2.3.1. Phong tục trong chu kỳ vòng đời người
Chu kỳ vòng đời người, là sự đánh dấu những chặng đường trưởng thành của mỗi con người kể từ khi ra đời (hoặc còn là bào thai) cho đến lúc qua đời. Dưới đây là những phong tục, nghi lễ liên quan đến ba giai đoạn quan trọng trong vòng đời người của cư dân ven biển Hà Tĩnh.
2.3.1.1. Phong tục sinh đẻ
Đề cập đến phong tục sinh đẻ của cư dân ven biển Hà Tĩnh qua phiếu điều tra xã hội học [PL4.6, tr.202] ở ba khu kinh tế, thể hiện như sau:
Các phong tục, nghi lễ được cư dân thực hành nhiều hiện nay và có xu hướng tăng so với xưa là: tục bán phong long, lễ chẵn tháng và lễ chẵn năm. Ở cả ba khu kinh tế vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay đều biểu hiện gia tăng thực hành ba phong tục này trong đời sống của cư dân (so với xưa), và có tỷ lệ phiếu cao nhất ở cả ba khu kinh tế là lễ chẵn tháng. Thực trạng này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, khi điều kiện kinh tế, đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, việc quan tâm đến sức khoẻ, quan tâm đến những dấu ấn quan trọng như: trút bỏ những kiêng khem của quan niệm ở cữ (bán phong long), đánh dấu thời điểm đứa trẻ được bế ra khỏi buồng đẻ tiếp xúc với xã hội (chẵn tháng), đánh dấu đứa trẻ tròn một tuổi đầu đời, chuyển sang một giai đoạn mới- tập đi (chẵn năm, còn gọi là thôi nôi),…đó là những thời khắc quan trọng đánh dấu quá trình lớn lên của đứa trẻ, những dấu ấn kỷ niệm này rất đáng trân trọng đối với con người thời nay nói chung và cư dân ven biển Hà Tĩnh ngày nay nói riêng.
Ngược lại với ba phong tục trên đây, những phong tục sinh đẻ khác trong cư dân có xu hướng giảm mạnh so với xưa, đó là: tục treo cây dứa dại trước cổng và tục để khúc củi cháy dở trước cửa. Một số phong tục đã mai một, không còn được thực hành trong cư dân ở ba khu kinh tế, là: Tục nhúng đứa trẻ xuống biển ngay sau khi đứa trẻ mới được sinh ra, tục dội gáo nước lên mái nhà khi sinh đứa trẻ, tục cúng Bà Mụ sau khi sinh, …Đây là những phong tục gắn với cuộc sống trên thuyền, chứa đựng ý nghĩa và quan niệm sống của cư dân ven biển Hà Tĩnh trước đây [PL4c, tr. 218].
Biểu đồ 2.7: Thực hành phong tục sinh đẻ của cư dân hiện nay
Có thể bạn quan tâm!
- Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 8
- Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Thờ Cá Ông Xưa Và Nay Ở Ba Khu Kinh Tế
- Thực Trạng Sinh Hoạt Lễ Hội Của Cư Dân
- Thực Hành Các Phong Tục Mưu Sinh Của Vư Dân Hiện Nay
- Phương Tiện Tiêu Dùng Văn Hóa Tại Địa Điểm Công Cộng
- Qua Các Phương Tiện Tiêu Dùng Văn Hóa Tại Gia Đình
Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
86.1
Khu kinh tế đánh bắt
Khu kinh tế du lịch
72.3 73.5
71.9
67.2
Khu kinh tế công nghiệp
55.2
51.1
41.5
40.7
26.237.7
10 11
4
6.7
0 0 0
0 0 0
0 0 0
Lễ chẵn năm
Lễ chẵn tháng
Bán phồng long
Cúng bà mụ
Tục dội gáo nước lên mái nhà
Nhúng đứa trẻ xuống nước
Để khúc củi cháy dở trước cửa
Treo cây dứa dại trước cổng
Từ thực trạng về thực hành các phong tục sinh đẻ truyền thống của cư dân ven biển Hà Tĩnh hiện nay, nhận thấy: các phong tục gắn với môi trường sống trên thuyền, gắn với điều kiện kinh tế-xã hội cũ có xu hướng giảm dần và mất hẳn trong cư dân. Còn những phong tục có ý nghĩa, giá trị với cuộc sống đương đại được cư dân kế thừa tiếp tục thực hành và có những biến đổi phù hợp với cuộc sống, xã hội đương đại. Đồng thời với các xu hướng này, một số phong tục mang màu sắc của thời kỳ CNH, HĐH cũng xuất hiện trong đời sống sinh hoạt của cư dân ven biển Hà Tĩnh, như: tục mừng “phong bì” (tiền) trong các lễ chẵn tháng, chẵn năm,…thực trạng việc thực hành các tín ngưỡng này được biểu hiện tương đối đồng nhất ở ba khu kinh tế vùng ven biển Hà Tĩnh.
2.3.2.2. Phong tục cưới xin
Thực trạng về thực hành các phong tục cưới xin của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay [PL4.7, tr.203] có tính tương đối đồng nhất ở ba khu kinh tế: cả ba khu kinh tế đều duy trì đầy đủ bốn nghi lễ cưới xin truyền thống, đó là: lễ dạm ngò, lễ ăn hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt. Theo kết quả thu được qua phiếu điều tra xã hội học cả bốn nghi lễ này trong thực hành của cư dân ngày nay có xu hướng tăng so với xưa. Điều này có nghĩa xưa cũng như nay cư dân ven biển Hà Tĩnh duy trì và
thực hành nghiêm các phong tục cưới xin truyền thống, cả bốn nghi lễ chủ yếu trên luôn được cư dân chú trọng thực hành đầy đủ. Riêng lễ vấn danh có xu hướng giảm mạnh, còn lễ nộp cheo cho làng đã mất hẳn trong cư dân.
Biểu đồ 2.8: Thực hành phong tục cưới xin trong cư dân hiện nay
694.6
92.8
91.5
85.6
95
90.7
86
37.2
17.9
6
.3
0 0 0
92.
96.
97.
99.9
4
99.9
8
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Lễ bỏ trầu
Lễ vấn danh
Lễ hỏi Lễ nộp
cheo
Khu kinh tế đánh bắt Khu kinh tế du lịch
Khu kinh tế công nghiệp
Lễ cưới Lễ lại
mặt
Có thể nói việc duy trì thực hành bốn nghi lễ cưới xin truyền thống ở vùng ven biển Hà Tĩnh là những nét đẹp văn hoá dân tộc. Lễ Dạm ngò mang tính chất hai gia đình gặp mặt nhau được cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh coi trọng và thực hành phổ biến. Lễ hỏi là nghi lễ thể hiện quyền nuôi con của gia đình nhà gái do đó vẫn được duy trì, tuy vậy trong nghi lễ này có sự biến đổi so với xưa, đó là tục thách cưới không còn và gộp luôn cả lễ nạp tài (dẫn cưới), nên trong lễ ăn hỏi ngày nay ở một số gia đình khá giả thường có cả sính lễ cho cô dâu (ngày xưa ở lễ nạp tài mới có sính lễ này). Lễ cưới, là nghi lễ quan trọng, đánh dấu sự hợp thành của đôi nam nữ, có sự chứng kiến của họ hàng và bạn bè hai bên. Sau lễ cưới là lễ lại mặt cũng được cư dân ven biển Hà Tĩnh quan tâm thực hành, đây là nghi lễ thể hiện lòng biết ơn của chú rể đối với gia đình nhà vợ. Khi đã chính thức là vợ chồng, người con rể phải sang báo hiếu với gia đình vợ, thể hiện lòng biết ơn công sinh thành nuôi dưỡng, dạy bảo của gia đình nhà vợ đã cho anh được cô vợ như ý.
Còn việc giảm thực hành nghi lễ vấn danh là một biến đổi phù hợp với thực tế xã hội hiện nay. Bởi trước đây khi muốn dựng vợ gả chồng đều phải nhờ mối lái qua bà mối, nên nhà trai có thể chưa biết tên tuổi của cô gái mà nhà mình sẽ hỏi làm
dâu, nên khi được bà mối cho biết nhà gái đã ưng thuận, lúc đó nhà trai mang chút lễ vật trầu cau sang nhà cô gái để hỏi rò tên, tuổi (thực chất có cả xem mặt) cô gái xem có hợp hay không để tiến hành các bước hôn sự. Tục lệ này ở thời kỳ CNH, HĐH có khác, tên tuổi cô gái, chàng trai và gia đình nhà trai có thể dễ dàng biết được, thậm chí chàng trai còn biết rất kỹ trước khi đến chơi nhà cô gái lần đầu tiên, qua bạn bè của cô gái, qua những người láng giềng của cô gái, qua trang mạng cá nhân (Facebook),… Như vậy, do quan hệ, giao lưu ngày nay được mở rộng, phương tiện thông tin truyền thông hiện đại, nên nghi lễ vấn danh mặc dù không còn, nhưng tên tuổi của cô gái vẫn được nhà trai nắm rò. Còn lễ nộp cheo lần cuối cùng tồn tại ở vùng ven biển Hà Tĩnh khoảng những năm đầu của thế kỷ XX. Như vậy, lễ nộp cheo từ lâu không còn tồn tại trong cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh.
Một biến đổi nữa trong cưới hỏi ở ven biển Hà Tĩnh hiện nay, là địa điểm tổ chức lễ cưới, chuyển từ tổ chức tại gia đình sang tổ chức tại nhà hàng, khách sạn. Số liệu điều tra xã hội học ở ba khu kinh tế [PL4.7, tr.203], cho thấy ở khu kinh tế đánh bắt, sự biến đổi này diễn ra rất phổ biến, do thực tế diện tích đất ở các làng/xã thuộc khu kinh tế này từ xưa đến nay rất chật hẹp, nhà nào cũng có diện tích đất ở khiêm tốn, nên khoảng trống không gian còn lại ít, khi tổ chức lễ cưới muốn mời họ hàng bạn bè đến ăn uống tiệc tùng khoảng vài chục mâm cỗ đã không có đủ chỗ. Hơn nữa, ở khu kinh tế đánh bắt, nghề đánh cá dễ mang lại đồng tiền cho cư dân, nên hệ thống dịch vụ phát triển mạnh ở khu này, vì vậy thích hợp nhất với cư dân ở khu kinh tế đánh bắt là lựa chọn tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng, khách sạn. Ngược lại với khu kinh tế đánh bắt, ở khu kinh tế công nghiệp, tuy sự biến đổi này diễn ra chưa phổ biến, nhưng dấu hiệu cho thấy phát triển nhanh, từ chỗ không phần trăm trả lời cho câu hỏi “xưa”, thì ở câu hỏi “nay” lên tới 37%, điều đó nói lên thực tế ở khu kinh tế công nghiệp tốc độ phát triển kinh tế nhanh, việc kiếm tiền của cư dân nơi đây dễ dàng hơn trước, công việc cũng vì thế mà trở nên bận rộn, thời gian dư giả không nhiều, cư dân không có đủ thời gian chuẩn bị tiệc cưới. Do đó, số người lựa chọn tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng, khách sạn ở khu kinh tế công nghiệp tăng nhanh trong thời kỳ CNH, HĐH.
2.3.2.3. Phong tục ma chay
Kết quả điều tra xã hội học ở ba khu kinh tế vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay [PL4.8, tr.204], có số phiếu rất cao trả lời hiện nay vẫn thực hành khá phổ biến các phong tục ma chay truyền thống, với tổng số 13 nghi lễ, phong tục chủ yếu được thực hành là: che mặt người chết, khâm liệm, nhạc hiếu, thầy cúng làm lễ, xem giờ phát tang, xem giờ hạ huyệt, tang phục, cúng ba ngày, cúng 49 ngày, cúng trăm ngày, giỗ đầu, giỗ hết, sang cát (bốc mộ).
Với 13 phong tục, nghi lễ ma chay được thực hành phổ biến trong cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay. Ở khu kinh tế đánh bắt có tỷ lệ phiếu thừa nhận có thực hành các nghi lễ, phong tục ma chay hiện nay thấp nhất. Có hai phong tục, nghi lễ đạt trên 90% số phiếu là tục che mặt người chết và khâm liệm, lần lượt 90,7% và 97%. Các nghi lễ, phong tục còn lại từ 49,7% cho đến 87,8%. Riêng tục cúng tuần và lên chùa không có phiếu nào.
Ngược lại với khu kinh tế đánh bắt, ở khu kinh tế du lịch tỷ lệ phiếu thừa nhận có thực hành các nghi lễ, phong tục ma chay hiện nay cao nhất. Có 10 nghi lễ, phong tục đạt tỷ lệ từ 96,6% đến 100% số phiếu; ba phong tục, nghi lễ còn lại có tỷ lệ thấp nhất là 80,1% và cao nhất là 87,7%. Còn cúng tuần và lên chùa (lúc đủ 49 ngày) lần lượt có tỷ lệ 16,8% và 10,5%.
Xếp sau khu kinh tế du lịch và có tỷ lệ phiếu cao hơn nhiều so với khu kinh tế đánh bắt là khu kinh tế công nghiệp. Ở khu kinh tế này, tỷ lệ phiếu trả lời có thực hành các nghi lễ, phong tục ma chay truyền thống thể hiện như sau: có chín nghi lễ, phong tục đạt tỷ lệ từ 93,2% đến 100% phiếu. Có ba nghi lễ, phong tục là che mặt người chết, nhạc hiếu và tang phục lần lượt 85,6%, 86,5% và 89,6%. Còn lại tục khâm liệm ở khu kinh tế này có tỷ lệ phiếu thấp 50,6%, đây là con số thấp nhất về tỷ lệ thực hành phong tục này ở ba khu kinh tế, thấp hơn rất nhiều so với hai khu kinh tế trên. Riêng về tục cúng tuần và lên chùa lúc 49 ngày cũng giống với hai khu kinh tế trên, có tỷ lệ phiếu rất thấp chỉ 4,48% số cư dân được hỏi trả lời có thực hành tục cúng tuần cho người quá cố và 3,58% trả lời có thực hành tục lên chùa cho người quá cố khi đủ 49 ngày.
Với những kết quả trên đây có thể khẳng định tục cúng tuần và lễ lên chùa (lúc người quá cố đủ 49 ngày) không phổ biến ở Hà Tĩnh và vùng ven biển Hà Tĩnh từ xưa đến nay, kết quả điều tra xã hội học ở khu kinh tế đánh bắt không có người nào trả lời có thực hành lễ lên chùa cho người quá cố khi 49 ngày. Còn ở khu kinh tế du lịch và khu kinh tế công nghiệp có một tỷ lệ rất nhỏ trả lời có cúng tuần và lên chùa lúc 49 ngày cho người quá cố, theo NCS sở dĩ có kết quả này là do những cư dân ở nơi khác đến nhập cư sinh sống ở vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay đã mang theo phong tục này từ quê hương đến nơi ở mới. Qua tìm hiểu, khảo sát thực địa và phỏng vấn sâu một số cụ cao niên ở ba khu kinh tế cũng được các cụ cho biết ở ven biển Hà Tĩnh không thực hiện hai nghi lễ này. Cụ Hoàng Minh, 79 tuổi, thôn Thắng Lợi, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh (phỏng vấn ngày 12/6/2014) cho biết: “Ở làng chúng tôi từ xưa đến nay không có tục lệ cúng tuần cho người mất, cũng không rước hồn người thân lên gửi cửa chùa, mà để người thân ở nhà, con cháu phải thờ cúng”. Cụ Lê Thị Chắt, 78 tuổi, thôn Giang Hà, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, (phỏng vấn ngày 12/01/2014) cũng cho biết: “Tục cúng tuần xưa nay ở vùng (xã) này không có, cũng không có tục gửi người thân đã mất lên chùa, mà phải cúng người thân trong gia đình, xã chúng tôi gia đình nào cũng có bàn thờ gia tiên, thế nên tại sao lại gửi người thân lên chùa được, họ (chỉ người đã mất) có gia đình, con cháu mà”. Thực ra, đúng như lời các cụ cao niên ở địa phương cho biết, tục cúng tuần không phổ biến ở Hà Tĩnh và vùng ven biển Hà Tĩnh. Cũng như vậy, tục rước linh hồn người chết lên chùa khi đủ 49 ngày, là phong tục mới xuất hiện những năm gần đây ở các tỉnh phía bắc, ở Hà Tĩnh và vùng ven biển Hà Tĩnh tục này không phổ biến, hầu hết cư dân thờ cúng người thân ở nhà, chỉ trong trường hợp chết trẻ hoặc chết tai nạn mới làm lễ xin gửi lên nhà chùa. Bên cạnh đó, tục ăn uống rườm rà trong đám tang vốn rất phổ biến ở vùng ven biển Hà Tĩnh ngày xưa, thì nay đã giảm; tục con cháu ra thăm mộ người quá cố mỗi ngày hai lần (sáng sớm và chiều tối) sau khi chôn cất cho đến hết lễ ba ngày (gắn với quan niệm giữ mộ) nay cũng không còn được thực hành trong cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh.
2.3.2. Phong tục trong mưu sinh
Hầu hết cư dân ven biển Hà Tĩnh trước đây và một bộ phận chủ yếu làm nghề đánh bắt hiện nay, quanh năm sống cùng biển khơi, do đó có những kiêng kỵ và phong tục, nghi lễ liên quan đến nghề đánh bắt. Hầu hết những nghi lễ này đã có trong xã hội truyền thống và được duy trì cho đến ngày nay. Tuy nhiên, vì là nghi lễ liên quan đến nghề nghiệp, nên khi nghề nghiệp thay đổi, các phong tục nghi lễ liên quan cũng có những biến đổi theo cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nó. Trong số các phong tục được luận án đề cập, thì phong tục liên quan đến nghề đánh bắt (phong tục mưu sinh) có sự biến đổi mạnh mẽ và rò nét hơn cả trước những tác động của sự nghiệp CNH, HĐH, được thể hiện như sau:
* Kiêng kỵ: Ngày nay, những kiêng kỵ nghề nghiệp truyền thống của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh không còn phổ biến như trước, cư dân chỉ lưu giữ một số kiêng kỵ mang tính nhân văn và có ý nghĩa với cuộc sống hiện đại, phù hợp với đạo lý dân tộc, với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay để thực hành trong đời sống của họ. Những kiêng kỵ không còn phù hợp đã được xoá bỏ, vì trình độ nhận thức, hiểu biết của cư dân đã được nâng cao và điều kiện kinh tế - xã hội hình thành nên nó cũng đã thay đổi. Có thể nói trước những thành tựu của sự nghiệp CNH, HĐH và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại ngày nay đã làm giảm thiểu và hạn chế những rủi ro, tai nạn nghề nghiệp mà cư dân đánh bắt vùng ven biển Hà Tĩnh thường gặp trong xã hội truyền thống,… Vì vậy, những kiêng kỵ nghề nghiệp trong cư dân ngày nay cũng ít hơn, chỉ còn những kiêng kỵ như: không bước qua mũi thuyền, không đánh cá vào ngày cá vượt vũ môn (8/4), không đi biển khi nhà có người mới mất hoặc vợ bị sảy thai, con chết yểu,... (Trước đây còn có những kiêng kỵ như: kiêng gặp phụ nữ trên đường đi đánh cá, kiêng để phụ nữ lạ lên tàu đánh cá, kiêng nói các từ “chó”, “mèo”, “lật”, “úp”, mà phải nói từ “may” khi nhổ neo đi đánh cá,…)
* Nghi lễ: Cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh ngày nay chỉ còn lưu giữ rất ít nghi lễ có liên quan đến nghề đánh bắt truyền thống, đó là: nghi lễ cúng thuyền mới (còn gọi là lễ hạ thuyền hay lễ hạ thuỷ). Đối với ngư dân, chiếc thuyền vừa là ngôi nhà vừa là công cụ đánh bắt kiếm sống trên biển, trước đây khi đóng một con thuyền,
ngư dân có ba nghi lễ chính là: lễ phạt mộc, lễ làm mui và lễ hạ thuỷ, trong đó lễ hạ thuỷ được coi trọng hơn cả. Ngày nay cư dân chỉ chú trọng vào lễ hạ thuỷ (vì ngày nay cư dân không còn mua gỗ rồi tự đóng thuyền như trước, mà thuyền chủ yếu được mua sẵn), lễ hạ thuỷ là lễ tế thuỷ thần để nhập thuyền vào biển. Lễ hạ thuỷ hoàn toàn tuỳ thuộc vào từng gia đình mà việc sắm sửa lễ vật có khác nhau, nhà bình thường cũng phải có chò xôi, con gà, hương vàng, trầu rượu để cúng Hà Bá và mừng con thuyền chạm nước. Nhà khá giả thì sau khi cúng có mâm cao cỗ đầy mời bà con họ mạc, có nhà còn làm cả thuyền bằng giấy để cúng rồi đốt thế mạng cho thuyền nhà mình,... Thông thường khi chọn được ngày tốt, chủ thuyền làm cỗ xôi, con gà và ít lễ vật khác như: trái cây, rượu, tiền vàng,… Sau đó chèo thuyền ra biển (hoặc cửa lạch) làm lễ cúng Hà Bá cầu cho con thuyền được bình an, làm ăn thuận lợi, may mắn. (Trước đây còn có lễ cúng khi sửa chữa thuyền).
Bảng tổng hợp kết quả phiếu điều tra xã hội học ở ba khu kinh tế [PL4.9, tr.206], cho thấy: cư dân ở khu kinh tế đánh bắt hiện nay còn thực hành nhiều phong tục, kiêng kỵ liên quan đến nghề đánh bắt truyền thống và có tỷ lệ phiếu cao hơn hai khu kinh tế còn lại. Kết quả này hoàn toàn hợp lý, bởi ở khu kinh đánh bắt đa số cư dân làm nghề đánh cá, do đó tỷ lệ cư dân thực hành các phong tục, nghi lễ liên quan đến nghề đánh bắt vì thế nhiều hơn hai khu kinh tế còn lại. Các phong tục và nghi lễ: cúng thuyền mới, kiêng bước qua mũi thuyền đều giữ ở mức trên năm mươi phần trăm tỷ lệ phiếu trả lời ngày nay vẫn thực hành các phong tục, nghi lễ này (cúng thuyền mới 79%, kiêng bước qua mũi thuyền 58,1%). Với ngư dân con thuyền giống như ngôi nhà thứ hai (về giá trị kinh tế còn lớn hơn ngôi nhà), do đó khi đóng một con thuyền cũng giống như xây cất một ngôi nhà, đều có các nghi lễ cúng bái kể từ khi bắt đầu cho đến kết thúc (lễ phát mộc, lễ làm mui, lễ hạ thuỷ). Một số phong tục khác ở khu kinh tế này cũng có tỷ lệ phiếu cao so với hai khu kinh tế còn lại, đó là: cúng thuyền ra khơi 47,3%, kiêng đánh cá vào ngày cá vượt vũ môn 25,9%. Các nghi lễ, phong tục còn lại dưới 20%.
Ở khu kinh tế du lịch, tục phóng sinh cá ở mẻ lưới đầu tiên của thuyền mới, lưới mới và kiêng đánh cá vào ngày 8/4 (ngày cá đi thi, cá vượt vũ môn) có tỷ lệ phiếu thực hành cao nhất trong ba khu kinh tế, lần lượt là 66,8% và 30,6% cho trả