Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay - 12



Các trung tâm hiện nay đang được giao sử dụng diện tích đất khá lớn, trung bình là 20.000m2/trung tâm. Nhiều trung tâm có mặt bằng rộng và trụ sở làm việc khang trang như trung tâm GTVL quân khu 9 - Bộ quốc phòng. Tuy nhiên, cũng có đến 9,6% số trung tâm có diện tích sử dụng chỉ dưới 500m2, các trung tâm này chủ yếu là các trung tâm thuộc các tổ chức chính trị xã hội, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong đó diện tích đất xây dựng bình quân của một trung tâm là 2.298,5m2, chiếm 47,2% diện tích đất của trung tâm [32].

- Về nhà xưởng và trang thiết bị:

Nhà xưởng của các trung tâm trong những năm gần đây đã được đầu tư đáng kể, nhiều trung tâm có trụ sở làm việc với diện tích xây dựng hàng ngàn m2, bình quân mỗi trung tâm đến cuối năm 2003 giá trị còn lại về nhà xưởng là 1,13 tỷ đồng. Nguồn đầu tư xây dựng nhà xưởng chủ yếu là từ nguồn của địa phương, nguồn của các tổ chức chính trị - xã hội và một phần từ nguồn Ngân sách Nhà nước với tổng số tiền là 100 tỷ đồng [55, tr. 12].

Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn phòng của các trung tâm ngày càng được chú trọng. Trong giai đoạn 2001 - 2005, các trung tâm GTVL đã được Nhà nước đầu tư từ nguồn kinh phí Chương trình Mục tiêu quốc gia về việc làm với tổng số tiền là 73 tỷ đồng. Với nguồn này, các trung tâm chủ yếu dùng để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động GTVL trung

bình giá trị còn lại của một trung tâm tính đến năm 2005 là 295 triệu đồng, chủ yếu là trang bị máy vi tính, máy photocopy, máy in, bàn ghế làm việc, điện thoại, máy Fax…[52]; Nhiều trung tâm đã được xây dựng phần mềm và nối mạng cục bộ để quản lý các hoạt động GTVL được tốt như trung tâm GTVL tỉnh Đồng Nai, Hải Dương, Hà Nội, thành phố Đà Nẵng… Nguồn đầu tư trang thiết bị được lấy từ nguồn Ngân sách Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các chương trình, dự án ở trong và ngoài nước, nguồn thu thông qua kết quả hoạt động của trung tâm. Dự án Việt - Mỹ về dịch vụ việc làm, ngoài việc cung cấp máy tính, đèn chiếu, trang thiết bị văn phòng cho 10 trung tâm, đã xây dựng phần mềm về dịch vụ việc làm để cung cấp cho tất cả các trung tâm trong cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những trung tâm có cơ sở vật chất tốt như đã nêu ở trên, trong cả nước vẫn còn nhiều trung tâm, nhất là các trung tâm ở các tỉnh miền núi như Hà Giang, Bắc Kạn…, hoặc ngay ở thành phố Hà Nội vẫn còn một số trung tâm chưa được đầu tư thích đáng về cơ sở vật vất, cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn, lạc hậu… dẫn đến không đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra của thị trường lao động như: trung tâm GTVL Liên minh hợp tác xã, trung tâm của Hội cựu chiến binh, trung tâm của Mặt trận Tổ quốc…

Một vấn đề nữa được đặt ra là việc phân bố các trung tâm không đồng đều, có nhiều trường hợp trên cùng một địa bàn đã có quá nhiều trung tâm vượt quá mức yêu cầu cần thiết của thị trường lao động, dẫn đến hoạt động kém hiệu quả và tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các trung tâm với nhau. Hoặc tình trạng có những trung tâm đặt ở vị trí khó tìm gây khó khăn cho khách hàng.

Theo Tiến sĩ Đoàn Mậu Điệp "Vì có quá nhiều trung tâm đặt quá gần nhau trên cùng một địa bàn, dẫn đến tình trạng những thông tin tuyển dụng bị trùng lặp nhiều, không tránh khỏi sự cạnh tranh, mặt khác nhiều trung tâm ở vị trí khó tìm khiến người lao động tìm việc dễ hơn tìm đường đến các trung tâm GTVL" [26].

2.2.1.2. Về cơ cấu tổ chức

Bộ máy tổ chức

Bộ máy tổ chức được hình thành phải căn cứ vào các chức năng và nhiệm vụ của tổ chức GTVL. Tùy theo điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, thế mạnh nguồn nhân lực cũng như địa bàn hoạt động, các trung tâm GTVL có thể được tổ chức theo những hình thức khác nhau. Mỗi bộ phận trong trung tâm được hình thành là để thực hiện một chức năng cụ thể nào đó. Bên cạnh các bộ phận tổ chức - hành chính và kế toán - tài vụ thực hiện chức năng quản lý chung đối với trung tâm như quản lý nguồn nhân lực; tổ chức cán bộ, tổng hợp và kế hoạch, phục vụ, quản trị, kế toán, một số bộ phận khác cũng được hình thành:

- Bộ phận dạy nghề: thực hiện tư vấn nghề nghiệp cho các học viên, tổ chức các lớp học nghề, quản lý giáo viên…

- Bộ phận GTVL: khai thác việc làm, tiếp nhận lao động tư vấn việc

làm…

- Bộ phận sản xuất - dịch vụ: xưởng thực hành, xưởng sản xuất - dịch

vụ bán hàng…

Ngoài ra, một số trung tâm có bộ phận "Du học" tổ chức tự túc du học, tham quan cho các đối tượng học sinh, sinh viên, người lao động. Một số trung tâm khác đã thành lập một số văn phòng dịch vụ việc làm đặt ở các địa điểm khác nhau để tiện giao dịch và hoạt động như trung tâm GTVL thanh niên Hà Nội,…

Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội. "Mô hình tổ chức phổ biến của các trung tâm là hình thành các phòng, ban theo chức năng trực thuộc Giám đốc trung tâm".

Mô hình tổ chức các trung tâm GTVL hiện nay [54, tr. 4]



Giám đốc Trung tâm GTVL

Bộ phận Dạy nghề

Bộ phận Tổ chức - Hành chính Tổng hợp


Bộ phận Kế toán - Tài vụ


Bộ phận Giới thiệu việc làm


Bộ phận Sản xuất Dịch vụ


Theo mô hình trên, quan hệ quản lý và bị quản lý là 1:6, như vậy các trung tâm có bộ máy tổ chức của các trung tâm khá gọn nhẹ, trừ một số trung tâm đóng tại các thành phố trực thuộc Trung ương, các tỉnh có thị trường lao động phát triển sôi động như trung tâm ở Hà Nội, trung tâm GTVL Votec thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm GTVL tỉnh Nghệ An, Quảng Bình… là các trung tâm có cơ cấu tổ chức khá quy củ, số lượng cán bộ nhân viên lớn. Còn lại đa số các trung tâm có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ như mô hình trên, thậm chí một số trung tâm còn quá sơ sài, không có cơ cấu tổ chức rõ ràng, không được chuyên môn hóa. Nhiều trung tâm được thành lập từ lâu nhưng hầu như không hoạt động và chỉ tồn tại trên danh nghĩa, nhất là các trung tâm GTVL tại các tỉnh có nền kinh tế chưa phát triển, thị trường lao động chưa được chú ý như tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn…

Qua tổng hợp từ các trung tâm cho thấy: có 80,1% trung tâm có phòng tổ chức - hành chính; 64,38% trung tâm có phòng cung ứng lao động và GTVL; 71,01% trung tâm có phòng tư vấn; 71,91% trung tâm có phòng dạy nghề - đào tạo và chỉ có 34,93% trung tâm có phòng thông tin thị trường lao động; 74,65% trung tâm có phòng kế hoạch - tài chính. Các vùng có ít phòng thông tin thị trường lao động (dưới 20%) là vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ. Vùng có nhiều trung tâm có phòng thông tin thị trường lao động là vùng Bắc Trung Bộ với 85,71%, vùng Đồng Bằng Sông Hồng với 28% [55, tr. 13].

Một vấn đề được đặt ra đối với cơ cấu tổ chức của trung tâm GTVL, hiện nay tại các thành phố lớn có tổ chức các chi nhánh GTVL ở cấp quận, huyện, đây là yêu cầu rất cần thiết.

Tuy nhiên, Nghị định số 19 và Thông tư số 20 không quy định về tổ chức GTVL cấp quận, huyện. Nhiều năm nay, tại các thành phố các chi nhánh của các trung tâm GTVL quận, huyện tồn tại, phát triển và đạt được những kết quả tốt, nhưng lại không rõ ràng về mặt tổ chức, không có tư cách pháp nhân để hoạt động và Nhà nước khó quản lý. Theo thống kê ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2001, ngoài 08 trung tâm GTVL còn có 21 chi nhánh GTVL thuộc các trung tâm GTVL và 28 văn phòng GTVL thuộc các trung tâm GTVL [41].

Đội ngũ cán bộ của trung tâm:

Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ của các trung tâm GTVL đã được nâng lên rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể:

- Về số lượng cán bộ: Bình quân một trung tâm thời kỳ 1998 - 2002 là 12,5 người, trong đó số biên chế là 6,8 người, số người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động là 6,23 người. Đến năm 2003, số cán bộ, nhân viên bình quân một trung tâm đã tăng lên 20,19 người, và năm 2006 là 23,2 người [55].

- Về chất lượng cán bộ: Chất lượng cán bộ trung tâm GTVL trong những năm qua đã được nâng lên, đến năm 2003 có 44,65% số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng trở lên, chủ yếu là các chuyên ngành kinh tế lao động, kinh tế, luật, ngoại ngữ, tin học; riêng cán bộ lãnh đạo có tới 68,05% người có trình độ đại học (có 9 cán bộ trên đại học); tỷ lệ cán bộ có trình độ trung học chiếm 17,68% [52, tr. 12]. Các Dự án quốc tế như: Dự án VIE/97/018 do Chương trình phát triển Liên hợp quốc tài trợ, Dự án Việt - Mỹ… cũng đã giúp các trung tâm đào tạo cán bộ GTVL về tiếp cận người sử dụng lao động, phỏng vấn, tuyển dụng, tư vấn nghề, hợp tác với các cơ sở đào tạo, nâng cao nhận thức cộng đồng, quản trị nhân lực, đào tạo giảng viên, thông tin thị trường lao động, xây dựng kế hoạch chiến lược, đánh giá và cải thiện năng

lực hoạt động, quản trị công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm dịch vụ việc làm; xây dựng các cuốn cẩm nang dịch vụ việc làm.

Biểu 3.3: Cán bộ, nhân viên trung bình một trung tâm GTVL

(Đơn vị tính: Người)


STT

Cơ quan quản lý

Tổng số

Biên chế

Hợp đồng lao động

1

TW Đoàn TNCSHCM

15,2

3,64

11,56

2

TW Hội LH Phụ nữ VN

9,1

3

6,1

3

Tổng Liên đoàn LĐ VN

10,07

3,95

6,12

4

TW Hội Nông dân Việt Nam

10

8

2

5

Hội đồng LM HTX VN

23

4

19

6

Hội Cựu chiến binh Việt Nam

19

5

14

7

Bộ Quốc phòng

37,05

24,8

12,25

8

Bộ Nội vụ

6,8

0

6,8

9

Bộ Giáo dục và Đào tạo

11

1

10

10

Thành phố, quận, huyện

22,4

6

16,4

11

Khu chế xuất, Khu công nghiệp

6,3

1,3

5

12

Sở Lao động- TBXH

19,29

6,77

12,52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay - 12


Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay đội ngũ làm công tác GTVL vẫn còn thiếu về số lượng và chưa đáp ứng được yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn. Bởi họ là những người tốt nghiệp từ các trường, lớp đào tạo dạy nghề khác nhau, song lại chưa qua đào tạo nghiệp vụ về GTVL, trong đó chỉ có một tỷ lệ nhỏ được bồi dưỡng kiến thức về GTVL thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn. "Tại các trung tâm GTVL chủ yếu các cán bộ làm công tác tư vấn chỉ nắm bắt chuyên môn theo kiểu truyền miệng kinh nghiệm giữa người làm trước cho người làm sau chứ rất ít người được tham dự các khóa đào tạo ngắn ngày" [26].

Một vấn đề cần được quan tâm hiện nay là sự biến động thường xuyên về đội ngũ cán bộ của trung tâm, phần lớn họ đều chưa được đào tạo về

chuyên môn, nghiệp vụ và chưa được đào tạo các kiến thức trong lĩnh vực GTVL. Vì vậy, khả năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, tư vấn cho khách hàng, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin về thị trường lao động còn ở mức thấp, điều này đã dẫn đến hiệu quả hoạt động của trung tâm không cao.

2.2.1.3. Về tài chính

Muốn hoạt động có hiệu quả, các trung tâm GTVL cần phải có nguồn tài chính cho mình. Trước đây, cơ chế tài chính của các trung tâm được được hiện theo Nghị định số 10/2002/ ngày 16/01/2002 của Chính phủ và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 01/3/2002 của Bộ Tài chính. Hiện nay, cơ chế tài chính của các trung tâm GTVL được thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 71 của Bộ Tài chính.

Trong những năm qua với việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính. Hoạt động tài chính của các trung tâm GTVL đã đạt được những kết quả đáng kể, nhiều trung tâm đã có sự sáng tạo trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính và đã tự bảo đảm cân đối thu chi của trung tâm. Mức thu phí GTVL của các trung tâm đối với người sử dụng lao động và người lao động bình quân từ 5% - 8% lương của người lao động khi được giới thiệu và có việc làm, tương đương khoảng từ 10 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng (trước khi có Thông tư số 95/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH, ngày 07/8/2007). Nhiều trung tâm có chính sách miễn, giảm từ 50% đến 100% học phí hoặc lệ phí đối với bộ đội xuất ngũ, con em gia đình chính sách, lao động nghèo. Riêng đối với các khu công nghiệp và khu chế xuất, các trung tâm GTVL không thu phí đối với người lao động được GTVL.

Tuy nhiên, nguồn tài chính cho hoạt động của các trung tâm hiện nay vẫn còn là vấn đề bức xúc. Mặc dù theo quy định của pháp luật các trung tâm khi được thành lập và hoạt động được cơ quan chủ quản bảo đảm về biên chế cán bộ, tài chính và các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị…để hoạt động.

Nhưng trên thực tế, có rất nhiều trung tâm chỉ được giao biên chế một cách hình thức, không có quỹ lương và chi phí hành chính, hoặc có quỹ lương nhưng quỹ lương theo mức lương tối thiểu, hoặc chỉ có quỹ lương mà không có chi phí hành chính. Do vậy, trung tâm gặp rất nhiều khó khăn, làm hạn chế phần nào kết quả hoạt động của các trung tâm và dẫn đến sự chệch hướng trong hoạt động của nhiều trung tâm. Nhiều trung tâm chỉ có hoạt động dạy nghề và hoạt động sản xuất là loại hoạt động chính nhằm tạo nguồn thu cho các trung tâm để tồn tại, trong khi các trung tâm rất ít chú ý đến các nhiệm vụ chính của mình là hoạt động tư vấn, GTVL, cung ứng lao động và thông tin thị trường lao động.

Theo quy định của Nghị định số 19/20065/NĐ-CP, trung tâm GTVL là đơn vị sự nghiệp có thu, nhưng các nguồn thu lại rất hạn hẹp, chủ yếu là thu từ công tác dạy nghề và sản xuất kinh doanh. Còn các hoạt động chính là tư vấn, GTVL, cung ứng lao động và thông tin về thị trường lao động thì mức thu cũng rất thấp từ 5% - 8% mức lương tháng đầu ghi trong hợp đồng lao động, thậm chí nhiều trung tâm cũng không thu được khoản thu này. Do đó, các trung tâm hoạt động rất khó khăn, nên buộc nhiều trung tâm không thể chú trọng vào các hoạt động chính mà phải tập trung vào các hoạt động có thu để tồn tại, Điều này đã phần nào làm giảm đi vị trí, vai trò của các trung tâm GTVL.

Vốn đầu tư nâng cao năng lực hoạt động cho trung GTVL còn hạn hẹp và sử dụng chưa hiệu quả. Trong giai đoạn 2001 - 2005, trung bình mỗi trung tâm chỉ được đầu tư khoảng 440 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm [32, tr. 4]; nhiều địa phương chưa bố trí ngân sách địa phương đầu tư cho trung tâm, cũng như không bố trí hoặc bố trí không đủ kinh phí từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm đã phân bổ cho các trung tâm để dùng cho mục đích nâng cao năng lực hoạt động của trung tâm. Một số trung tâm khi được bố trí kinh phí từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm cũng sử dụng chưa đúng mục đích nâng cao năng lực tư vấn, GTVL, cung ứng thông tin thị trường lao động mà chỉ tập trung mua sắm trang thiết bị dạy nghề.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 11/10/2024