Nghiên cứu đánh giá và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao cho người lao động tại một số công trường xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội - 19


Tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoạt động bay phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép bay. Hồ sơ đề nghị cấp phép bay bao gồm các tài liệu:

- Đơn đề nghị cấp phép bay bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu phụ lục ban hành kèm theo Nghị định Nghị định 79/2011/NĐ-CP)

- Tài liệu kỹ thuật về phương tiện bay, bao gồm ảnh chụp kiểu loại tàu bay hoặc phương tiện bay và bản thuyết minh tính năng kỹ thuật hàng không của loại tàu bay hoặc phương tiện bay đó (theo mẫu số 2/TLKTPTB);

- Giấy phép hoặc giấy uỷ quyền hợp pháp cho phép tàu bay, phương tiện bay thực hiện cất cánh, hạ cánh tại sân bay, khu vực trên mặt đất, mặt nước;

- Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến tàu bay, phương tiện bay.

Nội dung phép bay

Nội dung của phép bay bao gồm:

- Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân được cấp phép bay.

- Đặc điểm nhận dạng kiểu loại tàu bay, phương tiện bay (bao gồm cả phụ lục có ảnh chụp, thuyết minh tính năng kỹ thuật của tàu bay hoặc phương tiện bay).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

- Khu vực được tổ chức hoạt động bay, hướng bay, vệt bay.

- Mục đích, thời hạn, thời gian được tổ chức bay.

- Quy định về thông báo hiệp đồng bay; chỉ định cơ quan quản lý, giám sát hoặc điều hành bay.

- Các giới hạn, quy định an ninh, quốc phòng khác.

* Thẩm quyền cấp phép

Thẩm quyền cấp phép, từ chối, đình chỉ hoạt động bay quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị đinh 36/2008/NĐ-CP như sau:

- Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu cấp phép, từ chối cấp phép cho các chuyến bay của tàu bay không người lái, các loại khí cầu bay không người điều khiển, các loại mô hình bay, các loại khí cầu có người điều khiển nhưng không cất, hạ cánh từ các sân bay được mở cho hoạt động dân dụng.


- Địa chỉ hộp thư liên lạc: Số 1 Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;

- Số điện thoại liên hệ: 069 533200; 069 533105;

- Số fax: 04 7337994.

* Nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ, có thể nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:

- Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng Cục tác chiến- Bộ Quốc Phòng, địa chỉ: Số 1 Nguyễn Tri Phương, Quận Ba Đình, Hà Nội

- Cách 2: Gửi hồ sơ qua bưu điện tới địa chỉ: Bộ Quốc Phòng- số 1 Nguyễn Tri Phương, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Lưu ý: Trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp phép bay flycam/drone:

- Hồ sơ đầy đủ phải được gửi về Cục tác chiến chậm nhất 14 ngày trước ngày dự kiến tổ chức các chuyến bay;

- Chậm nhất 10 ngày, trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay, các tổ chức cá nhân nộp đơn đề nghị sửa đổi lại phép bay đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu.

- Cá nhân/tổ chức thực hiện bay flycam/drone khi chưa có giấy phép sẽ bị tịch thu phương tiện bay và xử lý các hành vi vi phạm có liên quan.

* Thời hạn của giấy cấp phép bay

- Thông thường đối với việc sử dụng flycam/drone phục vụ cho các sự kiện như quay phim, chụp ảnh, sự kiện nhất thời,...vv…chỉ có cấp phép bay với hạn 1-2 ngày.

- Đối với việc sử dụng flycam/drone phục vụ trong việc xây dựng các công trình lớn có thể xin cấp phép bay cao nhất là 90 ngày

- Đối với các máy bay nông nghiệp theo mùa vụ có thể xin cấp phép bay tới 6 tháng.

* Hồ sơ mang theo khi khai thác, sử dụng flycam


- Phép bay do Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu cấp.

- Hồ sơ, tài liệu chứng minh tính pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ (sau đây viết gọn là Nhà khai thác) gồm:

+ Chứng minh nhân dân, hoặc số định danh cá nhân (nếu có), hoặc hộ chiếu;

+ Giấy phép kinh doanh, giấy phép hoạt động báo chí, quay phim, chụp ảnh, hướng dẫn du lịch; bằng hoặc chứng chỉ điều khiển tàu bay, phương tiện bay (nếu có).

- Hồ sơ, tài liệu chứng minh tính hợp pháp của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ gồm: Giấy phép ủy quyền sử dụng, giấy phép nhập khẩu, hóa đơn mua tàu bay, phương tiện bay, bảo hiểm tàu bay, đăng ký, đăng kiểm (nếu có).

- Trường hợp hoạt động khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ ở khu vực không gian có chiều rộng mười (10) kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào nội địa Việt Nam; Nhà khai thác phải cung cấp sơ đồ khu vực bay, xác định khoảng cách vệt bay gần nhất đến đường biên giới, phương thức điều khiển bay, thiết bị thông tin liên lạc, dẫn đường, thiết bị định vị, thiết bị mang treo (nếu có).

- Trường hợp hoạt động khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ ở khu vực tiếp giáp hoặc trong phạm vi khu vực làm việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các khu vực quốc phòng, an ninh, Nhà khai thác phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trực tiếp quản lý, bảo vệ khu vực trên).

3.2.4.4. Đề xuất sử dụng dòng sản phẩm Mavic 2 zoom

Mavic 2 Zoom là chiếc máy bay điều khiển có thể xếp gọn khi không sử dụng, có thể dễ dàng tháo lắp cánh và gập 4 chân lại tạo thành một khối nhỏ gọn, kích thước của Mavic 2 Pro khi gập chân lại là 91x84x214; Mavic 2 Zoom có khối lượng lượng 905 gram.


Hình 3 4 Sản phẩm Mavic 2 zoom drone Nguồn flycamvn com Hình 3 5 Điều khiển của 1

Hình 3.4: Sản phẩm Mavic 2 zoom drone

(Nguồn: flycamvn.com)


Hình 3 5 Điều khiển của Mavic 2 zoom drone Nguồn flycamvn com Khả năng bay và 2

Hình 3.5: Điều khiển của Mavic 2 zoom drone

(Nguồn: flycamvn.com)

Khả năng bay và truyền hình ảnh

- Mavic 2 Zoom được trang bị cánh giảm ồn, máy có vận tốc tối đa 72 km/h, thời lượng bay tối đa 31 phút với pin dung lượng 3850 mah.

- Mavic 2 Zoom được trang bị công nghệ Ocusync 2.0 với khả năng truyền hình ảnh 1080p với tầm xa tối đa 8 km. Cùng với việc sử dụng cả 2 loại sóng 2.4 Ghz và 5.8 Ghz giúp Mavic 2 Zoom giảm thiểu tối đa việc nhiễu sóng và tối ưu tín hiệu truyền về.

- Mavic 2 Zoom được trang bị công nghệ hỗ trợ người lái APAS, công nghệ này sẽ tính toán khoảng cách va chạm và chủ động giúp người điều khiển tránh được các chướng ngại vật khi bay. Với cảm biến 6 hướng quanh máy: Trên, dưới, trước, sau, trái, phải.

Cảm biến Phía trước:

- Hệ thống camera cảm biến kép. Phạm vi đo chính xác lên đến 20 mét. Phạm vi phát hiện là 20-40 mét. Có khả năng phát hiện chướng ngại vật và dừng kịp thời khi bay ở tốc độ lên tới 50,4 km/h.


Cảm biến sau:

- Hệ thống camera cảm biến kép.

- Phạm vi đo chính xác lên đến 16 mét. Phạm vi phát hiện là 16-32 mét. Có khả năng phát hiện chướng ngại vật và dừng kịp thời khi bay ở tốc độ lên đến 43,2 km/h.

Cảm biến phía dưới:

- Hệ thống camera cảm biến kép. Phạm vi đo chính xác lên đến 11 mét. Phạm vi phát hiện là 11-22 mét.

- Hệ thống cảm biến hồng ngoại. Phạm vi đo chính xác lên đến 8 mét

- Cảm biến phía trên: Hệ thống cảm biến hồng ngoại. Phạm vi đo chính xác lên đến 8 mét.

Hình 3 6 Hệ thống cảm biến phía dưới của Mavic 2 zoom Nguồn flycamvn com Bên 3

Hình 3.6: Hệ thống cảm biến phía dưới của Mavic 2 zoom

(Nguồn: flycamvn.com)

Bên trái và bên phải:

Hệ thống camera cảm biến đơn. Có khả năng phát hiện chướng ngại vật ở tốc độ lên tới 28,8 km/h.

Chất lượng hình ảnh

- Mavic 2 zoom được trang bị camera với cảm biến 1/23 inch CMOS độ phân giải 12 MP (4000 x 3000), khẩu độ F2.8 (24mm) và F3.8 (48mm) giúp Mavic 2 Zoom có thể zoom quang học 2x cộng thêm khả năng zoom số 2x vậy Mavic 2 zoom có thể zoom lên tới 4x lossless. Cùng với đó là gimbal chống rung 3 trục giúp ổn định và chống rung hình ảnh. Khả năng quay 4K UHD 30fps, 2.7K 60 fps, full HD 120 fps. Với khả năng Zoom Mavic 2


Zoom có thể chụp nhiều bức ảnh rồi ghép lại thành 1 bức với độ phân giải lên đến 48 MP.

- Máy còn được trang bị bộ nhớ trong 8Gb. 8Gb dung lượng tuy không lớn nhưng rất hữu dụng trong trường hợp người sử dụng để quên thẻ nhớ.

- Bộ sản phẩm gồm 1 máy bay, 1 pin, remote, 6 cánh quạt, cáp, sạc, chụp bảo vệ gimbal, sách hướng dẫn.

Hình 3 7 Bộ sản phẩm Mavic 2 zoom và phụ kiện Nguồn flycamvn com 3 2 5 Kế hoạch 4

Hình 3.7: Bộ sản phẩm Mavic 2 zoom và phụ kiện

(Nguồn: flycamvn.com)

3.2.5. Kế hoạch huấn luyện sử dụng Drone cho các bộ phận

Đối với các loại máy móc thiết bị đã có yêu nghiêm ngặt về an toàn như xe nâng, pa lăng, cầu trục, nồi gia nhiệt dầu, vận thăng…vv đã có những quy định rõ ràng về điều kiện vận hành và ban hành danh mục các loại máy móc một cách cụ thể. Do đó, việc quản lý, tổ chức đào tạo và huấn luyện những đối tượng này khá dễ, không gặp quá nhiều khó khăn, vì những đối tượng này đã có những căn cứ pháp lý cụ thể, rõ ràng để dựa vào, áp dụng thực hiện. Nội dung và chương trình đào tạo cho nhóm đối tượng vận hành các máy thiết bị yêu cầu chứng chỉ nghề hay máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đã có sẵn và có thể dễ dàng huấn luyện và nhận chứng chỉ với đầy đủ giá trị pháp lý từ việc thuê nhà cung cấp dịch vụ huấn luyện cho người lao động. Nhưng đối với việc sử dụng Drone, hiện nay chưa có một quy định cụ thể nào về điều kiện của người vận hành, cũng như những chứng chỉ cần có để được vận hành nó. Do đó phía doanh nghiệp nếu muốn sử dụng drone phục


vụ trong giám sát xây dựng hay bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều phải tự mình xây dựng quy trình đào tạo và đặt cho mình những tiêu chuẩn trong việc huấn luyện người lao động sử dụng drone tại công ty, để đảm bảo có một căn cứ xác định về khả năng vận hành thiết bị Drone của người lao động, cũng như đảm bảo an toàn, uy tín và bảo vệ tài sản của công ty.



Danh sách người cần huấn luyện

Mở lớp huấn luyện lái drone



Tr ượt sát hạc h


Lớp huấn luyện nội bộ (công ty tự xây dựng chương trình đào tạo)


Kiểm tra lý thuyết và thực tế đầu ra


Lớp của trung tâm cung cấp dịch vụ huấn luyện


Người huấn luyện nếu có 4 năm kinh nghiệm lái.

Ho àn thà nh kh


Cấp thẻ sử dụng drone (Thời hạn sử dụng 2 năm)



Cấp thẻ sử dụng drone (Thời hạn

sử dụng 1 năm)



Thẻ hết hạn


Thẻ hết hạn


Sơ đồ 3.1: Quy trình huấn luyện vận hành Drone/flycam

(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)


Kế hoạch 1: Đăng ký cho bộ phận an toàn và các bộ phận khác có nhu cầu sử dụng drone tham gia khóa học đào tạo điều khiển Drone do các trung tâm cung cấp dịch vụ đào tạo tổ chức.

B1. Thành lập danh sách thông tin người học. B2. Liên hệ nhà cung cấp dịch vụ huấn luyện.

+ Nhà cung cấp dịch vụ cung cấp thông tin về giảng viên, kinh nghiệm của giảng viên, địa điểm huấn luyện, thời gian huấn luyện, nội dung huấn luyện, kế hoạch huấn luyện, cơ sở vật chất phục vụ cho việc huấn luyện và gửi kèm bào giá cho công ty.

B3. Sắp xếp thời gian lịch học cho học viên.

B4. Cấp thẻ vận hành flycam/drone cho người kết thúc khóa huấn luyện (thời hạn 2 năm).

B5. Lưu hồ sơ người tham gia khóa huấn luyện.

B6. Tổ chức huấn luyện định kỳ 2 năm một lần đối với người sử dụng Drone.

Kế hoạch 2: Tự xây dựng chương trình đào tạo

Bước 1: Chọn người huấn luyện

+ Người huấn luyện: Người đã từng qua đào tạo lái drone tại trung tâm cung cấp dịch vụ đào tạo, có chứng nhận hoàn thành khóa học lái Drone đồng thời có kinh nghiệm sử dụng drone 4 năm trở lên sẽ được xem xét để trở thành người huấn luyện nội bộ cho công ty (Trợ cấp 1 triệu/ tháng).

+ Tùy thuộc vào tình hình thực tế tại công ty hay dự án xây dựng, những người đã từng gia khóa huấn luyện lái drone tại trung tâm đào tạo sẽ cùng họp bàn và xây dựng một chương trình tự đạo tạo cho hợp lý và phù hợp với điều kiện tại dự án.

Bước 2: Xây dựng chương trình huấn luyện nội bộ

Dựa vào thực tế và điều kiện của công ty, những người đã từng tham gia và hoàn thành khóa đào tạo sử dụng flycam/drone sẽ cùng được tập hợp thảo luận, đóng góp ý kiến và xây dựng nội dung hợp lý cho chương trình đào tạo.

Những nội dung trong chương trình huấn luyện sử dụng flycam/drone nội bộ nhất thiết phải có:

Ngày đăng: 30/08/2024