Nội Dung Xây Dựng Văn Hoá Ứng Xử Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở

- Khuyến khích GV cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy, học; GV được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong các hoạt động của nhà trường;

- Khuyến khích đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm;

- Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích tính tựgiác, tự chịu trách nhiệm;

- Chia sẻ tầm nhìn;

- Nhà trường thể hiện sự quan tâm, có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề của GD và được cụ thể hoá trong thông tư số:06/2019/TT-BGDĐTcủa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên có các nội dung sau:

Quy tắc ứng xử chung

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, của công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học.

- Thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác.

- Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan cơ sở giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp.

- Cán bộ quản lý, giáo viên phải sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục; nhân viên phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục và tính chất công việc; người học phải sử dụng trang phục sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và hoạt động giáo dục; cha mẹ người học và khách đến trường phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

- Không sử dụng trang phục gây phản cảm.

-Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, chất cấm trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật; không tham gia tệ nạn xã hội.

Xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - 4

- Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục.

- Không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm khích, quấy rối, ép buộc, đe dọa, bạo lực với người khác.

- Không làm tổn hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân, người khác và uy tín của tập thể

Những biểu hiện của văn hóa ứng xử trong các mối quan hệ ở nhà trường THCS bao gồm:

* Ứng xử của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục

- Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu; yêu thương, trách nhiệm, bao dung; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ người học. Không xúc phạm, ép buộc, trù dập, bạo hành.

- Ứng xử với giáo viên, nhân viên: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên; nghiêm túc, gương mẫu, đồng hành trong công việc; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên và nhân viên; đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch. Không hách dịch, gây khó khăn, xúc phạm, định kiến, thiên vị, vụ lợi, né tránh trách nhiệm hoặc che giấu vi phạm, đổ lỗi.

- Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ, thân thiện. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà, vụ lợi.

- Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, lịch sự, đúng mực. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.

* Ứng xử của giáo viên

- Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.

- Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý.

- Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.

- Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi.

- Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.

* Ứng xử của nhân viên

- Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung, giúp đỡ. Không gây khó khăn, phiền hà, xúc phạm, bạo lực.

- Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, hợp tác; chấp hành các nhiệm vụ được giao. Không né tránh trách nhiệm, xúc phạm, gây mất đoàn kết, vụ lợi.

- Ứng xử với đồng nghiệp: Ngôn ngữ đúng mực, hợp tác, thân thiện. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết, né tránh trách nhiệm.

- Ứng xử với cha mẹ người học và khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.

* Ứng xử của người học trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên

- Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực.

- Ứng xử với người học khác: Ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt. Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; không bịa đặt, lôi kéo; không phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người học khác.

-Ứngxử với cha mẹ và người thân: Kính trọng, lễ phép, trung thực, yêu thương.

- Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Tôn trọng, lễ phép

* Ứng xử của cha mẹ người học

- Ứng xử với người học: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, chia sẻ, khích lệ, thân thiện, yêu thương. Không xúc phạm, bạo lực.

- Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm.

* Ứng xử của khách đến cơ sở giáo dục

- Ứng xử với người học: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, thân thiện. Không xúc phạm, bạo lực.

- Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Đúng mực, tôn trọng. Không bịa đặt thông tin. Không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm [21].

1.3.3. Nội dung xây dựng văn hoá ứng xử ở các trường trung học cơ sở

Nội dung xây dựng văn hoá ứng xử ở các trường trung học cơ sở bao gồm:

a. Xây dựng văn hóa ứng xử của cán bộ quản lý

Người lãnh đạo nhà trường trước hết là hiệu trưởng, phó hiệu trường cần phải xây dựng cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp. Đó là phong cách lãnh đạo vừa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế thị trường và hội nhập, vừa tranh thủ được trí tuệ của tập thể giáo viên, phụ huynh,…

Cũng với xây dựng phong cách lãnh đạo, hiệu trưởng nhà trường cần xây dựng cho mình và cho giáo viên, cán bộ của nhà trường phong cách làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự trong thực hiện nhiệm vụ của mỗi người.

b. Xây dựng văn hóa ứng xử của giáo viên

Hành vi ứng xử là biểu hiện rõ nhất của văn hóa ứng xử ở nhà trường. Chính vì vậy, trong xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường cần xây dựng hành vi ứng xử có văn hóa của lãnh đạo, cán bộ phục vụ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh khi đến trường.

Các hành vi ứng xử mà nhà trường xây dựng phải đảm bảo văn minh, lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, thân thiện, vị tha,... Giáo viên cũng cần đánh giá kết quản học tập, sự rèn luyện phấn đấu của học sinh một cách công minh, không thiên vị hay định kiến. Khách quan và công bằng là cơ sở xây dựng niềm tin của giáo viên, cán bộ với lãnh đạo nhà trường, niềm tin của học sinh và phụ huynh với thầy cô giáo và nhà trường.

c. Xây dựng văn hóa ứng xử của học sinh

Xây dựng văn hóa của học sinh là hình thành ở các em các chuẩn mực ứng xử có văn hóa trong các mối quan hệ, cụ thể như sau:

* Ứng xử của HS với thầy/cô giáo, các cô/chú NV trong nhà trường, thể hiện:

- Luôn thể hiện được sự kính trọng, lịch sự, lễ phép với thầy cô và nhân viên trong nhà trường.

- Không có những hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của thầy, cô giáo và nhân viên trong nhà trường.

- Không có lời nói, cử chỉ suồng sã, quá trớn vượt qua mối quan hệ thầy, trò, biết giữ khoảng cách đúng mực với thầy, cô.

- Biết nhận lỗi, sửa sai khi mắc lỗi; Biết lắng nghe khi được thầy cô góp ý, khuyên

bảo.

Biết kiềm chế cảm xúc, thể hiện thái độ, hành vi đúng mực khi có quan điểm trái

ngược với thầy/cô.

- Tự tin khi bày tỏ ý kiến, quan điểm với thầy, cô.

- Sử dụng ngôn ngữ phù hợp trong giao tiếp, ứng xử với thầy, cô.

* Ứng xử giữa HS với bạn bè, thể hiện:

- Có cử chỉ nhã nhặn, lịch sự khi giao tiếp với bạn bè, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” kịp thời, đúng lúc, đúng nơi. Giữ đúng lời hứa, giờ hẹn với mọingười.

- Chú ý đến những người xung quanh, quan tâm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người thân, bạn bè trong và ngoài lớp. Sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong học tập và trong cuộc sống. Luôn khiêm tốn, thậtthà.

- Có thái độ bất bình trước những hành vi thiếu văn hóa. Góp ý phê bình một cách tế nhị, khéo léo, tránh gây ức chế, xúc phạm người được góp ý phê bình. Tôn trọng sở thích, cá tính của người khác nếu cá tính của họ không ảnh hưởng xấu đến những người xungquanh.

- Tôn trọng danh dự, nhân cách, lợi ích của mọingười.

- Có lòng tự trọng, tự nhận trách nhiệm trong công việc và cuộc sống. Có lòng nhân hậu, thái độ lạc quan, yêuđời.

- Biết lắng nghe khi được bạn bè góp ý; Biết kiềm chế cảm xúc, thể hiện thái độ, hành vi đúng mực khi có quan điểm trái ngược với bạn;

- Tự tin khi bày tỏ ý kiến/quan điểm trước bạn bè...

* Ứng xử với người thân trong gia đình:

- Hiếu thảo, kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ.

- Biết kính trên nhường dưới, quan tâm đến mọi người trong gia đình.

- Biết giữ gìn truyền thống gia đình.

* Ứng xử với mọi người xung quanh:

- Biết bảo vệ lẽ phải, có thái độ phản đối hành vi sai trái.

- Có cử chỉ lịch sự: biết nói xin lỗi khi làm sai và cảm ơn khi được giúp đỡ.

- Biết thể hiện giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc;

- Tự tin khi bày tỏ ý kiến/quan điểm với người xung quanh;

Tất cả các ứng xử trong và ngoài nhà trường là nhằm xây dựng một môi trường sống văn minh, lịch sự.

1.4. Một số vấn đề cơ bản về quản lý xây dựng văn hoá ứng xử ở các trường trung học cơ sở

a. Lập kế hoạch xây dựng văn hoá ứng xử ở các trường trung học cơ sở

Hiệu trưởng cùng với Ban giám hiệu và các bộ phận chức năng của các nhà trường phải lập được kế hoạch xây dựng văn hoá ứng xử. Lập kế hoạch xây dựng văn hóa văn hóa ứng xử thể hiện ở các khía cạnh sau:

* Lập kế hoạch phát huy những nội dung phù hợp với văn hoá ứng xử của mỗi nhà trường

Lập kếhoạch phát huy những nội dung phù hợp với văn hoá ứng xử của mỗi nhàtrường là việcphát huy các giá trịvănhóavật chất và tinh thần mà các nhàtrường đã có. Những giá trị này vẫn còn phù hợp với việc xây dựng văn hoá ứng xử trongthời điểm hiện tại của các nhà trường, phù hợp với yêu cầu giáo dục của đất nước, phù hợp với văn hóa dân tộc.

Việc lập kế hoạch xây dựng văn hoá ứng xử ở các nhà trường phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Kế hoạch xây dựng văn hoá ứng xử ở các nhà trường qua việc phát huy những nội dung phù hợp được tích hợp vào kế hoạch chung của các nhà trường.

- Kế hoạch bao quát hết các nội dung phù hợp cần phát huy trong việc xây dựng văn hoá ứng xử ở các nhà trường.

- Kế hoạch chỉrõ các mốc thời gian, các nội dung chính cần phát huy để xây dựng văn hoá ứng xử ở các nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về những nội dung cần phát huy trong xây dựng văn hoá ứng xử ở các nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch tập huấn cho giáo viên và cán bộ các nhà trường về những nội dung cần phát huy trong xây dựng văn hoá ứng xử ở các nhà trường.

-Xây dựng kế hoạch tập huấn kĩ năng lôi cuốn các lực lượng khác ở địa phương tham gia vào việc phát huy những nội dung phù hợp trong xây dựng văn hoá ứng xử (ủy ban nhân dân quận/phường; phòng giáo dục và đàotạo; các tổ chức chính trị xã hội tại phường/xã; quận/huyện,...).

- Xây dựng kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc phát huy những nội dung phù hợp của xây dựng văn hoá ứng xử.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra về việc phát huy những nội dung phù hợp của xây dựng văn hoá ứng xử.

* Lập kế hoạch xây dựng những nội dung mới của văn hoá ứng xử ở các trường trung học cơ sở

Bên cạnh việc lập kế hoạch phát huy những nội dung phù hợp của văn hóa văn hoá ứng xử thì Hiệu trưởng các nhà trường cần lập kế hoạch xây dựng những nội dung mới của văn hoá ứng xử để thực hiện mục tiêu của hoạt động đào tạo, mục tiêu xây dựng văn hoá ứng xử ở các nhàtrường. Quản lý kế hoạch xây dựng những nội dung mới của văn hoá ứng xử cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

Kế hoạch xây dựng những nội dung mới của văn hóa văn hoá ứng xử ở các nhà trường phải được tích hợp vào kế hoạch chung của mỗi nhà trường.

Kế hoạch bao quát hết những nội dung mới của xây dựng văn hóa văn hoá ứng xử ở các nhà trường

Kế hoạch chỉ rõ các mốc thời gian, các nội dung chính để xây dựng những nội dung mới của văn hoá ứng xử ở các nhà trường.

Hiệutrưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch tuyên truyền về những nội dung mới về xây dựng văn hoá ứng xử ở các nhà trường.

Xây dựng kế hoạch tập huấn cho giáo viên và cán bộ nhà trường về những nội dung mới của xây dựng văn hoá ứng xử.

Xây dựng kế hoạch tập huấn kĩ năng lôi cuốn các lực lượng khác ở địa phương tham gia vào xây dựng những nội dung mới của văn hóa văn hoá ứng xử (ủy ban nhân dân quận/phường; phòng giáo dục và đào tạo; các tổ chức chính trị xã hội tại phường/xã; quận/huyện,...).

Xây dựng kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc xây dựng những nội dung mới của văn hoá ứng xử ở các nhà trường.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra về việc xây dựng những nội dung mới của văn hoá ứng xử ở các nhà trường.

b. Tổ chức thực hiện xây dựng văn hoá ứng xử ở các trường trung học cơ sở

Sau khi kế hoạch xây dựng văn hoá ứng xử ở các nhà trường đã được thực hiện xong, Hiệu trưởng cần tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn hoá ứng xử. Đâylà khâu quantrọng của quản lý xây dựng văn hoá ứng xử ở các nhà trường. Bởi vì, bất cứ một hoạt động nào khi tiến hành thực hiện cũng cần phải có con người cụ thể, các bộ phận cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ xây dựng văn hoá ứng xử. Bên cạnh công việc tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn hoá nhà trường thì chủ thể quản lý nhiệm vụ này cần phải tổ chức các hoạt động cụthể để xây văn hoá ứng xử ở các nhà trường. Các nội dung này sẽ được phân tích cụ thể dưới đây.

Tổ chức xây dựngvăn hoá ứng xử của Hiệu trưởng các nhà trường trung học cơ sở bao gồm những nội dung sau:

- Thành lập ban chỉ đạo xây dựng văn hóa ứng xử của nhà trường

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong ban chỉ đạo thực hiện việc xây dựng văn hóa ứng xử của nhà trường

- Huy động tất cả giáo viên và cán bộ nhàtrường tham gia vào việc phát huy những truyền thống tốt đẹp trongvăn hoá ứng xử của nhà trường

- Huy động các tổ chức chính trị- xã hội trong trường trong việc phát huy những giá trị của văn hoá ứng xử.

- Huy động tốiđa sựtham gia của các tổchức xã hội tại địa phương trong việc xây dựng văn hóa ứng xửcủa nhà trường.

c. Chỉ đạo xây dựng văn hoá ứng xử ở các trường trung học cơ sở

Hiệu trưởng các nhà trường ra quyết định triển khai các hoạt động xây dựng những nội dung củavăn hoá ứng xử.

Hiệu trưởng các trường hướng dẫn giáo viên, cán bộ, học sinh nhà trường, các lực lượng liên quan lựa chọn nội dung, phương pháp và hìnhthức xây dựng những nội dung củavăn hoá ứng xử.

Hiệu trưởng các trường chỉ đạo đổi mới về mục tiêu, nội dung,phương pháp và hình thức xây dựng những nội dung của văn hoá ứng xử. Hướng dẫn giáo viên, cán bộ, học sinh nhà trường, các lực lượng liên quan lựa chọn tài liệu về xây dựng những nội dung mới về văn hoá ứng xử ở các nhà trường.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí