Khái Niệm Đồng Phạm Trong Tội Trộm Cắp Tài Sản

mục đích chiếm đoạt vật này, thì bị phạt tù đến năm năm hoặc phạt tiền”. Khái niệm này cho thấy đối tượng của tội trộm cắp tài sản phải là động sản, bất động sản không thể là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản. Điều 253 BLHS Nhật Bản ban hành năm 1907 đã sửa đổi bổ sung nhiều lần cũng quy định: “Người nào lấy cắp tài sản của người khác thì bị phạt tù đến 10 năm”. Như vậy, bộ luật chỉ xác định đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản là tài sản của người khác, không mô tả thêm bất kỳ dấu hiệu pháp lý nào khác của tội phạm. Từ những dẫn chứng trên ta thấy rõ một số nét tương đồng cơ bản trong pháp luật hình sự ở một số nước. Sự khác biệt xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống lập pháp hình sự và kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm của từng nước.

Tại Việt Nam, trong các bộ luật phong kiến trước đây đều đã từng thể hiện rõ cả hai khuynh hướng này. Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long tuy có quy định nhiều về tội trộm cắp cụ thể nhưng không có quy phạm định nghĩa về tội này. Ngược lại, Hình Luật Canh Cải và Hoàng Việt Luật Lệ lại có quy định về khái niệm tội trộm cắp tài sản. Ví dụ Điều 381 Hình Luật Canh Cải quy định: “Người nào dùng sự gian mà lấy đồ (vật) của người ta, thì phạm tội ăn trộm” [13, tr. 141-149]. Các văn bản pháp luật hình sự của nhà nước ta sau Cách mạng Tháng 8 lại thể hiện khuynh hướng thứ nhất, không có quy phạm định nghĩa về tội trộm cắp tài sản, chỉ quy định tội danh một cách đơn giản. Cách quy định này thể hiện rõ trong các Điều 132, 155 Bộ luật hình sự năm 1985 và Điều 138 BLHS năm 1999.

Giáo trình trường Đại học luật Hà Nội đưa ra định nghĩa về tội trộm cắp tài sản: “Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản có chủ” [69, tr. 383]; Bình luận khoa học BLHS phần các tội phạm, Tập 2 – Đinh Văn Quế “Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác” [25, tr. 196]. Khái niệm trên không thể hiện rõ một số dấu hiệu pháp lý khác của tội trộm cắp tài sản như dấu hiệu về lỗi, dấu hiệu về độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể tội phạm.

Để đưa ra được khái niệm về tội trộm cắp tài sản, trước hết cần khẳng định tội trộm cắp tài sản phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm mà theo TSKH.PGS Lê Cảm là phải thể hiện ba bình diện với năm đặc điểm của nó là:

a) bình diện khách quan – tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; b) bình diện pháp lý – tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự; c) bình diện chủ quan- tôi phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi [4, tr.105].

Tổng kết các quan điểm trên ta có thể đưa ra một khái niệm về tội trộm cắp tài sản như sau: Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác, do người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.

1.1.3. Khái niệm đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản

Tội phạm nói chung cũng như tội trộm cắp tài sản nói riêng không chỉ thực hiện bởi một người mà có thể được thực hiện bởi nhiều người mà giữa họ đã có sự thống nhất ý chí cùng thực hiện một tội phạm, trường hợp phạm tội đặc biệt này trong khoa học luật hình sự gọi là đồng phạm.

“Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” (Điều 20 BLHS), do đó đồng phạm trộm cắp tài sản là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.

Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự của nước ta, chúng ta thấy vấn đề đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản đã được luật hình sự Việt Nam quy định từ rất sớm. Trong thời kỳ phong kiến, Bộ luật Gia Long đã có quy định về trường hợp đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản tại Điều 238: “10 người cùng ăn trộm của cải một nhà, tính tang của (giá trị tang vật) đến 40 lạng bạc dẫu chia nhau, mỗi người được 4 lạng, nhưng mà tính gộp một chỗ thì 10 người đều phải ăn trộm 40 lạng” nghĩa là đối với giá trị tài sản bị chiếm đoạt được tính gộp lại và những người đồng phạm đều phải chịu trách nhiệm chung về tội phạm. Ở thời Pháp thuộc, Hình Luật Canh Cải bên cạnh việc đưa ra quy định về khái niệm tội trộm cắp tài sản tại Điều 379 còn quy định về trường hợp “Trộm cắp tài sản có từ hai người trở lên tham gia” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của Tội trộm cắp tài sản. Sau này trong Hình luật An Nam và Hoàng Việt Luật Lệ cũng sao chép lại quy định này từ Hình Luật Canh Cải.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, pháp luật hình sự nước ta đã có sự phân biệt giữa các hình thức đồng phạm khác như: “Trộm cắp phạt tù từ ba tháng đến ba năm; cướp đường hay trộm có tổ chức, có bạo lực, có dùng vũ khí để dọa nạt thì phạt tù từ ba đến mười năm” (Thông tư 442 – TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 19/01/1955 về trừng trị một số tội phạm) để phân biệt với các hình thức đồng phạm đơn giản, “phạm tội có tổ chức” trở thành tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tinh thần này vẫn được Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999 giữ vững.

Trong thực tế, đồng phạm trong trộm cắp tài sản được thể hiện dưới những hình thức khác nhau như đồng phạm giản đơn, đồng phạm phức tạp và phạm tội có tổ chức trong đó phạm tội trộm cắp tài sản có tổ chức là hình thức đồng phạm rất phổ biến, gây thiệt hại lớn cho xã hội.

Đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 3

Đồng phạm đơn giản là hình thức đồng phạm không có sự thông mưu trước của những người cùng thực hiện tội phạm, tất cả những người đồng phạm đều có vai trò là người thực hành. Có nghĩa là, mỗi người đồng phạm đều thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm của Điều 138 BLHS.

Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm có sự phân công vai trò của những người cùng tham gia thực hiện tội phạm, trong đó ngoài một hoặc một số người có vai trò là người thực hành, còn có sự tham gia của những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức. Ở hình thức đồng phạm phức tạp chỉ có một hoặc một số người đồng phạm (người đồng thực hành) thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm.

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999).

Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 thì trong đồng phạm có tổ chức, giữa những người cùng thực hiện tội phạm phải có sự câu kết chặt chẽ với nhau, có sự phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể, có sự tính toán và chuẩn bị kỹ càng, chu đáo trong việc cùng tham gia thực hiện tội phạm.

Theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16/11/1988 hướng dẫn bổ sung Nghị quyết số

02/HĐTP ngày 05/01/1986 khi giải thích khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 về "Phạm tội có tổ chức" thì phạm tội có tổ chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, sự câu kết này, theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, có thể thể hiện dưới các dạng sau:

a) Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội như đảng phái, hội đoàn phản động, băng, ổ trộm, cướp… có những người chỉ huy, cầm đầu. Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức phạm tội không có tên chỉ huy, cầm đầu mà chỉ là sự tập trung những người chuyên phạm tội đã thống nhất cùng nhau hoạt động phạm tội;

b) Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước;

c) Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch đã được tính toán kỹ càng, chu đáo, có sự chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm.

Chính vì tính nguy hiểm cao hơn của hình thức đồng phạm này so với hình thức đồng phạm thông thường nên Điều 138 BLHS năm 1999 quy định tình tiết “phạm tội có tổ chức” là tình tiết định khung tăng nặng (điểm a Khoản 2 Điều 138 BLHS).

Ngoài ra, đối với đồng phạm trộm cắp tài sản, không chỉ có đồng phạm hành động mà còn có đồng phạm không hành động, đó là trường hợp những người đồng phạm trộm cắp tài sản không hành động phạm tội, ví dụ: A đã thỏa thuận với B là bảo vệ của cơ quan không khóa cửa kho để đến đêm A vào kho lấy trộm tài sản của cơ quan. Trong trường hợp này A và B là đồng phạm trộm cắp tài sản, A là người thực hành còn B là người giúp sức (không hành động).

Với các phân tích trên cho thấy đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản là việc hai hay nhiều người cố ý cùng lén lút thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác.

1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản có đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999

1.2.1. Khách thể của tội trộm cắp tài sản có đồng phạm

Luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp

của các tổ chức và của công dân trong xã hội, chống lại mọi hành vi phạm tội. Tội trộm cắp tài sản xâm phạm đến quyền sở hữu của tổ chức và của công dân, đó là các quyền được bảo hộ trong Hiến pháp và pháp luật. Bên cạnh việc xâm phạm quyền sở hữu, tội phạm còn gây nguy hại đến trật tự công cộng. Khi tội trộm cắp tài sản xảy ra thì không chỉ người chủ sở hữu mất tài sản mà các hoạt động khác như sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt bình thường của chủ sở hữu cũng có thể bị ảnh hưởng và mất trật tự an toàn xã hội nơi xảy ra tội phạm [20, tr. 63]; [22, tr. 20]; [32, tr. 47]. Luật dân sự quy định rõ, trong nội dung quyền sở hữu gồm ba quyền là:

quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Khi xâm phạm đến quyền sở hữu của chủ tài sản, tội trộm cắp tài sản đồng thời xâm phạm đến cả ba quyền trên hoặc một trong ba quyền trên. Quyền sở hữu về tài sản được nhà nước bảo vệ thông qua các quy định của Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Do vậy, khách thể của tội trộm cắp tài sản chính là sự xâm phạm vào quyền sở hữu hợp pháp của nhà nước, cơ quan, tổ chức, công dân. Tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của sự chiếm đoạt mà có các hình thức xử lý khác nhau về chế tài hình sự. Khi có hành vi trộm cắp tài sản (hành vi chiếm đoạt tài sản) làm cho chủ sở hữu tài sản không có khả năng thực hiện được các quyền năng đó của mình trên thực tế, nghĩa là quyền sở hữu tài sản của họ bị xâm phạm.

Điều 105, Bộ luật dân sự Việt Nam quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.

Vật là một hình thức tài sản và có thể trở thành đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản. Khi là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản, vật phải nằm trong sự chiếm hữu của con người. Đối với trường hợp người chủ sở hữu chủ động từ bỏ quyền sở hữu của mình và dịch chuyển tài sản ra khỏi phạm vi quản lý, thì tài sản này được coi là tài sản vô chủ, hành vi lấy đi loại tài sản này không bị coi là phạm tội trộm cắp tài sản [18, tr. 25]. Hành vi lấy đi tài sản của mình, do mình quản lý hoặc tài sản không còn nằm trong sự quản lý của chủ tài sản như tài sản bị bỏ quên, đánh rơi, tài sản vô chủ thì không phải là hành vi trộm cắp tài sản. Các hành vi này có thể cấu thành tội khác như tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 141 BLHS).

Tài sản là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản còn có thể là tiền, các loại giấy tờ trị giá được bằng tiền. Tiền bao gồm tiền Việt Nam và tiền nước ngoài. Những loại tiền cũ có giá trị văn hóa [14, tr. 37].

“giấy tờ có giá”, chỉ có giấy tờ có giá vô danh mới có thể trở thành đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản vì khi lấy nó người phạm tội mới thực hiện được quyền của chủ sở hữu, còn với giấy tờ có giá ghi danh chỉ có chủ sở hữu mới có thể thực hiện được quyền sở hữu của mình nó không thể bị dịch chuyển một cách trái phép bởi hành vi chiếm đoạt. Đối với tài sản là “quyền tài sản” như quyền đòi nợ..., nó tồn tại dưới dạng vô hình không nhìn thấy sờ thấy nó gắn liền với một chủ thể nhất định, trình tự xác lập thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản đó tuân theo quy định pháp luật và không thể bị dịch chuyển trái phép bởi hành vi chiếm đoạt nên “quyền tài sản” cũng không phải là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản.

Tài sản là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản phải tồn tại dưới dạng một động sản theo quy định của BLDS. Những tài sản thuộc loại bất động sản có tính chất vật lý cố định không di dời được như đất đai, nhà cửa... không là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên có một số tài sản nếu tách riêng thì nó là động sản nhưng luật dân sự quy định là bất động sản do công dụng của nó như cánh cửa gắn liền với ngôi nhà, cây cối trồng trên đất... vẫn có thể là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản. Đối với tài sản đặc thù pháp luật có quy định riêng như: tàu bay, tàu thuỷ, vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự, đất đai, chiến lợi phẩm... không thể là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản dù nó có bị hành vi phạm tội xâm hại tới, mà nó sẽ là đối tượng tác động của các tội phạm khác như tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ (Điều 221 BLHS), tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng phương tiện kĩ thuật quân sự (Điều 230 BLHS)...

Đối với tội trộm cắp tài sản, hành vi phạm tội là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác, đó là sự dịch chuyển một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình làm biến đổi tình trạng bình thường của tài sản. Tài sản có thể thuộc quyền sở hữu của công dân Việt Nam, của người nước ngoài của các tổ chức trong nước và quốc tế tại Việt Nam, của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam cũng như của các nước khác tại Việt Nam đều được pháp luật hình sự Việt Nam bảo vệ.

Đối với hành vi trộm cắp tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản thì khách thể của tội trộm cắp tài sản là quan hệ sở hữu tài sản, đối với những tài sản không thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản như: tài sản do chiếm hữu bất hợp pháp, tài sản do phạm tội mà có... trong trường hợp này khách thể của tội trộm cắp tài sản là quan hệ xã hội liên quan đến trật tự an toàn xã hội. Hành vi lén lút lấy đi tài sản của người khác với mục đích chiếm đoạt và tài sản này là bất hợp pháp thì về tính chất pháp lý hành vi trên vẫn cấu thành tội trộm cắp tài sản và người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các quan hệ sở hữu tài sản, quan hệ xã hội liên quan đến trật tự an toàn xã hội (đối với những tài sản không thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản) chính là khách thể trong vụ án trộm cắp tài sản có đồng phạm bị người thực hành xâm hại. Do đó khách thể của tội trộm cắp tài sản (có nhiều người tham gia) cũng chính là khách thể của tội trộm cắp tài sản (do một người thực hiện).

1.2.2. Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản có đồng phạm

Nghiên cứu mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản, chúng ta lần lượt nghiên cứu về hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội trộm cắp tài sản.

Thứ nhất, hành vi khách quan đặc trưng của tội trộm cắp tài sản. Điều 138 Bộ luật hình sự không mô tả thế nào là hành vi trộm cắp tài sản mà chỉ quy đinh: Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ… thì… Như vậy, hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản là hành vi trộm cắp, biểu hiện cơ bản nhất trong mặt khách quan của tội phạm. Hành vi khách quan đặc trưng của tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút lấy đi tài sản của người khác với mục đích chiếm đoạt tài sản của người đó. Lén lút có nghĩa là người phạm tội có ý thức che giấu hành vi phạm tội của mình đối với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản khi phạm tội. Trường hợp người lấy tài sản chỉ che giấu hành vi phạm tội của mình đối với người chủ sở hữu hoặc

người quản lý, bảo vệ tài sản nhưng lại để người khác thấy được hành vi phạm tội của mình thì vẫn phạm tội trộm cắp tài sản [70, tr. 176]. Trong nhiều trường hợp, người phạm tội có ý định trộm cắp tài sản và khi đang thực hiện tội phạm đó thì bị phát hiện, người phạm tội không thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản một cách lén lút nữa mà thực hiện hành vi chiếm đoạt bằng thủ đoạn khác thì hành vi phạm tội có thể cấu thành các tội khác như tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS), tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135 BLHS), tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137 BLHS)…

Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác phải do hai người trở lên cùng tham gia thực hiện thì mới được coi là đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản. Họ có thể tham gia tội trộm cắp tài sản với một trong các hành vi sau: hành vi thực hành tội trộm cắp tài sản, người có hành vi này gọi là người thực hành; hành vi tổ chức việc thực hiện tội trộm cắp tài sản, người có hành vi này gọi là người tổ chức; hành vi xúi giục người khác thực hiện tội trộm cắp tài sản, người có hành vi này gọi là người xúi giục; hành vi giúp người khác thực hiện tội trộm cắp tài sản, người có hành vi này gọi là người giúp sức, ví dụ: A có ý định trộm cắp tài sản nên bàn với B và nhờ B đánh hộ chìa khóa để mở cửa vào nhà người khác trộm cắp tài sản. Trong trường hợp này A và B là đồng phạm trộm cắp tài sản, A là người thực hành còn B là người giúp sức.

Vấn đề phạm tội có tổ chức là trường hợp đặc biệt của đồng phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn trường hợp phạm tội thông thường vì chúng thể hiện sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Về mặt khách quan thì phạm tội có tổ chức thường có một số đông người tham gia thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, có sự phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể, có sự tính toán và chuẩn bị kỹ càng, chu đáo trong hoạt động phạm tội.

Thứ hai, hậu quả nguy hiểm cho xã hội của trộm cắp tài sản là những thiệt hại do người phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra do khách thể của tội phạm. Tội trộm cắp tài sản xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu của người chủ tài sản, đó là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.

Những hành vi chỉ được coi là phạm tội trộm cắp tài sản trong những trường hợp giá trị tài sản họ chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên, hoặc nếu giá trị tài sản bị

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 11/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí