Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 10



- Xây dựng hệ thống tài liệu, công văn nội bộ để hướng dẫn chi tiết thực hiện cho từng nghiệp vụ nhằm đảm bảo thực hiện đúng, đủ và đồng bộ các quy định của NHNN và Chính Phủ trong hoạt động cấp tín dụng, đồng thời hạn chế các sai sót do sự thiếu đồng bộ, thiếu thông tin trong nội bộ ngân hàng. Khi NHNN hoặc Chính Phủ ban hành các quy định, chỉ đạo hoặc định hướng mới thì các NHTM cần tổ chức truyền thông và hướng dẫn thực hiện cho nhân sự của ngân hàng, đảm bảo các quy định, chỉ đạo hoặc định hướng của NHNN và Chính Phủ được thực hiện đúng.

- Chuyển dần hoạt động vận hành tín dụng chủ yếu do con người thực hiện sang thực hiện bằng máy móc công nghệ để hạn chế các sai sót do con người tạo ra, như trước đây việc thẩm định hồ sơ tín dụng, soạn thảo hồ sơ tín dụng do nhân viên thao tác tay trên máy tính thì nay cần chuyển sang soạn thảo trên chương trình ứng dụng, mọi dữ liệu được cập nhật, kiểm soát ngay từ ban đầu và nhân sự thực hiện, kiểm soát đều được ghi nhận trên chương trình. Việc sử dụng công nghệ trong vận hành tín dụng còn giúp hạn chế được các hành động tiêu cực, gian lận trong quá trình cấp tín dụng nên chất lượng tín dụng được đảm bảo hơn thông qua việc minh bạch trong khâu thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng, hạn chế sai sót trong khâu soạn thảo hồ sơ.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đề xuất trên sẽ giúp cho hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam hạn chế được rủi ro, trên cơ sở đó tạo nền tảng an toàn cho hoạt động tín dụng kể cả trường hợp nền kinh tế thế giới có khủng hoảng và có ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy mức độ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của thất nghiệp đến tỷ lệ nợ xấu rất lớn. Đối với yếu tố thất nghiệp (UNR), như đã phân tích trong chương 4 thì yếu tố này tác động ngược chiều lên rủi ro tín dụng là khác với các nghiên cứu trước đây. Như tác giả giải thích, nguyên nhân có thể là do sự giảm lao động trong các lĩnh vực nhiều rủi ro là bất động sản và chứng khoán làm cho tín dụng giảm tập trung vào hai lĩnh vực này và do đó làm giảm mạnh rủi ro tín dụng. Tác giả cũng cho rằng, tác động này chỉ mang tính giai đoạn trong trường hợp các NHTM mất cân đối tín dụng vào các lĩnh vực nhiều rủi ro và sau đó có điều chỉnh



để khắc phục tình trạng mất cân đối này. Để không xảy ra tình huống tương tự thì hệ thống NHTM tránh lặp lại việc tập trung tín dụng quá mức vào các lĩnh vực nhiều rủi ro và NHNN thì cần quản lý và kiểm soát chặt chẽ dư nợ tín dụng cho các lĩnh vực nhiều rủi ro này.

Ngoài ra, tính cho đến hết năm 2018 thì khối lượng nợ xấu tồn đọng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Việc kéo dài thời gian xử lý dứt điểm khối nợ xấu này cản trợ hoạt động và sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Do vậy, cần thiết phải nhanh chóng giải quyết dứt điểm khối nợ xấu này. Một số giải pháp mà theo tác giả sẽ giúp giải quyết dứt điểm nhanh nợ xấu tồn đọng là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

- Ngoài công cụ chủ yếu để giải quyết nợ xấu là VAMC thì cần thiết nên huy động được các nguồn lực khác trong xã hội. Vì khối lượng nợ xấu tồn đọng còn lớn nhưng vốn của VAMC thì hạn chế nên khó giải quyết dứt điểm nợ xấu nhanh chóng. Để huy động được nguồn lực của xã hội cùng giải quyết nợ xấu thì tác giả cho rằng nên mở rộng quy mô thị trường mua bán nợ bằng cách cho phép các tổ chức kinh tế hội đủ điều kiện tham gia, đặc biệt là cá nhà đầu tư nước ngoài là một kênh tiềm năng. Ngoài ra, quy mô công ty mua bán nợ cũng cần phải tương xứng để có thể giải quyết được các khoản nợ xấu lớn của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

- Hành lang pháp lý liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ nên được quy định và thực hiện đồng bộ giữa các ban ngành và cơ quan nhà nước. Nghị quyết 42 của Chính Phủ cũng đã tháo gỡ nhiều vướng mắc nhưng còn nhiều điểm hạn chế và chưa rõ ràng nên chưa phát huy tác dụng nhiều.

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 10

- Cần đa dạng hơn về phương thức mua bán nợ: Hai hình thức mua bán nợ đang áp dụng hiện nay là mua bán nợ theo thoả thuận và mua bán nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. Phương thức mua nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ chỉ áp dụng cho DATC, giá cả mua bán sẽ do các cơ quan quản lý nhà nước liên quan xem xét, xây dựng, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Các doanh nghiệp mua bán nợ khác bao gồm VAMC chỉ áp dụng phương pháp duy nhất là mua bán nợ theo thỏa thuận. Việc mua, bán theo giá cả thị trường bằng các



phương thức thoả thuận, đấu thầu, đấu giá đã được quy định nhưng chưa chi tiết còn gây khó khăn khi thực hiện.

- Nên thành lập sàn giao dịch mua bán nợ: Theo tác giả sàn giao dịch mua bán nợ sẽ là nơi giới thiệu, cung cấp thông tin chính thức, đầy đủ nhất về các khoản nợ đến các nhà đầu tư. Cũng giống như sàn giao dịch chứng khoán, sàn giao dịch mua bán nợ có nhiệm vụ phát triển hạ tầng giao dịch, thiết lập các chuẩn mực về niêm yết thông tin khoản nợ, quản lý và phát triển các trung gian tạo lập thị trường, tổ chức đầu tư, xây dựng cơ chế giám sát và quy định bảo vệ nhà đầu tư. Mặt khác, việc hình thành sàn giao dịch sẽ tăng tính minh bạch và công khai của thị trường mua bán nợ.

Kết quả hồi quy cũng cho thấy tăng trưởng GDP (GGDP) có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng và mức độ tác động cũng đáng kể. Do vậy, Chính phủ cần thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy kinh tế vĩ mô, đảm bảo cho nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định, tăng trưởng GDP tốt sẽ có tác động làm giảm rủi ro tín dụng.

Kết luận chương 5

Trong chương này, tác giả đã đưa ra kết luận và đề xuất một số giải pháp làm các yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam diễn biến theo hướng có lợi, từ đó tác động làm hạn chế rủi ro tín dụng. Trong các giải pháp được gợi ý thì các giải pháp liên quan đến đảm bảo chất lượng tín dụng là quan trọng nhất vì khi chất lượng tín dụng tốt thì nợ xấu thấp, ngoài tác động làm giảm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng còn tác động đến các yếu tố khác như tỷ lệ nợ xấu năm trước giảm làm giảm chi phí xử lý nợ xấu, từ đó làm tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.



KẾT LUẬN

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp phương pháp phân tích, luận văn đã trình bày được những vấn đề sau:

- Trình bày cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các NHTM.

- Trình bày thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam từ 2007 – 2018.

- Xác định và đo lường sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô và các yếu tố nội tại ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các yếu tố có tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam và có ý nghĩa thống kê gồm

+ Yếu tố nội tại ngân hàng: Tỷ lệ nợ xấu năm trước (L.NPL), dự phòng rủi ro tín dụng (LLP), sự kém hiệu quả (EFF), thu nhập ngòa lãi vay (NII) và qui mô ngân hàng (SIZE).

+ Yếu tố vĩ mô: Tăng trưởng GDP (GGDP), tỷ giá hối đoái (EXR) và tỷ lệ thất nghiệp (UNR).

- Dựa vào kết quả hồi quy tìm thấy, tác giả đưa ra kết luận và gợi ý một số giải pháp tác động đến các yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến rủi ro tín dụng để hạn chế rủi ro tín dụng.

Mặc dù luận văn đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra, nhưng luận văn còn có một số hạn chế như sau:

- Nguồn dữ liệu được sử dụng nghiên cứu là thứ cấp từ BCTC của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2018 nên có thể có những thiếu sót trong thu thập dữ liệu nghiên cứu và ảnh hưởng đến kết quả.

- Kết quả tìm được của một số biến có tác động đến rủi ro tín dụng thì khác với kỳ vọng của tác giả và ngược chiều với kết quả của các nghiên cứu trước, do mẫu dữ liệu và do các đặc thù thực tế của các NHTM Việt Nam.

- Mới chỉ có biến nợ xấu được sử dụng làm đại diện cho RRTD.



Tác giả đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp theo là: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại một ngân hàng thương mại Việt Nam cụ thể. Dựa trên kết quả tìm được sẽ đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng hiệu quả cho ngân hàng thương mại ấy.

Do còn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi một số thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến của Qúy thầy, cô và mọi người để luận văn được hoàn chỉnh hơn.


Tác giả chân thành cám ơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tiếng Việt

1. Đỗ Quỳnh Anh & Nguyễn Đức Hùng, 2013. Phân tích thực tiễn về những yếu tố quyết định nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, số 7. Hà Nội, tháng 01 năm 2015.

2. Nguyễn Quốc Anh & Nguyễn Hữu Thạch, 2015. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam.Tạp chí khoa học trường đại học An Giang, số 1, trang 27 – 39.

3. Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Mạnh Hùng, 2017. Cẩm nang quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động.

4. Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều, 2015. Ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm đến rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế, số 26, trang 49 – 63.

5. Võ Thị Qúy & Bùi Ngọc Toản, 2014. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí khoa học trường đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, số 3, trang 16 – 24.

* Tiếng Anh

1. Ahlem, S. M., & Fathi, J., 2013. Micro and Macro Determinants of Non- performing Loans. International Journal of Economics and Financial Issue, No. 4, Pages 852-860.

2. Agnello, L., & Sousa, R., 2011. How do banking crises impact on income inequality?.NIPE Working Papers of University of Minho, No. 30, Pages 1 – 5.

3. Boudriga et al., 2009. Does bank supervision impact nonperforming loans: cross-country determinants using aggregatedata? MPRA Paper, 18068.

4. Bikker and Hu, 2002. Cyclical Petterns in profits, provisioning and lending pf banks and procyclicality of the new Basel capital requirements. Amsterdam: Section Banking and Supervisory Strategy, Directorate Supervision, The Nederlandsche Bank.


5. Berger, A., & DeYoung, R., 1997. Problem loans and cost efficiency in commercial banks. J.Bank. Finance, No. 21, Pages 849–870.

6. Bofondi, M. and Ropele, T., 2011. Macroeconomic determinants of bad loans: evidence from Italianbanks. Occasional Papers, 89, 22-38.

7. Carment M.Reinhart and Kenneth S.Rogoff, 2014. Recessions and Recoveries. Recovery from Financial Crises: Evidence from 100 episodes. American Economic Review: Papers & Proceedings, No.104(5), Pages 50–55.

8. Castro, V., 2013. Macroeconomic determinants of the credit risk in the banking system. The case of the GIPSI. Econ. Model, No.31, Pages 672–683.

9. Dorota Skala, 2012. Loan growth in banks: Origins and consequences. Szczecin : University of Szczecin.

10. Festic, M., Kavkler, A., Repina, S. (2011) The macroeconomic sources of systemic risk in the banking sectors of five new EU member states. Journal of Banking and Finance, 35, 310-322.

11. Fofack, H., 2005. Nonperforming Loans in Sub-Sahara Africa. Causal Analysis and Macroeconomic Implication. World Bank Policy Research Paper, No. 3769.

12. Joel Bessis , 2010. Risk management in banking. New Jersey: Jonh Wiley & Sons, Inc.

13. Jimenez, G.,SaurinaJ., 2006. Credit cycles, credit risk, and prudentialregulation. International Journal of Central Banking, 2, 65-98.

14. Garcia-Marco, T., Robles-Fernandez, M. D., 2008. Risk-taking Behaviour and Ownership in the Banking Industry: The Spanish Evidence. Journal of Economics and Businessi, No. 4, Pages 332 – 354.

15. Godlewski,C., 2004. Capital Regulation and Credit Risk Taking: Empirical Evidence from Banks in Emerging Market Economies. Strasbourg: EconWPA.

16. Ghosh, A. (2012). Managing Risks in Commercial and Retail Banking. Singapore: Jonh Wiley & Sons Singapore Pre.Ltd.


17. Hasan, I., Wall, L.D., 2004. Determinants of the loan loss allowance: some cross-country comparison. The Financial Review, No.1, Pages 129 – 152.

18. Keeton, W., 1999. Does faster loan growth lead to higher loan losses? Federal Reserve Bank of Kansas City Economic Review, No.84, Pages 57 – 75.

19. Louzis, D., Vouldis, A., & Metaxas, V., 2012. Macroeconomic and bank- specific determinants of non performing loans in Greece: a comparative study of mortgage, business and consumer loan portfolios. J. Bank. Finance, No.36, Pages 1012–1027.

20. Louzis, D.P., Vouldis, A.T., Metaxas, V.L., 2010. Macroeconomic and bank‐specific determinants of non‐performing loans in Greece: a comparative study of mortgage, business and consumer loan portfolios. Bank of Greece, Working Paper, No. 36, Pages 1012 – 1027.

21. Pesola, J., 2007. Financial fragility, macroeconomic shocks and banks' loan losses: evidence from Europe. Bank of Finland Research Discussion Papers, No.15, Pages 1 – 41.

22. Quagliarello, M., 2007. Banks’ Riskiness Over the Business Cycle: a Panel Analysis on Italian Intermediaries. Applied Financial Economics, No. 17, Pages 119-138.

23. Salas, V., & Saurina, J., 2002. Credit risk in two institutional regimes: Spanish commercial and savings banks. J. Financ. Serv. Res., No. 22, Pages 203– 224.

24. Sinkey, J., Greenawalt, M., 1991. Loan-Loss Experience and Risk-Taking Behavior at Large Commercial Banks. Journal of Financial Services Research, No.5, Pages 43 – 59.

25. Stern, G., & Feldman, R., 2004. Too Big to Fail: The Hazards of Bank Bailouts. Washington: The Brookings Institution, Washington, DC.

Ngày đăng: 03/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*