Phương Tiện Tiêu Dùng Văn Hóa Tại Địa Điểm Công Cộng


đã có ti vi để xem, trong đó có khoảng hơn 50% các hộ gia đình sử dụng truyền hình Cáp. Các hộ sử dụng truyền hình cáp tập trung chủ yếu ở khu vực thị trấn, cạnh khu du lịch, còn các thôn, làng ở xa trung tâm huyện chưa có điều kiện sử dụng truyền hình cáp. Trong tương lai không xa, chúng tôi xin chủ trương của huyện, tỉnh để đấu nối điểm chờ về tới các vùng xa trung tâm”.

Bên cạnh truyền hình cáp, là dịch vụ truyền hình My TV, cũng là một trong những dịch vụ truyền hình đáp ứng tốt nhu cầu TDVH hiện nay của cư dân. Sử dụng dịch vụ truyền hình My TV, cư dân có thể xem các chương trình theo yêu cầu của bản thân bằng hình thức trả phí dịch vụ, có thể xem nhiều kênh của nhiều nước khác nhau, ở bất cứ thời điểm nào. My TV được ví như một thư viện phim đủ thể loại, cả những chương trình đã được phát sóng trên ti vi vẫn có thể xem lại,… ngoài ra My TV còn rất phong phú với các chương trình vui chơi giải trí, các thông tin kinh tế-chính trị-xã hội và nhiều chương trình khác, …Có thể nói My TV rất tiện ích, phù hợp với sự bận rộn và quỹ thời gian rỗi ít ỏi, cố định của cư dân ở thời kỳ CNH, HĐH. Ở vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay, theo kết quả phiếu điều tra xã hội học ở 03 khu kinh tế, số cư dân lắp đặt My TV trong gia đình chiếm số lượng khá cao: khu kinh tế đánh bắt có 53,9%, khu kinh tế du lịch có 83,1%, khu kinh tế công nghiệp có 83,4%. Anh Hồ Xuân Hải, 36 tuổi, Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin huyện Lộc Hà cho biết:

Tuy số lượng ti vi trong các hộ gia đình đã đạt 100%, nhưng việc sử dụng truyền hình Cáp và My TV mức độ phủ sóng chưa đồng đều. Ở địa bàn chúng tôi quản lý hiện nay, do điều kiện kinh tế khá giả, đời sống tinh thần ngày một nâng cao, nên số hộ gia đình sử dụng dịch vụ My TV khá nhiều, theo con số thống kê tại thời điểm này cho thấy cứ 10 hộ gia đình thì có 4,5 hộ đã sử dụng chương trình trên. Trong thời gian tới, các gia đình còn lại sẽ tiếp tục sử dụng các dịch vụ tiện ích này.

Như vậy, sự nghiệp CNH, HĐH đã góp phần nâng cao đời sống vật chất của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh, đưa đến nhiều cơ hội và khả năng, điều kiện để cư dân mua sắm, trang bị các phương tiện tiêu dùng văn hoá tốt, hiện đại và tiện ích


nhất hiện nay. Ngoài truyền hình cáp, My TV, các dịch vụ truyền hình số khác cũng đã có mặt ở vùng ven biển Hà Tĩnh, góp phần khẳng định thành tựu của KHCN mà sự nghiệp CNH, HĐH mang lại và khẳng định nhu cầu TDVH của cư dân ven biển Hà Tĩnh hiện nay rất lớn, cư dân sẵn sàng chi một khoản tài chính nhất định để thoả mãn nhu cầu của các thành viên trong gia đình.

3.1.1.3. Internet: Internet là một hệ thống gồm các mạng thông tin máy tính được liên kết với nhau trên phạm vi toàn thế giới theo giao thức TCP/IP thông qua các hệ thống kênh viễn thông [62, tr.33]. Internet và việc sử dụng Internet là thành quả của một nền khoa học hiện đại và là kết quả do sự nghiệp CNH, HĐH đất nước mang lại. Hiện nay ở vùng ven biển Hà Tĩnh số gia đình lắp đặt Internet khá nhiều. Ở khu kinh tế đánh bắt, có tới 24,2% số người được hỏi cho biết gia đình họ đã lắp đặt Internet, một con số không nhỏ ở vùng quê vốn quen nghề chài lưới từ trước tới nay, lại thuộc tỉnh nghèo miền duyên hải Trung Bộ như Hà Tĩnh, chỉ sau 6 - 7 năm thực hiện CNH, HĐH, tỷ lệ người dân lắp đặt (kết nối) và sử dụng loại công nghệ truyền thông hiện đại này chiếm gần ¼ dân số. Cũng cùng một câu hỏi về lắp đặt Internet trong gia đình ở khu kinh tế du lịch, có 25,2% số người trả lời cho biết gia đình đã kết nối Internet, và con số này được biểu hiện ở khu kinh tế công nghiệp là 46,1% (chiếm gần 50% dân số).

Với kết quả trả lời cho việc lắp đặt Internet trong gia đình ở ba khu kinh tế ven biển Hà Tĩnh hiện nay, cho thấy sự nghiệp CNH, HĐH và xu thế hội nhập kinh tế thế giới đã góp phần làm cho nhu cầu thưởng thức, tiêu dùng văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh hiện nay phát triển mạnh, cư dân tiếp cận nhanh chóng với công nghệ thông tin hiện đại, đáp ứng tối đa cho nhu cầu tiêu dùng văn hoá phong phú và ngày càng cao của cá nhân. Anh Hoàng Tiến Đạt, 45 tuổi, Giám đốc Công ty Viettel chi nhánh huyện Kỳ Anh, cho biết:

Chi nhánh chúng tôi thành lập được 05 năm, chuyên cung cấp và lắp đặt mạng Internet cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện. Cho đến thời điểm hiện nay, với tổng số trên 7.000 hộ gia đình sử dụng truyền hình thì có khoảng gần 3.000 hộ gia đình đã sử dụng Internet. Trong thời gian tới,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.


chúng tôi sẽ tiếp cận các địa bàn xa trong huyện để mở rộng việc sử dụng Internet tại các hộ gia đình nơi đây.

Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 13

3.1.1.4. Đài/radio: Theo bảng tổng hợp kết quả phiếu điều tra xã hội học về phương tiện truyền thông được trang bị tại các gia đình cư dân ven biển Hà Tĩnh [PL4.10, tr.208], cho thấy đài thu thanh/radio là phương tiện được cư dân sử dụng ít nhất trong số các phương tiện truyền thông hiện nay. Chúng ta biết rằng, ngày nay nhân loại đang sở hữu một nền khoa học công nghệ hiện đại, nhiều thiết bị, phương tiện truyền thông đã thay thế hoàn toàn radio và có nhiều chức năng, công dụng tiện ích hơn so với radio. Chẳng hạn chỉ với một chiếc điện thoại di động nhỏ gọn trên tay có thể đọc, nghe, xem các chương trình rất phong phú, có thể xem các chương trình phát trên vô tuyến truyền hình (ti vi), có thể vào mạng Internet, có thể xem phim, có thể nghe nhạc, có thể chơi game, có thể chat,… rất hiện đại, tiện ích và dễ mang theo, dễ sử dụng. Do đó, với những trang thiết bị thông tin truyền thông hiện đại ngày nay, có thể đáp ứng nhu cầu thưởng thức, tiêu dùng các chương trình văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí ở mọi lúc, mọi nơi và ở bất cứ thời điểm nào con người muốn. Đó chính là lý do để giải thích tại sao ngày nay, vùng ven biển Hà Tĩnh nói riêng và các vùng khác trong cả nước nói chung, chiếc đài thu thanh/radio gần như không còn tồn tại [PL4.10, tr.208]. Theo ông Lê văn Hưu, 68 tuổi, tổ dân phố Song Yên, thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, cho biết: “Cách đây hơn 10 năm về trước, cứ 10 hộ gia đình trong làng/thôn thì có 06 hộ gia đình sử dụng đài/radio, nhưng hiện nay, số gia đình sử dụng chúng đã giảm đi nhiều vì trước đây chủ yếu là nghe truyền thanh. Song hiện nay do đời sống kinh tế - xã hội phát triển, đời sống của người dân nâng cao nên họ đã chuyển sang dùng vô tuyến truyền hình các loại. Số gia đình sử dụng đài/radio hiện nay rất hiếm”.

Ngày nay nhu cầu thưởng thức văn hoá tinh thần của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh rất phong phú, cư dân có nhu cầu sử dụng thời gian rỗi để hưởng thụ các sản phẩm văn hoá, nhìn vào cách trang bị các phương tiện truyền thông trong gia đình của cư dân hiện nay, ta thấy rò điều này. Mục đích trang bị các phương tiện thông tin truyền thông trong gia đình của cư dân ngày nay, không dừng lại ở nghe (hoặc xem) dự báo thời tiết, mà còn để phục vụ nhu cầu hiểu biết, nắm bắt thông tin


trong nước, quốc tế cũng như để thưởng thức các chương trình, sản phẩm văn hoá rất phong phú trên vô tuyến truyền hình, thậm chí còn cả chương trình trên truyền hình cáp, My T.V, Internet,…

3.1.2. Phương tiện tiêu dùng văn hóa tại địa điểm công cộng

Ngoài các hình thức, phương tiện tiêu dùng văn hoá tại gia đình, cư dân ven biển Hà Tĩnh ngày nay còn tham gia hoạt động tiêu dùng văn hoá tại các thiết chế văn hoá, các địa điểm vui chơi, giải trí công cộng.

Các điểm sinh hoạt văn hoá, vui chơi giải trí công cộng có vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân, đó có thể là một quảng trường, một sân bóng, hoặc cũng có thể là các thiết chế văn hoá công cộng có chức năng tổng hợp hay chuyên biệt như nhà văn hoá, rạp hát, điểm bưu điện xã, thư viện, … các điểm vui chơi giải trí như quán karaoke, sàn nhảy,… Dù tính chất và công năng có khác nhau, nhưng đây là các địa điểm sinh hoạt mà thông qua đó cư dân có thể thưởng thức và sáng tạo văn hoá (tiêu dùng văn hoá), tạm xếp các thiết chế, địa điểm này như là nơi cung cấp các phương tiện, mà thông qua đó cư dân thực hiện hành vi TDVH của mình. Qua kết quả khảo sát và căn cứ vào số liệu thống kê về các thiết chế văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí ở ba khu kinh tế do Ban Văn hoá các xã cung cấp [PL4.14, tr. 211, 212], có thể khái quát các thiết chế văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí hiện có ở vùng ven biển Hà Tĩnh như sau:

* Quán Karaoke: Là địa điểm giải trí lý tưởng, nhất là đối với những người luôn phải làm việc trong môi trường căng thẳng thì không có một phương tiện giải trí nào hữu hiệu hơn là hát karaoke. Karaoke đã trở thành một ngành công nghệ giải trí bằng âm nhạc hấp dẫn. Đối với con người thời kỳ CNH, HĐH, những áp lực của cuộc sống và của công việc dồn nén,…thì hát karaoke là một hình thức giải trí, xả stress khá hiệu quả, giúp người hát cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo và bớt căng thẳng hơn. Ở vùng ven biển Hà Tĩnh, mặc dù karaoke xuất hiện muộn (khoảng 7-8 năm trở lại đây), nhưng theo con số thống kê tại các xã nằm trong diện khảo sát sâu của luận án [PL4.14, tr.211, 212] thể hiện như sau: xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà có 4 điểm kinh doanh dịch vụ karaoke; thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên có 13


điểm kinh doanh dịch vụ karaoke; xã kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh có 3 điểm kinh doanh dịch vụ karaoke. Như vậy, về dịch vụ giải trí karaoke ở khu kinh tế du lịch (điểm khảo sát là thị trấn Thiên Cầm) có số lượng gấp 3-4 lần so với hai điểm khảo sát còn lại, do đây là khu kinh tế du lịch, nên du khách cũng như cư dân đến đây thường là để nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí. Ở khu kinh tế du lịch không chỉ có dịch vụ karaoke phát triển mà nhiều hình thức vui chơi giải trí hiện đại được ra đời và phát triển mạnh để đáp ứng và phục vụ một cách tối đa cho nhu cầu TDVH của cư dân và du khách. Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó hoặc nó có thể bị lợi dụng, nhưng xét về mặt tích cực karaoke đã và đang là một xu hướng TDVH mới ngày càng được lan rộng ở vùng ven biển Hà Tĩnh. Đây là hình thức giải trí giúp mọi người vừa thư giãn, vừa thể hiện được bản thân, vừa đáp ứng được nhu cầu giao lưu, sinh hoạt tinh thần mang tính tập thể, nhóm,…

* Quán Internet: Quán Internet là hình thức kinh doanh dịch vụ giải trí mới dành cho lớp trẻ, mà chủ yếu là lứa tuổi thanh thiếu niên. Các em đến quán Internet là để chơi game, hình thức giải trí này đang trở nên có sức thu hút lớn đối với các em, có nhiều em đã trở thành những con nghiện khó cai khi chơi các trò game ở quán Internet. Ở vùng ven biển Hà Tĩnh dịch vụ giải trí này tuy mới xuất hiện khoảng 3-4 năm trở lại đây, nhưng về số lượng và biểu hiện có điểm khác nhau ở ba địa bàn khảo sát: ở khu kinh kinh tế đánh bắt, địa bàn khảo sát là xã Thạch Kim có 03 quán Internet, trong khi đó ở thị trấn Thiên Cầm thuộc địa bàn của khu kinh tế du lịch chỉ có 01 quán Internet, ở xã Kỳ Phương, thuộc địa bàn của khu kinh tế công nghiệp con số lên tới 14 quán Internet. Thực tế các số liệu này đã phản ánh rò đặc điểm của từng khu kinh tế. Ở khu kinh tế đánh bắt, các em nhỏ ngoài giờ học ở trường còn phải tham gia lao động cùng bố, mẹ, anh, chị (người lớn) những công việc phụ của nghề đánh bắt, như: gỡ lưới, bốc dỡ cá, vá lưới, lo cơm nước, …Vì vậy, quán Internet ở khu kinh tế đánh bắt không nhiều, điểm này cũng giống với khu kinh tế du lịch. Các em nhỏ ở khu kinh tế du lịch, hoặc là con của những gia đình còn làm nghề đánh bắt, hoặc là gia đình có kinh doanh du lịch hay bán hàng phục vụ khách du lịch chiếm số lượng chủ yếu, nên các em phải giúp bố mẹ, gia


đình trong những khoảng thời gian ngoài giờ lên lớp, do đó thời gian rỗi mà bố mẹ buông lỏng để các em có thể ra quán Internet chơi game không nhiều. Ngược lại với hai khu kinh tế trên, ở khu kinh tế công nghiệp, địa điểm khảo sát là xã Kỳ Phương, một xã nằm cạnh khu công nghiệp, số lượng quán Internet lớn hơn gấp nhiều lần so với hai khu kinh tế kia, điều này cho thấy nhu cầu đến quán Internet của thanh, thiếu niên ở đây rất lớn, thực trạng này cũng phản ánh cường độ làm việc của các bậc cha mẹ ở khu kinh tế công nghiệp cao, thời gian giám sát con cái không nhiều, không kèm cặp được thường xuyên, nên các em ngoài giờ học tập trên lớp (thoát khỏi sự quản lý của nhà trường) là có thể sa ngay vào các quán Internet đầy hấp dẫn, trong khi đó bố mẹ đang tất bật với cường độ lao động ở khu kinh tế công nghiệp. Và như đã nói, cái gì cũng có mặt trái của nó, Internet mặc dù mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng, nhưng việc chơi game của các cháu nhỏ còn ở lứa tuổi vị thành niên trong các quán Internet đang là vấn đề báo động đối với xã hội hiện đại, vấn đề chơi gì, chơi như thế nào đang là những câu hỏi lớn đặt ra đối với các nhà quản lý. Tuy nhiên, dù muốn hay không thì dịch vụ giải trí này cũng đang có xu hướng phát triển mạnh ở vùng ven biển Hà Tĩnh, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu chơi game của các cháu nhỏ, khi mà gia đình các cháu ngày càng có điều kiện kinh tế, bố mẹ ngày càng bận rộn hơn với cường độ làm việc của xã hội CNH, HĐH.

* Sân thể thao: là thiết chế vốn quen thuộc với người dân, nơi diễn ra các hoạt động thể dục thể thao cho mọi lứa tuổi, đồng thời cũng là nơi diễn ra các phong trào, hoạt động thi đấu thể dục thể thao quần chúng mang tính tự phát giữa các nhóm cư dân trong làng, xã, hoặc diễn ra có tổ chức giữa các làng xã với nhau. Đây là thiết chế thể thao rất được chú ý hiện nay theo quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới. Ở tất cả các làng, thôn, khối phố ở vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay đều có thiết chế sân thể thao đạt chuẩn. Tuy nhiên, đối với khu kinh tế đánh bắt do điều kiện đất đai chật hẹp, từ trước đến nay diện tích đất chủ yếu sử dụng để làm nhà ở và các công trình công cộng thiết yếu, nên yêu cầu đạt chuẩn về sân thể thao ở khu kinh tế đánh bắt hiện nay quả thực rất khó khăn. Trong ba xã/thị trấn thuộc địa bàn khảo sát của luận án, thực trạng về thiết chế này


diễn ra như sau: ở xã Thạch Kim (thuộc khu kinh tế đánh bắt) có 02 sân thể thao/7 thôn, ở thị trấn Thiên Cầm (thuộc khu kinh tế du lịch) có 10 sân thể thao/8 tổ dân phố, ở xã Kỳ Phương (thuộc khu kinh tế công nghiệp) có 19 sân thể thao/9 thôn. Như vậy, với số liệu trên cho thấy yêu cầu, quy định là một việc, nhưng điều kiện thực tế có ý nghĩa quyết định. Ở khu kinh tế đánh bắt như đã nói, do điều kiện đất đai nên 7 thôn trong xã mà chỉ có 02 sân thể thao là ít so với quy định. Ngược lại, ở khu kinh tế du lịch chỉ tính riêng khu vực thị trấn Thiên Cầm có 8 tổ dân phố nhưng có tới 10 sân thể thao, chưa kể các sân thể thao của các khách sạn, nhà nghỉ nằm trong khu du lịch. Ở khu kinh tế công nghiệp, số lượng sân thể thao lớn [PL4.14, tr. 211, 212] và đảm bảo đạt chuẩn nhất trong ba khu kinh tế. Bởi ở khu kinh tế công nghiệp, từ trước đến nay diện tích đất tương đối rộng, hơn nữa sau khi khu công nghiệp Vũng Áng được hình thành, một dự án quy hoạch mới được ra đời ở khu kinh tế này. Do được quy hoạch ở thời kỳ hiện đại, cộng thêm kinh tế ở đây đang phát triển mạnh, nên các thiết chế công cộng nói chung và thiết chế thể thao nói riêng ở khu kinh tế công nghiệp hầu hết đều đạt chuẩn theo quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.

* Sân tennis: là thiết chế thể thao hiện đại, dành cho lứa tuổi trung niên, lứa tuổi đã thành đạt, có điều kiện kinh tế khá giả. Trong ba xã thuộc địa bàn khảo sát của luận án chỉ có ở thị trấn Thiên Cầm (thuộc khu kinh tế du lịch) là có thiết chế sân tennis, hai khu kinh tế còn lại chưa có thiết chế thể thao này. Như vậy, có thể nhận định rằng, trong ba khu kinh tế thì ở khu kinh tế du lịch có nhiều điểm vui chơi giải trí, thể thao hiện đại dành cho người lớn. Bởi như đã đã được đề cập ở trên, vì là khu du lịch nên các dịch vụ vui chơi, giải trí, các thiết chế thể thao hiện đại có điều kiện ra đời và phát triển mạnh. Thông thường ở các khu du lịch, điểm du lịch nổi tiếng bao giờ cũng ra đời kèm theo nhiều loại hình dịch vụ vui chơi giải trí hiện đại, đem đến nhiều cơ hội, hình thức thư giãn, giải trí, TDVH phù hợp cho nhu cầu của cư dân thời kỳ CNH, HĐH mỗi khi đến tham quan du lịch hay nghỉ dưỡng.

* Sân patin: là một loại hình thiết chế thể thao hiện đại dành cho trẻ em, chỉ mới xuất hiện ở vùng ven biển Hà Tĩnh một vài năm lại đây. Hình thức thể thao này


chủ yếu dành cho lớp trẻ gồm thanh, thiếu niên và một số ít các cháu nhỏ. Mặc dù là loại hình thể thao mới xuất hiện, nhưng khá phổ biến ở vùng ven biển Hà Tĩnh. Theo số liệu thống kê của các xã/thị trấn thuộc ba địa bàn khảo sát [PL4.14, tr. 211, 212] cho thấy tỷ lệ sân Patin phát triển khá nhanh ở cả ba khu kinh tế vùng ven biển Hà Tĩnh trong một vài năm gần đây. Xã Thạch kim, huyện Lộc Hà (thuộc khu kinh tế đánh bắt) có 02 sân Patin, ở thị trần Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên (nằm trong khu kinh tế du lịch) có 01 sân Patin, ở xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh (thuộc khu kinh tế công nghiệp) có 02 sân Patin. Số liệu này một lần nữa khẳng định hình thức vui chơi giải trí dành cho thanh, thiếu niên có xu hướng phát triển mạnh ở khu kinh tế công nghiệp, còn hình thức vui chơi giải trí hiện đại dành cho người lớn lại xuất hiện ngày càng nhiều ở khu kinh tế du lịch. Còn ở khu kinh tế đánh bắt, sự xuất hiện các hình thức vui chơi giải trí hiện đại có xu hướng chậm hơn, không ồ ạt, mạnh mẽ như ở khu kinh tế du lịch và khu kinh tế công nghiệp.

* Nhà văn hoá: là thiết chế văn hoá vừa có chức năng chuyên biệt, vừa có chức năng tổng hợp. Là nơi diễn ra các phong trào văn hoá, văn nghệ của địa phương, đồng thời cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt chính trị-xã hội ở cơ sở. Với chức năng chuyên biệt, nhà văn hoá thường là nơi diễn ra các hội diễn văn hoá nghệ thuật quần chúng nhân các ngày lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, các ngày lịch sử truyền thống của các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, đồng thời cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt câu lạc bộ nghệ thuật quần chúng, các sinh hoạt văn hoá văn nghệ của nhiều lứa tuổi khác nhau ở địa phương. Với chức năng tổng hợp, Nhà văn hoá thường là nơi diễn ra các cuộc hội họp để trao đổi, bàn bạc những công việc của tập thể có liên quan trực tiếp đến cư dân, là địa điểm tập trung cư dân để phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà Nước. Theo quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới thì Nhà văn hoá là một trong những thiết chế bắt buộc phải có đối với các thôn, làng, khối phố và phải đạt đúng tiêu chuẩn theo quy định đề ra. Vì vậy, ở các xã, thị trấn thuộc diện khảo sát sâu của luận án, tiêu chí về thiết chế Nhà văn hoá hầu hết được đảm bảo đúng theo quy định của chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới. Tại các xã, thị trấn này cứ có bao nhiêu thôn, xóm, tổ dân phố thì có bấy nhiêu

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022