chưa kịp đào hào, đắp lũy… Địch còn yếu ở chỗ nhảy xuống và vận động vùng rừng núi. Ta phải lợi dụng địa hình mà phục kích địch, dụ địch vào sâu mà tiêu diệt chúng. Đốt phá kho tàng, xí nghiệp của địch triệt những tên việt gian”.
Bản chỉ thị lịch sử này đã trở thành mệnh lệnh hành động, là ngọn cờ hiệu triệu toàn quân, toàn dân ta chiến đấu trên khắp chiến trường Việt Bắc, là cơ sở cho chiến thắng của chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947, làm thay đổi cục diện cuộc kháng chiến: Ta từ phòng ngự chuyển dần sang thế phản công, làm thất bại hoàn toàn chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh”, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta tạo điều kiện đến thắng lợi cuối cùng.
Ba là: Trong tình hính thế trận chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc với lực lượng vũ trang làm nòng cốt của ta đã phá tan cuộc tiến công thu đông năm 1947 của giặc Pháp. Đêm 19/12/1947, quân Pháp phải tháo chạy khỏi chiến trường Việt Bắc. Nêu gương tinh thần chiến đấu quả cảm, linh hoạt nhạy bén của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Sông Lô trong những năm đầu mới thành lập, ngày 15/1/1948, Bác Hồ đã gửi thư động viên, khích lệ.
Hình 2.3. Bức thư Bác Hồ gửi “Trung đoàn Sông Lô” trưng bày trong phần Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947 (nguồn:http://www.btlsqsvn.org.vn)
Nội dung tư liệu phản ánh như sau: Thế trận chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc với lực lượng vũ trang làm nòng cốt của ta đã phá tan cuộc tiến công thu đông năm 1947 của giặc Pháp. Đêm 19/12/1947, quân Pháp phải tháo chạy khỏi chiến trường Việt Bắc.
Nêu gương tinh thần chiến đấu quả cảm, linh hoạt nhạy bén của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Sông Lô trong những năm đầu mới thành lập, ngày 15/1/1948, Bác Hồ đã gửi thư động viên, khích lệ. Mở đầu bức thư Người khen ngợi tinh thần chiến đấu và biểu dương những thành tích mà cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn đã lập được trong trận phục kích địch trên Sông Lô: “Tôi rất vui lòng trong cuộc tấn công địch vừa rồi, các chú đánh khá, đã diệt được khá địch, cướp được khá khí giới. Đánh đúng chiến thuật du kích”. Cùng với
khen ngợi đơn vị, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn cần phát huy truyền thống để lập được nhiều chiến công hơn nữa, tuyệt đối không được chủ quan, khinh địch. Người căn dặn: “Tôi thay mặt chính phủ khen ngợi các chú. Nhưng chớ vì thế mà khinh địch, chủ quan kiêu ngạo. Trái lại, cần phải luôn cố gắng, để lần sau lập được nhiều chiến công to hơn nữa”.
Bằng văn phong ngắn gọn, xúc tích, mạch lạc, bức thư gửi gắm niềm tin, truyền lửa ý chí, quyết tâm cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Sông Lô song cũng chứa đựng tình cảm yêu mến, sự quan tâm, gần gũi của lãnh tụ với cán bộ và chiến sĩ Trung đoàn. Cuối thư Người viết: “Tiếc rằng là đã không có quà gì gửi cho tất cả mọi anh em chiến sĩ, vậy gửi cho tất cả mọi người tấm lòng yêu mến. Khuyên các chú sao cho trở nên một bộ đội kiểu mới. Chào thân ái và quyết thắng”
Bốn là: Khẩu súng badôka (bazooka) do quân giới Việt Nam sản xuất năm 1947 là một trong những hiện vật tiêu biểu của lịch sử Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp lần 2, khẩu badôka phản ánh sức sáng tạo, nỗ lực nghiên cứu của cán bộ, công nhân ngành Quân giới Việt Nam trong giai đoạn mới thành lập.
Có thể bạn quan tâm!
- Ý Kiến Của Giáo Viên Về Tác Dụng Của Việc Sử Dụng Tlhv Vào Dạy Học
- Kết Luận Về Thực Trạng Đổi Mới Phương Pháp Sử Dụng Tư Liệu Hiên Vật Vào Dhls Việt Nam Thời Kỳ 1946 – 1954 Ở Trường Thpt.
- Các Tlhv Cần Và Có Thể Khai Thác, Sử Dụng Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Thời Kỳ 1946 – 1954
- Súng Cối 81Mm Của Pháp, Bộ Đội Ta Thu Ở Điện Biên Phủ Năm 1954
- Các Biện Pháp Đổi Mới Phương Pháp Sử Dụng Tlhv Vào Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Thời Kỳ 1946 – 1954
- Cuốc Chim Của Đại Đội Công Binh 83, Trung Đoàn 151
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Hình 2.4. Khẩu badôka do cán bộ, công nhân ngành Quân giới Việt Nam sản xuất năm 1947
(nguồn:http://www.btlsqsvn.org.vn)
Câu chuyện về tư liệu này: Badôka xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới trong Chiến tranh thế giới lần thứ II, năm 1943, đã trở thành vũ khí đáng sợ đối với nhiều đơn vị quân đội. Tuy nhiên việc một đất nước vừa thoát khỏi cảnh thuộc địa và nửa phong kiến như nước ta đã chế tạo thành công loại vũ khí hiện đại này, thật như huyền thoại và là điều không ngờ của thực dân Pháp.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, vũ khí cho lực lượng vũ trang còn rất thiếu, chỉ có một số đơn vị được trang bị bằng vũ khí thu được của Bảo an binh và quân Nhật - Pháp. Hai tuần sau ngày nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời, ngày 15/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành
lập Phòng Quân giới thuộc Bộ Quốc phòng với nhiệm vụ tìm kiếm, mua đổi vũ khí, đạn dược, tổ chức cơ sở sản xuất vũ khí cho quân đội.
Năm 1946, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp giao nhiệm vụ cho Chế tạo quân giới Cục, trực tiếp là Xưởng Quân giới Giang Tiên (Thái Nguyên) nghiên cứu sản xuất súng, đạn chống xe tăng và xe cơ giới. Bộ chỉ huy Chiến khu 1 giao cho xưởng một khẩu súng badôka 60mm của Mỹ và 2 viên đạn để nghiên cứu và chế tạo. Ngày 20/10/1946, sau khi Hội nghị Phông- ten-nơ-blô (Fontainebleau) kết thúc, cùng trở về với Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều trí thức là người Việt đang làm việc tại Pháp, đặc biệt là kỹ sư Phạm Quang Lễ, người đã tự học và tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu về sản xuất vũ khí. Ngày 5/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp bổ nhiệm đồng chí Phạm Quang Lễ làm Cục trưởng Cục Quân giới và đổi tên là Trần Đại Nghĩa. Người giải thích: “Một là họ Trần, là họ của danh tướng Trần Hưng Đạo. Hai là, Đại Nghĩa là nghĩa lớn để chú nhớ đến nhiệm vụ của mình với nhân dân, với đất nước”.Từ đó cái tên Trần Đại Nghĩa đã gắn với ông trọn đời.
Sau đó, Trần Đại Nghĩa được cử lên xưởng quân giới Giang Tiên, cùng cán bộ, công nhân nghiên cứu về kỹ thuật chế tạo súng, đạn badôka. Đến tháng 11/1946, sau một thời gian khẩn trương nghiên cứu, thiết kế, đã chế tạo được khẩu súng badôka đầu tiên. Tuy nhiên, việc chế tạo đạn chưa thành công. Đồng chí Trần Đại Nghĩa đã chỉ đạo một nhóm cán bộ kỹ thuật tiếp tục nghiên cứu.
Ngày 19/12/1946, Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, việc nghiên cứu, chế tạo súng, đạn badôka càng được tiến hành khẩn trương hơn. Tại Ứng Hoà (Hà Nội), đồng chí Trần Đại Nghĩa trực tiếp chỉ đạo Nha nghiên cứu kỹ thuật và một tổ cán bộ, công nhân gồm 5 người do đồng chí Phạm Văn Gián làm Tổ trưởng, nghiên cứu tìm nguyên nhân: “Vì sao đạn nổ mà không đạt sức xuyên?”.Sau nhiều lần thử nghiệm, anh em đã tìm ra nguyên nhân là thuốc gợi nổ ở ống nổ (đề-tô) không đúng liều lượng - thuốc nổ lõm không nổ hết dẫn đến giảm uy lực (tốc độ, nhiệt độ, áp suất...) của luồng xuyên.Sau khi
thay đổi liều lượng thuốc nhồi nổ và qua thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã tìm ra tỷ lệ nhồi thuốc gợi nổ thích hợp. Cuối tháng 2/1947, ngành Quân giới Việt Nam đã chế tạo được đạn, súng badôka do xưởng Kl (Khu 11) chế tạo theo mẫu của Cục. Trong lần bắn thử tại Vân Đình (Ứng Hoà, Hà Nội) đạn bắn thử đạt yêu cầu kỹ thuật tương đương như viên đạn mẫu của Mỹ, viên đạn đã phá được một mảng tường khá to và lỗ xuyên của đạn vào bức tường đá sâu gần 75cm. Vừa kịp phục vụ cho kháng chiến.
Năm là: Bên cạnh những tư liệu về quân sự thì có những tư liệu hiện vật thời kỳ này nói lên bộ mặt kinh tế nước ta:
Hình 2.5. Sách "Chính sách ruộng đất của Đảng". (nguồn: http://www.btlsqsvn.org.vn)
Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 – 1953)
Bên cạnh việc chuẩn bị kháng chiến về mọi mặt Đảng ta vẫn thực hiện những chỉ thị cải cách ruộng rất nhằm mang lại lợi ích cho nông dân vào năm
1952 với mục tiêu xây dựng một hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến lâu dài của nhân dân ta.
Hình 2.6. Sách "bổ sung chỉ thị 37 về chính sách ruộng đất của Đảng" Ban chấo hành Trung Ương Đảng xuất bản năm 1952 (nguồn:https://www.baomoi.com)
Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thức (1953 – 1954).
Đối với bài này có rất nhiều tư liệu hiện vật cần và có thể sử dụng trong hoạt động dạy học như sau:
Để nói về sự chuẩn bị của ta cho chiến dịch Biện Biên Phủ có thể
dùng:
Tư liệu Chiếc cối của mẹ Trương Thị Dư hiện đang được trưng bày tại
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Chiếc cối bằng đá, màu xanh đen, có chày đạp giã, chôn dưới đất, đường kính miệng 41,5cm, đường kính đáy cối 37,5cm, cao 30,5cm. Chiếc cối được mẹ Dư sử dụng để giã gạo phục vụ bộ đội trong kháng chiến chống Pháp. Mẹ thường giã gạo để chồng gánh gạo
theo đoàn dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1953. Nội dung liên quan đến bài học là phần cuộc tiến công Đông – Xuấn 1953 – 1954 với những chuẩn bị càng của quân dân ta.
Hình 2.7. Chiếc cối của Mẹ Việt Nam anh hùng Trương Thị Dư (nguồn:http://www.btlsqsvn.org.vn)
Chiếc xe thồ phổ biến của ta lúc bấy giờ dùng để trở lương thực lên điện biên với chiếc xe đạp đó anh đã trở được hơn 300kg thóc trên một lần trở, để nói về sự chuẩn bị của quân dân ta cho chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 cũng là một tư liệu hiên vật cần dụng trong giai đoạn 1953 – 1954 để nó lên sức chuyển bị và tinh thần đấu tranh bền bỉ dù gặp những khó khăn thế nào cũng không lùi bước của nhân dân ta.