Pháp Nhân Phi Thương Mại Là Pháp Nhân Không Có Mục Đích Chính Là Tìm Kiếm Lợi Nhuận, Nếu Có Lợi Nhuận Thì Cũng Không Được Phân Chia Cho Các Thành Viên.

(Khóa VI) về đổi mới công tác quần chúng, trong đó xác định “Động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công dân”; “Các hội nghề nghiệp, nhân đạo, hữu nghị... là những tổ chức tự nguyện của quần chúng trong từng ngành nghề, từng mặt đời sống... thực hiện nguyên tắc tự quản, tự lựa chọn cán bộ của mình”.

- Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng năm 2016 xác định những giải pháp cụ thể “Tập trung xây dựng những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân dân”, “Tiếp tục thể chế hoá và cụ thể hoá các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát huy vai trò của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn của đất nước; khắc phục những hạn chế, bảo đảm tác dụng, hiệu quả thực chất hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội”.

- Tiếp tục định hướng đó, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định “Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả. Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế”.14

Từ những định hướng trên có thể khẳng định, chính sách phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam là tiền đề hình thành các điều kiện cần thiết về kinh tế, xã hội cho sự phát triển của các HHDN, HHNH. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có một văn bản chính sách riêng của Đảng và Nhà nước về chủ trương phát triển các hiệp hội kinh tế. Điều này này đã hạn chế việc phát huy vai trò tích cực của loại hình tổ chức này trong đời sống kinh tế thời gian qua.

Theo quan điểm của tác giả, các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu cần tham mưu, đề xuất để sớm ban hành một văn bản chính sách ở cấp quốc gia (có thể là một Nghị quyết của BCH Trung ương) về phát triển và nâng cao vai trò của HHDN nói chung, HHNH nói riêng trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế.


14 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng cộng sản Việt Nam (2021)

3.1.3. Khuôn khổ pháp luật về hiệp hội ngành hàng

a) Quy định của Hiến pháp, các bản Hiến pháp của Việt Nam qua các thời kỳ đều ghi nhận quyền lập hội; Hiến pháp 2013 quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25).

b) Các văn bản luật, cùng với Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20/5/1957 hiện vẫn có hiệu lực; Bộ luật Dân sự 2015 có những quy định làm cơ sở pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các hội nói chung, trong đó có HHNN.

Hộp 3.1 Về mặt pháp lý, Hội là pháp nhân phi thương mại


Điều 76. Pháp nhân phi thương mại

1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận, nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức phi thương mại khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp nhân có liên quan.

(Bộ luật Dân sự 2015)

Cụ thể, Bộ luật Dân sự quy định các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự; và những quy định khác về “Pháp nhân” (Điều 74), “Pháp nhân phi thương mại” (Điều 76), “Thành lập và đăng ký pháp nhân” (Điều 82).

Trong một số văn bản luật chuyên ngành đang có hiệu lực như Luật Thương mại (2005), Luật cạnh tranh (2008) có đề cập tới HHNH nhưng thông qua các quy định về đối tượng điều chỉnh, không là cơ sở pháp lý để thành lập, tổ chức bộ máy và quản lý hoạt động HHNH.

c) Văn bản dưới luật, Văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh việc thành lập và hoạt động các hội là Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 21/4/2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội15.

Điều 5 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định điều kiện thành lập hội, bao gồm: (1) Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ; (2) Có điều lệ; (3) Có trụ sở; (4) Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội....

Như vậy, cho tới nay Việt Nam chưa có một văn bản QPPL riêng điều chỉnh nhóm đối tượng là HHDN nói chung, HHNH nói riêng; việc thành lập, tổ chức, quản lý hoạt động của loại tổ chức này hiện thực hiện theo những quy định pháp luật chung về hội. Tuy nhiên, thực trạng khuôn khổ pháp luật chung về hội cũng chưa hoàn thiện, nhiều quy định đã không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay. Như đánh giá được nêu trong “Báo cáo tổng kết quy định pháp luật về hội” (2017), Bộ nội vụ cho rằng “Hiện nay Sắc lệnh số 102/SL/L004 được ban hành từ năm 1957 vẫn còn hiệu lực, nhiều quy định của Sắc lệnh đã không còn phù hợp với thực tiễn tổ chức, hoạt động của hội đã có nhiều thay đổi trong gần 60 năm qua. Các quy định của Hiến pháp liên quan đến quyền lập hội của công dân chủ yếu được điều chỉnh bằng văn bản dưới luật (các Nghị định của Chính phủ, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư của các Bộ liên quan)”.[5]

Trong khi đó, theo nghiên cứu của tác giả, các nước theo thể chế kinh tế thị trường đều có luật về hiệp hội kinh doanh (PTM và HHNH); nhiều quốc gia có luật riêng về HHNH đối với sản phẩm quan trọng của quốc gia như Luật về hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, Luật về hiệp hội cọ dầu, Luật về hiệp hội gỗ dán Malaysia … như đã nêu trong nội dung về kinh nghiệm quốc tế ở Chương 2. Do vậy, từ tổng quan nghiên cứu, tác giả kiến nghị với Nhà nước cần ban hành luật riêng điều chỉnh các HHDN, HHNH, tên của luật có thể là “Luật hiệp hội kinh doanh” (xem Phụ lục 1). Điều này cũng phù hợp với quy định của Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20/5/1957 (Điều 10. Các hội có mục đích kinh tế không thuộc phạm vi quy định của luật này).


15 Nghị định này được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ.

3.2. Thực trạng mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của hiệp HHNH

3.2.1. Số lượng hiệp hội ngành hàng

Không có số liệu thống kê chính xác về số lượng HHNH cả ở phạm vi toàn quốc và cấp địa phương. Tuy nhiên, trên cơ sở tổng hợp từ các nguồn, cả nước hiện có khoảng 170 HHNH đang hoạt động, trong đó có hơn 30 HHNH hoạt động trên phạm vi toàn quốc, gần 140 HHNH cấp tỉnh hoặc vùng (Miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ...). Trong các HHNH hoạt động trên phạm vi toàn quốc, Hiệp hội chè Việt Nam (VITAS) được thành lập năm 1998, đó là HHNH đầu tiên. Đến nay cả nước đã có trên 30 HHNH cấp quốc gia như Hiệp hội Thủy sản, Hiệp hội Lương thực, Hiệp hội Da giầy, Hiệp hội Gốm sứ, Hiệp hội Rau quả, Hiệp hội Cà phê, Ca cao, Hiệp hội Cao su, Hiệp Hội Hồ tiêu, Hiệp hội chăn nuôi [5]... Trong đó nhiều HHNH đã phát huy vai trò tích cực đối với sự phát triển ngành hàng, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và quốc tế như Hiệp hội Thủy sản, Hiệp hội Hồ tiêu, Hiệp hội chế biến Gỗ và Lâm sản, Hiệp hội Dệt may...

3.2.2. Quy mô hội viên

Các HHNH có quy mô hội viên rất khác nhau, Hiệp hội Dệt - May Việt Nam có 820 hội viên, Hiệp hội chủ tầu Việt Nam chỉ có 43 hội viên. Các HHNH ở những ngành hàng xuất khẩu chủ lực đều có số lượng hội viên tương đối đông như VASEP có 260 hội viên, VIFOREST có 195 hội viên... Nhiều HHNH còn thành lập chi nhánh, câu lạc bộ trực thuộc. Đặc biệt một số HH đặc thù có cả hội viên là tổ chức doanh nghiệp và các hộ kinh doanh thì số lượng hội viên rất lớn như Hội chăn nuôi Việt Nam có tới trên 18.000 hội viên (các doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi theo hình thức trang trại).

Bảng 3.1 Số lượng hội viên của một số Hiệp hội ngành hàng



STT


Tên Hiệp hội ngành hàng

Năm thành lập

Số hội viên


Website: www

1

Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS)

2001

820

.vietnamtextile.org.vn

2

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)

1998

260

.vasep.com.vn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam

2000

195

.vietfores.org.vn

4

Hiệp hội Rượu bia - nước giải khát

2001

125

.vba.com.vn

5

Hiệp hội doanh nghiệp điện tử

2000

115

.veia.org.vn

6

Hiệp hội da giầy Việt Nam

1990

137

.lefaco.org.vn

7

Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam

1991

82

.vppa.vn

8

Hiệp hội công nghiệp kỹ thuật điện

1990

75

.velina.org.vn

9

Hiệp hội thép Việt Nam

2001

103

.vsa.com.vn

10

Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam

1990

146

.vicofa.org.vn

11

Hiệp hội lương thực Việt Nam

1989

126

.vietfood.org.vn

12

Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam

2001

134

.peppervietnam.com

13

Hiệp hội điều Việt Nam

1990

117

.vinacas.com.vn

14

Hiệp hội rau quả Việt Nam

2001

78

.vinafruit.com

15

Hiệp hội cao su Việt Nam

2002

127

.vra.com.vn

16

Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam

2007

216

.hiphoibanle.co.vn

17

Hội chăn nuôi Việt Nam (200 tổ chức

+ 18.000 hộ sản xuất)

1991

18.000

.hoichannuoi.vn

18

Hiệp hội Logistics Việt Nam

1993

1.200

.vla.com.vn

19

Hiệp hội chủ tầu Việt Nam

1994

43

.vietshipowner.org.vn

20

Hiệp hội Nhựa Việt Nam

2008

125

.vpas.vn

21

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

1994

65

.vnba.org.vn

22

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

1999

76

.iav.vn

3

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), các HHNH trong cả nước thu hút được khoảng trên 7000 hội viên, trên tổng số 750.000 doanh nghiệp16 (khoảng 1%). Điều đó cho thấy các HHNH chưa đủ hấp dẫn sự quan tâm của các doanh nghiệp. Báo cáo điều tra xã hội học năm 2013 của Phòng TM&CN Việt Nam cho thấy, có tới 70% các doanh nghiệp được hỏi không muốn tham gia hiệp hội[25]. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ nội vụ - Cơ quan QLNN về hội thì những doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động ổn định, đã được thành lập hơn 10 năm thường quan tâm và tham gia HHDN nói chung và các HHNH phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính của mình; trong khi đó các doanh nghiệp mới thành lập hoặc quy mô nhỏ thường ít quan tâm tham gia [20].


Hình 3 2 Lý do doanh nghiệp không chưa tham gia hiệp hội Nguồn Bộ nội vụ 1


Hình 3.2 Lý do doanh nghiệp không (chưa) tham gia hiệp hội

(Nguồn: Bộ nội vụ, 2017)

Nguyên nhân của tình trạng trên có thể do nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của HHNH chưa đầy đủ, nhưng nguyên nhân chính là do hiệu quả hoạt động của các HHNH còn nhiều hạn chế, HHNH chưa trở thành “ngôi nhà chung” của các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực, chưa đem lại những “giá trị gia tăng”, những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp thành viên.


3.2.3. Phương thức hoạt động của HHNH


Các HHNH là tổ chức phi chính phủ, được thành lập trên nguyên tắc “tự nguyện, tự chủ trong hoạt động, tự trang trải chi phí”. Điều đó đòi hỏi các HHNH phải chủ động và độc lập quyết định phương thức hoạt động của tổ chức mình như tự chủ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, dân chủ lựa chọn nhân sự lãnh đạo (Ban chấp hành, Chủ tịch, Tổng thư ký, Trưởng ban kiểm soát); quyết định cơ


16 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017)

cấu tổ chức bộ máy, xây dựng hệ thống quy chế làm việc, cơ chế ra quyết định và thực thi quyết định; chế độ kiểm tra, báo cáo; thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trước Đại hội, Hội nghị thường niên và kiến nghị, yêu cầu của doanh nghiệp thành viên.

Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các HHNH còn rất thụ động, lúng túng trong khi thực hiện các hoạt động này. Chẳng hạn hầu hết lãnh đạo các HHNH đề là “cựu quan chức” (cá biệt có cả quan chức đương nhiệm) của các cơ quan nhà nước có liên quan tới ngành hàng. Vì thế, HHNH tự làm mất vị thế độc lập của tổ chức mình, ảnh hưởng bởi tư duy quản lý nhà nước, bị “hành chính hóa”. Theo kết quả điều tra xã hội học của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), có tới 31% doanh nghiệp được hỏi cho rằng HHNH do nhà nước thành lập và chịu sự quản lý ngành[30].

Trong khảo sát đối với các HHNH trong lĩnh vực nông nghiệp (07 hiệp hiệp hội), Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn (IPSARD) năm 2017 cũng cho biết nhiều HHNH hoạt động như “cánh tay nối dài” của cơ quan QLNN, ít quan tâm tới các vấn đề chiến lược của ngành, vai trò của HHNH đối với sự phát triển ngành hàng mờ nhạt, chưa mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp hội viên. Cá biệt, cũng có HHNH như VASEP đã có phương thức hoạt động phù hợp, thực hiện tốt chức năng của hiệp hội, mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của ngành hàng17.

3.3. Thực trạng chung về hoạt động của HHNH

3.3.1.Thực trạng nguồn nhân lực

3.3.1.1. Lãnh đạo hiệp hội ngành hàng

Hiện nay tại hầu hết các HHNH là Ban lãnh đạo chủ yếu là nhân sự kiêm nhiệm, thường là quan chức các bộ ngành, cơ quan quản lý lĩnh vực hoạt động của HH hoặc là chủ tịch HHQT, tổng giám đốc các doanh nghiệp lớn trong ngành (DNNN đã cổ phần hóa hoặc doanh nghiệp thuộc Khu vực tư). Tuy nhiên, cũng có một số vị trí chủ chốt như Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng Thư ký là những nhân sự chuyên trách có kinh nghiệm, gắn bó lâu năm với ngành hàng (thường là lãnh đạo bộ, lãnh đạo DNNN đã nghỉ hưu) [30].



17 https://baophapluat.vn/hiep-hoi-nganh-hang-yeu-kem-vi-dang-bi-hanh-chinh-hoa [truy cập 27/9/2017]

Thực trạng đó tạo những lợi thế nhất định cho hoạt động của HHNH, nhất là khi có công việc liên quan tới các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, tình trạng đó cũng tạo những khó khăn cho HH, đó là những nhân sự kiêm nhiệm thường giữ trọng trách tại tổ chức họ đang làm việc nên ít có thời gian đầu tư hoạch định chiến lược, chương trình dài hạn cho HH, cũng như ít quan tâm, tham gia chỉ đạo các công việc điều hành tại HH. Đối với những nhân sự lãnh đạo chuyên trách, đa phần là cán bộ nghỉ hưu, tuổi đã cao, nhiều người mang theo tư duy, phương pháp làm việc của cơ quan hành chính nhà nước điều đó phần nào ảnh hưởng tới “văn hóa tổ chức” của HH, cản trở tư duy chủ động, sáng tạo, chuyên nghiệp trong bộ máy điều hành hiệp hội.

3.3.1.2. Cấp quản lý trung gian và chuyên viên

Mặc dù đội ngũ này đa phần là người còn trẻ, được tuyển dụng mới, tuy nhiên nhiều người có tâm lý không thiết tha, gắn bó lâu dài mà sẵn sàng rời bỏ HH khi có cơ hội nghề nghiệp mới. Các HHNH có ít hội viên hoặc HHNH cấp tỉnh, một người phải đảm nhiệm nhiều việc, lương thấp, thiếu kinh phí hoạt động nên càng khó tuyển dụng được nhân sự chất lượng cao, có chuyên môn phù hợp. Điều đó ảnh hưởng tới chất lượng quản lý, điều hành hoạt động của HH và cung cấp dịch vụ cho hội viên [30].

3.3.2. Nguồn thu tài chính, kinh phí hoạt động

Về mặt pháp lý, các HHNH là các NGOs, phải hoạt động theo nguyên tắc “Tự trang trải kinh phí hoạt động, và phi lợi nhuận”. Tuy nhiên thực tế hiện nay, chỉ một vài HHNH có số lượng hội viên lớn, gắn với ngành hàng có giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn là có thể tự cân đối được kinh phí hoạt động. Đa phần các HHNH còn lại đều gặp khó khăn về nguồn thu tài chính; nhiều HHNH trông chờ vào hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc các khoản tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước. Theo quy định hiện nay, nguồn thu của các HHNH gồm:

(i)Thu phí hội viên (lệ phí tham gia, hội phí thường niên);

(ii) Thu từ thực hiện chương trình, dự án do nhà nước giao;

(iii) Thu từ cung cấp dịch vụ cho hội viên;

(iv) Tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

(v) Tài trợ từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 08/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí