Vận Dụng Thuyết Âm Dương Trong Y Học Cổ Truyền


Mùa xuân thuộc dương tăng trưởng tới mùa hạ (cực dương). Mùa thu thuộc âm tăng trưởng đến mùa đông (cực âm). Đó cũng là biểu hiện quy luật của thiên nhiên. Sức khỏe của con người và bệnh tật cũng phụ thuộc vào những quy luật đó.

5. VẬN DỤNG THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Thuyết âm dương ra đời đã lâu hơn 30 thế kỷ, song cho đến nay nó không ngừng dược vận dụng và phát triển trong y học cổ truyền. Vì nó đã đưa ra quy luật có tính tiên đề. Những quy luật đó đã được các nhà y học cổ truyền vận dụng vào lĩnh vực của mình, càng ngày càng làm cho nó sâu sắc thêm, phong phú thêm, nó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của y học cổ truyền trong đó cả phần y và phần dược.

a) Về tổ chức học cơ thể

- Ngũ tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận thuộc âm.

- Lục phủ: Vị, đởm, tiểu trường, đại trường, bàng quang, tam tiêu thuộc dương.

Trong mỗi tạng phủ đều có phần âm, phần dương. Tính chất tương đối của âm dương được thể hiện ở tạng như: tâm là tạng thuộc âm trong dương (tâm nằm ở ngực thuộc dương; can là tạng âm trong âm (can nằm ở trung tiêu – phần bụng – thuộc âm).

- Lưng thuộc dương, bụng thuộc âm; phần bụng dưới thuộc âm trong âm; phần ngực thuộc dương trong âm.

- Cũng theo khái niệm âm dương, các đường kinh dương trong cơ thể được phân bố ở phía sau lưng, mé ngoài của chân, tay và mạng sườn. Còn các đường kinh âm được phân bố ở bụng, phía trong cánh tay và chân…

- Khí – nguồn cung cấp năng lương cho cơ thể là công năng hoạt động của cơ nhục, công năng hoạt động của tạng phủ…thuộc dương; huyết, tinh, tân dịch…thuộc âm; da, lông thuộc dương, xương tủy thuộc âm…

b) Về sinh lý học

Khi phần âm và dương trong cơ thể thăng bằng, quân bình với nhau thì cơ thể khỏe mạnh. Bản thân cơ thể luôn tự điều chỉnh để lập lại thăng bằng âm dương. Sự mất thăng bằng âm dương chính là đầu mối phát sinh ra bệnh tật.

Bởi vậy về nguyên tắc để giữ gìn sức khỏe thì phải luôn giữ cho âm dương trong cơ thể được cân bằng. khi cơ thể không đủ khả năng tự điều chỉnh được thì phải chủ động điều tiết, đó chính là phương pháp điều trị theo y học cổ truyền.

c) Về bệnh lý

Một khi phần âm dương trong cơ thể không tự điều chỉnh được, dẫn đến rối loạn và thăng bằng hoạt động của các tạng phủ. Thí dụ: can khí phạm vị, tức là khí của can làm ảnh hưởng đến hoạt động của vị (dạ dày) gây chứng vị quản thống (đau dạ dày, tá tràng). Can đởm thấp nhiệt gây ra các bệnh hoàng đãn sinh viêm gan vàng da…đó là các chứng nội thương.

Hoặc do nguyên nhân bên ngoài gây ra bởi “lục dâm” tức do các tà khí (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) thâm nhập vào cơ thể làm mất thăng bằng âm dương gây ra


các bệnh ngoại cảm. Tùy theo nguyên nhân và vị trí của cơ thể mà bệnh tật phát sinh tương ứng.

Tóm lại về mặt bệnh lý theo âm dương rất đa dạng, phải phân biệt rỏ trong từng trường hợp. Đồng thời phải theo dõi sự chuyển biến của nó mà dùng phương pháp điều trị hợp lý, phù hợp với phương châm “biện chứng luận trị” hay “đối chứng lập phương”, việc chế biến và sử dụng thuốc trong y học cổ truyền cũng hết sức linh hoạt, gia giảm tùy theo bệnh chứng nhằm lập lại thăng banh82 âm dương cho cơ thể.

d) Về chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh trong y học cổ truyền các triệu chứng cũng phải phân biệt âm, dương.

- Dựa vào 4 phương pháp khám bệnh (tứ chẩn): nhìn (vọng)- nghe (văn)- hỏi (vấn)- xem mạch (thiết) để khai thác các triệu chứng bệnh thuộc hàn hay nhiệt, hư hay thực của các tạng phủ.

- Dựa vào 8 cương lĩnh (bát cương) để đáng giá vị trí nông sâu của bệnh, tính chất của bệnh, trạng thái của người bệnh, xu hướng chung nhất của bệnh tật (biểu, lý, hư, thực, hàn, nhiệt và âm, dương) trong đó âm và dương là 2 cương lĩnh tổng quát nhất gọi là tổng cương. Thường bệnh ở biều, thực, nhiệt thuộc dương; bệnh ở lý, hư, hàn thuộc âm.

e) Về chữa bệnh và các phương pháp chữa bệnh.

Chữa bệnh là điều hòa lại sự mất thăng bằng vế âm dương của cơ thể tùy theo tình trạng hư, thực, hàn, nhiệt của bệnh bằng các phương pháp khác nhau.

Nhìn chung thuốc (dược vật) được chia làm 2 nhóm

Thuốc có tính lạnh, mát (hàn, lương) gọi là âm dược dùng chữa bệnh nhiệt thuộc dương.

Thuốc có tính nóng, ấm (nhiệt, ôn) gọi là dương dược dùng chữa bệnh hàn thuộc âm.


II. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

1. ĐỊNH NGHĨA

Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương lien hệ cụ thể hơn trong việc quan sát, quy nạp và sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên.

Trong y học, học thuyết được ứng dụng để quan sát, quy nạp và nêu lên sự tương quan trong hoạt động sinh lý, bệnh lý các tạng phủ; để chẩn đoán bệnh tật;

để tìm tính năng và tác dụng thuốc; để tiến hành bào chế thuốc…


2. NỘI DUNG CỦA HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH


a) Ngũ hành là gì? Người xưa nhận thấy có 5 loại vật chất chính: kim (chất kim loại); mộc (chất gỗ); thủy (chất nước); hỏa (lửa); thổ (chất đất) rồi đem các hiện tượng trong thiên nhiên và trong cơ thể con người xếp theo 5 loại vật chất trên gọi là ngũ hành. Ngũ hành còn có ý nghĩa nữa là sự vận động, chuyển hóa của các dạng vật chất trong tự nhiên cũng như sự hoạt động của các tạng phủ trong cơ thể

b) Sự quy loại ngũ hành trong tự nhiên và trong cơ thể con người


HIỆN

TƯỢNG

NGŨ HÀNH

Mộc

Hỏa

Thổ

Kim

Thủy

Vật chất Màu sắc Vị

Mùa Phương Tạng Phủ Ngũ thể

Ngũ quan Tình chí

Gỗ, cây Xanh Chua Xuân Đông Can Đởm Cân Mắt

Giận

Lửa Đỏ Đắng Hạ Nam Tâm

Tiểu trường Mạch

Lưỡi Mừng

Đấ Vàng Ngọt Cuối hạ

Trung ương Tỳ

Vị Thịt Miệng

Lo

Kim loại Trắng Cay Thu Tây Phế

Đại trường Da, long Mũi

Buồn

Nước Đen Mặn Đông Bắc Thận

Bàng quang Xương, tủy Tai

Sợ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.


c) Các quy luật hoạt động của ngũ hành:

+ Trong điều kiện bình thường hay sinh lý: vật chất trong thiên nhiên và các hoạt động của cơ thể lien quan mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng bằng cách tương sinh (hành nọ sinh hành kia, tạng nọ sinh tạng kia), hoặc chế ước, ức chế lẫn nhau để giữ được thế quân bình bằng cách tương khắc (hành nọ, tạng này chế ước hang kia hay tạng kia)

Quy luật tương sinh

- Mộc đốt cháy sinh lửa (hỏa); hỏa thiêu mọi vật thành tro bụi, thành đất (thổ); trong long đất sinh kim loại (kim) là thể rắn chắc, khi đốt nóng sẽ chảy lỏng (thủy); có nước sẽ nuôi dưỡng cây cối (mộc). Tóm lại: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc.

- Trong cơ thể con người can mộc sinh tâm hỏa, tâm hỏa sinh tỳ thổ, tỳ thổ sinh phế kim, phế kim sinh thận thủy, thận thủy sinh can mộc.

Quy luật tương khắc


- Mộc khắc thổ, như rễ cây ăn sâu vào long đất, thổ khắc thủy như đắp đê, đập để trị thủy, thủy khắc hỏa như dung nước để chữa cháy, hỏa khắc kim như dung lửa để nấu chảy kim loại, kim khắc mộc như dung kim loại để cưa cắt cây gỗ…

Trong cơ thể con người thì can mộc khắc tỳ thổ tỳ thổ khắc thận thủy 1

- Trong cơ thể con người thì can mộc khắc tỳ thổ, tỳ thổ khắc thận thủy, thận thủy khắc tâm hỏa, tâm hỏa khắc phế kim, phế kim khắc can mộc.



Hình 1: Ngũ hành tương sinh Ngũ hành tương khắc

- Trong điều kiện bình thường hay bệnh lý có hiện tượng hành nọ, tạng nọ khắc hành kia, tạng kia quá mạnh gọi là tương thừa. Hoặc là hành nọ, tạng nọ không khắc được hành kia, tạng kia gọi là tương vũ.

Thí dụ về tương thừa: bình thường thì can mộc khắc tỳ thổ, nếu can mộc khắc tỳ thổ quá mạnh sẽ gây hiện tượng đau dạ dày, ỉa chảy do thần kinh, khi chữa phải bình can (hạ bớt hưng phấn của can) và kiện tỳ (nâng đỡ sự hoạt động của tỳ).

Thí dụ về sự tương vũ: tỳ thổ khắc thận thủy, nếu tỳ hư không khắc được thận thủy sẽ gây ứ nước như trong bệnh ỉa chảy kéo dài gây phù dinh dưỡng, khi chữa phải kiện tỳ (nâng cao sự hoạt động của tỳ và lợi tiểu (tả bớt thận để giảm phù)..

3. ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC

a) Về quan hệ sinh lý

Sự sắp xếp tạng phủ theo ngũ hành và sự liên quan của chúng đến ngũ sắc, ngũ quan, thể chất và hoạt động về tình chí giúp chúng ta tìm hiểu các hiện tượng sinh lý các tạng phủ dễ dàng, dễ nhớ.


Thí dụ: can có quan hệ biểu lý với đởm chủ về cân, khai khiếu ra mắt, tính thích điều đạt, khi uất kết gây giận dữ…

b) Về quan hệ bệnh lý

Căn cứ vào ngũ hành tìm vị trí phát sinh một chứng bệnh của một tạng hay một phủ nào đó, để đề ra một phương pháp điều trị thích hợp.

Sự phát sinh ra một chứng bệnh ở một tạng phủ nào đó, có 5 trường hợp có thể

xảy ra:


- Chính tà: bệnh do chính tạng phủ ấy gây ra.

- Hư tà: bệnh do tạng trước nó gây ra cho tạng đó, còn gọi là bệnh từ mẹ

truyền sang con.

- Thực tà: Bệnh do tạng sau nó gây ra cho tạng đó, còn gọi là bệnh từ con truyền sang mẹ.

- Vị tà: bệnh gây ra do tạng khắc với tạng đó (tương thừa).

- Tặc tà: bệnh gây ra do tạng đó không khắc nổi tạng khác mà gây ra (tương

vũ).


Thí dụ mất ngủ là một chứng bệnh của tâm có thể xảy ra ở 5 vị trí khác nhau:

- Chính tà: bản thân tạng tâm hư gây ra mất ngủ: như thiếu máu không dưỡng

được tâm thần. Khi chữa phải dưỡng tâm an thần.

- Hư tà: do tạng can gây bệnh cho tâm, như cao huyết áp gây đau đầu mất ngủ, khi chữa phải bình can (hạ áp) an thần.

- Thực tà: do tạng tỳ bị hư, không nuôi dưỡng được tâm thần, khi chữa phải kiện tỳ an thần.

- Vị tà: do thận âm hư không khắc chế được tâm hỏa gây mất ngủ, khi chữa phải dưỡng âm an thần.

- Tặc tà: do phế âm hư ảnh hưởng đến tâm huyết gây mất ngủ, khi chữa phải bổ phế âm an thần.

c) Về chẩn đoán học

Căn cứ vào những triệu chứng về ngũ sắc, ngũ vị, ngũ quan, thể chất để tìm bệnh của các tạng phủ có liên quan.


- Ngũ sắc: sắc vàng bệnh thuộc tỳ; sắc trắng bệnh thuộc phế; sắc xanh bệnh thuộc can; sắc đỏ bệnh thuộc tâm; sắc đen bệnh thuộc thận.

- Ngũ chí: giận dữ, cáu gắt bệnh của can; sợ hãi bệnh ở thận; cười nói huyên thuyên bệnh ở tâm; lo nghĩ bệnh ở tỳ; buồn rầu bệnh ở phế.

- Ngũ khiếu và ngũ thể: bệnh ở cân: chân tay run rẩy, co quắp bệnh thuộc can; bệnh ở mũi như viêm mũi dị ứng, chảy máu cam… bệnh thuộc phế; bệnh ở miệng: ăn kém, lở loét miệng…thuộc bệnh ở tỳ, vị; bệnh ở mạch: mạch hư, nhỏ…thuộc bệnh ở tâm; bệnh ở xương tủy: như chậm biết đi, chậm mọc răng… bệnh thuộc thận.

d) Về điều trị học

Điều trị theo nguyên tắc: hư thì bổ mẹ, thực thì tả con.

Thí dụ: bệnh phế khí hư, phế lao… phảu kiện tỳ vì tỳ thổ sinh phế kim (hư thì bổ mẹ).

Bệnh cao huyết áp do can dương thịnh phải chữa vào tâm: an thần, vì can mộc sinh tâm hỏa (thực thì tả con).

e) Về dùng thuốc

- Tìm kiếm và xét tác dụng của thuốc với bệnh tật các tạng phủ trên cơ sở liên quan với ngũ sắc, ngũ vị:

Vị chua, màu xanh vào can. Vị đắng, màu đỏ vào tâm Vị ngọt, màu vàng vào tỳ. Vị cay, màu trắng vào phế. Vị mặn, màu đen vào thận..

- Người ta còn vận dụng ngũ vị để bào chế làm vị thuốc thay đổi tính năng và tác dụng, hướng dẫn thuốc vào các tạng phủ theo yêu cầu chữa bệnh. Thí dụ sao với giấm để hướng thuốc vào can; sao với muối để hướng thuốc vào thận; sao với đường, mật để hướng thuốc vào tỳ; sao với gừng để hướng thuốc vào phế…


CHƯƠNG III

TÍNH NĂNG CỦA THUỐC (TÍNH NĂNG DƯỢC VẬT)

MỤC TIÊU

1. Trình bày được tính, vị của các loại thuốc YHCT

2. Vận dụng được xu hướng tác dụng, sự quy kinh của thuốc YHCT, nắm vững sự tương kỵ và phối ngũ thuốc YHCT.


NỘI DUNG.

Tính năng dược vật là tác dụng dược lý của một vị thuốc được sử dụng để điều chỉnh lại sự mất thăng bằng âm dương của cơ thể.

Tính năng của vị thuốc gồm khí, vị, thăng giáng phù trầm và bổ, tả.

1. TỨ KHÍ

Còn gọi là tứ tính gồm: hàn (lạnh); nhiệt (nóng); ôn (ấm); lương (mát). Bốn loại tính chất này do phản ứng của cơ thể khi dung thuốc mà nhận thấy.

Hàn, lương thuộc âm; nhiệt, ôn thuộc dương. Những thuốc có tính hàn, lương gọi là âm dược dung để thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc…có xu hướng trầm, giáng chữa các chứng nhiệt, dương chứng; những thuốc có tính ôn, nhiệt còn gọi là dương dược dung để ôn trung, tán hàn, có xu hướng thăng, phù để chữa các chứng hàn, âm chứng..

Ngoài ra còn một loại thuốc không thể hiện các tính trên, khi dung có tính hòa hoãn gọi là tính bình.

Vì vậy khi chữa bệnh và sử dụng thuốc, phải chẩn đoán đúng bệnh thuộc hàn hay nhiệt và nắm chắc tính chất của thuốc để sử dụng đúng. Chẩn đoán sai, dung nhầm thuốcse và nắm chắc tính chất của thuốc để sử dụng đúng. Chẩn đoán sai, dung nhầm thuốcse4 dẫn đến hậu quả tai hại cho người bệnh.

2. NGŨ VỊ

Là 5 vị, thông qua vị giác mà nhận thấy đó là: vị cay (tân), chua (toan), đắng (khổ), ngọt (cam), mặn (hàm). Ngoài ra còn có vị đạm không có vị rõ rệt (không có vị gì trong 5 vị vừa kể trên).

- Vị cay (tân): đặc điểm có xu hướng tản ra ngoài (tán), hay di động thường dung để chữa các bệnh thuộc biểu, làm ra mồ hôi hoặc dung khi khí huyết bị ngựng trệ. Các vị thuốc như: tía tô tán phong hàn chữa cảm mạo; mộc hương hành khí, chữa đầy bụng; xuyên khung hoạt huyết, chữa ứ huyết…

- Vị ngọt (cam): có tác dụng bổ dưỡng, dung để chữa các chứng hư; hòa hoãn để giảm các cơn đau; làm giảm bớt độc tính của một số vị thuốc hay giải độc cho cơ thể, điều hòa các vị thuốc khác. Như đảng sâm, hoàng kỳ bổ khí; thục địa, mạch môn bổ âm; cam thảo, kẹo mạch nha chữa đau dạ dày…


- Vị đắng (khổ): có tác dụng tả hạ và táo thấp. Như hoàng lien, hoàng bá thanh nhiệt, trừ thấp chữa lỵ và ỉa chảy nhiễm trùng; thương truật kiện tỳ táo thấp chữa ỉa chảy, nhiều đờm.

- Vị chua (toan): có tính thu liễm, cố sáp, giảm đau dung chữa chứng ra nhiều mồ hôi (tự hãn), ỉa chảy, di tinh như kim anh, sơn thù du liễm mồ hôi, cố tinh, sáp niệu; kha tử, ngũ bội tử chữa ỉa chảy lâu ngày, sa trực tràng; ô mai chữa đau bụng giun…

- Vị mặn (hàm): có xu hướng đi xuống (giáng), làm mềm các khối cứng hoặc tiêu các chất ứ đọng (nhuyễn kiên) thường được dung chữa táo bón, lao hạch, viêm hạch. Như mang tiêu (thành phần chính là natri sulfat) gây nhuận tràng, tẩy xổ.

- Vị đạm: có khả năng thắng thấp, lợi niệu dùng chữa các bệnh do thủy thấp gây ra (phù thũng). Như ý dĩ, hoạt thạch có tác dụng lợi niệu.

+ Ngũ vị có quan hệ mật thiết với tứ khí, ngũ tạng, ngũ sắc trên cơ sở này để xác định tác dụng của thuốc, tìm đúng thuốc và bào chế thuốc theo yêu cầu điều trị.

Khí và vị kết hợp với nhau thành tính năng vị thuốc, không thể tách rời . Có những vị thuốc khí giống nhau nhưng vị khác nhau, do đó tác dụng chữa bệnh cũng khác nhau.

Thí dụ: có những thứ thuốc một khí nhưng kiêm mấy vị như quế chi tính ôn nhưng vị ngọt, cay. Sinh địa tính lạnh nhưng vị đắng, ngọt.

Vì vây khi sử dụng thuốc trên lâm sang phải nắm được cả khí và vị của một thuốc. Thí dụ chứng sốt; nếu do biểu nhiệt phải dung thuốc tân lương giải biểu như bạc hà, sài hồ; nếu là thực nhiệt phải dung thuốc đắng lạnh 9kho63, hàn) như hoàng liên, đại hoàng; nếu do hư nhiệt vì tân dịch hao tổn phải dung thuốc cam, hàn (ngọt, lạnh) như sinh địa, huyền sâm…

Tính

Tên vị thuốc

Vị

Tác dụng

Ôn (ấm)

Gừng sống Hậu phác Hoàng kỳ

Ô mai

Cay Đắng Ngọt

Chua

Tán hàn, giải biểu Hành khí Kiện tỳ

Cố sáp (cầm ỉa chảy)

Hàn (lạnh)

Hoàng liên Phù bình

Đắng Cay

Thanh nhiệt, trừ thấp Tân lương, giải biểu

Hàn Ôn

Lô căn Cam thảo

Ngọt Ngọt

Thanh nhiệt, tả hỏa Kiện tỳ

Hàn

Lương Nhiệt

Thạch cao

Bạc hà Phụ tử

Cay

Cay Cay

Thanh nhiệt, tả hỏa

Tân lương, giải biểu Trử hàn

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 01/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí