Cơ Cấu Tổ Chức Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội 119345

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội đã mở rộng tới hơn 300 ngân hàng ở trên 56 quốc gia, đảm bảo thanh toán và giao dịch khắp châu lục.

Với nỗ lực bền bỉ của mình, Ngân hàng Quân Đội đã tự khẳng định được vị trí của mình trong khối Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam: Liên tục được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A; năm 2004 được trao “Giải thưởng thanh toán và quản lý tiền tệ trên thị trường quốc tế”; năm 2005 đoạt giải Ngân hàng xuất sắc trong “Dịch vụ thanh toán toàn cầu và quản lý vốn” do Ngân hàng HSBC New York trao tặng, đồng thời đoạt giải “Thương hiệu mạnh Việt Nam”; năm 2008, đoạt giải “Doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất”.

2. Cơ cấu tổ chức

Với phương châm hoạt động “VỮNG VÀNG – TIN CẬY”, mục tiêu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội là trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu ở Việt Nam và trở thành ngân hàng quốc tế trong khu vực. Để thực hiện được mục tiêu này, Ngân hàng đã cam kết xây dựng một mô hình tổ chức tiên tiến theo các chuẩn mực quốc tế, đa dạng hoá hoạt động, đi đầu về ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm cung cấp những dịch vụ tài chính ngân hàng chất lượng cao cho mọi thành phần kinh tế.

Trong những năm qua, Ngân hàng Quân Đội đã có một cơ cấu tổ chức hợp lý, chặt chẽ và phát huy được tiềm lực của mình. Trong vòng từ năm 2005 đến năm 2007, gần 600 cán bộ, nhân viên đã được Ngân hàng tuyển dụng. Bởi vậy, hiện nay hơn 1000 cán bộ, nhân viên đang cống hiến và làm việc tại Ngân hàng với những chính sách, đãi ngộ thoả đáng. Dự kiến đến năm 2008, con số này sẽ tăng lên 50-60%.

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội


3. Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2005-2007

Ngân hàng Quân Đội trong những năm qua đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra với mức tăng trưởng cao, có sự chuyển biến thực sự trong chiến lược đổi mới, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, công nghệ, năng lực quản lý, cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động. Ngân hàng Quân Đội đã xây dựng được vị thế chắc chắn với các đối tác khách hàng, mở ra một thời kỳ phát triển mạnh mẽ về dịch vụ ngân hàng trong tương lai gần.

Với sự phát triển thuận lợi của nền kinh tế, cùng với nỗ lực không ngừng của mình, bám sát chiến lược đổi mới đã được Hội đồng Quản trị thông qua cho giai đoạn phát triển 2004-2008, Ngân hàng Quân Đội đã đạt được những thành công trên tất cả các lĩnh vực hoạt động.

3.1. Hoạt động huy động vốn

Ngân hàng Quân Đội luôn xác định tạo vốn là khâu mở đường, là cơ sở bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển, nên mặt bằng vốn vững chắc ngày càng tăng trưởng cả VNĐ và ngoại tệ. Bởi muốn cho vay phải có vốn, muốn có vốn phải huy động là chủ yếu. Như vậy huy động vốn là bước khởi đầu quan trọng nhất để có được các hoạt động tiếp theo trong quá trình hoạt động cho vay.

Trong những năm qua, Ngân hàng Quân Đội rất quan tâm đến công tác huy động vốn với phương châm “đi vay để cho vay”, đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc đâ dạng hoá các hình thức, biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn trong mọi thành phần kinh tế xã hội.

Nghiên cứu Bảng Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động sẽ cho ta thấy rõ hơn vấn đề này.

Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Đơn vị: tỷ đồng



Năm

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

Số tiền

Số tiền

(+/-)%

Số tiền

(+/-)%

Tổng tài sản nợ

8.214

13.611

65,7

29.623

117,6

Vốn huy động

7.046

11.204

59,5

23.136

109,8

- Loại không kỳ hạn

3.016

4.157

38,4

8.915

114,4

- Loại có kỳ hạn

1.115

1.157

3,7

1.369

18,3

- Tiền gửi TK, cá nhân

2.318

4.418

90,5

7.501

82,88

- Tiền gửi của các TCKT & TD trong nước


597


1.490


149,5


5.351


257,9

Vốn chủ sở hữu

637

1.380,9

116,7

3.549,9

157,1

Tài sản nợ khác

531

1.026,1

93,2

2937,1

186,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội - 7

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Quân Đội năm 2005-2007)


Các số liệu trên bảng 2.1 cho thấy Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn nên hàng năm đều có tốc độ tăng trưởng rất cao.

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động bình quân năm đạt trên 80%/năm. Đặc biệt là trong năm 2007, nguồn vốn huy động của Ngân hàng Quân Đội có sự tăng trưởng vượt bậc đạt 23.136 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2006 là 109,6% và đạt 140,2% kế hoạch năm.

Có được điều đó là do Ngân hàng Quân Đội đã đa dạng hoá rất nhiều hình thức huy động như: Tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn (1,3,6,9,12,18,24,36 tháng...) với các hình thức: lãi trả trước, lãi trả sau, trả lãi định kỳ, tiết kiệm tích luỹ, chương trình tiết kiệm dự thưởng... nên đã khơi

thông nguồn vốn huy động. Trong các nguồn vốn huy động thì tiền gửi của các Tổ chức kinh tế và tín dụng có tốc độ tăng trưởng cao (257,9% so với năm 2006) và chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động. Đây là một lợi thế của Ngân hàng Quân Đội bởi lãi suất huy động loại tiền gửi này thường thấp hơn lãi suất gửi tiết kiệm do Ngân hàng Quân Đội thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Bộ Quốc phòng, các đơn vị có nguồn tiền gửi dồi dào để huy động tiền gửi.

Huy động tiết kiệm có sự tăng trưởng khá. Trong năm 2007 loại tiền gửi này tăng mạnh (82,88% so với năm 2006). Điều này có thể được lý giải bởi việc đa dạng hoá sản phẩm tiền gửi tạo nhiều tiện ích cho khách hàng với mức lãi suất hấp dẫn, tiết kiệm dự thưởng...; bên cạnh đó sự phát triển ổn định của Ngân hàng cũng là yếu tố tâm lý tác động đến người gửi tiền.

Những năm trước đây, trong cơ cấu nguồn vốn huy động, loại tiền gửi không kỳ hạn thường ít hơn so với tiền gửi có kỳ hạn. Lý do một phần là do nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, hoạt động đầu tư trở nên sôi động, nguồn vốn quay vòng cho đầu tư nhiều hơn, bên cạnh đó các tổ chức kinh tế, cá nhân kể cả trong ngắn hạn họ cũng gửi tiền có kỳ hạn bởi sự linh hoạt về cách tính lãi của Ngân hàng. Tuy nhiên từ năm 2004, tiền gửi không kỳ hạn đã tăng trở lại và đặc biệt là tăng mạnh vào năm 2007 (114,4% so với năm 2006). Nguyên nhân là do Ngân hàng Quân Đội đã triển khai nhiều biện pháp tích cực mà trong đó quan trọng là việc cho ra đời sản phẩm thẻ rút tiền tự động ATM, tạo ra một kênh huy động vốn không kỳ hạn rất hiệu quả. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng đã tích cực hợp tác với các doanh nghiệp thực hiện trả lương qua tài khoản hay các sản phẩm cho vay ôtô trả góp, cho vay nhà trả góp... đã làm tăng số lượng tiền gửi thanh toán.

Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ – tín dụng, vốn tự có của Ngân hàng Quân Đội đã góp phần đáng kể vào nguồn vốn huy động. Tính đến 31/12/2007, vốn điều lệ Ngân hàng đạt 2000 tỷ đồng, hoàn tất việc

tăng vốn điều lệ năng 2007 đã được Đại hội đồng Cổ đông thông qua. Đồng thời hoàn tất phát hành hơn 1.000 cổ phiếu chuyển đổi. Tổng vốn chủ sở hữu tính đến 31/12/2007 đạt 3.549,9 tỷ đồng, tăng 2,57 lần so với đầu năm.

3.2. Hoạt động tín dụng

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thì hai khâu quan trọng nhất là huy động vốn và cho vay. Xuất phát từ tình hình thực tế, với nhiệm vụ và mục tiêu của mình, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội đã không ngừng mở rộng hoạt động cho vay với tốc độ tăng trưởng cao.

Tốc độ tăng trưởng cho vay bình quân năm (2005-2007) là gần 50%.

Đây là mức tăng trưởng cao so với mức bình quân chung của ngành ngân hàng. Điều này được thể hiện rõ hơn ở Bảng Tốc độ tăng trưởng cho vay của Ngân hàng Quân Đội trong 3 năm 2005-2007.


Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng cho vay

Đơn vị: tỷ đồng


Năm

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

Số tiền

Số tiền

(+/-)%

Số tiền

(+/-)%

Tổng dư nợ

4.802

6.166,6

28,4

11.612,6

88,3

Nợ quá hạn

168,5

195,7

16,1

127,6

-34,7

Nợ quá hạn/Tổng dư nợ

3,5%

3,17%

1,09%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Quân Đội năm 2005-2007)

Bảng 2.2 cho thấy: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khá cao, tổng dư nợ bình quân đạt 7.527 tỷ đồng trong 3 năm 2005-2007. Đó là do bên cạnh những sản phẩm cho vay truyền thống, Ngân hàng Quân Đội đã đưa ra một số sản phẩm cho vay mới, đặc biệt là các sản phẩm bán lẻ như: Cho vay đối với cán bộ công nhân viên làm việc tại doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá mua cổ phần, cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay mua ôtô trả góp, cho vay tiêu

dùng… Đặc biệt là năm 2007, Ngân hàng có mức tăng trưởng vượt bậc. Tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2007 là 11.612,6 tỷ đồng, tăng 88,3% so với đầu năm, bằng 136,6% kế hoạch đề ra (kế hoạch đề ra là 8.500 tỷ đồng). Về cơ cấu cho vay theo thời hạn, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng xấp xỉ 69,7%, cho vay trung dài hạn chiếm 30,3% tổng dư nợ.

Trong khi tổng dư nợ luôn giữ mức tăng trưởng khá, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ lại giảm. Điều đó cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng Quân Đội ngày càng an toàn hơn. Trong những năm gần đây, Ngân hàng luôn duy trì tỉ lệ nợ quá hạn ở mức dưới 4%. Đậc biệt năm 2007 là một năm thành công của Ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn là 1,09% (mức kế hoạch là dưới 2%). Có được điều này là do Ngân hàng Quân Đội đã áp dụng những biện pháp triệt để nhằm đẩy mạnh thu hồi nợ quá hạn, hạn chế nợ quá hạn phát sinh mới; đồng thời tăng cường công tác kiểm toán nội bộ nhằm đánh giá thực trạng và nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, nợ tồn đọng để có biện pháp xử lý kịp thời các sai phạm.

Bảng 2.3. Tình hình cho vay – thu nợ

Đơn vị: tỷ đồng


Năm

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

Số tiền

Số tiền

(+/-)%

Số tiền

(+/-)%

Doanh số cho vay

8.157

10.773

32,07

17.218

59,82

Doanh số thu nợ

7.253

8.638

19,09

15.312

77,26

Dư nợ

4.802

6.166,6

28,4

11.612,6

88,3

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Quân Đội 2005-2007)

Nhìn vào bảng 2.3, ta có thể thấy: Doanh số cho vay từ năm 2005-2007 tăng trưởng liên tục. Đặc biệt là năm 2007 với doanh số cho vay tăng mạnh lên tới 17.218 tỷ đồng, tăng 59,82% so với năm 2006. Sự tăng trưởng này một phần là do sự thay đổi trong chính sách cho vay của Ngân hàng. Năm 2005,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2024