cáo chiếm 0,4%; bị áp dụng hình phạt tù từ trên 15 năm tù đến 20 năm có 01 bị cáo chiếm 0,2%; Đối với hình phạt bổ sung thì có 02 bị cáo bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tài sản chiếm 0,4%; có 01 bị cáo áp dụng hình phạt tiền chiếm 0,2%; các hình phạt bổ sung khác không áp dụng. Qua phân tích ta thấy 95,7%, các bị cáo phạm tội ít nghiêm trong chỉ có 4,5% bị cáo phạm tội nghiêm trọng, 0,4% bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng và chỉ có 0,2% bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, không có bị cáo bị áp dụng hình phạt chung thân. Song điều đáng chú ý ở đây là tốc độ gia tăng nhanh của tội phạm, số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù năm sau luôn cao hơn năm trước, số vụ án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng rơi vào các năm gần đây, số người đồng phạm trong một vụ án đồng phạm không còn chỉ đơn thuần là những người đồng thực hành mà có sự tham gia của những người đồng phạm khác như người xúi giục, người chủ mưu, người giúp sức, trong cùng một vụ án có sự tham gia của nhiều loại người đồng phạm, có sự phối hợp hành động và phân công nhiệm vụ giữa những người đồng phạm…
Trong công tác xét xử các vụ án trộm cắp tài sản có đồng phạm tại Hà Giang thì về cơ bản các cấp tòa án đã thực hiện xét xử công minh, đúng người đúng tội. Khi xác định mức độ tham gia phạm tội của mỗi người đồng phạm nhiều tòa án đã có những nhận định ban đầu như bị cáo tham gia với vai trò gì, mức độ đến đâu, tích cực, quyết tâm đến đâu; có động cơ, mục đích như thế nào; đã dùng những công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội nào. Về cơ bản các toàn án đã căn cứ vào tính chất nguy hiểm của hành vi mà các bị cáo than gia để phân hoá
vai trò cụ thể cho từng bị cáo. Việc phân hoá vai trò, vị trí của từng bị cáo trong vụ án đồng phạm là rất quan trọng cũng đã được nhiều toà án chú tâm, mặc dù vẫn chưa rõ ràng cụ thể nhưng đã có những nhận định tích cực như: những tên chủ mưu, khởi xướng, những tên dụ rỗ, lôi kéo, những tên thực hành giúp sức tích cực, phạm tội lần đầu, những tên có tiền án tiền sự, tái phạm, tái phạm nguy hiểm… để làm rõ hơn tình tiết của vụ án, đánh giá đúng tính chất của hành vi phạm tội.
Ví dụ sau đây là một minh chứng cho sự đánh giá này:
Tại Bản án sơ thẩm số 17/2013/HSST ngày 04 tháng 9 năm 2013 có nội dung:
Xét hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, vì đã trực tiếp xâm hại đến quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của nhiều người được pháp luật bảo vệ. Trong khi các bị cáo có đầy đủ năng lực hành vi và hoàn toàn nhận thức được việc lấy trộm cắp tài sản của người khác là vi phạm pháp luật, nhưng vì mục đích tư lợi mà các bị cáo đã bất chấp pháp luật cố ý phạm tội. Ngoài ra hành vi phạm tội của các bị cáo đã xâm phạm đến trật tự trị an trên địa bàn Thành phố Hà Giang
Xét về vai trò của các bị cáo trong vụ án:
- Bị cáo Lý Văn Giang giữ vai trò chính trong vụ án, bị cáo là người rủ rê lôi kéo các bị cáo khác thực hiện tội phạm, đồng thời là người trực tiếp nhiều lần thực hiện hành vi trộm tài sản là xe máy, số lần tham gia trộm cắp (04 lần) giá trị tài sản chiếm đoạt lớn hơn và sử dụng tài sản chiếm đoạt nhiều hơn. Bị cáo phạm tội Trộm cắp tài sản với tình tiết tăng nặng hình phạt tù trong trường hợp phạm tội nhiều lần, được quy đinh tại điểm g khoản 1 điều 48- BLHS…Vì vậy, cần buộc bị cáo phải chịu hình phạt cao hơn các bị cáo khác.
- Bị cáo Nguyễn Hữu Tiến là đồng phạm tích cực, trực tiếp trộm cắp tài sản và tham gia giúp sức cho đồng bọn trộm cắp và cùng mang tài sản đi tiêu thụ. số lần tham gia trộm cắp (05 lần) giá trị tài sản chiếm đoạt 59.600.000đ, theo quy định tại điểm e, khoản 2 điều 138- BLHS... Do vậy cần áp dụng hình phạt thoả đáng với hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng thấp hơn bị cáo Giang.
- Bị cáo Nông Kiên Quyết tham gia với vai trò đồng phạm, giúp sức cho các