Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Thờ Cá Ông Xưa Và Nay Ở Ba Khu Kinh Tế


táng với những thủ tục giống như tang lễ người, ai nhìn thấy xác cá voi đầu tiên được xem là may mắn, là tang chủ, đứng ra lo tang lễ và để tang giống như cha (mẹ) mình. Cứ năm nào có xác cá voi trôi dạt vào bờ, dân làng trong xã vui mừng, tin tưởng năm đó dân làng sẽ được mùa cá, tôm… Mỗi lần có đám tang cá voi (Ngư Ông), ngư dân trong xã cùng nhau đóng góp công, của lo đám tang cá voi chu đáo, với tâm niệm “làm được việc tốt mang lại may mắn cho gia đình”.

Xuất phát từ quan niệm và niềm tin vào sự che chở của Đức Ngư Ông, ngư dân vùng ven biển Hà Tĩnh xưa cũng như nay mỗi lần ra khơi vào lộng đều đến miếu của Ông thắp hương cầu khấn. Ngoài ra, ngư dân còn đến miếu Đức Ngư Ông thắp hương vào các ngày rằm, mồng một,… nhưng được tổ chức lớn nhất, khách thập phương đến dự đông nhất và lễ vật cũng phong phú nhất là vào dịp lễ hội cầu ngư diễn ra tại miếu Cá hàng năm.

Mặc dù đây là sinh hoạt tín ngưỡng đặc thù của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh, nhưng so với xưa thì sinh hoạt tín ngưỡng này có xu hướng giảm. Biểu hiện giảm mạnh nhất là ở khu kinh tế du lịch và khu kinh tế công nghiệp, do ngành nghề của cư dân địa phương ở hai khu kinh tế này đã có sự chuyển đổi, cư dân chuyển sang làm du lịch, làm công nhân tại khu công nghiệp và làm các dịch vụ. Kết quả phiếu điều tra xã hội học về sinh hoạt tín ngưỡng này xưa và nay trong cư dân ở ba khu kinh tế cũng thể hiện rò điều này. Ở khu kinh tế đánh bắt có 76,1% số cư dân được hỏi trả lời có thực hành tín ngưỡng này xưa, thì nay chỉ còn 67,7%. Ở khu kinh tế du lịch xưa có 37,3%, nay chỉ còn 8% và ở khu kinh tế công nghiệp kết quả này lại càng giảm mạnh, xưa có 24,6%, nay còn 0%.

Biểu đồ 2.1: Sinh hoạt tín ngưỡng thờ cá Ông xưa và nay ở ba khu kinh tế


80 76.1

70

60

50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

40

30

Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 9

20

10

0


67.7


37.3


8


Xưa Nay

24.6


0

Khu kinh tế đánh Khu kinh tế du lịch Khu kinh tế công

bắt nghiệp


Cùng với thờ Cá Ông, việc thực hành các sinh hoạt tín ngưỡng thờ Thành


Hoàng làng cũng có xu hướng giảm: ở khu kinh tế đánh bắt, với 33% số phiếu trả lời nay vẫn thực hành tín ngưỡng này (so với xưa có 38,4%) và ở khu kinh tế công nghiệp là 36,7% cho trả lời nay (43,9% cho trả lời xưa), riêng ở khu kinh tế du lịch việc thực hành tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng có xu hướng tăng, tuy nhiên tỷ lệ tăng không đáng kể, có 24,3% số phiếu trả lời nay (và 20,5% số phiếu trả lời xưa). Theo nhận thức của NCS, sở dĩ có kết quả giảm sinh hoạt tín ngưỡng này trong cư dân hiện nay so với xưa [PL4.1, tr.196], là do ở phiếu điều tra XHH cư dân chủ yếu nhìn nhận các sinh hoạt tín ngưỡng qua sinh hoạt lễ hội, mà chưa quan tâm đến sinh hoạt lễ bái vào ngày rằm, mồng một, vào những lúc gia đình cư dân có việc hệ trọng,…

Về sinh hoạt tín ngưỡng thờ người có công. Qua kết quả phiếu điều tra xã hội học ở ba khu kinh tế, cho thấy: ở khu kinh tế đánh bắt tín ngưỡng này có xu hướng tăng và được thực hành rộng rãi, với tỷ lệ phiếu trả lời cho thực hành xưa có 91,2%, nay có 92%. Việc thực hành tín ngưỡng này ở khu kinh tế công nghiệp cũng có xu hướng tăng, với kết quả trả lời xưa có 56,5%, nay có 68,8%. Ở khu kinh tế du lịch số cư dân thực hành tín ngưỡng thờ người có công có số phiếu thấp nhất, biểu hiện xu hướng giảm, mặc dù tỷ lệ giảm không lớn, có 32,7% số phiếu cho trả lời xưa và 32,1% số phiếu cho trả lời nay. Như vậy, tín ngưỡng thờ người có công là một trong những tín ngưỡng thờ cúng cộng đồng được cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay rất quan tâm.

Cũng là tín ngưỡng thờ thần cộng đồng, ở vùng ven biển Hà Tĩnh còn có thờ tổ nghề. Nhưng, so với các tín ngưỡng thờ thần cộng đồng trên đây, thì sinh hoạt tín ngưỡng thờ tổ nghề hiện nay có xu hướng giảm mạnh so với xưa. Một số làng do yếu tố thời gian cũng như do cơ sở thờ cúng không còn, dẫn đến tín ngưỡng thờ tổ nghề cũng vì thế mà mất đi, hoặc cũng có những làng/xã cơ sở thờ cúng bị sóng biển xói lở cuốn trôi, nên tổ nghề của làng được hợp tự về thờ chung với nhiều vị thần khác trong làng, và từ đó các sinh hoạt lễ hội, tín ngưỡng liên quan đến tổ nghề cũng vì thế mà không còn. Kết quả phiếu điều tra xã hội học ở ba khu kinh tế về thực hành sinh hoạt tín ngưỡng thờ tổ nghề còn lại rất mờ nhạt. Ở khu kinh tế đánh


bắt, trả lời cho thực hành tín ngưỡng này ngày xưa có 23% và nay có 17,9%. Ở khu kinh tế du lịch, trả lời cho xưa có 11,7%, nay có 9,6% số phiếu. Ở khu kinh tế công nghiệp trả lời cho xưa có 5,3%, nay có 4%. Như vậy, về sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng tổ nghề qua phiếu điều tra xã hội học ở ba khu kinh tế cho một kết quả rất thấp và có xu hướng ngày càng giảm trong quá trình thực hiện CNH, HĐH ở vùng ven biển Hà Tĩnh.

Bên cạnh thực trạng sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng cộng đồng của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh, việc xem xét thực trạng sinh hoạt các tín ngưỡng thờ cúng tại gia đình cũng hết sức quan trọng. Đối với cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh, nói đến tín ngưỡng thờ cúng tại gia đình, trước hết phải đề cập đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, một tín ngưỡng rất được cư dân quan tâm xưa cũng như nay. Nhìn vào bảng thống kê kết quả phiếu điều tra xã hội học [PL4.1, tr.196] ở ba khu kinh tế cho một kết quả gần như 100% tỷ lệ phiếu trả lời xưa và nay vẫn thực hành tín ngưỡng này.

Thờ Bác Hồ hiện nay đang được thực hành rộng rãi trong cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh, có số phiếu cao ở cả ba khu kinh tế. Thờ Bác Hồ chỉ mới phổ biến ở vùng ven biển Hà Tĩnh những năm gần đây, vì vậy số liệu điều tra xã hội học cho thấy có sự gia tăng đột biến so với trước khi tiến hành CNH, HĐH. Ở khu kinh tế đánh bắt, trả lời cho câu hỏi xưa có 35,5%, trả lời cho nay có 92,8%. Ở khu kinh tế du lịch trả lời cho xưa có 41,1%, nay có 97%. Ở khu kinh tế công nghiệp, trả lời cho xưa có 35,4%, nay có 98,2%. Chị Nguyễn Thị Vân, 46 tuổi, ở thôn Xuân Phượng, xã Thạch Kim, cho biết: “Khoảng 5-7 năm nay, từ lời kêu gọi của cựu chiến binh xã, gia đình nào trong vùng cũng thờ ảnh Bác.

Thờ Thần Tài cũng là một tín ngưỡng thờ cúng tại gia đình mới xuất hiện ở vùng ven biển Hà Tĩnh những năm gần đây và được cư dân rất quan tâm thực hành rộng rãi. Qua kết quả phiếu điều tra xã hội học cho thấy tín ngưỡng thờ cúng này có xu hướng tăng nhanh ở cả ba khu kinh tế, nhưng về thực trạng nhu cầu thực hành trong cư dân thì ở khu kinh tế công nghiệp mạnh hơn cả, ở khu kinh tế này có số lượng cư dân thờ Thần Tài nhiều hơn hẳn so với hai khu kinh tế còn lại. Sự tăng


nhanh nhu cầu thờ cúng Thần Tài ở khu kinh tế công nghiệp theo nhận thức của NCS có lẽ là do trong thời kỳ CNH, HĐH, các dịch vụ buôn bán ở khu kinh tế công nghiệp có nhiều lĩnh vực mới mẻ, khác hẳn so với buôn bán hải sản trước đây của cư dân và do đó khi kinh doanh ở lĩnh vực mới, kinh nghiệm hiểu biết chưa nhiều, tâm lý dựa vào thần linh và lực lượng siêu nhiên lại trỗi dậy, cư dân tìm đến với thánh thần. Trong lĩnh vực kinh doanh, vị thần có ảnh hưởng lớn nhất là Thần Tài, đây chính là lý do để giải thích tại sao ở khu kinh tế công nghiệp, số phiếu thừa nhận có thực hành tín ngưỡng thờ Thần Tài hiện nay cao gấp hơn hai lần so với hai khu kinh tế còn lại. Cụ thể ở khu kinh tế đánh bắt trả lời cho câu hỏi xưa có 8,3%, nay có 45,1%. Ở khu kinh tế du lịch, trả lời cho xưa có 4,6%, nay có 34,8%. Ở khu kinh tế công nghiệp, xưa có 8,9%, nay có 70,8%. Như vậy, với tín ngưỡng thờ Thần Tài trong thời kỳ CNH, HĐH hiện nay có xu hướng tăng nhanh ở cả ba khu kinh tế vùng ven biển Hà Tĩnh, nhưng biểu hiện mạnh nhất là ở khu kinh tế công nghiệp.

Cuối cùng, thờ cúng tại gia đình của cư dân ven biển Hà Tĩnh hiện nay còn có một số thần linh khác, như: Táo quân, Thổ công, thần sân, thần cổng,…Việc thực hành thờ cúng các thần linh này trong cư dân cũng khá phổ biến, có xu hướng tăng ở cả ba khu kinh tế, trong đó thể hiện nhu cầu lớn nhất vẫn là ở khu kinh tế công nghiệp. Kết quả phiếu điều tra XHH của NCS thể hiện như sau: ở khu kinh tế đánh bắt, tỷ lệ phiếu trả lời cho việc thực hành các tín ngưỡng này xưa 36,4%, nay 53,1%. Ở khu kinh tế du lịch trả lời cho thực hành các tín ngưỡng này xưa 28,1%, nay 32,7%. Ở khu kinh tế công nghiệp, trả lời cho câu hỏi thực hành các tín ngưỡng này xưa là 48,8%, nay 92,8%. Có thể nói ở khu kinh tế công nghiệp, bước sang thời kỳ CNH, HĐH, một quá trình chuyển đổi mạnh mẽ về phương thức sản xuất cũng như phương thức kiếm sống của cư dân, những nghề làm ăn mới, các ngành kinh doanh mới, sản phẩm mới xuất hiện ngày càng nhiều,…từ đó cư dân có nhiều bỡ ngỡ, lo lắng trước những điều mới mẻ, nên nhu cầu thực hành tín ngưỡng thờ cúng trong cư dân cũng thể hiện mạnh mẽ hơn so với hai khu kinh tế còn lại.


Biểu đồ 2.2: Tổng hợp thực trạng sinh hoạt các tín ngưỡng


Thờ các thần linh khác

Thờ Bác Hồ Thờ thần tài Thờ cúng tổ tiên Thờ tổ nghề


4 9.6


17.9


32.7


34.8


45.1


53.1


70.8

92.8


97

98.2

92.8


89.995 100

Thờ người có công

Thờ Thành Hoàng Làng

Thờ Cá Ông 0 8

31.1

24.3 3336.7

68.8


67.7

92 Khukinhtếcôngnghiệp Khukinhtếdulịch Khukinhtếđánhbắt

0 20 40 60 80 100 120


Cùng với biểu hiện thực trạng về nhu cầu sinh hoạt các tín ngưỡng, là mức độ (tần suất) sinh hoạt tín ngưỡng cũng phản ánh ĐSVH của cư dân. Kết quả phiếu điều tra mức độ sinh hoạt tín ngưỡng của cư dân ở ba khu kinh tế [PL 4.2, tr.197], với các chỉ số đưa ra để khảo sát là: thường xuyên (rằm, mồng một, lễ tết), thỉnh thoảng (khi nào tiện thì đi) và chưa bao giờ, thu được kết quả: có số phiếu cao nhất về mức độ thường xuyên đi lễ của cư dân tại các cơ sở thờ cúng cộng đồng là ở khu kinh tế đánh bắt với 82,4%, tiếp đến là khu kinh tế du lịch có 79,8%, và có số phiếu thấp nhất về mức độ thường xuyên sinh hoạt tín ngưỡng ở các cơ sở thờ cúng công cộng là cư dân ở khu kinh tế công nghiệp với 69,5%. Như vậy, phần lớn cư dân ở ba khu kinh tế có mức độ đi lễ thường xuyên tại các cơ sở thờ cúng công cộng, điều này nói lên thực trạng sinh hoạt tín ngưỡng trong cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay rất mạnh.

Biểu đồ 2.3: Mức độ sinh hoạt tín ngưỡng của cư dân


Cùng với sự gia tăng mức độ sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng cộng đồng mức 1

Cùng với sự gia tăng mức độ sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng cộng đồng, mức độ thờ cúng tại gia đình cũng được cư dân quan tâm thực hành thường xuyên hơn trước. Tất cả các gia đình cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay đều thắp hương


lên bàn thờ gia tiên và các gia thần đều đặn vào các ngày rằm và mồng một hàng tháng (khác với trước đây chỉ thắp hương vào các ngày giỗ, tết). Bên cạnh đó, vấn đề thờ cúng tổ tiên, họ tộc cũng ngày càng được cư dân quan tâm, thể hiện ở những việc làm như: xây dựng, sửa sang nhà thờ họ, sửa sang mồ mả tổ tiên, ông bà, chuẩn bị phần mộ cho bố mẹ, người thân (khi đang còn sống) có tuổi đã cao, tìm và bổ sung gia phả, họp mặt những thành viên cùng họ….Ở vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay, vào các kỳ tế lễ ở nhà thờ họ (thường là rằm tháng giêng và rằm tháng bảy), con cháu gần xa đều về tụ họp đông đủ để dự lễ tế và bàn việc họ. Tế lễ xong, con cháu trong dòng họ quây quần ăn uống đông vui … Anh Lê Quyết Diễn, 40 tuổi, Trưởng Ban Văn hoá xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh cho biết: “Dòng họ Lê chúng tôi mới xây xong nhà thờ họ vào tháng 7 năm 2014. Vào rằm tháng Giêng và rằm tháng 7 hàng năm chúng tôi tổ chức tế ở nhà thờ họ. Họ có gia phả và được ghi chép, bổ sung chi tiết hàng năm, có hội khuyến học để khen thưởng con cháu trong dòng họ có thành tích học tập (hai lần mỗi năm) vào ngày mồng 2/9 (đầu năm học mới) và vào dịp tất niên (hoặc đầu năm mới)”.

Sự biểu hiện về nhu cầu thực hành tín ngưỡng của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH còn có xu hướng vượt ra khỏi phạm vi làng/xã. Đó là vào dịp đầu xuân (năm mới), cư dân có nhu cầu đến các ngôi đền miếu có tiếng linh thiêng hoặc có phong cảnh đẹp trong vùng, hoặc của tỉnh khác (thậm chí của nước khác) để tham quan và dâng hương lễ bái. Thực trạng này nói lên cư dân đang rất quan tâm đến đời sống tín ngưỡng, đồng thời cũng thể hiện đời sống kinh tế của cư dân đang ngày một khá giả. Anh Dương Tùng Lĩnh, Trưởng Phòng di sản Văn hoá sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT &DL) Hà Tĩnh cho biết:

Ngoài sinh hoạt tín ngưỡng diễn ra vào các ngày sóc vọng (rằm, mồng một), một số đền có tổ chức cúng tế lớn vào dịp lễ hội, khách thập phương và cư dân trong vùng đến dâng lễ rất đông, hiện tượng quá tải về lượng khách diễn ra vào các dịp lễ hội, như: lễ hội đền Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu ở xã Kỳ Ninh vào ngày 12/2 (âm lịch), lễ hội đền Lê Khôi ở Thạch Hà, Lộc Hà vào ngày 3-5/5 âm lịch,... Vào dịp


lễ hội không chỉ có cư dân trong xã và trong tỉnh dâng lễ, mà còn thu hút cư dân các vùng, miền và tỉnh khác (nhất là các tỉnh phía bắc và Hà Nội) về dâng lễ. Việc dâng lễ ở những nơi nổi tiếng như thế này diễn ra trong suốt cả năm, nhưng đông nhất là vào dịp đầu xuân (năm mới). Ngược lại, cư dân Hà Tĩnh (trong đó có cả cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh) cũng có nhu cầu được đi dâng lễ ở các đền, chùa nổi tiếng ngoại tỉnh.

Theo kết quả phiếu điều tra xã hội học về thực trạng đi lễ ở các cơ sở thờ cúng nổi tiếng ngoại tỉnh của cư dân ba khu kinh tế [P4.3, tr.197], cho kết quả rất cao (trên 50%) số cư dân ở cả ba khu kinh tế trả lời rằng họ có đi lễ ở các đền, chùa, miếu nổi tiếng ngoại tỉnh.

Biểu đồ 2.4: Thực trạng cư dân đi lễ ở các nơi thờ cúng linh thiêng ngoại tỉnh


Song song với gia tăng nhu cầu thực hành tín ngưỡng các lễ vật dâng cúng trong 2Song song với gia tăng nhu cầu thực hành tín ngưỡng các lễ vật dâng cúng trong 3Song song với gia tăng nhu cầu thực hành tín ngưỡng các lễ vật dâng cúng trong 4

Song song với gia tăng nhu cầu thực hành tín ngưỡng, các lễ vật dâng cúng trong thực hành tín ngưỡng của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay cũng phong phú, đa dạng: có đầy đủ hoa, quả, trầu cau,… một số gia đình còn sắm cả tiền vàng dâng cúng tổ tiên và các thần linh trong gia đình vào các ngày rằm và mồng một. Còn vào ngày kỵ của người thân, hoặc những ngày lễ, tết, đầu năm mới, cư dân sắm sanh, chuẩn bị lễ vật cho tổ tiên, ông bà và các gia thần chu đáo, cầu kỳ và phong phú hơn nhiều so với xưa [P4.4a, tr.198-199]. Về đồ mã dâng cúng tổ tiên ông bà, ngoài tiền vàng, đồ áo, có cả nhà lầu, xe hơi, ti vi, tủ lạnh, đô la, điện thoại di động,.v.v… Ở các cơ sở thờ cúng công cộng vào ngày rằm, mồng một hàng tháng các lễ vật hoa tươi, quả ngọt, bánh kẹo, …nhiều không kể xiết. Riêng vào các dịp lễ hội, lễ tết diễn ra ở các cơ sở thờ cúng công cộng, lễ vật dâng các thần còn phong phú và đa dạng hơn gấp nhiều so với xưa và so với lễ vật trong các gia đình cư dân, đồ vàng mã của các thánh thần cũng được cư dân sắm sanh, chuẩn bị đa dạng các sắc màu vàng đỏ,…Việc mua sắm các lễ vật cầu kỳ, chu đáo, phong phú, đa dạng có xu hướng ngày càng được chú


trọng ở cả ba khu kinh tế vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay [PL4.4a, tr.198,199].

Qua nghiên cứu thực trạng sinh hoạt tín ngưỡng của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH, cho thấy nhu cầu và mức độ sinh hoạt tín ngưỡng trong cư dân hiện nay rất lớn, gắn với quan niệm đa thần, từ đó đa số cư dân ở ba khu kinh tế thường đến các đền, miếu thắp hương vào các ngày rằm, mồng một, và lễ tết [PL4.2, tr.197] và cư dân cũng thường xuyên thắp hương lên bàn thờ tổ tiên và các gia thần vào các ngày này, cũng như vào những lúc gia đình có việc hệ trọng. Thực trạng này vừa nói lên điều kiện kinh tế của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH được nâng cao, đồng thời cũng nói lên những lo lắng của cư dân trước vô vàn những rủi ro, bất trắc của cuộc sống hiện đại.

2.2. Lễ hội

2.2.1. Các lễ hội hiện nay

Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần rất phổ biến của cư dân ở các làng quê ven biển Hà Tĩnh. Có thể nói, trong cuộc sống đời thường của cư dân có bao nhiêu khát vọng, mong ước thì có bấy nhiêu vị thần được người dân sáng tạo, tưởng tượng ra. Và cũng có bấy nhiêu lễ hội, bởi lễ hội là dịp để cư dân thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn của mình đến các đấng thần linh và bày tỏ những nguyện vọng, khát khao, mong ước của mình đến các vị thần, cầu mong được sự chở che, giúp đỡ. Có thể phân lễ hội của cư dân ven biển Hà Tĩnh hiện nay thành lễ hội dân gian và lễ hội tôn giáo.

2.2.1.1. Lễ hội dân gian

* Lễ hội cầu ngư:

Cầu ngư là hình thức sinh hoạt lễ hội dân gian gắn với tín ngưỡng thờ Cá Ông, mang nét đặc trưng của cư dân ven biển Hà Tĩnh so với các vùng, miền trong tỉnh. Lễ hội cầu ngư do cư dân làm nghề đánh bắt thực hiện. Trước đây, cứ đến dịp lễ hội, ngư dân tự đứng ra tổ chức và lo mọi đóng góp. Ngày nay, lễ hội hàng năm do chính quyền cấp xã đứng ra tổ chức, ngư dân tham gia thực hiện. Mục đích, ý nghĩa của lễ hội xưa cũng như nay là nhằm cầu mong trời yên biển lặng, mùa cá bội thu, vì vậy thường được tổ chức vào đầu năm hoặc đầu mùa cá. Lễ vật trong lễ hội ngày nay phong phú hơn nhiều so với xưa, duy chỉ có một thứ lễ vật mà xưa cũng như nay không thể thiếu, đó là một chiếc thuyền rồng bằng giấy, trên thuyền có các hình nhân chèo thuyền và các vật phẩm, lễ xong thuyền giấy cùng các vật phẩm

Xem tất cả 262 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí