Bộ Máy Chỉ Đạo Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia Xây Dựng Ntm


ban hành Quyết định số 205-QĐ/TW về việc thành lập Ban Chỉ đạo thí điểm Chương trình xây dựng NTM và lựa chọn 11 xã điểm xây dựng NTM.

Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, đây là căn cứ để đánh giá kết quả chương trình thực hiện xây dựng NTM. Ngày 21/8/2009, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Bộ tiêu chí này là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình MTQG xây dựng NTM, chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình NTM trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời cũng để kiểm tra, đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt NTM.

Năm 2010, chương trình xây dựng NTM chính thức trở thành Chương trình Mục tiêu quốc gia khi ngày 04/6/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 800/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”. Khác với những chương trình phát triển nông thôn trước đây, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM mới đã bao phủ trên diện rộng, là một chương trình tổng thể trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội và phát triển kinh tế chứ không thiên về xây dựng cơ bản, cộng đồng dân cư được xem là những người chủ thể trong xây dựng NTM. Theo đó, chương trình gồm 11 nội dung với 19 tiêu chí, được phân chia thành 5 nhóm:

Nhóm I: Quy hoạch (01 tiêu chí)


Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (08 tiêu chí) Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (04 tiêu chí)

Nhóm IV: Văn hóa – Xã hội – Môi trường (04 tiêu chí) Nhóm V: Hệ thống chính trị (02 tiêu chí)


Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 26/2011/TTLB-BNNPTNT-BKHĐT-BTC của liên Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Chương trình NTM được điều hành, quản lý bởi các Ban Chỉ đạo (BCĐ) các cấp được thành lập từ Trung ương đến cấp xã, Văn phòng điều phối là cơ quan thường trực giúp việc cho BCĐ cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan thường trực điều phối là cơ quan giúp việc cho BCĐ cấp huyện. Đối với cấp xã là đơn vị trực tiếp triển khai chương trình nên vừa có BCĐ, vừa có Ban Quản lý và cấp quản lý cuối cùng là Ban Phát triển thôn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Ban chỉ đạo Trung ương

Văn phòng Điều phối TW

Ban chỉ đạo Cấp tỉnh, thành

Các bộ, ngành Trung ương

Văn phòng Điều phối tỉnh

Ban chỉ đạo Cấp huyện

Các sở, ngành Tỉnh

Cơ quan thường trực điều phối

Ban chỉ đạo cấp xã

Các phòng, ban cấp huyện

Ban quản lý xây dựng NTM

Ban phát triển thôn

Các CB công chức xã, trưởng

Quan hệ chỉ đạo


Quan hệ hỗ trợ

Hình 2.1 Bộ máy chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM

(Nguồn: Tác giả tự vẽ dựa trên Thông tư 26/2011/TTLT- BNNPTNT-BKHĐT-BTC)


Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nguồn vốn đầu tư để phục vụ cho Chương trình được huy động từ bốn nguồn: thứ nhất, vốn ngân sách (Trung ương và địa phương) chiếm khoảng 40%; thứ hai, vốn tín dụng (tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại) khoảng 30%; thứ ba, vốn huy động từ doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác khoảng 20%; thứ tư, huy động đóng góp của cộng đồng dân cư khoảng 10%.


Hình 2 2 Cơ cấu vốn thực hiện chương trình NTM Nguồn Dựa trên Quyết định 1

Hình 2.2 Cơ cấu vốn thực hiện chương trình NTM

(Nguồn: Dựa trên Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Báo cáo tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia XD NTM giai đoạn 2010 – 2015)

Tuy nhiên trong thực tế ở các địa phương, nguồn lực huy động và đóng góp từ các nguồn thường là không đạt theo như Quyết định số 800/QĐ-TTg, trong đó nguồn huy động từ cộng đồng dân cư và từ doanh nghiệp thường đạt thấp, chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách.


2.2 Vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng NTM

Trong quá trình xây dựng NTM hiện nay, người dân giữ vị trí là chủ thể. Đây là sự khẳng định đúng đắn, cần thiết, nhằm phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng nông thôn cả về kinh tế, văn hóa, xã hội,…, đồng thời bảo đảm những quyền lợi chính đáng của họ. Người dân chính là những nhân tố tích cực tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn, chủ động, sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; trong quá trình tổ chức sản


xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; trong giữ gìn nếp sống văn hóa, thuần phong mỹ tục và là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.

Trong các văn bản chỉ đạo về chương trình xây dựng NTM, phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đều được nêu lên để chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương quán triệt và áp dụng trong tình hình thực tế ở địa phương và ở mỗi cấp, vai trò của người dân cũng thể hiện khác nhau.

Xét trên góc độ pháp lý, có nhiều văn bản đề cập đến vai trò người dân trong xây dựng NTM nhưng chủ yếu được thể hiện trong 4 văn bản: Thứ nhất, Pháp lệnh thực hiện dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn quy định về những vấn đề người dân được biết, bàn bạc, ý kiến, thực hiện, kiểm tra, đây là cơ sở để xác định những hoạt động người dân được tham gia trong xây dựng NTM. Thứ hai, Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa ra những quan điểm chủ yếu trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó khẳng định vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng và phát triển NTM. Thứ ba, Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ với những quy định về việc lấy ý kiến cộng đồng trong quy hoạch, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả, xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông, cấp nước sạch, vệ sinh môi trường và mức đóng góp xây dựng NTM, đã cho thấy vai trò của người dân theo Quyết định này chỉ ở mức độ là người được tham vấn, lấy ý kiến. Cuối cùng, Sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM cấp xã năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là văn bản thể hiện đầy đủ và chi tiết nhất về vai trò của người dân trong xây dựng NTM. Ở mức độ thấp, người dân tham gia với vai trò là người đóng góp công sức, tiền của xây dựng các công trình công cộng, chỉnh trang nơi ở,… Ở mức độ cao hơn, vai trò của người dân thể hiện thông qua việc cho ý kiến vào đề án xây dựng NTM, bản đồ quy hoạch NTM cấp xã hay việc lựa chọn những công việc cần thực hiện


trước, việc gì làm sau để phù hợp với điều kiện của địa phương. Ở từng công việc, vai trò của người dân sẽ thay đổi: khi tham gia ý kiến vào đề án xây dựng NTM và bản đồ quy hoạch NTM cấp xã, người dân đóng vai trò là người được tham vấn; khi tham gia ý kiến lựa chọn công việc, quyết định mức độ đóng góp trong xây dựng các công trình công cộng của địa phương, người dân đóng vai trò là người quyết định; khi tham gia tổ chức, quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành, người dân đóng vai trò là người quản lý; khi tham gia vào Ban giám sát để quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã, người dân đóng vai trò là người giám sát.

Qua phân tích trên, tác giả nhận thấy các quy định này bổ sung cho nhau về vai trò của người dân. Theo đó, người dân sẽ tham gia theo từng cấp độ, từ thấp đến cao. Ở mức độ thấp, người dân chỉ cung cấp thông tin để chính quyền có thể thực hiện một cách thuận lợi nhất, đến mức độ cao hơn, người dân tham gia ý kiến vào việc lập quy hoạch, đề án, tham gia đóng góp tiền bạc, công sức rồi kiểm tra, giám sát, vận hành, bảo dưỡng, duy tu…Khi người dân tham gia xây dựng NTM với tất cả những vai trò nêu trên, họ thật sự là người giữ vai trò chính trong hoạt động này. Tuy nhiên, khi chỉ căn cứ trên Quyết định 800/QĐ-TTg, đây là văn bản liên quan trực tiếp và có giá trị pháp lý đối với Chương trình xây dựng NTM, thì người dân chỉ được tham gia với vai trò là người được tham vấn. Như vậy, có thể thấy, vẫn còn một khoảng trống pháp lý cho những quy định về vai trò của người dân trong xây dựng NTM.


Hình 2 3 Các bước tham gia xây dựng NTM Như vậy chúng ta có thể thấy Chương 2


Hình 2.3 Các bước tham gia xây dựng NTM

Như vậy chúng ta có thể thấy: Chương trình MTQG xây dựng NTM đã được quan tâm đúng mức hơn các chương trình trước đây thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Khác với những chương trình phát triển nông thôn trước đây, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM mới đã bao phủ trên diện rộng, là một chương trình tổng thể trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội và phát triển kinh tế, cộng đồng dân cư được xem là những người chủ thể trong xây dựng NTM. Vấn đề sụ tham gia của người dân đã được cụ thể hóa trong các văn bản pháp lý. Trong các văn bản chỉ đạo về chương trình xây dựng NTM, phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đều được nêu lên để chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương quán triệt và áp dụng trong tình hình thực tế ở địa phương.


CHƯƠNG 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1 Các khái niệm cơ bản


3.1.1 Khái niệm về sự tham gia của người dân

Sự tham gia của người dân được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào hoạt động, mức độ… mà người dân tham gia. Theo Florin, Paul (1990), “Sự tham gia của người dân là một quá trình trong đó các cá nhân tham gia vào việc ra quyết định trong các tổ chức, chương trình và môi trường ảnh hưởng đến họ”.

Theo Pierre André (2012), “Sự tham gia của người dân là một quá trình mà trong đó những người dân thường tham gia trên cơ sở tự nguyện hoặc bắt buộc và hành động một mình hoặc trong một nhóm với mục tiêu ảnh hưởng đến quyết định sẽ tác động đến cộng đồng của họ”. Sự tham gia này có thể diễn ra bên trong hoặc bên ngoài khuôn khổ thể chế và nó có thể được tổ chức bởi thành viên của các tổ chức xã hội hay người ra quyết định.

Harding cùng cộng sự (2009) đã phân tích khái niệm “Sự tham gia của cộng đồng” theo cách phân tách từng thành phần riêng biệt: “sự tham gia” “cộng đồng”. “Sự tham gia” được hiểu là quá trình đối thoại giữa cộng đồng và người ra quyết định, giữa một bên là các cá nhân, nhóm, tổ chức và một bên là nhóm chính quyền trong việc thảo luận và ra các quyết định. “Cộng đồng” bao gồm tất cả các chủ thể đóng góp hay bị ảnh hưởng bởi các quyết định. “Cộng đồng” được hiểu với một nội hàm rất rộng, bao gồm tất cả các thành viên cùng sinh sống trong một khu vực địa lý, có những đặc điểm chung về lối sống và các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị.

Theo giáo sư Guijt và Cornwall từ Viện nghiên cứu và phát triển (Trường Đại học Sussex, Anh), có nhiều phương pháp và kỹ thuật tham gia được gọi chung là “nghiên cứu tham gia” (PR – Participatory Research). Trong đó có cách tiếp cận “nghiên cứu hành động tham gia” (PAR – Participatory Action Research) đã được


Deshler, D and Ewert, M (1995) định nghĩa mang tính chất chung và được thừa nhận: “PAR là một quá trình nghiên cứu có hệ thống, trong đó những người đang phải trải qua một hoàn cảnh khó khăn ở cộng đồng hay ở nơi làm việc, trên tinh thần hợp tác với những người nghiên cứu như những chủ thể nghiên cứu, tham gia vào việc thu thập và phân tích thông tin, việc ra quyết định, và các hoạt động quản lý cũng như việc cải thiện hoặc giải quyết vấn đề của chính họ”. (Trích “Một số khía cạnh lý thuyết của cách tiếp cận “nghiên cứu hành động tham gia” (PRA) trong phát triển cộng đồng”, Nguyễn Duy Thắng, 2002).

Tùy thuộc vào hoàn cảnh, đặc điểm của từng địa phương, trình độ nhận thức của người dân… mà mức độ tham gia của người dân thể hiện ở các cấp độ khác nhau:

+ Không có sự tham gia: mọi công việc đều do nhà nước làm bằng cách thuê người ngoài vào làm, người dân không tham gia vào bất kỳ khâu nào của quá trình.

+ Tham gia thụ động: người dân làm theo ý của người đại diện nhà nước mà không hiểu việc mình đang làm, người dân được đóng góp ý kiến nhưng chỉ là hình thức, mọi quyết định không phụ thuộc vào ý kiến người dân.

+ Tham gia thông qua việc cung cấp thông tin: thông qua trả lời các câu hỏi mà người đại diện nhà nước đưa ra, người dân không tham gia vào quá trình phân tích hay sử dụng các thông tin mà mình đưa ra.

+ Tham gia bởi nghĩa vụ, bị bắt buộc: người dân phải đóng góp tiền của, sức lao động theo nghĩa vụ, do người đại diện nhà nước khởi xướng, định hướng.

+ Tham gia bởi định hướng từ bên ngoài: người dân tự nguyện tham gia đóng góp vào chương trình do bên ngoài khởi xướng, hỗ trợ và chịu trách nhiệm trong quyết định của mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022