Một Vài Nét Về Tình Hình Kinh Tế Chính Trị Ảnh Hưởng Tới Diễn Biến Tội Trộm Cắp Tài Sản Có Đồng Phạm Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Giang

dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; hành hung để tẩu thoát; tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng và gây hậu quả nghiêm trọng.

Tình tiết định khung Có tổ chức là trường hợp phạm tội có tổ chức được quy định tại Khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự về đồng phạm: Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Tình tiết định khung Có tính chất chuyên nghiệp, tức là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Theo Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS: Chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a. Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;

b. Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Tình tiết định khung Tái phạm nguy hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 49 BLHS: Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm: Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; hoặc đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.

Tình tiết định khung Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm chưa được giải thích của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm được hiểu là người phạm tội trộm cắp thực hiện hành vi phạm tội một cách nhanh chóng chiếm đoạt tài sản bằng hình thức dễ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người phạm tội.

Tình tiết định khung Hành hung để tẩu thoát là trường hợp người phạm tội có hành vi dùng sức mạnh chống lại sự truy đuổi của người khác để tẩu thoát chứ không phải để chiếm đoạt cho được tài sản. Trong trường hợp để chiếm đoạt bằng được tài sản thì hành vi hành hung này chuyển sang tội cướp tài sản.

Tình tiết định khung: chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng là trường hợp tài sản trộm cắp có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

Tình tiết định khung Gây hậu quả nghiêm trọng trong tội trộm cắp tài sản không phải là hậu quả về tính mạng sức khỏe. Hậu quả nghiêm trọng về tội này có thể là gây nên tình hình an ninh, trật tự phức tạp, ảnh hưởng đến chính trị.

Thứ ba, hình phạt trong cấu thành tội phạm tăng nặng và đặc biệt tăng nặng theo khoản 3, khoản 4 Điều 138 BLHS năm 1999.

Khoản 3 Điều 138 quy định, người thỏa mãn các dấu hiệu phạm tội trộm cắp mà phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Khoản 4 Điều 138: người thỏa mãn các dấu hiệu phạm tội trộm cắp mà phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; hoặc Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Theo Tiến sĩ Hoàng Văn Hùng cho rằng:

Khi áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung được quy định tại Điều 138 BLHS năm 1999 để quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội trộm cắp tài sản thực tiễn cho thấy việc xác định giá trị tài sản trong tội trộm cắp tài sản nói riêng và trong các tội xâm phạm sở hữu tài sản nói chung rất khó khăn vì tài sản này nhiều khi không còn tồn tại trên thực tế do nhiều nguyên nhân khách nhau hoặc nếu tài sản tồn tại thì cũng thuộc nhiều chủng loại và trong những trạng thái khác nhau như thật giả, cũ, mới và tài sản này có giá trị khác nhau trong các thời điểm [18, tr. 59].

Vì vậy, để xác định đúng giá trị tài sản, cần nghiên cứu hướng dẫn tương ứng trong Thông tư 02/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001: “Giá trị tài sản bị chiếm đoạt được xác định theo giá thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị chiếm đoạt”.

Việc quyết định hình phạt trong trường hợp người phạm tội trộm cắp tài sản có nhiều tình tiết định khung tăng nặng. Hiện tồn tại nhiều quan điểm khác nhau như: phải chuyển khung hình phạt nặng hơn; xử phạt người phạm tội ở mức cao trong khung hình phạt đã quy định. Xuất phát từ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa tôi đồng tình với quan điểm thứ hai, phải xử lý người phạm tội trong khung đó nhưng ở mức án cao chứ không thể chuyển khung hình phạt.

Thứ tư, hình phạt bổ sung đối với tội trộm cắp tài sản. Tại Khoản 5 Điều 138 BLHS năm 1999 qui định "Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”. Hình phạt tiền có thể áp dụng đối với người phạm tội trộm cắp tài sản với tính chất là hình phạt bổ sung bên cạnh hình phạt chính khác để đảm bảo mục đích của hình phạt.

Chương 2

THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN CÓ ĐỒNG PHẠM TẠI HÀ GIANG


2.1. Một vài nét về tình hình kinh tế chính trị ảnh hưởng tới diễn biến tội trộm cắp tài sản có đồng phạm trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh miền núi nghèo nằm ở biên giới cực bắc của Tổ quốc, có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía bắc và tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.914,9 km2 nằm trong khu vực địa bàn

vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nước biển. Tính đến nay Hà Giang có 01 thành phố, 10 huyện, 05 phường, 13 thị trấn và 177 xã, 2.069 thôn bản, tổ dân phố, có 07 huyện biên giới với 34 xã, thị trấn nằm dọc tuyến biên giới Việt - Trung. Dân số tỉnh Hà Giang là 771.200 người bao gồm 22 dân tộc khác nhau như Mông (chiếm 32%), Dao (chiếm 15,1%), Kinh (chiếm 11%), Tày (chiếm 23,3%), Nùng (chiếm 9,9%), ngoài ra là các dân tộc khác như Pu Péo, Cờ Lao, La Chí, Bố Y… nhìn chung trình độ văn hóa, trình độ nhận thức về pháp luật giữa các vùng, miền, giữa các dân tộc còn nhiều chênh lệch, đặc biệt là các khu dân cư ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, chỉ có 11,9% dân số Hà Giang sống ở các thị xã, thị trấn, còn lại phần lớn dân số vẫn tập trung ở nông thôn và vùng núi cao. Trình độ học vấn và lao động của toàn tỉnh còn khá thấp, trên 80% dân số trong độ tuổi lao động nhưng có tới trên 15% lao động chưa biết chữ, số lao động tốt nghiệp trung học phổ thông và trung cấp chỉ hơn 7%. Trình độ dân trí chưa cao, hiểu biết pháp luật còn hạn chế giữa thành thị và nông thôn và giữa các dân tộc. Việc tuyên truyền pháp luật còn khó khăn, nhiều người dân còn không biết nói tiếng phổ thông.

Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước,

các bộ, ngành Trung ương và sự tập trung lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng sự phấn đấu, nỗ lực của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nên nền kinh tế, xã hội của tỉnh đã từng bước phát triển, quốc phòng - an ninh được củng cố vững chắc. Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao.Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp nên đến nay Hà Giang hiện vẫn là một tỉnh nghèo, đặc biệt khó khăn, nền kinh tế còn nhỏ lẻ, mức thu nhập bình quân đầu người thấp. Hiện còn 6/11 huyện, thành phố được hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ gồm: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su phì và Xín Mần [34].

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được không thể không nói đến những khó khăn, thách thức đang đặt ra, mặt trái của nền kinh tế thị trường kéo theo không ít những tệ nạn tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh trận tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Tình hình một số tội phạm trên địa bàn tỉnh Hà Giang đang diễn biến tương đối phức tạp, đặc biệt trong đó có tội trộm cắp tài sản được thực hiện dưới hình thức đồng phạm. Tội trộm cắp tài sản diễn ra thường xuyên ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất, mức độ nguy hiểm ngày càng cao, số vụ án trộm cắp tài sản có nhiều người tham gia ngày càng nhiều, đặc biệt xuất hiện các vụ án có sự tham gia của nhiều trẻ vị thành niên và nữ giới. Tuy chưa có những băng nhóm trộm cắp chuyên nghiệp có tổ chức chặt chẽ nhưng đã hình thành những nhóm tội phạm lôi kéo nhiều đối tượng tham gia, với hành vi thủ đoạn ngày càng tinh vi nguy hiểm, có sự tham gia của những kẻ lưu manh côn đồ, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, đã xuất hiện một số vụ án có hành vi táo bạo hành hung để tẩu thoát, có sự cấu kết với các phần tử ở các tỉnh lân cận trong quá trình thực hiện, chỉ điểm, dẫn đường, tẩu tán và tiêu thụ tài sản. Tài sản bị trộm cắp có giá trị lớn ngày càng tăng, kẻ phạm tội không chỉ nhằm vào sự sơ hở của người dân trong tỉnh mà còn nhằm vào du khách đến tham quan, chúng không chỉ thực hiện ở thành thị mà còn thực hiện cả ở vùng nông thôn, chúng không chỉ thực hiện ban đêm mà còn thực hiện cả ban ngày, càng gần đây số vụ hoạt động vào ban ngày càng gia tăng thường là các vụ đồng phạm có thông mưu trước thực hiện bằng những hành vi táo bạo, có sự phối hợp

của nhiều người, có sự phân công cảnh giới, đảm nhiệm vai trò nhất định trong vụ án, nhằm vào những chỗ đông người mất cảnh giác như cổng bệnh viện, ký túc xá, trước quán ăn…, những lúc buổi trưa mọi người ngủ trưa, những lúc chủ tài sản lơ là trong việc bảo vệ tài sản.

Tội trộm cắp tài sản là một trong các loại tội phạm chiếm tỷ lệ cao nhất trong trong cơ cấu các vụ án hình sự tại Hà Giang, số lượng vụ án trộm cắp tài sản được thực hiện dưới hình thức đồng phạm chiếm một tỷ lệ đáng kể, đây là một trong những vấn đề tội phạm còn nhức nhối mà đang cần các cấp các ngành vào cuộc nhằm góp phần đẩy lùi tình trạng gia tăng và phức tạp của loại tội phạm này góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân phục vụ tích cực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.2. Tình hình giải quyết và những kết quả đạt được trong công tác xét xử các vụ án trộm cắp tài sản có đồng phạm tại tỉnh Hà Giang

Tội trộm cắp tài sản được thực hiện dưới hình thức đồng phạm trên địa bàn tỉnh Hà Giang tuy chủ yếu được thực hiện dưới hình thức đồng phạm giản đơn nhưng có xu hướng ngày càng gia tăng, các vụ đồng phạm phức tạp, có thông mưu trước tuy ít nhưng ngày càng nhiều, dẫn đến tình hình tội phạm ở Hà Giang trở nên ngày càng phức tạp hơn, nó xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu của của nhà nước, tập thể, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở nhận thức được tình hình diễn biến của tội trộm cắp tài sản TAND các cấp đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu giải quyết loại tội phạm này góp phần đưa chỉ tiêu công tác của ngành được hoàn thành vượt mức, chất lượng xét xử được nâng cao, về cơ bản đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế những sai sót, bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp về tải sản của nhà nước, tập thể, tổ chức và công dân, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của chính quyền và nhân dân, đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tìm hiểu và nghiên cứu tình hình tội phạm đối với tội trộm cắp tài sản nói chung trên địa bàn tỉnh Hà Giang tác giả có được con số thống kê: Từ năm 2010

đến năm 2015 trong tổng số 1.772 vụ án hình sự được TAND các cấp tỉnh Hà Giang đưa ra xét xử sơ thẩm và phúc thẩm thì có 656 vụ án thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, số vụ án trộm cắp tài sản là 470 vụ án chiếm 26,5% các vụ án hình sự và chiếm 71,7% các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt; Trong tổng số 3159 bị cáo bị đưa ra xét xử hình sự sơ thẩm và phúc thẩm thì có 1065 bị cáo thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, số bị cáo trộm cắp tài sản là 753 bị cáo chiếm 23,8% các bị cáo bị xét xử hình sự và chiếm 70,7% các bị cáo thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt. Điều này chứng tỏ số vụ án và số bị cáo trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt chủ yếu là tội trộm cắp tài sản và đây đang là vấn đề nổi cộm cần phải được ngăn chặn và đẩy lùi [58].

Bảng số liệu dưới đây thể hiện sự gia tăng và phức tạp của loại tội phạm trộm cắp tài sản tại tỉnh Hà Giang.

Bảng 2.1. Bảng so sánh các vụ án xét xử sơ thẩm đối với tội trộm cắp tài sản từ năm 2010 -2015 trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Năm

Tổng số vụ trộm cắp tài sản

Số vụ có đồng phạm

Chiếm tỷ lệ (%)

Tổng số bị cáo

trong tội

trộm cắp tài sản

Số bị cáo đồng phạm

%

2010

48

15

31.3

78

45

57.7

2011

95

31

32.6

121

57

47.1

2012

66

27

40.9

122

83

68.0

2013

92

38

41.3

150

96

64.0

2014

82

34

41.5

149

98

65.8

2015

87

36

41.7

133

92

69.0

Tổng

470

181

38.6

753

471

62.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 5

(Nguồn: Số liệu thống kê của TAND tỉnh Hà Giang năm 2010 – 2015)


Tìm hiểu về tình hình tội trộm cắp tài sản được thực hiện dưới hình thức đồng phạm trên địa bàn tỉnh Hà Giang ta thấy, ở vùng nông thôn bọn tội phạm thường hướng tới tài sản là xe máy, máy nông cụ, trâu, bò, dê và một số tài sản gia

đình có giá trị… Ở các khu vực đô thị như thành phố Hà Giang và các thị trấn ở các huyện, những kẻ phạm tội thường trộm cắp những tài sản tương đối có giá trị như xe máy, phụ tùng ô tô, máy vi tính, máy chiếu, tiền mặt, vàng bạc…chúng thực hiện tại các địa bàn như nhà trường, cơ quan, bệnh viện, trong khu dân cư, khu nhà trọ của sinh viên. Số vụ án đồng phạm trộm cắp tài sản diễn ra ở thành thị là chủ yếu vì thành thị là vùng có kinh tế phát triển hơn có nhiều tài sản đáng có giá trị, có nhiều người không công ăn việc làm lêu lổng nghiện hút họ thường xuyên đàn đúm tụ tập, rủ rê nhau cùng thực hiện tội phạm. Ở thành thị với số lượng dân cư đông có sự quan sát của nhiều người xung quang, người dân có ý thức cảnh giác và bảo vệ tài sản cẩn thận hơn do vậy chúng càng cần có sự chuẩn bị chu đáo và phối hợp cao, chúng cần có kẻ chủ mưu vạch ra kế hoạch cẩn thận, cần có kẻ giúp sức đắc lực đắc lực để hành động dễ dàng, cần có sự phối hợp để thực hiện thành công tội phạm. Mặt khác đây là khu vực tập trung đông các hàng quán, các công sở lại không có người quản lý trông coi, lợi dụng yếu điểm đó các đối tượng này thường đóng giả khách hàng của quán nhân lúc không để ý của mọi người rồi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Những năm gần đây đối tượng trộm cắp là xe máy gia tăng, một phần do nó có giá trị tương đối lớn, mặt khác loại tài sản này hiện nay có rất nhiều, người dân rất chủ quan trong việc quản lý loại tài sản (thường chỉ khóa điện không khóa cổ, không khóa càng, buổi trưa thường để xe máy ngoài hiên, ngoài đường). Đặc biệt gần đây chúng đã nhằm tới tài sản là phụ kiện ô tô, xe máy, đồ tư trang của du khách đến tham quan tại tỉnh nhà.

Từ năm 2010 đến năm 2015 số vụ án trộm cắp tài sản đã xét xử sơ thẩm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm là 181 vụ chiếm 38,6%, có 471 bị cáo đồng phạm bị đưa ra xét xử chiếm 62,5%. Tỷ lệ số vụ trộm cắp tài sản và số bị cáo được thực hiện dưới hình thức đồng phạm tuy không cao nhưng cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu tội trộm cắp tài sản, điều đáng chú ý là những vụ án đồng phạm, những bị cáo đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản năm sau cao hơn năm trước điều đó chứng tỏ tình hình tội trộm cắp tài sản được thực hiện dưới hình thức đồng phạm đang có xu hướng gia tăng thể hiện tích nguy hiểm của hành vi và quy

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 11/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí