được thả xuống biển để dâng cúng thần biển.
Lễ Cầu Ngư vùng ven biển Hà Tĩnh trước đây được tổ chức theo hai cách: lễ Cầu Ngư trên cạn và lễ Cầu Ngư trên nước. Ngày nay, lễ Cầu Ngư chủ yếu được tổ chức trên cạn, ngư dân dựng rạp trên bãi cát trước cửa đền Đức Ngư Ông, ba mặt và mái rạp được che bằng Bạt (trước đây dùng buồm để che), giữa rạp đặt bàn thờ, trên bàn thờ có bát hương cùng các lễ vật và bắt đầu làm lễ tế (có diễn trò chèo thuyền kết hợp với hò ca ngợi công ơn Đức Ngư Ông),... Sau lễ tế ở đền cá, cư dân rước chiếc thuyền giấy ra biển để làm lễ và thả thuyền giấy xuống biển. Lễ cúng ngoài biển trước đây thường phải chờ cho tới khi cá voi (Nhân Ngư) xuất hiện gần khu vực làm lễ, lúc đó mới thả lễ vật cùng thuyền giấy xuống biển và như vậy lễ tế mới được xem là thành công, những lời cầu khấn đã linh ứng, mời được Đức Ngư Ông về chứng giám. Ngày nay, ngư dân chèo thuyền ra biển làm lễ xong, thả lễ vật cùng thuyền giấy xuống biển, không chờ đến lúc Cá Voi xuất hiện, mới thả lễ vật như trước.
Xưa kia, các làng/xã ven biển Hà Tĩnh đều tổ chức lễ cầu ngư, ngày nay qua điều tra khảo sát chỉ còn ở các xã, như: Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh), Xuân Hội, Xuân Hải, Xuân Yên, Xuân Phổ, Xuân Thành, Cương Gián, (huyện Nghi Xuân), Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên), Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh), Thạch Kim (huyện Lộc Hà),... Lễ cầu ngư ngoài mục đích tưởng nhớ, đền đáp công ơn cứu giúp của Đức Ngư Ông đối với người đi biển, cầu được mùa cá, lễ còn là dịp để ngư dân thể hiện tính tương trợ, tình đoàn kết, gắn bó cộng đồng và những sinh hoạt văn hoá tinh thần của cư dân địa phương. Sau phần lễ và đan xen trong phần lễ là những sinh hoạt văn hoá dân gian hát, hò, diễn xướng nghệ thuật, trò chơi dân gian… mang đậm sắc thái vùng biển, đáng chú ý nhất là ở lễ cầu ngư của xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên) có trò diễn Chèo cạn (hình thức cách điệu của chèo thuyền) [PL5.2, tr.222; PLA7.5.1, tr.241]. Ở xã Xuân Thành lễ Cầu ngư (cũng là lễ khai trương bãi tắm Xuân Thành) có trò diễn “Sĩ, nông, công, ngư, thương” [PL5.3, tr.225].
Sau lễ cầu ngư, dân làng thường tổ chức đua thuyền. Đua thuyền cũng là nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc và có tính phổ biến của cư dân đánh bắt vùng ven biển Hà Tĩnh. Đua thuyền không chỉ diễn ra trong lễ cầu ngư, mà còn được diễn ra ở hầu hết các lễ hội dân gian của các làng/xã ven biển Hà Tĩnh. Trước khi hội đua thuyền diễn ra, làng/xã rước các vị thần ở đình, đền, miếu của làng/xã ra cửa sông (biển) ngự giá dự hội. Hội đua thuyền thường diễn ra như sau:
Thuyền thi được trang trí kiểu thuyền rồng, các thôn tổ chức thành các đội thi có đội trưởng, đội trưởng bắt thăm màu cờ, áo (ngày xưa đóng khố, mình trần) của đội mình (cờ, áo cùng màu), mỗi đội có 17 người, 14 tay chèo, một người cầm lái, một người chỉ huy, một người cầm cờ bắt nhịp [PLA7.5.3, tr.242]. Hai chiếc phao có cắm cờ tiêu được thả cách nhau khoảng 700 - 800m làm giới hạn đường bơi. Các thuyền thi phải bơi ba vòng giữa các điểm này. Thuyền nào về trước là thắng và đoạt giải. Khi đoàn thuyền bơi cả người thi lẫn người xem đều reo hò cổ vũ.
Hội đua thuyền trước đây rất phổ biến ở các xã ven biển, do ngư dân đứng ra tổ chức và cùng nhau đóng góp. Ngày nay với nhiều lý do khác nhau, hội đua thuyền không còn được tổ chức với quy mô như cũ, mà chỉ còn lại rải rác ở một số xã như: xã Mai Phụ, xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà), xã Kỳ Ninh (thị xã Kỳ Anh),...
* Lễ kỳ phúc lục ngoạt:
Lễ kỳ phúc lục ngoạt được diễn ra ở đình, gắn với tín ngưỡng thờ thần của làng (Thành Hoàng Làng). Lễ thường được tổ chức lớn và công phu, hầu hết các làng/xã thường tổ chức vào rằm tháng 6, trong khoảng thời gian hai ngày. Vào dịp này, nhân dân tổ chức rước thần ở các đền về đình dự lễ tế. Cuộc rước thần và tế lễ hướng tới cầu phúc cầu may, đem lại tinh thần hồ hởi, phấn khởi để động viên ngư dân vui vẻ bước vào mùa làm ăn mới. Theo quan niệm của ngư dân, để đạt phúc lộc lớn, mâm xôi trong lễ cúng lúc nào cũng đầy vun (tượng trưng phúc lộc tràn trề). Lễ kỳ phúc hiện còn ở các xã: xã Xuân Hải, xã Xuân Yên, xã Xuân Thành, xã Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân), xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên), xã Thạch Trị (huyện Thạch Hà), xã Kỳ Ninh (thị xã Kỳ Anh). Sau tế lễ có đua thuyền, đi cà kheo trên cạn [PLA7.5.3; 7.5.4, tr.242], cướp cù [PL5.4; tr.226; PLA7.5.5, tr. 243], đập (phết) cù [PL5.5, tr.226],…
Có thể bạn quan tâm!
- Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 7
- Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 8
- Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Thờ Cá Ông Xưa Và Nay Ở Ba Khu Kinh Tế
- Thực Hành Phong Tục Sinh Đẻ Của Cư Dân Hiện Nay
- Thực Hành Các Phong Tục Mưu Sinh Của Vư Dân Hiện Nay
- Phương Tiện Tiêu Dùng Văn Hóa Tại Địa Điểm Công Cộng
Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.
* Lễ hội tưởng nhớ anh hùng dân tộc (nhân vật lịch sử):
Hình thức lễ hội này gắn với tín ngưỡng thờ cúng anh hùng dân tộc, thường được tổ chức vào ngày kỵ của các anh hùng dân tộc hoặc nhân vật lịch sử. Vì có công với dân với nước, các nhân vật này được người dân lập đền thờ cúng và tổ chức lễ giỗ hàng năm. Vào ngày chính kỵ của thần (anh hùng dân tộc hoặc nhân vật lịch sử được cư dân suy tôn), cưư dân thường tổ chức lễ rước thần (thường được rước bằng thuyền), cúng tế theo nghi thức truyền thống. Cùng với lễ có tổ chức hội, hội thường diễn ra trước phần lễ và đan xen trong phần lễ với các trò chơi, trò diễn phong phú, đa dạng gắn với địa bàn sống, môi trường sống và nghề nghiệp của cư
dân. Thông thường trong phần hội của cư dân ven biển Hà Tĩnh hiện nay, có các trò diễn, trò chơi như: đua thuyền, bóng chuyền, đi cà kheo, hát, hò, diễn tích truyện, cướp cù, cờ thẻ, kéo co, đi cầu Kiều, … [Các PLA7.5.1-7.5.8, tr. 241-244]. Hiện nay, ở vùng ven biển Hà Tĩnh tiêu biểu cho lễ hội tưởng nhớ anh hùng dân tộc, có: lễ hội đền Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu ở cửa Khẩu (xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh); lễ hội đền Lê Khôi ở vùng Cửa Sót (Lộc Hà, Thạch Hà),… Các lễ hội này hiện nay, ngoài nghi lễ cúng tế, rước theo truyền thống, còn có đầy đủ các trò chơi, trò diễn nêu trên. Tuy nhiên đối với đua thuyền, mặc dù là yếu tố của truyền thống được lưu giữ, nhưng việc bảo tồn nó hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, do yếu tố thời đại, nên hiện nay trong cả phần lễ và phần hội của cư dân ven biển Hà Tĩnh có những yếu tố mới đan xen, thay thế các yếu tố của lễ hội truyền thống.
2.2.1.2. Lễ hội tôn giáo
Lễ hội tôn giáo là hình thức lễ hội gắn với các tôn giáo, thường được cư dân theo tôn giáo đó đứng ra tổ chức. Ở vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay, tiêu biểu có hai lễ hội tôn giáo sau:
* Lễ hội Công giáo:
Lễ hội lớn nhất hiện nay của Công giáo là lễ Chúa giáng sinh (ngày sinh của Chúa, lễ Noel) diễn ra ở nhà thờ Công giáo và trong các gia đình cư dân theo Công giáo. Vào ngày lễ hội Công giáo (lễ Noel) diễn ra (ngày 24/12 dương lịch), ở những gia đình theo Công giáo thường tổ chức ăn uống linh đình suốt mấy ngày liền trước đó, có mời bạn bè khách khứa thân quen của gia đình đến ăn, các gia đình này còn chuẩn bị cả “cây thông Noel” có đèn nháy điện tử treo lên cây thông thắp sáng liên tục mấy đêm liền (gần giống với tết của người “lương”). Cùng với “cây thông Noel” được đặt trong nhà (hoặc trước cửa), ở cổng các gia đình Công giáo có các hang “Chúa ra đời” rất đẹp, lung linh, huyền ảo, bởi trong các hang này đều được sử dụng bóng điện hoặc hệ thống đèn nháy. Không khí lễ hội Công giáo lan ra toàn xã hội, kéo theo cả thành phần cư dân không theo Công giáo cũng tham gia “hội”, nhất là lực lượng nam nữ thanh niên là dịp để cùng bạn bè kéo ra đường, toả về hướng các nhà thờ với số lượng lớn để xem “hội”, xem “Chúa sinh”,… Còn đối với trẻ em không theo Công giáo vào những ngày này cũng rất phấn khởi, vì các em được nhận quả từ “Ông già Noel” giống với câu chuyện các em đã được đọc (Về thực chất quà của “Ông già Noel” là do người lớn, bố mẹ các cháu đặt mua rồi nhờ “Ông già
Noel” phát cho các cháu). Một không khí lễ hội náo nhiệt (bởi hầu hết các làng/xã ven biển Hà Tĩnh đều có cư dân Công giáo và các nhà thờ Công giáo) trong đêm 24/12 dương lịch, thanh niên kéo nhau ra đường làm tắc nghẽn giao thông trên các tuyến đường, nhất là những tuyến đường gần các nhà thờ Công giáo. Những gia đình cư dân Công giáo vào đêm 24/12 dương lịch họ tập trung về nhà thờ để cầu nguyện suốt đêm. Có thể nói, từ quan sát thực tế, nhận thấy lễ Noel ở vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay có sức lan toả lớn trong xã hội, với sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của những nam nữ thanh niên không theo tôn giáo, đây là dịp để tuổi trẻ được cùng bạn bè ra đường xem “hội”, được thoả mãn nhu cầu giao lưu, hiểu biết của tuổi trẻ, mà hoàn toàn không có mục đích hoặc nhu cầu về tôn giáo.
* Lễ hội Phật giáo:
Đối với Phật giáo, hàng năm thường diễn ra một số lễ hội, nhưng tiêu biểu và lớn nhất là lễ Phật Đản (ngày sinh của Đức Phật) diễn ra vào ngày 8/4 âm lịch ở chùa Phật giáo. Lễ Phật Đản được tổ chức lớn, thành phần tham dự có đủ đại diện chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước về dự và phát biểu. Sau phần nghi lễ được tổ chức tại nhà chùa (có sự tham dự của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo), là phần rước lễ - diễu hành với đoàn rước khá đông. Tuy nhiên, do tính chất và thành phần tham gia lễ hội Phật giáo chủ yếu là các tín đồ Phật tử (những người già) nên lễ rước không sôi nổi, rầm rộ như lễ diễu hành, rước Chúa của Công giáo. Những lần lễ hội Phật giáo diễn ra, các tín đồ Phật tử (những cư dân đi theo cửa Phật, tuy không phải là những nhà tu hành, nhưng các tín đồ Phật tử thường đến chùa để lễ Phật, ăn cơm chay mỗi ngày, lực lượng này chiếm số lượng khá đông ở các địa phương thuộc vùng ven biển Hà Tĩnh những năm gần đây, chủ yếu là các cụ bà nhiều tuổi) tập trung kín cả nhà chùa để hành lễ. Nhưng, do tính chất, cùng với lực lượng tham dự lễ hội Phật giáo chủ yếu là Phật tử, người già và phụ nữ, họ đến với lễ hội Phật giáo chủ yếu để hành lễ, cầu nguyện Đức Phật cứu khổ, cứu nạn, phổ độ chúng sinh, mang lại an lành cho gia đình (chứ không phải với mục đích để vui chơi như lớp thanh niên tham dự lễ hội Công giáo),… đặc điểm này làm cho lễ hội của Phật giáo có phần trầm lắng hơn so với lễ hội của Công giáo.
Ngoài các lễ hội truyền thống trên đây, ở vùng ven biển Hà Tĩnh trong thời kỳ CNH, HĐH còn hình thành một số lễ hội mới như: lễ khai trương mùa du lịch bãi biển diễn ra hàng năm ở các khu du lịch bãi biển Xuân Thành (xã Xuân Thành,
huyện Nghi Xuân), bãi biển Thạch Bằng (xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà), bãi biển Thạch Hải (xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà), bãi biển Thiên Cầm (thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên),…
2.2.2. Sinh hoạt lễ hội
Bảng tổng hợp kết quả phiếu điều tra xã hội học [PL4.4b, tr.200], đã phản ánh rò thực trạng việc thực hành các sinh hoạt lễ hội truyền thống hiện nay trong cư dân ở ba khu kinh tế vùng ven biển Hà Tĩnh.
Ở khu kinh tế đánh bắt, các sinh hoạt lễ hội truyền thống còn được cư dân lưu giữ, thực hành khá đầy đủ, hầu hết các sinh hoạt lễ hội đều có tỷ lệ phiếu cao, trên 70 và trên 80%. Trong khi đó, ở khu kinh tế du lịch, việc thực hành các sinh hoạt lễ hội truyền thống có tỷ lệ phiếu thấp hơn nhiều so với khu kinh tế đánh bắt. Còn ở khu kinh tế công nghiệp, sự biến đổi sinh hoạt lễ hội được biểu hiện có xu hướng giảm sinh hoạt ở tất cả các lễ hội và mất dần các sinh hoạt lễ hội nghề nghiệp, chỉ có lễ hội tưởng niệm anh hùng dân tộc còn được thực hành sinh hoạt với số phiếu khá cao đạt 66,3%, các lễ hội còn lại số phiếu trả lời có sinh hoạt chỉ đạt ngưỡng trên hoặc dưới 10%.
Biểu đồ 2.5: Thực trạng sinh hoạt lễ hội của cư dân
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
91.2
88.2
92.8
88.2
74.7
87.3
83.1 82
73.2
66.3
52.1
54.6
32.7
17
16.3
8
10.7
12.5
2. 2.24
7.17
1
Lễ kỳ phúc lục ngoạt
Nghi lễ công giáo
Nghi lễ phật giáo
Lễ hội thờ tổ nghề
Lễ hội tưởng niệm anh hùng dân tộc
Hội đua thuyền
Lễ cầu ngư
Series1 Series2 Series3
Từ những phân tích trên đây, cho thấy thực trạng sinh hoạt lễ hội trong cư dân ở ba khu kinh tế ven biển Hà Tĩnh hiện nay biểu hiện khác nhau: ở khu kinh tế
đánh bắt, các lễ hội truyền thống còn được thực hành sinh hoạt rộng rãi trong cư dân. Hai khu kinh tế còn lại có xu hướng giảm sinh hoạt lễ hội truyền thống, số cư dân thừa nhận có sinh hoạt các lễ hội ít hơn ở khu kinh tế đánh bắt.
Về thành phần cư dân tham gia sinh hoạt lễ hội xét dưới góc độ nghề nghiệp ngày nay có phong phú và đa dạng hơn xưa ở cả ba khu kinh tế, vì ngày nay (ở thời kỳ CNH, HĐH) ngành nghề kiếm sống của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh cũng đa dạng (như đã đề cập ở Chương1), không phải chỉ có làm nghề biển và buôn bán hải sản đơn thuần như trước, hơn nữa các nhóm cư dân tuy nghề nghiệp kiếm sống có khác nhau, nhưng đều có chung nhu cầu được sinh hoạt lễ hội truyền thống của làng/xã, cụ thể qua phiếu điều tra xã hội học [PL4.5, tr.201] thể hiện như sau:
Ở khu kinh tế đánh bắt, thành phần cư dân làm nghề kinh doanh tham gia vào lễ hội có 79%, thành phần cư dân làm nghề biển có 86,1%, thành phần cư dân làm nông nghiệp có 37,2%, thành phần công nhân có 6,27%, thành phần trí thức có 35,5%, công chức viên chức có 48,1%, khách thập phương có 83,2%. Như vậy, chiếm tỷ lệ phiếu thấp nhất tham gia các sinh hoạt lễ hội ở khu kinh tế đánh bắt là công nhân, do thời gian rỗi của công nhân không nhiều nên để tham gia lễ hội họ không có điều kiện về thời gian. Cao nhất trong tham gia lễ hội vẫn là cư dân làm nghề biển, sau đó đến khách thập phương, như vậy, khách thập phương hiện nay tham gia sinh hoạt các lễ hội ở vùng ven biển Hà Tĩnh khá lớn, đây cũng là biểu hiện nhu cầu về đời sống tinh thần tâm linh, tín ngưỡng của cư dân thời kỳ CNH, HĐH. Cư dân làm nghề kinh doanh tham gia vào lễ hội hiện nay cũng có tỷ lệ phiếu khá cao, đây là nghề mới ở vùng ven biển Hà Tĩnh, nhưng nhu cầu sinh hoạt lễ hội ở nhóm cư dân này cũng rất lớn. Bên cạnh đó, cư dân thuộc nhóm nông nghiệp, trí thức và công chức viên chức cũng là lực lượng không nhỏ tham gia vào các lễ hội ở vùng ven biển Hà Tĩnh, đặc biệt là các lễ hội liên quan đến các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá,….Kết quả này cho thấy cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH có nhu cầu sinh hoạt lễ hội rất lớn không phân biệt nghề nghiệp...
Ở khu kinh tế du lịch, tham gia sinh hoạt lễ hội, thành phần cư dân trong doanh nghiệp có 97,8%, cư dân làm nghề biển có 97%, cư dân làm nông nghiệp
6,3%, cư dân là công nhân có 14,7%, cư dân là trí thức có 71%, cư dân là công chức viên chức có 67,2%, khách thập phương 71%. Như vậy, ở khu kinh tế du lịch, thành phần cư dân tham gia lễ hội ít nhất là nông dân, bởi căn cứ vào thực tế ở khu kinh tế này, cư dân làm nông nghiệp ít, do khu kinh tế du lịch thường là khu vực thị trấn, đô thị, nên xa với địa bàn sinh sống của cư dân nông nghiệp, do đó các lễ hội nói chung ở khu kinh tế này thường số cư dân làm nông nghiệp tham gia không nhiều. Nhưng về thành phần cư dân là doanh nghiệp và ngư nghiệp lại tham gia vào lễ hội ở khu kinh tế du lịch gần như gần hết, đạt gần 100% số phiếu. Còn trí thức, công chức viên chức và khách thập phương cũng là lực lượng lớn tham gia vào các lễ hội ở khu kinh tế du lịch, chiếm tỷ lệ phiếu trên dưới 70%. Riêng lực lượng công nhân, cũng giống với khu kinh tế đánh bắt do thiếu điều kiện về thời gian rỗi nên họ vẫn là thành phần tham gia lễ hội ít, đứng sau cư dân nông nghiệp ở khu kinh tế này.
Ở khu kinh tế công nghiệp, tham gia lễ hội thành phần doanh nghiệp có 40,8% số phiếu, thành phần ngư nghiệp có 1,7%, thành phần nông nghiệp 50,6%, công nhân 11,2%, trí thức 30,4%, công chức viên chức 33,6%, khách thập phương 56,5%. Như vậy, ngược lại với hai khu kinh tế trên, ở khu kinh tế công nghiệp tham gia lễ hội có tỷ lệ phiếu ít nhất là thành phần cư dân ngư ngiệp, điều này nói lên rằng ở khu kinh tế này cư dân làm ngư nghiệp hiện nay rất ít, đa số đã chuyển đổi ngành nghề, nên thành phần cư dân ngư nghiệp hiện nay còn lại ở khu kinh tế công nghiệp không nhiều. Tiếp đến là công nhân, cũng có tỷ lệ phiếu thấp trong số các thành phần cư dân tham gia lễ hội ở khu kinh tế công nghiệp, điều này hoàn toàn ngược lại với cư dân ngư nghiệp, bởi số lượng công nhân làm việc ở khu kinh tế công nghiệp rất nhiều, nhưng do yếu tố thời gian rỗi ít và điều quan trọng hơn là số công nhân ở khu kinh tế này có nguồn gốc từ nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước, có cả cư dân nước ngoài mới di cư đến làm ăn, sinh sống, định cư trên mảnh đất này nên họ chưa kịp hòa nhập với các tín ngưỡng, tâm linh của cư dân bản địa, vì vậy công nhân vẫn chiếm tỷ lệ rất ít tham gia vào các sinh hoạt lễ hội ở đây. Còn cư dân nông nghiệp và khách thập phương là những thành phần tham gia lễ hội nhiều nhất ở khu kinh tế công nghiệp, tiếp theo là công chức, viên chức.
Biểu đồ 2.6: Thành phần cư dân tham gia lễ hội
Kinh doanh
Nghề biển Nông nghiệp
1.7
40.8
6.3
50.6
79
86.1
97.8
97
Công nhân Trí thức
Công chức viên chức
11.2
14.7
6.27
37.2
30.4
33.6
48.1
71
65.5
67.2
Khu kinh tế công nghiệp
Khu kinh tế du lịch Khu kinh tế đánh bắt
Khách thập phương
56.5
71
83.2
0 50 100 150
Như vậy, về số lượng, loại hình lễ hội của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay tuy phục hồi chưa được nhiều, nhưng so với thời kỳ trước CNH, HĐH thì các lễ hội được phục dựng hiện nay đã thực sự đi vào đời sống sinh hoạt tinh thần, tâm linh, tín ngưỡng của cư dân và đã khơi dậy tình đoàn kết, tính tương trợ cộng đồng, mang lại niềm vui, niềm phấn khởi hăng say trong lao động, sản xuất của cư dân. Cư dân thuộc các thành phần kinh tế, các nghề nghiệp khác nhau ở vùng ven biển Hà Tĩnh đều có nhu cầu tham gia sinh hoạt lễ hội.
2.3. Phong tục
Phong tục thường được hiểu đó là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo. Với cách hiểu đó, phong tục của cư dân ven biển Hà Tĩnh rất phong phú, đa dạng. Phạm vi luận án chỉ đề cập đến ba phong tục trong chu kỳ vòng đời người và một số phong tục trong mưu sinh của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh. Tuy vậy, trong quá trình nghiên cứu phong tục, luận án không chia nội dung nghiên cứu thành các phong tục và thực hành các phong tục (giống như đã nghiên cứu ở phần tín ngưỡng và lễ hội), mà sẽ lồng ghép cả hai nội dung rồi lần lượt xem xét từng phong tục và việc thực hành phong tục đó trong cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay.