Chủ Về Khí Hóa Nước: Thận Khí Có Chức Năng Khí Hóa Nước Tức Là Đem Nước Do Đồ Ăn Uống Dưa Tới Tưới Cho Các Tổ Chức Của Cơ Thể Rồi Bài Tiết


Thận tinh còn gọi là thận âm, nguyên âm. Thận khí còn gọi là thận dương, nguyên dương, chân dương, mệnh môn hỏa.

Thận tinh và thận khí quyết định sự sinh dục và phát dục của cơ thể từ nhỏ cho già như: mọc rang, trưởng thành, dậy thì, sinh con cái (thiên quý thịnh, cho đến khi già (thiên quý suy).

2. Chủ về khí hóa nước: thận khí có chức năng khí hóa nước tức là đem nước do đồ ăn uống dưa tới tưới cho các tổ chức của cơ thể rồi bài tiết nước ra ngoài.

Sự đại tạ nước trong cơ thể do 3 tạng phụ trách: tỳ vận hóa thủy thấp, phế thong điều thủy đạo, thận khí hóa nước.

Vì vậy trên lâm sang, căn cứ vào vị trí trở ngại người ta chữa chứng phù thũng ở tỳ, ở phế hay thận.

3. Chủ về xương, tủy (chủ cốt), thông với não và vinh nhuận ra tóc”

Tinh được tang trữ ở thận, tinh sinh tủy, tủy vào trong xương nuôi dưỡng xương; nên gọi là thận chủ cốt. Nếu thận hư, làm cho sự phát dục của cơ thể giảm sút gây các triệu chứng như: chậm mọc rang, chậm biết đi, xương mềm yếu, còi xương…

Tủy ở cột sống lên não mà thận sinh tủy nên nói thận thong với não không ngừng bổ sung tinh tủy cho não. Thận hư (thường do tiên thiên) làm não kém phát triển sinh các chứng: trí tuệ chậm phát triển, tinh thần đần độn, kém thong minh…

Huyết do tinh sinh ra, tinh tang trữ ở thận, mà tóc là sản phẩm “thừa ra” của huyết, được huyết nuôi dưỡng; vì vậy thận là căn nguyên sinh ra tóc; sự thịnh suy của thận có quan hệ mật thiết với tóc. Vì vậy nói thận vinh nhuận ra ở tóc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

4. Chủ nạp khí: không khí do phế hít vào được giữ lại ở thận gọi là sự nạp khí của thận. Nếu thận hư không nạp được khí, thì khí sẽ nghịch lên gây ho, hen suyễn khó thở. Trên lâm sang người ta chữa chứng ho hen khó thở ở người già bằng phương pháp bổ thận, nạp khí.

5. Khai khiếu ra tai và tiền âm, hậu âm: tai nghe do thận tinh nuôi dưỡng, thận hư sẽ gây ù tai, điếc tai. Ở người già, thận khí , thận tinh suy yếu nên hay gap82 chứng nghễnh ngãng, ù tai, điếc.

Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 7

Tiền âm là nơi bài tiết nước tiểu, bộ phận sinh dục nam hay nữ. Như thận hư hay gặp chứng đi tiểu luôn ở người già, chứng đái dầm ở trẻ em, di tinh, bạch đới…

Hậu âm là nơi đại tiện, do tạng tỳ đảm nhiệm nhưng tỳ dương được thận khí hóa để bài tiết phân ra ngoài nên nói thận chủ về hậu âm. Thận hư hay gặp chừng đi lỏng hay táo bón ở người già…

Thận chủ tiền âm (nơi tiểu tiện) và hậu âm (nơi đại tiện) nên còn nói thận chủ nhị tiện.

Ngoài ra thận sinh sinh ra can mộc, khắc tâm hỏa có quan hệ biểu lý với bang

quang.


C. LỤC PHỦ

Phủ là các cơ quan của cơ thể có nhiệm vụ thu nạp, tiêu hóa, hấp thu, chuyển vận và bài tiết các chất từ đồ ăn uống đem vào và các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài. Có 6 phủ: đởm, vị, tiểu trường, đại trường, bang quang và tam tiêu.

I. ĐỞM

Đởm có quan hệ biểu lý với can, chứa chất mật (tinh chất) do can bài tiết ra, cổ nhân nói: khí thừa của can tràn vào vào mật tụ lại thành tinh chấp, mật giúp tiêu hóa đồ ăn ở đại trường, chất mật xanh, vàng, đắng. Khi có bệnh ở đởm thường sinh vàng da, miệng đắng, nôn mửa ra chất đắng.

Đởm còn có chức năng về tinh thần, chủ sự quyết đoán. Can và đởm có quan hệ biểu lý; can chủ mưu lự, đởm chủ quyết đoán là cơ sở của long dung cảm. Các bệnh về can đởm thường phối hợp với nhau..

II. VỊ

Vị chứa đựng và làm nhừ đồ ăn, đưa xuống tiểu trường; tỳ và vị có lien quan biểu lý với nhau, đều giúp cho sự vận hóa đồ ăn nên gọi chung là gốc của hậu thiên.

III. TIỂU TRƯỜNG

Tiểu trường có nhiệm vụ phân thanh giáng trọc. Thanh (chất trong) là chất tinh vi của đồ ăn được hấp thu ở tiểu trường, qua sự vận hóa của tỳ đem đi nuôi toàn thân, cặn bã sẽ được đưa xuống bang quang bài tiết ra ngoài. Trọc là cặn bã của đồ ăn được tiểu trường đua xuống đại trường.

Khi tiểu trường có bệnh, việc phân thanh giáng trọc bị trở ngại sẽ sinh những chứng: phân sống, ỉa chảy, bí tiểu tiên…

IV. ĐẠI TRƯỜNG

Đại trường chứa đụng và bài tiết các chất cặn bã, có quan hệ biểu lý với phế.

V. BÀNG QUANG

Bàng quang chứa đựng và bài tiết nước tiểu thông qua sự khí hóa và sơ tiết của tạng thận.

Nếu sự khí hóa của tạng thận không tốt sẽ gây bí tiểu tiện, đái rắt, tiểu nhiều lần, tiểu tiện không tự chủ…

VI. TAM TIÊU

Tam tiêu gồm thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu. Thượng tiêu từ miệng xuống tâm vị dạ dày chứa tâm và phế; trung tiêu từ tâm vị đến môn vị chứa tỳ và phủ vị. Hạ tiêu từ môn vị dạ dày xuống hậu môn có tạng can và thận.

Người ta nói tam tiêu chủ việc bảo vệ các tạng phủ trong cơ thể.


II. HỘI CHỨNG BỆNH TẠNG PHỦ

I. TÂM

- Hư chứng:

a. Tâm dương hư, tâm khí hư

Tâm dương hư, tâm khí hư là hội chứng bệnh hay gặp ở người già (lão suy) do một số bệnh khác như: thiểu năng mạch vành, hoặc mất nhiều mồ hôi, tân dịch làm ảnh hưởng đến khí huyết.

Biểu hiện lâm sàng

+ Triệu chứng chung: đánh trống ngực, thở ngắn, tự ra mồ hôi, hoạt động lao động bệnh tang lên’

Nếu tâm khí hư (kèm them hiện tượng khí hư): sắc mặt xanh, mệt mỏi vô lực, lưỡi nhạt , rêu trắng, mạch hư; nếu tâm dương hư (kèm thêm hiện tượng dương hư): người lạnh, chân tay quyết lạnh, sắc mặt xanh, lưỡi nhạt tím xám, mạch hư nhược.

Nếu tâm dương hư thoát (choáng, trụy tim mạch) them các chứng: ra mồ hôi không ngừng, chân tay quyết lạnh, môi xanh tím, hơi thở rất yếu, mạch vi muốn tuyệt.

+ Phương pháp chữa: bổ ích tâm khí (nếu tâm khí hư; ôn thông tâm dương (nếu tâm dương hư); hồi dương cứu nghịch (nếu tâm dương hư thoát).

b. Tâm huyết hư, tâm âm hư:

Tâm huyết hư và tâm âm hư là do sự sinh ra huyết dịch giảm sút hoặc xảy ra sau khi mất máu nhiều như phụ nữ làm bang sau sinh, rong huyết, mất máu do chấn thương…

Biểu hiện lâm sàng:

+ Triệu chứng chung: đánh trống ngực, hồi họp, dễ kinh sợ, vật vã, mất ngủ, hay quên.

Nếu tâm huyết hư (kèm theo hiện tượng huyết hư): hoa mắt, chóng mặt, sắc mặt xanh, môi nhợt nhạt, mạch sáp. Nếu tâm âm hư (kèm theo hiện tượng âm hư): sốt nhẹ, ra mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sáp.

+ Phương pháp chữa: dưỡng tâm huyết, an thần hoặc tu dưỡng tâm âm, an thần.

- Thực chứng:

a. Tâm hỏa thịnh: là do tình chí, lục dâm hóa hỏa bên trong cơ thể, ăn uống đồ cay nóng, các loại thuốc nóng gây ra.

Biểu hiện lâm sàng: vật vã khó ngủ,, khát nước, lưỡi miệng lở đau, chảy máu cam, rêu lưỡi đỏ, mạch sác.

Phương pháp chữa: thanh tả tâm hỏa.

b. Tâm huyết ứ đọng do trở ngại: do tâm khí hư, tâm dương hư hoặc gặp lạnh, tình chí bị kích động, đàm trọc ngưng tụ, sinh ra chứng ứ đọng huyết ở tâm.


Biểu hiện lâm sàng: đánh trống ngực, đau vùng trước tim, lúc đau lúc không, đau lan lên vùng vai gáy. Nếu nặng tay chân lạnh, mặt, môi, móng tay xanh tím, lưỡi đỏ hoặc có điểm ứ huyết, mạch tế sáp.

Phương pháp chữa: thong dương hóa ứ. Nếu choáng nặng: hồi dương cấp cứu.

c. Đảm hỏa nhiễu tâm và đàm mê tâm khiếu: do tinh thần bị kích động gây khí kết lại sinh ra thấp, thấp hóa đàm trọc gây trở ngại đến tâm.

Biểu hiện lâm sàng: tinh thần khác thuồng, thần chí hỗn loạn.

Nếu đàm hỏa nhiễu tâm thêm hiện tượng vật vã mất ngủ, dễ kinh sợ, miệng đắng, nói nhảm, cười nói huyên thuyên, thao cuồng , la hét, rêu lưỡi vàng dày, mạch hoạt sác hữu lực.

Nếu đàm mê tâm khiếu thêm hiện tượng: tinh thần đần độn, nói một mình, nặng thì đột nhiên ngã lăn, đờm rãi khò khè, rêu lưỡi trắng dày, mạch huyền hoạt, trầm.

Phương pháp chữa: thanh tâm tả hỏa, trừ đàm khai khiếu (đàm hỏa nhiễu tâm), trừ đàm khai khiếu (đàm mê tâm khiếu).

II. PHẾ

- Hư chứng

a. Phế khí hư

Phế khí hư do ho lâu ngày làm tổn thương phế khí hoặc do tỳ hư không vận hóa được chất tinh vi của thủy cốc lên nuôi phế làm cho phế khí hư, ngoài ra tâm, thận khí hư cũng ảnh hưởng tới phế khí

Biểu hiện lâm sang

Ho không có sức, thở ngắn, ngại nói, tiếng nói nhỏ, người mệt mỏi vô lực, tự ra mồ hôi, sắc mặt trắng bêch, rêu lưỡi nhạt, mạch hư nhược.

Phương pháp chữa

Bổ ích phế khí

b. Phế âm hư

Phế âm hư do mắc bệnh lâu ngày hoặc mới mắc làm tổn thương phế âm. Phế âm hư có 2 mức độ: phế âm hư đơn thuần hoặc âm hư hỏa vượng.

Biểu hiện lâm sàng: ho ngày càng nặng, không có đờm hoặc đờm ít mà dính, người gầy, chất lưỡi hơi đỏ, ít tân dịch, mạch tế vô lực. Nếu âm hư hỏa vượng them các chứng: ho ra máu, miệng khô khát, chiều hay sốt, ra mồ hôi trộm (triều nhiệt), rêu lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Phương pháp chữa: tư âm dưỡng phế (phế âm hư), tư âm giáng hỏa (âm hư hỏa vượng).

- Thực chứng


a. Phong hàn thúc phế: do phong hàn làm phế khí không tuyên giáng

Biểu hiên lâm sang: ho, tiếng ho mạnh, có khi suyễn, đờm loãng trắng, ói khạt nhiều, miệng không khát, nước mũi chảy, sợ lạnh đau mình, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.

Phương pháp chữa: tán hàn, tuyên phế.

b. Phong nhiệt phạm phế: do phong nhiệt làm phế khí không tuyen giáng.

Biểu hiện lâm sang: ho đờm vàng dính khó khạc, miệng khô thích uống nước, khó thở, có thể ho có đờm lẫn máu, đầu lưỡi đỏ, mạch phù sác.

Phương pháp chữa: thanh nhiệt, tuyên phế.

c. Đàm trọc làm trở ngại phế: đàm trọc làm phế mất tuyên giáng

Biểu hiện lâm sang: ho đờm nhiều, sắc trắng dễ khạc, thấy khò khè khó thở tức ngực, rêu lưỡi trắng dày, mạch hoạt.

Nếu là hàn đàm thì bệnh nhân sợ lạnh, đờm loãng, gặp lạnh bệnh càng nặng.

Phương pháp chữa: táo thấp hóa đàm.

III. TỲ

- Hư chứng

a. Tỳ khí hư: tỳ khí hư do tạng người yếu, lao động quá sức, ăn uống, dinh dưỡng kém. Vì tỳ có chức năng kiện vận, chủ thăng khí, nhiếp huyết nên tỳ hư có nhiều biểu hiện lâm sàng phong phú.

Biểu hiện lâm sang

Triệu chứng chung: ăn kém, tiêu hóa kém, người mệt mỏi vô lực, sắc mặt vàng hay trắng.

Nếu tỳ mất kiện vận thêm các hiện tượng: đầy bụng thường xuyên, đại tiện lỏng. Nếu tỳ hư hạ hãm: ỉa chảy, sa trực tràng, sa dạ con, sa dạ dày, kiết lỵ, sa các nội tạng khác. Nếu tỳ hư không nhiếp huyết: đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, rong kinh…

Phương pháp chữa: kiện tỳ ích khí (nếu tỳ mất kiện vận), ích khí thăng đề (nếu tỳ hư hạ hãm); kiện tỳ nhiếp huyết (nếu tỳ hư không nhiếp được huyết).

b. Tỳ dương hư: tỳ dương hư sinh ra do tỳ khí hư hoặc do ăn đồ ăn lạnh lẽo làm tổn thương dương khí của tỳ.

Biểu hiện lâm sàng: trời lạnh đau bụng, đầy bụng, chườm nóng đỡ đau, ỉa chảy, người lạnh tay chân lạnh, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm trì.

Phương pháp chữa: ôn trung kiện tỳ

c. Tỳ bị thấp nhiệt


Biểu hiện lâm sang: bụng đầy trướng, lợm giọng, buồn nôn, nôn mửa, người nặng nề, đại tiện lỏng, tiểu tiện ít, miệng không khát; phụ nữ ra khí hư nhiều.

Phương pháp chữa: thanh lợi thấp nhiệt.

d. Tỳ hư do giun

Biểu hiện lâm sang: đau bụng đột ngột, đầy bụng, mặt hơi vàng, người gầy, rêu lưỡi trắng dính.

Phương pháp chữa: kiện tỳ, trừ trùng tích

IV. CAN

a. Can khí uất kết

Can khí uất kết do tinh thần bị kích động làm can khí uất lại gây cho khí huyết vận hành không thong xướng

Biểu hiện lâm sàng: đau tức vùng mạng sườn, ngực sườn đầy tức. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, thống kinh, trước khi hành kinh vú căng trướng, rêu lưỡi trắng trơn.

Phương pháp chữa: sơ can, giải uất.

b. Can hỏa viêm lên trên (thượng viêm)

Can hỏa viêm lên trên là do can khí uất hóa hỏa, hỏa hay gây viêm lên trên, gây bức huyết nên gây chảy máu.

Biểu hiện lảm sàng: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, tai ù, phiền táo, dễ cáu gắt, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng đắng, nước tiểu vàng, Có khi ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam. Lưỡi đỏ, rêu vàng

Phuong pháp chữa: thanh can hỏa.

c. Tháp nhiệt ở can kinh: do thấp nhiệt ở bên trong làm khí của kinh can bị ứ trệ, sự sơ tiết của can và tiết mật của đởm bị trở ngại gây ra chứng can kinh thấp nhiệt.

Biểu hiện lâm sàng: đau tức mạng sườn, vàng da, tiểu tiện ngắn đỏ, phụ nữ ra khí hư màu vàng hôi, ngứa âm đạo, nam giới tinh hoàn sung đau, rêu lưỡi vàng dày.

Phương pháp chữa: thanh thấp nhiệt ở can đởm.

d. Can phong nội động

Can phong nội động gọi tắt là nội phong, do sốt cao gây co giật; can than âm hư can dương nổi lên sinh phong; hoặc do can huyết hư không nuôi dưỡng được cân mạch.

Biểu hiên lâm sang:

+ Sốt cao co giật (nhiệt cực sinh phong); sốt cao, hôn mê, cứng gáy có khi người uốn cong, tay chân co quắp, chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác.

+ Can dương vượng: có 2 mức độ: chứng can dương thượng xung: nhức đầu chóng mặt ù tai, phiền táo hay cáu gắt, mất ngủ hay quên, chất lưỡi đỏ ít tân dịch;


chứng trúng phong: đột nhiên ngã vật ra, lưỡi cứng, nói không dược, liệt nửa người, có khi hôn mê bất tỉnh.

+ Can huyết hư sinh phong: đau đầu chóng mặt hoa mắt, chân tay co quắp, run, tê bì, thị lực giảm, sắc mặt hơi vàng, kinh nguyệt ít nhạt màu, lưỡi nhạt ít rêu.

Phương pháp chữa: - thanh nhiệt tức phong (nếu có co giật); bình can tức phong (can dương vượng); dưỡng huyết tức phong (can huyết hư sinh phong).

e. Hàn trệ ở can kinh

Hàn xâm nhập vào can kinh làm can khí ngưng trệ không thông.

Biểu hiện lâm sang; đau bụng vùng hạ vị lan xuống tinh hoàn, tinh hoàn sung to sa xuống, rêu lưỡi trắng.

Phương pháp chữa: tán hàn, noãn can (noãn: làm ấm).

V. THẬN

Tạng thận gồm có thận âm và thận dương chỉ có các biểu hiện của hư chứng với 2 hội chứng thận âm hư và thận dương hư.

a. Thận dương hư:

Thận dương hư do bẩm tố tiên thiên, không đủ (bất túc), do hao tổn quá độ, mắc bệnh lâu ngày, lão suy gây ra, các hội chứng thuộc hư hàn: không cố sáp được tinh, nước tiểu, phân; không nạp được khí, không khí hóa bài tiết được nước tiểu gây phù.

Biểu hiện lâm sàng: triệu chứng chung sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng, đau mỏi vùng thắt lung, liệt dương, chất lưỡi nhạt. Hai mạch xích vô lực.

Nếu thận khí hư không cố sáp thêm các chứng di tinh, hoạt tinh, tiểu tiện nhiều lần, có khi không tự chủ đái dầm, ỉa lỏng ở người già, nếu thận hư không nạp khí gây hen suyễn khó thở, nếu thận hư không khí hóa được nước gây phù toàn than, nhất là 2 chi dưới, ấn vào lõm, đái ít, bụng đầy chướng.

Phương pháp chữa: ôn bổ thận dương, cố nhiếp thận khí (nếu có di tinh, di niệu, ỉa lỏng); ôn bổ thận khí (nếu thận hư không nạp phế khí); ôn dương lợi thủy (nếu phù thũng do thận dương hư).

b. Thận âm hư

Thân âm hư do mất máu, mất nước, mất tân dịch nhiều, tinh bị hao tổn gây ra. Hay gặp ở người sốt cao kéo dài, mắc bệnh lâu ngày. Triệu chứng có nhiều biểu hiện của hư nhiệt (âm hư sinh nội nhiệt).

Biểu hiện lâm sàng: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, rang lung lay, miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm, di tinh, chất lưỡi đỏ.

Phương pháp điều trị: bổ thận âm

VI. ĐỞM


Can và đởm có quan hệ biểu lý, tạng phủ ới nhau, can đởm hay phối hợp sinh bệnh và lấy bệnh ở can làm chính để chẩn đoán và chữa bệnh.

Trên lâm sàng xuất hiện các triệu chứng của đởm sau đây: vàng da, đau mạng sườn, lúc sốt, lúc rét, miệng đắng, nôn mửa ra nước đắng.

VII. VỊ

Bệnh ở vị có 4 hội chứng: vị hàn, vị nhiệt (hỏa), tích trữ đồ ăn ở vị, vị âm hư

a. Vị hàn: do ăn uống đồ lạnh gây ra

Biểu hiện lâm sàng: đau vùng thượng vị, đau âm ỷ hoặc đau dữ dội, gặp lạnh đau tang, chườm nóng thì đỡ, nôn ra nước trong, rêu lưỡi trắng trơn..

Phương pháp chữa: ôn vị tán hàn.

b. Vị nhiệt (hỏa)

Do vị dương bẩm tố mạnh, tình chí có hỏa, ngoại tà vào trong hóa hỏa, ăn nhiều đồ cay nóng, ngọt béo gây bệnh.

Biểu hiện lâm sàng: đau vùng vị quản, cảm giác nóng rát, miệng khát thích uống nước lạnh, ăn mau tiêu mau đói, rang lợi sung đau, miệng hôi, ợ chua, ợ hơi, chất lưỡi đỏ, rêu vàng.

Phương pháp chữa: thanh tả vị hỏa.

c. Ứ đọng thức ăn ở vị.

Do ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều tổn thương đến tỳ vị, không tiêu hóa được nên ứ đọng thức ăn ở vị.

Biểu hiện lâm sang: đau thượng vị (vị quản), đầy tức, nôn mửa chua hăng, không muốn ăn nóng, đại tiện lỏng hoặc táo bón, rêu lưỡi dày dính.

Phương pháp chữa: tiêu thực đạo trệ.

d. Vị âm hư

Vị âm hư hay gặp ở bệnh cấp tính có sốt (như viêm phổi truyền nhiễm…) sốt cao làm tân dịch bị tổn thương, tân dịch tổn thương làm vị âm hư

Biểu hiện lâm sàng: miệng và họng khô khốc, không muốn ăn uống, vật vã, trằn trọc, sốt nhẹ, đại tiện táo, nôn khan, chất lưỡi hồng rêu ít.

Phương pháp chữa: tu dưỡng vị âm.

VIII. TIỂU TRƯỜNG

Tâm và tiểu trường có quan hệ biểu lý. Nếu tâm hỏa vượng, nhiệt đi xuống tiểu trường gây nên các triệu chứng về tâm hỏa kèm theo tiểu tiện ngắn đỏ, thậm chí đái buốt, đái ra máu, môi miệng lở loét sung đau.

Phương pháp chữa; thanh tâm lợi niệu. Tiểu trường hư hàn giống tỳ hư.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 01/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí